Thư cảm ơn đồng bào trước ngày xử phúc thẩm của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

http://chhv.files.wordpress.com/2011/05/vietnam_05114inviet.jpg?w=600
Cù Huy Hà Vũ
Gia đình gửi tới TTHN

Kính gửi Quý Báo,Kính mong Quý Báo cho đăng Thư cảm ơn của TS Cù Huy Hà Vũ gửi tới đồng bào trước ngày xét xử phúc thẩm.Trân trọng cảm ơn Quý BáoCù Thị Xuân Bích

*

Kính thưa đồng bào,

Đây là thư của Cù Huy Hà Vũ, một người con của đồng bào, nhờ vợ là Nguyễn Thị Dương Hà viết lại để gửi tới toàn thể đồng bào trước ngày bị đem xử phúc thẩm.

Kính thưa đồng bào,

Cuộc bắt bớ xấu xa dựa trên cái cớ là hai bao cao su đã qua sử dụng, tiếp đến cái gọi là phiên tòa ngày 4 tháng 4 năm 2011 vội vàng, hấp tấp, đã không dám trưng ra các chứng cứ phạm tội cũng chẳng dám tranh tụng với các luật sư, tiếp đó là vội vã tuyên án … những chi tiết đó, đồng bào đều biết cả.

Vì đồng bào biết rõ bản chất của vụ án Cù Huy Hà Vũ, nên đồng bào đã ký Kiến nghị đòi trả tự do cho Hà Vũ, đứa con của đồng bào. Hà Vũ xin nhờ Dương Hà chuyển thật nhanh tới đồng bào lời cám ơn vô vàn chân thành.

Nhưng thưa đồng bào, lòng biết ơn này của Hà Vũ không chỉ để đền đáp nguyên một việc đồng bào đã tìm cách cứu người con mắc nạn của mình. Lá thư cám ơn này còn mang ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Đứa con của đồng bào xin được phép nhân dịp gửi lá thư cám ơn này được nói đôi lời phân tích cùng đồng bào về một điều duy nhất cần nhắc đến trong vụ án Cù Huy Hà Vũ.

Bản chất vụ án Cù Huy Hà Vũ là gì? Bản chất đó đã được Tổ chức Nhân quyền Thế giới nói ra trong báo cáo của Tổ chức đó: Đảng Cộng sản đối đầu với nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ. Nói cách khác, trong vụ án này, có hai bên, một bên là Đảng Cộng Sản Việt Nam chậm trễ như thể cố tình cưỡng lại việc thực hiện một Nhà nước Việt Nam pháp quyền, và một phía bên kia là một Cù Huy Hà Vũ như một tiếng nói đại diện cho tất cả những những tiếng nói đòi xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền.

Kính thưa đồng bào,

Bản chất các việc làm của Hà Vũ trong những năm qua hoàn toàn không vụ lợi. Đòi lại Đàn Âm hồn – Đài liệt sĩ chống ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam; Đòi giữ Đồi Vọng cảnh, một khu đồi án ngữ ngay trước khu lăng mộ của các Vua Nhà Nguyễn khỏi trở thành khu khách sạn (Hotel Resort); bênh vực giáo dân xứ Cồn Dầu; chống lại việc bán tài nguyên ở Tây Nguyên; bênh vực nhân dân bị cấm khiếu kiện đông người; lên tiếng bảo vệ các nhà trí thức; lên tiếng xin hòa hợp hòa giải dân tộc trên thực tế, bằng việc công nhận liệt sĩ cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974 … làm những việc đó, đứa con Cù Huy Hà Vũ của đồng bào không hề vì động cơ riêng tư.

Một việc nữa: đề nghị Đa đảng cho nền chính trị Việt Nam – thực chất việc làm này là nhằm cứu nguy Đảng Cộng Sản trước nguy cơ bị cô lập trong con mắt toàn dân.

Kết quả của việc làm tốt đẹp của Cù Huy Hà Vũ, đứa con ngoan của đồng bào, lại là sự trả thù của một hệ thống chính trị đang đứng trước vô vàn nguy cơ nội tại – kết quả là một vụ án chính trị nhưng ai ai cũng gọi là vụ án hai bao cao su đã qua sử dụng.

Kính thưa đồng bào,

Ngày 2 tháng 8 năm 2011 sẽ là phiên xử phúc thẩm, xin đồng bào vẫn tiếp tục tin tưởng ở người con một lòng một dạ vì dân vì nước này: Cù Huy Hà Vũ không có tội! Chẳng nhẽ Hà Vũ này chống lại mẹ, cha, anh, chị em mình sao? Chẳng nhẽ Hà Vũ này chống lại những người nông dân mất đất vào tay bọn người hoa mắt vì tiền? Chẳng nhẽ Hà Vũ này chống lại những người trí thức mất tự do trước “quyền lực bằng mọi giá”?

Cù Huy Hà Vũ không có tội song cũng biết chấp nhận hy sinh. Xin đồng bào hãy coi như đứa con này lưu lạc xa nhà ít lâu. Những điều tiêu cực không thể sống lâu hơn những điều Tích cực! Điều Hà Vũ này lo lắng nhất khi xa gia đình, xa bè bạn, anh, chị em ấy là lo cho đất nước này rơi vào tay bọn đại giảo hoạt Bắc Kinh. Đó mới là điều đau lòng nhất của Cù Huy Hà Vũ này!

Xin đồng bào hãy cảnh giác!

Một lần nữa Cù Huy Hà Vũ xin cúi lạy đồng bào và nhắc lại lời cảm ơn thống thiết của đứa con xin hẹn ngày gặp lại để được cống hiến nhiều hơn nữa cho đồng bào, cho Tổ quốc. Cù Huy Hà Vũ có hy sinh bao nhiêu thì cũng là vô cùng bé nhỏ so với những hy sinh trời biển của đồng bào!

Xin đặc biệt cám ơn các vị luật sư đã hoàn toàn tình nguyện và nhiệt tình bênh vực miễn phí cho tôi. Tôi cũng nhân đây gửi lời cảm ơn người vợ yêu quí của tôi, Nguyễn Thị Dương Hà, cảm ơn em gái tôi, Cù Thị Xuân Bích, cảm ơn mợ Đặng Thị Kim Hoàn, cảm ơn hai chú Cù Huy Chử, Cù Huy Thước đáng kính của tôi.

Tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của những người đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam!

Việt Nam muôn năm!

Cù Huy Hà Vũ

Buộc tội người ngay bằng cáo trạng vu khống

http://chhv.files.wordpress.com/2011/05/vietnam_05114inviet.jpg?w=600
Nghiêm Huấn Từ
Theo: Dân Luận

(Lời tâm huyết của người hơn tuổi với 4 ông: Hùng, Dũng, Sang, Trọng)

Tự nhận chính nghĩa, dân chủ, công bằng, sao phải tạo ra điều 88?

Điều 88 vi phạm hiến pháp nước Cộng Hoà XHCNVN và Tuyên Ngôn Nhân Quyền về quyền tự do ngôn luận là chuyện đã rành rành, không phải chỉ trong nước thấy rõ mà thế giới cũng nhận ra từ lâu. Chưa bao giờ đảng CSVN và chính quyền của đảng dám cho công khai thảo luận ra ngô ra khoai.

Xin 4 ông trả lời: Có đúng vậy không?

Đảng CSVN và chính quyền của đảng đã từng cố ý vi phạm hiến pháp và Tuyên Ngôn Nhân Quyền, bị phản đối tới mức phải sửa. Dưới đây là bằng chứng:
Các ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng đều đủ thực tế để thấy rằng cái Nghị Định 31CP (do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký) cho phép công an bỏ tù “tại nhà” đối với người bất đồng chính kiến, dưới cái tên “cải tạo không giam giữ”. Nghe có vẻ nhân đạo, nhưng đối với người không có án mà làm như vậy thì không lương tri nào chấp nhận được.

Phải thế không, hỡi 4 ông?

Cái Quốc Hội của các ông hàng chục năm không được phép phế bỏ cái Nghị Định tàn bạo này, vậy mà chỉ còn vài tháng trước khi hết nhiệm kỳ, nó làm được điều đó cái… rụp. Sao vậy? Vì quốc tế phản đối đã dữ, mà các ông lại mót vào WTO còn dữ hơn nữa. Sao ngoan cố quá vậy?

Hãy bỏ điều 88 đi, để bộ mặt bớt lem luốc trước dân và quốc tế

Điều 88 dưới sức ép của chính nghĩa đã từng bị sửa đổi để che dấu bớt sự phi lý, phi nghĩa. Trước đây, nó bao hàm cả cái tội mà trên thế giới chưa đâu có: Tội “chống đảng”. Các ông đã phải sửa.

Sau một số năm thi hành, té ra nó đưa ra toà toàn là trí thức. Thế mà, cái điều 88 lại nằm trong Luật Hình Sự. Chứng cứ trưng ra – không phải là con dao giết người, lọ thuốc độc, khẩu súng, quả mìn hoặc thứ hung khí nào đó – mà toàn là câu chữ, văn bản. Nếu đám tiền nhiệm chưa thấy nhục, thì các ông nên bắt đầu thấy nhục đi.

Thế này này. Một chế độ mà mọi chức vụ cao đều dành cho đảng viên, đưa đến tham nhũng “càng chống càng tăng” mà các ông lại dám leo lẻo tuyên bố với đồng bào và thế giới rằng Việt Nam không có bất đồng chính kiến (!); người bị bắt (vì viết bài phản đối) là… phạm tội hình sự (!). Phản đối độc quyền chức vụ đưa đến tham nhũng mà không là bất đồng chính kiến ư?

Xin 4 ông, khi nào đó thấy lương tâm le lói, hãy kịp nghĩ lại đi.

Chánh án thiên vị, sao vẫn không dám cho tranh tụng rạch ròi?

Liệu trình độ 4 ông có đủ để hiểu rằng toà án nghiêm minh thì chánh án trung lập (không ngả về bên buộc tội hay bên gỡ tội) mà chỉ tuân theo Luật, hay không? Nếu thừa nhận như vậy, xin 4 ông cho dạy ngay ở bậc tiểu học. Các cháu đủ trình độ để hiểu cái chân lý đơn giản này. Ra đời, các cháu sẽ là những con người công bằng, căm ghét bất công.

Nhưng chánh án của các ông không trung lập. Nửa thế kỷ nay, ai cũng thấy chánh án và công tố viên cùng một phe, một ruộc.

Đã công khai “chơi bẩn” đến thế mà vẫn không dám để hai bên tranh tụng đến kỳ cùng. Sao vậy, mấy ông?

Người dân tin rằng 4 ông có đủ từ ngữ xấu xa nhất để trả lời câu hỏi: Sao vậy?

Phiên toà mà chứng cứ buộc tội toàn là câu chữ, văn bản lại càng phải tranh tụng cho đến đầu, đến đũa, coi thử các chứng cứ đó có đáng gọi là “chứng cứ” hay không. Vì chúng quá dễ để nguỵ tạo.

Công lý là ở đó. Công bằng là ở đó. Công minh cũng ở đó. Phi lý, bất công, bất minh cũng ở đó.

Với tuổi các ông, điều đó liệu có quá khó hiểu hay không?

Lần xử này đừng lặp lại cách thức nhục nhã như lần sơ thẩm, nghe!

Sao không thể kiếm được một công tố hay chánh án nào không phải đảng viên để xử một người ngoài đảng?

Ra toà, hầu hết là trí thức ngoài đảng. Sao bao nhiêu phiên toà rồi, mà phiên nào các ông cũng phô bày ra cả một dàn đảng viên vậy? Có toà án dân chủ nào mà hội thẩm và công tố tham gia một đảng chính trị không? Mà lại xử người của đảng khác, hoặc xử người không đảng, hay không?

Xin góp ý: hãy đóng kịch khéo hơn. Tạm khai trừ chánh án, xử xong, lại… kết nạp lại. Về lâu dài, tạo ra một đội ngũ “giả vờ không đảng” để xử các vụ án chính trị.

Hoàn toàn ở thế thượng phong (nắm luật, nắm quyền điều khiển phiên toà, đồng loã giữa chánh án và công tố), vậy mà sao phải dùng bản cáo trạng vu khống?

Hồ sơ vụ án đã chốt lại sau khi điều tra xong. Cáo trạng chỉ dùng những gì có trong hồ sơ. Vậy mà (luật sư Sơn phát hiện ra) có tới 12 sai lệch giữa cáo trạng và hồ sơ. Điều này không được phép, kể cả do vô ý, tôi tin rằng 4 ông nhận thức được. Tôi cũng tin rằng cả 4 ông quá biết rằng đây là sự vi phạm có chủ đích.

Ông CHHV bị kết án từ 10 bài (viết và trả lời phỏng vấn), trong đó Bản Cáo Trạng nêu bài đầu tiên là “Phải đa đảng mới chống được lạm quyền”. Hẳn đó phải là chứng cứ nặng cân nhất.

Tên bài: dù chạm vào tử huyệt, vẫn chỉ là quan điểm cá nhân, nhằm vào đảng chứ không nhằm vào nhà nước, do vậy không thể bắt tội. Vậy phải soi mói câu chữ trong bài và trích ra, nhưng khốn nỗi: không thể tìm được.

Thế thì buộc phải trích dẫn kiểu xuyên tạc, thêm và bớt… để làm sai ý tác giả.

Ông Cù Huy Hà Vũ viết: Cáo trạng xuyên tạc thành:
“Hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước chi vào những việc thậm chí có thể gọi là mafia. Tức là dùng vào những việc hoàn toàn khuất tất, chống lại lợi ích của nhân dân” “hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước chi vào những việc thậm chí là Mafia…”
– Xuyên tạc bằng cắt sén Như vậy, CHHV chưa gọi thẳng những việc chi tiền của Nhà Nước là mafia, mà chỉ nêu một khả năng là “có thể gọi là”… tùy quan điểm khác nhau mà mỗi người tự lựa chọn cách gọi (nên gọi là gì).

– Xuyên tạc bằng bịa đặt thêm. Đó là ba dấu chấm đặt sau từ mafia. Ý mà nó muốn vu khống là: “ngoài việc gọi Nhà Nước là mafia, CHHV còn định dùng nhiều từ xấu xa khác để phỉ báng”.

Trình độ tôi chỉ có thể phân tích như vậy. Đây là việc của các luật sư, sau đó là của công luận, cuối cùng là của lịch sử tư pháp Việt Nam.

Điều kiện xử công khai có thừa, sao phải hạn chế và đàn áp người dự?

Mắc loa ra giữa sân, đặt năm bảy chục màn hình cỡ lớn… đâu có gì ngoài khả năng?

Làm đi. Dịp cuối cùng vớt vát liêm sỉ đó, nghe! Nhục lắm rồi.

Kết luận: Phi lý, phi nghĩa, bất công, bất minh

Ngụy Văn Thà: Lá bài lật ngửa

NguyVanTha3.jpg
Nguyễn Bá Chổi (danlambao)Ngụy Văn Thà của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đã nghiễm nhiên là anh hùng dân tộc sau khi ông tự nguyện chết theo hộ tống hạm Nhật Tảo HQ.10 do ông chỉ huy trong trận chiến chống Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng Sa ngày 29/1/1974.

Ấy vậy mà trớ trêu thay: sau ngày Miền Nam thất thủ vào tay bộ đội Miền Bắc, 30 Tháng Tư 1975, khi toàn cõi Việt Nam của 4000 năm “quê hương ngạo nghễ” (*) phải thui thủi tụt lùi làm cái đuôi của một nước CHXHCN kiểu “cá mè một lứa” với một lô những CHXHCN, như CHXHCN Azerbaidjan, CHXHCN Uzbekistan, CHXHCN Tadjikistan, CHXHCN Kazakhstan, CHXHCN Moldavia, CHXHCN Latvia, chxhcn Estonia, CHXHCN Litva, CHXHCN Kirgizia, CHXHCN Turkmenia.., người anh hùng dân tộc Ngụy Văn Thà – cùng với hàng triệu người con yêu của Mẹ Việt Nam khác bị những kẻ cầm quyền của nước CHXHCN Việt Nam gọi là “quân ngụy” với hàm ý miệt thị, lăng nhục, bằng bản án không hề xét xử “phản động, theo giặc, chống lại tổ quốc, nhân dân; là tội đồ dân tộc .”

“Tội đồ dân tộc”, hay “anh hùng dân tộc” tự nó là, chứ không ai có thể áp đặt, hay tự mệnh danh. 1975- 2011, 36 năm sau, lịch sử là quan toà công chính đã ra tay.

Trong cuộc xuống đường chống Tàu Cộng xâm lược ngày 17 và 24/7 vừa qua đã xuất hiện công khai giữa Hà Nội tên của anh hùng Ngụy Văn Thà và 73 đồng đội trên những mẫu giấy màu trắng được trân trọng nâng niu trên tay những người biểu tình đòi lại Hoàng Sa Trường Sa.

ng%25E1%25BB%25A5y+v%25C4%2583n+th%25C3%25A0.jpg
Biểu tình chống Tàu Cộng tại Hà Nội ngày 24/7/2011. (nguồn Googgle)

Tiếp theo đó, ngày 27/7, tại Trụ sở Câu lạc bộ Phao Lô Nguyễn Văn Bình, số 43 đường Nguyễn Thông, Quận 3, Saigòn, một số nhân sĩ trí thức thành phố đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình để bảo vệ tổ quốc tại các chiến trường biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Hoàng Sa, Trường Sa.

Điểm đặc biệt của buổi lễ là tưởng niệm chung cho các chiến sĩ hai miền Nam Bắc đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Những người được gọi là “một số nhân sĩ thành phố” đứng ra tổ chức buổi lễ tưởng niệm phần lớn thuộc thành phần CS, thân CS hoặc hoạt động cho CS trong thời kỳ chiến tranh giữa hai miền. Đó là: nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, BS Huỳnh Tấn Mẫm, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, GS Tương Lai, GS-PTS Nguyễn Phương Tùng, là con gái của cố Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh.

Nhấn mạnh điều này không phải để phân biệt đối xử giữa “quân ngụy”- mà người viết luôn tự hào là thành phần – với phe “cách mạng”, nhưng để nhấn mạnh “tính khách quan”, của người anh em phía bên kia này có thể biết hồi tâm thực sự hay cũng có thể vào thế chẳng đặng đừng phải chấp nhận sự thật lịch sử. Kẻo biết đâu có kẻ lại chẳng hiểu đầu đuôi, lo “diễn biến ..” mà phán rằng, “Bọn ngụy cứ ôm mãi quá khứ, lợi dụng tình hình Hoàng Sa, Trường Sa nóng bỏng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng .”

Điều đáng tiếc vừa mỉa mai vừa buồn cười trong buổi lễ tưởng niệm được mô tả là “linh thiêng và cảm động” này, là người ta đã cố khèo thêm vào ý nghĩa Hoà Giải Hòa Hợp, nhưng trên bàn thờ tưởng niệm chỉ có tượng “bác” với cờ đỏ sao vàng, trong khi người anh hùng nổi bật nhất của buổi lễ là Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã hy sinh dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ. Đã thế, lại còn bắt “Quân Ngụy” về để tưởng niệm, vinh danh trong ngày “Liệt Sĩ” của quân “Cách Mạng “ là đạo quân luôn luôn được xiển dương chiến công “đánh cho Ngụy nhào”.

tuongniem.jpg

Anh linh Ngụy Văn Thà bị dẫn độ về dưới chân tượng “bác” và cờ đỏ

Và qua những lời lẽ, rõ ràng người ta chỉ muốn giới hạn ý nghĩa của tinh thần chiến đấu ngoan cường và và sự hy sinh dũng cảm của 74 chiến sĩ Hải Quân/VNCH trong khuôn khổ Hoàng Sa, mà lơ đi mục đích lớn lao toàn diện khiến họ xả thân là bảo vệ Miền Nam khỏi tai ương ngày nay đang rành rành trước mặt.

Nhưng dù sao chăng nữa thì sự hy sinh anh dũng tính mạng trên biển đảo Hoàng Sa 36 năm về trước của Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng đồng đội của ông thuộc Quân đội Miền Nam là hành động vệ quốc không thể chối cãi đã buộc hàng trí thức thuộc chế độ xưa nay miệt thị là “ngụy” phải thừa nhận, tưởng niệm, tôn vinh và tri ân như những anh hùng dân tộc. Việc làm này của họ nhằm mục đích đánh thức lòng yêu nước, động viên tinh thần quật khởi, cổ vũ tinh thần hy sinh bảo vệ tổ quốc, hay là nhằm mục đích ý đồ gì khác đi nữa, thì rõ ràng việc tưởng niệm “quân Ngụy” Văn Thà chẳng khác gì người chơi đã lật ngửa một ván bài. Ai nằm phơi trắng bụng thì ngay cả kẻ chột mắt cũng đã trông thấy rõ. Và nên nhớ luôn rằng Quân đội VNCH Việt Nam không chỉ có một nhưng hàng trăm ngàn Ngụy Văn Thà đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam.

NguyVanTha.jpg

Cố Hải quân Thiếu tá QLVNCH – Ngụy Văn Thà

Traitimxanh-sig.png
Nguyễn Bá Chổi (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

(*) Ns.Nguyễn Đức Quang

Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam – hãy cảnh giác!

TrongThuy-dlb2.jpg
Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao)Tích Mị Châu Trọng Thủy, tích con ngựa thành Troia, là những bài học từ khởi đầu thần thoại dựng nước của dân tộc Việt Nam, từ khởi đầu thần thoại của văn minh các quốc gia Châu Âu. Một xẩy ra ở nước ta, một xẩy ra ở vùng biển Địa Trung Hải xa xôi, nhưng cùng một tiếng thét, tiếng gầm cảnh báo của quá khứ: các dân tộc trên thế giới cùng dân tộc Việt Nam hãy cảnh giác với mối họa từ những quà tặng, từ mong muốn hữu nghị giả, thông gia giả, hòa bình giả của bọn rắp tâm xâm lược các bạn.

Trả giá của lòng nhẹ dạ, của lòng tin vào tình hữu nghị của bọn người xâm lăng có một kết cục cực kỳ bi thảm.

Đó là sự biến mất của một vương triều oai hùng, là đổ nát của kinh thành giầu có Troia bên bờ biển Địa Trung Hải.

Đó là nô lệ kéo dài hàng trăm thế hệ người việt, của một quốc gia độc lập có nguồn gốc con lạc cháu hồng, quốc gia Âu Lạc.

1. Con ngựa thành Troia.

Chiến tranh thành Troia là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và được nhắc đến trong hai trường thi của Homer : Iliad và Odyssey.

Giáo sư Ngô Bảo Châu bình luận sau phiên tòa ngày 4/4/2011 xét xử Cù Huy Hà Vũ – trích:

"Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông (Cù Huy Hà Vũ) thể hiện mình như một con người không tầm thường. "Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.”
/
Hector là một dũng sĩ nổi tiếng của thành Troia, là Hoàng tử thành Troia, con trai vua Priam, vua của thành Troia. Thần thoại và sử thi Hi Lạp là cái nôi văn hóa của Châu Âu, của loài người.

Cuộc chiến thành Troia đi vào lịch sử văn minh thế giới như một lời cảnh báo : Hỡi các dân tộc trên thế giới, hãy cảnh giác với những gì gọi là to lớn, đẹp đẽ.

Hãy cảnh giác với tất cả những gì mà thế lực xâm lược làm quà tặng cho dân tộc đang đấu tranh chống xâm lược.

Họa diệt thành Troia, họa diệt vương tộc của vua Priam đã đến từ quà tặng ấy.

Quà tặng mà các chiến binh Hi Lạp tặng thành Troia như một ứơc muốn hòa bình là con ngựa gỗ khổng lồ.

Con ngựa Thành Troia.

Nội dung của cuộc chiến thành Troia là sự tham lam của các bộ tộc Hi Lạp những của cải giầu có của ngôi thành này, được truyền tụng qua gió biển Hi lạp, qua những đoàn thuyền buôn đã cập bến thành Troia. Cái cớ trực tiếp để các bộ tộc Hi Lạp tiến hành cuộc chiến với Troia là người con gái đẹp nhất Hi Lạp : Helen.

Các thần từ đỉnh núi Olipic thần thánh cũng tham dự trận đánh này.

Thế nhưng quân xâm lược liên quân hùng mạnh Hi Lạp đã gặp phải sức kháng cự anh hùng của toàn dân thành Troia, mặc dù Hi Lạp có dũng sĩ Achilles (Asin) vô địch mình đồng da sắt.
Hoàng tử Hector đã không sợ danh tiếng của Asin, dũng cảm nhận lời thách đấu của Asin, biết rằng đấu tay đôi với Asin đồng nghĩa với cái chết.

Nhân dân thành Troia đã anh dũng noi gương Hector bảo vệ quê hương mình trong hơn 10 năm liền trước liên quân Hi lạp.

Thành Troia thất thủ không phải do binh lính và nhân dân của vua Priam hèn kém trước ngoại xâm, mà do sự thiếu cảnh giác họ.

Không chiếm được thành Troia bằng sức mạnh với vô số các anh hùng Hi lạp tử trận, trong số đó có cả Asin, người Hi Lạp nghĩ ra một kế. Họ phá một số chiến thuyền, lấy gỗ làm một con ngựa thật to, cao lớn, đẹp đẽ tặng thành Troia, đề dòng chữ Thần thánh tặng. Trong bụng con ngựa ngỗ này, liên quân Hi Lạp ém vào đấy những chiến binh sát thủ của mình.

Người dân Troia và cả vua Priam gây thơ tin lòng thành thực muốn ngưng chiến của quân đội Hi Lạp, tin con ngựa ngỗ là quà tặng của thần thánh. Người dân Troia tò mò đã lôi ngựa vào thành, dù rằng nữ tiên tri Cassandra và tu sĩ Laocoon đã có lời ngăn chặn. Cả thành liên hoan ăn mừng chiến thắng. Và tối đó, khi màn đêm của ngày định mệnh của vương triều vua Priam buông xuống, khi mọi người đã say ngủ vì uống rượu và nhảy nhót suốt ngày, các chiến thuyền Hi Lạp quay lại, đổ quân xuống. Các binh lính Hi Lạp từ trong mình con ngựa tụt xuống, mở cổng thành cho quân Hy Lạp vào. Thế là quân Hy Lạp đã đánh phá tan tành quân đội thành Troia và đốt cháy thành.

Thành Troia thất thủ. Vương tộc của vua Priam bị các chiến binh Hi Lạp tàn sát.

Bài học cay đắng này của hơn 3000 năm về trước đến nay vẫn còn tính giáo dục: Loài người hãy cảnh giác với những con ngựa thành Troia.

Ngày nay, con ngựa thành Troia của các dân tộc trên thế giới là Chủ Nghĩa Mác-Lênin mà nội dung của nó phân chia xã hội thành các giai cấp một cách giả tạo. Mục đích của Chủ Nghĩa Mác-Lênin là xóa bỏ các quốc gia, xóa bỏ tinh thần dân tộc và thay vào đấy là tinh thần "hữu ái giai cấp vô sản".

Mục đích của Các Mác và Lênin là trở thành các thánh nhân, các giáo chủ của một một đạo giáo mới : Đạo giáo Cộng Sản.

Các dân tộc có nền văn minh theo kịp thời đại, có tính dân tộc cao, có chủ nghĩa dân tộc ăn sâu vào lòng dân đã dứt khoát từ bỏ Chủ Nghĩa Mác-Lênin như dân tộc Nga, dân tộc Đức, dân tộc Ba Lan, Hungari, Tiệp…

Trung Quốc do mộng làm bá chủ thế giới, họ vẫn kiên trì sử dụng Chủ Nghĩa Mác-Lênin để mê hoặc các dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới.

Chủ nghĩa Mác-Lênin trong dạng Trung Quốc có nội dung bành trướng và khiến nước nhỏ phục tùng Trung Quốc, làm tay sai cho Trung Quốc. Điển hình của tay sai cho Trung Quốc là Bác Triều Tiên, Cămpuchia của Polpot…

Đối với Việt Nam, con ngựa thành Troia hiện nay của dân tộc Việt Nam chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng lấy học thuyết Mác-Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quên các bài học của dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhận Trung Quốc làm người anh xã hội chủ nghĩa, nhận viện trợ của Trung Quốc để lệ thuộc vào Trung Quốc.

Đảng Cộng Sản Việt Nam với bộ não của mình là Bộ Chính Trị đang ngày đêm tìm mưu kế để tàn phá dân tộc Việt Nam.

Họ là các gián điệp của Trung Quốc, họ tàn phá Việt Nam từ trong lòng Việt Nam bằng những việc như tù tội những người yêu nước Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định… làm hao mòn tinh lực Việt Nam, đến những dự án hủy hoại môi trường sống của dân tộc Việt Nam như dự án Bôxit Tây Nguyên, …

Đảng Cộng Sản Việt Nam với tư cách là lực lượng cầm quyền, lãnh đạo đã không bảo vệ được tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ Việt Nam, lãnh hải Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã để mất nhiều đất đai Việt Nam ở biên giới phía bắc như Ải Mục Nam Quan, Thác Bản Dốc, cao diểm 1509 Hà Giang…

Đảng Cộng Sản Việt Nam bằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 đã công nhận cho Trung Quốc chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa.

Không những công nhận trên giấy tờ, công hàm mà trong thực tế, năm 1974, chính phủ cộng sản Việt Nam không phản đối một lời nào khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa.

Năm 1988, như có ước hẹn trước với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã để 64 chiến sĩ Hoàng Sa chết thảm khi quân xâm lược Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo do Việt Nam chiếm giữ.

Các chiến sĩ Trường Sa, như có lệnh không được nổ súng, đã chịu chết một cách oan ức mà nghìn đời sau linh hồn họ sẽ không tan được vì mối hận này.

Người Việt Nam ngàn đời nay, khi Trung Quốc xâm lược không bao giờ dâng đất đai, biển đảo cho Trung Quốc mà không đánh tới cùng và Việt Nam bao giờ cũng chiến thắng.
Ngày hôm nay, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam đang mặc sức tham nhũng trên dân tộc Việt Nam, họ phải nhớ đến điều này: Các vương triều Việt Nam trong quá khứ luôn đánh đến cùng giặc xâm lược phương bắc và luôn chiến thắng.

2. Mị Châu, Trọng Thủy.

Là người Việt Nam, không ai là không biết chuyện này.

Mối tình ngây thơ của nàng công chúa việt Mị Châu và hoàng tử trung quốc Trọng Thủy là một thiên tình sử kết cục bi tráng, làm nhỏ lệ biết bao thế hệ người Việt Nam. Tiếng thét phản kháng của nhân văn Việt Nam, của con người Việt Nam luôn nhắc nhở chúng ta, đòi hỏi các thế hệ đã trưởng thành truyền lại cho các thế hệ trẻ hơn rằng: để tình yêu được lên ngôi, để hai dân tộc Việt-Trung sống hòa thuận, phải chặn bàn tay xâm lược phương bắc, phải chặn âm mưu gián điệp bành trướng Trung Quốc đặt lên Việt Nam.

Quốc gia Việt Nam đã bị tiêu tan sau cuộc tình đau thương này.

Hàng nghìn năm sau, người Việt Nam đã phải liên tục khởi nghĩa qua Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng,… đến Ngô Quyền mới đòi lại được đất Việt của hình hài ngày hôm nay. May mắn cho tộc Việt, là ta đã thành công.

Bài học của sự cả tin vào Trung Quốc, cả tin vào lòng thành thật muốn có quan hệ tốt của bọn bành trướng Trung Quốc, cả tin vào tình hòa hiếu thông gia đã phải trả một giá đắt nhất : mất nước.

Bành trướng Trung Quốc luôn tìm trăm mưu ngàn kế để nô lệ đất nước Việt Nam giầu có. Tất cả các thủ đoạn đều được sử dụng, không trừ một lĩnh vực nào. Ngay cả tình yêu lứa đôi cũng bị chúng lợi dụng để triển khai mưu kế gián điệp nhằm tìm hiểu nguồn gốc sức mạnh Việt Nam, nhằm thôn tính Việt Nam.

Ngày xưa, An Dương Vương bị Trung Quốc đánh lừa bằng quan hệ thông gia.

Nhà vua tưởng rằng đã thông gia thì coi như ruột thịt, lẽ nào lại phản trắc nhau.

Nhưng bành trướng Trung Quốc thì bất chấp thủ đoạn.

Mối tình của một lứa đôi con trẻ, sánh sao được với lòng tham chim chả, ngọc trai, sừng tê giác, ngà voi … của vua chúa Trung Quốc được. Trọng Thủy dựa vào tình yêu trong trắng của Mị Châu làm gián điệp nội tình của Thục An Dương Vương.

Ngày nay dân tộc Việt Nam đang bị Trung Quốc đánh lừa bằng 16 chữ và 4 tốt, bằng tình hữu ái giai cấp vô sản.

Hoàng Sa, Trường Sa hai quần đảo chiến lược quan trọng, hai chuỗi các hòn ngọc lấp lánh trên Biển Đông có nhiều khoáng sản đang làm nước Trung Quốc bành trướng thèm muốn. Các lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị Trung Quốc hối lộ như Câu Tiễn đã hối lộ quan thái tể Bá Hi nước Ngô, như Trương Nghi nước Tần hối lộ Cận Thượng của Sở Hoài Vương thời Thất Hùng Chiến Quốc.

Nước Ngô bị nước Việt chiếm mất.

Nước Sở bị nước Tần xóa sổ.

Tương lai của Việt Nam cũng như vậy nếu còn tiếp tục đường lối 16 chữ, nếu còn tiếp tục quan hệ thắm thiết của 2 Đảng Cộng Sản anh em.

Ngày nay, Trọng Thủy của Việt Nam là muôn vàn những hãng Trung Quốc đang xây dựng, kinh doanh trên đất Việt Nam. Là muôn vàn các tư thương Trung Quốc đang len lỏi trên đất nước Việt Nam thu thập thông tin…Là những gián điệp chuyên nghiệp của Trung Quốc đang nằm trong các cơ quan Việt Nam.

Là các lãnh đạo cao cấp thoái hóa, đã ăn của đút của Trung Quốc, đã bán lương tâm người việt của họ cho quỷ sứ trung quốc.

Vận nước đang như trứng trồng.

Thế nước đang như dốc ngược.

Ngày hôm nay, đọc lại sử xưa, trí thức Việt Nam không thể không lên tiếng, thanh niên Việt Nam không thể không lên tiếng, nhân dân yêu nước Việt Nam không thể không lên tiếng.

Bài học mất nước kéo dài hàng trăm thế hệ còn sờ sờ đó với di tích Cổ loa chưa thành đất phẳng.

Bài học thành Troia tan nát muôn đời đến nay chỉ là bãi cỏ hoang còn đó, đã được khảo cổ thế giới tìm ra.

3. Kết luận.

Học lại bài học phản trắc, gián điệp Mị Châu Trọng Thủy.

Học lại bài học Thành Troia thất thủ do nội gián trong con ngựa thành Troia bề ngoài to, đẹp đẽ như quà tặng của các thiên thần được các chiến binh địch tặng.

Đẻ các mưu kế nội gián, để sự phản trắc của chính người Việt Nam cộng sản không hại được Dân tộc Việt Nam, chúng ta cần đến nỏ thần Kim Qui, cần đến thanh gươm của vua An Dương Vương.

Nhưng nỏ thần Kim Qui chỉ có tác dụng khi quân thù còn ở xa chân thành Cổ Loa, phải bắn vào quân thù khi chúng còn xa chân thành Cổ Loa. Đừng như vua An Dương Vương không biết giặc là ai.

Thanh gươm của An Dương Vương phải vung ra để gạt đi những Trọng Thủy trước khi chúng kịp do thám nước ta. Thanh gươm An Dương Vương sẽ mất tác dụng khi kẻ ngoại xâm đã vào tận trong nhà, đứng sát bên vua.

Chúng ta sẽ chỉ rõ cho toàn dân Việt Nam, con ngựa thành Troa của Việt Nam hôm nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam qui phục đường lối 16 chữ, tình hữu ái giai cấp hoang tưởng, tình cảm anh em vô sản giả dối của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Ngày hôm nay trí thức Việt Nam phải mạnh dạn thoát khởi sự cám dỗ của Chủ Nghĩa Mác-Lênin mà nhận ra độc tố thuốc phiện của nó, đừng luẩn quẩn luyến tiếc học thuyết độc hại này nữa.
Ngày hôm nay, các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam mà tinh thần yêu nước vẫn tràn trong huyết quản hãy trả thẻ đảng viên.

Đây là đảng sẽ đưa dân tộc Việt Nam đến họa diệt vong.

Ngày hôm nay các công an, các an ninh chân chính hãy theo dõi gián điệp Trung Quốc, gián điệp nước ngoài. Hãy bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước thù trong, giặc ngoài.

Ngày hôm nay thanh niên Việt Nam, người dân Việt Nam phải nắm vào tay mình vận mệnh của Tổ Quốc Việt Nam, phải nhận rõ bản chất ươn hèn, bán nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ngày hôm nay, người Việt Nam phải xuống đường, liên tục xuống đường vì Hoàng Sa, Trường Sa vì tương lai không cộng sản của cả dân tộc Việt Nam.

Ngày hôm nay người Việt Nam phải đoàn kết bảo vệ những người Việt Nam đang bị Đảng Cộng Sản Việt Nam tù tội, đọa đầy, tra tấn đến thương tật.

Xuống đường liên tục, vượt qua nỗi sợ hãi trước an ninh cộng sản, xuống đường đông đảo chính là thanh gươm An Dương Vương, chính là nỏ thần Kim Qui giúp nhân dân Việt Nam giữ nước. Đây là vũ khí thần thánh của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam, người hãy cảnh giác hơn nữa.

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

Vị trí chiến lược Trường Sa và Hoàng Sa

Đỗ Thành Công

Nếu chiến tranh ở vùng biển Đông xảy ra thì cũng là thảm hoạ chung cho mậu dịch quốc tế. Theo ước lượng của các giới phân tích, gần 50% hàng hoá và 30% dầu hỏa được tàu bè vận chuyển qua khu vực biển Đông, nhất là vùng gần đảo Trường Sa. Vì vậy, về mặt chính trị, kinh tế, quân sự v.v quốc gia nào làm chủ Trường Sa, hay nói cách khác kiểm soát trục qua lại trên đường biển vùng Thái Bình Dương, quốc gia đó sẽ giữ vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vận mạng kinh tế thế giới.

Ý thức tầm hệ trọng vị trí chiến lược của Trường Sa và Hoàng Sa nên Trung Quốc không thể từ bỏ tham vọng làm chủ, mặc dù các bằng chứng lịch sử cho thấy họ không giữ chủ quyền của những hòn đảo này. Trước viễn ảnh đó, các khối quốc gia thuộc ASEAN vì quyền lợi và sự tồn tại, cũng không thể làm ngơ cho Trung Quốc kiểm soát. Nếu để Trung Quốc chiếm Trường Sa, không những bóp cổ Việt Nam mà còn thắt họng các quốc gia ASEAN khác. Trong nỗ lực giải quyết ôn hoà, ASEAN đã và đang tìm mọi cách đóng vai trò của họ nhằm tìm kiếm giải pháp mà nhiều quốc gia đòi chủ quyền vùng biển này như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Phi Luật Tân có thể chấp nhận được. Tuy vậy, gần đây việc Trung Quốc trở nên cứng rắn và có thái độ ngang ngược đã tạo cho ASEAN vào vị thế khó xử.

Khi năng lượng dầu hỏa gia tăng một cách đáng sợ, các quốc gia không có trữ lượng dầu bị đặt vô tình trạng phải xuất ngoại tệ mua dầu để giữ kinh tế được vận hành. Nếu vì bất cứ lý do gì, liên hệ ngoại giao giữa đôi bên bị hục hặc, đối tác kinh tế dầu hỏa sẽ được sử dụng để trở thành “vũ khí đen” áp lực lẫn nhau, nhằm tạo ra khủng hoảng quốc gia và khu vực. Biến động ở Miến Điện xảy ra vì giá dầu tăng một cách khủng khiếp, kéo theo toàn bộ giá thành các mặt hàng và chi tiêu trong xã hội tăng vọt và làm xáo trộn nền kinh tế, đẩy nhân dân Miến Điện xuống đường đấu tranh vì quyền lợi bị đe doạ.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phải đối đầu nặng nề về lãnh vực này. Trong bối cảnh tận lực phát triển, dân số tăng vùng vụt, nhu cầu cần dầu hỏa nhiều nhưng không có khả năng tự cung ứng mà phải lệ thuộc các nước bên ngoài. Điều này, đặt cho lãnh đạoTrung Quốc đứng trước thử thách cấp bách, phải giải quyết mối lo âu trên, trước khi muốn “xưng hùng xưng bá”.

Hiện nay, Trung Quốc nhập hơn 60 % số lượng dầu thô từ các quốc gia Trung Đông. Với tình trạng bị lệ thuộc vàoTrung Đông quá sâu, Trung Quốc cần vượt ra khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt. Nếu chiến tranh xảy ra hay mâu thuẫn kinh tế, chính trị, quân sự giữa các quốc gia trong vùng có ảnh hưởng bất lợi cho Trung Quốc, chỉ cần ngưng nhập dầu vào Trung Quốc trong một thời gian ngắn, đất nước hơn một tỷ dân sẽ bị khốn đốn. Đường nhập dầu đi từ Trung Đông và luôn cả Phi Châu đều di chuyển qua eo biểu Malacca, một khu vực biển hẹp nằm giữa Indonesia và Malaysia . Đây là khu vực chiến lược nằm trong vùng kiểm soát và ảnh hưởng của hải quân Mỹ. Trung quốc với lực lượng hải quân còn yếu, chưa đủ khả năng kiểm soát trục giao thông quan trọng này. Điều này, chính là nỗi ám ảnh của giới quân sự Trung Quốc, vì khi chiến tranh xảy ra giửa Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ v.v…quốc gia nào mạnh về Hải Quân, quốc gia đó sẽ kiểm soát trục giao thông giữa Indonesia và Malaysia. Lúc đó khối lượng 60% dầu hỏa nhập vào Trung Quốc sẽ ngay lập tức bị đình trệ.

Điều gì xảy ra đối với Trung Quốc trong bối cảnh: Đối ngoại thì đang có chiến tranh vì chính sách bành trường, đối nội phải giải quyết vấn nạn nguồn cung cấp năng lượng bị chận. Cả tỷ dân đang sống trong chế độc tài, khao khát dân chủ tự do đột nhiên bị xáo trộn và khủng hoảng về kinh tế, tương lai đất nước bị đe doạ, tính mạng và tài sản bị thử thách vì sự phiêu lưu chính trị của Đảng CS Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc chắc không thể ngồi yên, nhìn đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đất nước của họ đến chỗ hỗn loạn và bị hủy diệt. Trung Quốc đã nhìn thấy mặt yếu kém khi phụ thuộc quá sâu vào nguồn năng lượng nhập siêu từ bên ngoài. Từ lâu, đảng CS Trung Quốc đã tìm mọi cách gia tăng khai thác các nguồn năng lượng khác ngoài dầu hoả. Họ nỗ lực nghiên cứu năng lượng nguyên tử, xây dựng các khu vực dự trữ dầu đề phòng biến động quân sự phục vụ nhằm cho mục tiêu bành trướng, và nhanh nhất vẫn là tham vọng chiếm đoạt “trắng” các đảo có khả năng cung cấp dầu hoả nằm trên vị trí chiến lược kiểm soát đường biển.

Quần đảo Trường Sa từ lâu đã là miếng mồi ngon mà Trung Quốc thèm khát. Ngay từ sau 1975, hải quân Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đụng độ, trận hải chiến nổi bật nhất năm 1988 ở đảo Johnson Reef đã làm cho gần 70 lính thủy Việt Nam bị tử vong. Mặc dù giá trị về kinh tế chưa thể khẳng định được nhưng vai trò chiến lược quân sự thì vô cùng to lớn. Do ảnh hưởng của tranh giành chủ quyền từ nhiều quốc gia, đến nay chưa có một cuộc khảo cứu quy mô. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, vùng đảo Trường Sa chứa nhiều dầu và chất đốt cũng như các khoáng sản khác. Trữ lượng này có thể đem đến từ 1-2 tỷ đến 225 tỷ thùng dầu thô. Nhưng vô cùng quan trọng hơn hết, vì Trường Sa nằm trên trục vận chuyển chiến lược, gần eo biển Malacca nơi qua lại của hơn 70% năng lượng cung cấp cho Nhật và 60% cho Trung Quốc.

Vì vậy, thượng sách đối với Trung Quốc vẫn là dùng ảnh hưởng nước lớn để uy hiếp, chiếm lĩnh các hải đảo có khả năng vừa cung cấp dầu hoả, vừa kiểm soát đường vận chuyển dầu hỏa. Sự kiện họ nới rộng đường biên lãnh hải, cho hải quân chiểm lĩnh các hòn đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và từng bước leo thang để xác nhận chủ quyền trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa khi công bố thành lập Huyện Tam Sa để hợp thức hoá Trường Sa của Trung Quốc, đều nằm trong việc thực hiện mưu đồ chiến lựợc bành trướng tự bảo vệ họ.

Trung quốc tìm cách nới rộng chủ quyền kiểm soát đường biển để kiểm soát trục vận chuyển biển, vừa chủ động đóng vai trò giải quyết nếu có đột biến trong quan hệ với các nước xuất cảng dầu và chuyển vận dầu; vừa hạn chế tình trạng bị chèn ép, đặt vào vị trí thụ động, bên lề. Bên cạnh giữ quan hệ vị trí tay trên với đối tác các nước ASEAN, tay ngang với các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Nhật. Trung Quốc cũng có thể mặc cả, sử dụng ảnh hưởng hoặc kiểm soát cả vùng biển Thái Bình Dương nhằm ngăn chận ảnh hưởng quân sự của Mỹ, vừa bảo vệ được Trung Quốc, vừa răn đe vai trò của Mỹ và Nhật.

Từ năm 2007, tại hội nghị các quốc gia ASEAN, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) đã tìm cách thuyết phục các quốc gia này bằng giọng ve vãn: “chúng ta cần tăng cường trao đổi về quân sự, cùng theo đuổi mục tiêu hợp tác quốc phòng, tăng cường đối thoại về quân sự và cổ động cho một sự cộng tác quân sự vùng giữa các quốc gia khối ASEAN gồm Việt Nam, Thái, Cambodia, Miến Điện, Lào, Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Singapore”. Cũng theo phát biểu của Ôn Gia Bảo, Trung Quốc mong muốn thấy một tiến trình giải quyết ôn hoà các xung đột ở vùng đảo Trường Sa. Tuy nhiên chỉ trong vòng một tháng sau đó, thái độ của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi khi công khai khẳng định chủ quyền trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Điều gì đột nhiên làm Bắc kinh trở nên cứng rắn và sẵn sàng theo đuổi chính sách đối đầu với các quốc gia trong vùng? Tin từ nhóm nghiên cứu tình báo ở các quốc gia bán đảo phiá Nam Địa Cầu cho biết Hoa Thịnh Đốn đã bí mật xây dựng một số căn cứ quân sự ở Phi Luật Tân từ những năm 2007. Báo cáo nhóm này nhận định, đây là căn cứ được Hoa Kỳ xây, nhằm mục tiêu chống lại chính sách bành truớng của Trung Quốc ở Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Những căn cứ này được liệt kê như “mật khu an ninh”, xây dựng ngoài nuớc Mỹ trong nỗ lực ngăn chận chính sách tầm ăn dâu của Trung Quốc, mà Mỹ đánh giá như một đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ.

Theo báo cáo, số căn cứ này đối với Ủy ban Kiểm soát Căn cứ Quân sự Mỹ ở nước ngoài được liệt kê như “Vùng An Ninh” (cooperative security locations – CSLs). Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng xác nhận hai phi trường ở Phi thuộc Tỉnh Lapu-Lapu và Sarangni là hai căn cứ quân sự mật, được chấp thuận từ chính quyền Phi Luật Tân, nằm trong mục tiêu phục vụ nhu cầu quân sự bảo vệ các quốc gia đồng minh của Mỹ tại Châu Á.

Trong bản phân tích về vai trò Trung Quốc, bình luận gia Bobby Tuazon của Trung Tâm Nghiên Cứu Chống Chủ Nghĩa Thực Dân nhận định: Mỹ cần củng cố sự hiện diện của họ về quân sự tại Á Châu trước tình trạng Trung Quốc đã gia tăng đáng kể về nhân sự với đội quân đông đến 2.5 triệu. Mặc dù Bắc Kinh biện minh rằng, họ cần số quân đông đảo như vậy để bảo vệ vùng biên giới rộng mênh mông trước các quốc gia không thân thiện gồm Nga, Ấn và cả Việt Nam. Tuazon cũng cho biết, Hoa Thịnh Đốn muốn tiến hành chủ trương một đá bắn hai chim; vừa khẳng định vai trò quân sự của Mỹ ở Châu Á, vừa ngăn chận ảnh hưởng của nhóm du kích cộng sản thân Bắc Kinh đang hoạt động tích cực ở Phi, bảo đảm cho đất nước này không bị rơi vào tay cộng sản.

Quân đội Phi và Mỹ đã từng có các cuộc tập trận chung ở các tỉnh gần Thủ đô Palawan, không xa quần đảo Trường Sa. Phi hiện nay đang có quân đội đóng ở 8 đảo thuộc vùng đảo Trường Sa. Với khả năng yếu kém của quân đội, rất khó lòng Phi Luật Tân giử được chủ quyền những hòn đảo này trước áp lực của Trung Quốc. Nếu chiến tranh biển Đông xảy ra, các chiến hạm của Trung Quốc đang bỏ neo tại cảng Yulin, Quảng Đông và Hồng Kông có thể làm chủ cả vùng biển thuộc Trường Sa.

Trong khi Đài Loan và Mã Lai Á đã bỏ tiền để mua tàu chiến từ Mỹ và Pháp từ nhiều năm trước, thì hải quân Việt Nam hiện vẫn còn thuộc dạng yếu, chỉ có thể dùng cho mục tiêu kinh tế, du lịch, chưa phải đối thủ đáng gờm của bất cứ nước nào khi chiến tranh biển Đông xảy ra.

Mỹ đang có 100 ngàn quân đóng ở một số quốc gia Á Châu như Nhật và Hàn Quốc, trực thuộc Bộ Chỉ Huy Quân sự Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính sách sắp đến của Mỹ là vừa gia tăng quân số để giữ quân đội trong tình trạng sẳn sàng ứng chiến nếu có đột biến quân sự tại Châu Á, vừa tân trang quân sự cho đồng minh Mỹ để những quốc gia này đủ khả năng tự vệ khi cần thiết. Gần đây, có những chỉ dấu cho thấy Mỹ đã thành công trong việc xây dựng những liên minh quân sự với các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật và luôn cả Việt Nam. Đây là những toan tính chiến lược nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc, vừa khẳng định vai trò quân sự vùng của Mỹ ở Đông Nam Á, vừa bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của Mỹ về lâu dài.

Và đó cũng có thể đã tạo lý cớ choTrung Quốc khẩn trương “tiên hạ thủ vi cường”, ngang ngược leo thang, khiêu khích, khẳng định chủ quyền của Trung quốc ở các đảo chiến lược Trường Sa và Hoàng Sa nhằm củng cố chính sách đại Hán của họ.

© Đỗ Thành Công

© Đàn Chim Việt

Bài Học nào cho Việt Nam


Nguyễn Việt
Theo: Dân Luận

Anh Công Tự thân mến,

Tôi đã đọc kỹ bài “Kế sách bảo vệ chủ quyền của Philippines” của anh trên Blog của anh Nguyễn Xuân Diện. Tôi nghĩ anh đã nêu khá rõ chính sách của nuớc bạn để Việt nam có thể học hỏi. Nhưng theo tôi, Việt Nam và Philippines buớc vào cuộc xung đột biển Đông từ hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tồn tại trong hai thể chế chính trị hoàn toàn khác nhau nên sẽ có rất nhiều điều các bạn Phi làm đuợc, nhưng chúng ta thì không và nguợc lại.

– Về lịch sử, địa lý, Việt Nam ở sát Trung Quốc, chịu hàng ngàn năm đô hộ của Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều về văn hóa, tư tưởng (Nho, Lão, Mao v.v…). Trong khoa học thì từ âm lịch, canh nông, trong văn hóa thì từ ngày tết lễ đến ngôn ngữ, văn học, chúng ta đều chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này ở Philippines hoàn toàn khác hẳn.

– Trong vòng 60 năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt nam thông qua các cuộc cách mạng vô sản và công cuộc xây dựng CNXH lại càng sâu sắc. Không có một biến động lớn nào của Việt Nam mà lại diễn ra không có sự có mặt của Trung Quốc. Từ Chỉnh huấn, Chỉnh phong, Giảm tô, CCRĐ, Cải tạo Công Thương, Chống Mỹ .v.v… đều có những “cố vấn bạn” chỉ đạo. Trong suốt thời gian đó, Philippines lại là một pháo đài của phương Tây nhằm ngăn chặn thế cờ “Domino Cộng Sản” ở Á châu. Chỉ từng đó đã thấy rằng: Chúng ta, vốn quen học Trung văn, khó học theo nguời Phi giỏi Anh ngữ, theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Điều đó giải thích tại sao Philippines, một nuớc đang gặp khá nhiều vấn đề về quốc phòng và an ninh chính trị hơn nước ta (như phiến quân hồi giáo ABU SAYYAF, Mặt trận ly khai MORO ở Mindanao .v.v…) vẫn có một chính sách rõ ràng đối với Trung Quốc. Vì muốn dựa vào dân và quốc tế nên các bạn Phi thực hiện đối sách biển Đông khá minh bạch, cả về đối nội lẫn trên trường quốc tế, không hề ú ớ, úp mở.

Song điều tôi nêu ở trên về quan hệ khăng khít giữa hai nước Việt – Trung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, không phải là các yếu điểm của dân tộc ta, lại càng không có nghĩa là chúng ta cứ phải nhân nhượng. Càng gần Trung Quốc, càng bị cái bóng khổng lồ đó đè, cha ông ta luôn có đối sách cứng rắn và khôn khéo, chắc chắn là khác hẳn Philippines. Chính nhờ vậy mà suốt mấy ngàn năm nay, biên cương của nước Nam Việt ta luôn là một cơn ác mộng cho các Mã Viện, Thoát Hoan, Vương Thông, Tôn Sỹ Nghị. Có nghĩa là trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc hiện nay, chúng ta chẳng thể học đuợc ai, ngoài của chính chúng ta.

Trên nhiều diễn đàn, đa số các tác giả đều nêu rõ: Mọi thắng lợi của nước Nam Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại phương Bắc đều dựa vào một nguyên tắc: “Vun đắp lòng yêu nuớc của Dân, dựa vào Dân để lấy Chí nhân mà thắng Cường bạo”. Những triều đại đặt quyền lợi của tập đoàn mình lên trên dân tộc, như Hồ Quý Ly, nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn đều dẫn đến cảnh mất nuớc, phải làm nô lệ cả vua lẫn tôi.

Các triều đại Nam Việt, khi đã thống nhất được sức mạnh dân tộc, tuy với một lực lượng quân sự yếu hơn nhiều, vẫn đủ sức giáng cho kẻ khổng lồ phương Bắc những đòn khiếp đảm mà thông thường sau vài thế kỷ chúng mới dám bén mảng quay lại nhòm ngó nuớc ta:

Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938.

Lý Thường Kiệt đại thắng quân Tống năm 1076.

Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên năm 1230.

Lê Lợi, Nguyễn Trãi tiêu diệt quân Minh năm 1428.

Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1782.

Khoảng cách hàng trăm năm giữa các mốc lịch sử trên đây là thời gian mà “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư”.

Đất nước chúng ta sau mấy chục năm chiến tranh liên miên, năm 1975 đã hoàn toàn thống nhất và lẽ ra dân tộc ta phải đuợc hưởng nền hòa bình bền vững. Sau ngày 30.4.1975 lẽ ra người Việt ta, dù ở bên này hay bên kia đều sẽ bỏ qua hận thù, cùng nhau nhặt mảnh bom, tháo gỡ mìn để xây dựng lại Tổ quốc. Song điều đó đã không xảy ra, thật đau xót! Biên giới của chúng ta lại bị xâm phạm, ở phía Tây Nam và cả phía Bắc. Khi đó, trong lòng dân tộc Việt vẫn có cái hố ngăn cách, giữa những người “Quốc gia” thua trận và những người “Cách mạng” thắng trận. Cho đến những ngày tháng 7 năm 2011 này, 36 năm sau cuộc chiến, tôi mới thấy rõ một nỗ lực từ trong lòng dân tộc đang tìm cách vượt mọi trở lực để xóa bỏ cái hố này. Tôi đã muốn rơi nước mắt khi thấy những nguời biểu tình yêu nuớc tại Hà Nội giơ những mảnh giấy vinh danh các chiến sỹ Việt Nam hy sinh vì tổ quốc tại Hoàng Sa, Trường sa. Các báo Thanh Niên, Đại Đoàn Kết đã nhắc đến các anh. Còn trước đó, mọi khát vọng về hòa giải dân tộc chỉ dừng lại ở những câu nói không được phổ biến của cố thủ tuớng Võ Văn Kiệt: “Yêu nước cũng có hàng trăm cách yêu nước…. Nước Việt Nam này đâu phải chỉ của riêng những người cộng sản… Ngày 30.4 là ngày vui của hàng triệu người, song cũng là ngày buồn của hàng triệu người khác!”

Khi Đặng Tiểu Bình xua quân để “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979, nếu chúng ta đã không bị cái hố ngăn cách đó làm cho một nửa nuớc bị tê liệt vì bị cải tạo, vì lo vượt biên, làm cho nửa nước còn lại bị suy yếu vì phải đề phòng “thù trong”, thì tình thế khi đó đã khác. Khi đó với sức mạnh của cả một dân tộc đoàn kết, không hiềm thù lẫn nhau, Quân đội Nhân Dân Việt Nam tinh nhuệ với kinh nghiệm của một cuộc chiến 30 năm, cộng với kiến thức và lòng yêu nước của các sỹ quan, binh sỹ miền Nam, sẽ đủ sức dạy ngược cho Trung Quốc một bài học khiếp đảm mà có lẽ, ngày hôm nay và vài trăm năm nữa, chúng ta sẽ không còn phải thì thầm với con cháu là: “Vì Trung Quốc nó mạnh, ta yếu, ta nghèo nên phải mềm con ạ!”

Tôi nghĩ bài học của dân tộc ta là như vậy, chứ không phải chỉ là chơi với Mỹ hay với Nga với Nhật để giữ mình.

Nguyễn Việt

Không thể chế hóa Hiến pháp quy định về biểu tình – Đó là lỗi của Nhà nước

Khánh An – RFA

“Biểu tình là quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Việc không thể chế hóa Hiến pháp bằng những quy định cụ thể là lỗi của nhà nước” – Đó là khẳng định của TS Luật sư Trần Đình Triển trong cuộc trả lời phỏng vấn của Khánh An về khía cạnh luật pháp liên quan đến việc người dân xuống đường biểu tình và bị bắt bớ, đánh đập trong các chủ nhật vừa qua.

Đại úy công an tên Minh đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội.

Vi phạm pháp luật

Trước hết, LS Trần Đình Triển cho biết việc bắt bớ, đặc biệt là hành động đạp vào mặt người đi biểu tình, của những người mang danh nghĩa là “thi hành công vụ” là một hành vi trái pháp luật. Ông nói:

bieutinh-5-thg-6-sgon-250.jpg
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011). Source blog anhbasag.

LS Trần Đình Triển: Khi tổ quốc lâm nguy thì rất cần tiếng nói, những hành động của công dân. Việc người ta tụ tập để thể hiện tấm lòng của mình đối với quê hương, đất nước là những hành động hợp pháp và cần phải được tôn vinh. Nhưng trong trường hợp này họ thể hiện tấm lòng yêu nước của mình mà lại bị đối xử tàn tạ như vậy là hết sức đau buồn và hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Chúng tôi rất trân trọng những việc làm công vụ. Công vụ là gì? Là phải đặt lợi ích của nhà nước lên trên hết. Ở đây, công vụ lại đi chống lại những hành động yêu đất nước mà đã được hiến pháp ghi nhận thì công vụ cái gì?

Thứ hai, việc công vụ thì phải có quyết định và phải nói cho dân biết họ đang thi hành công vụ. Nhưng ở đây lại mặc áo quần thường mà hành hạ dân như vậy thì đây là một sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Khánh An: Trong hành động vi phạm pháp luật này thì người điều động hay cơ quan quản lý có trách nhiệm như thế nào?

Nhưng ở đây lại mặc áo quần thường mà hành hạ dân như vậy thì đây là một sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

LS Trần Đình Triển

LS Trần Đình Triển: Về đường lối của đảng và pháp luật của nhà nước lâu nay chúng ta cũng thấy trên báo chí, kể cả công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát thì đều nói rằng cán bộ làm sai thì lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Trong hành động vừa rồi (đạp vào mặt người đi biểu tình), tôi thấy đã xảy ra cách đây vài tuần nhưng vẫn đang thấy một sự im ắng, chưa thấy khởi tố vụ án hay khởi tố bị can, cũng chưa thấy nêu lên sự việc cần phải xử lý thái độ của một nhóm người vừa qua chống lại tấm lòng yêu nước của người dân như thế nào. Trách nhiệm của người thủ trưởng, nếu như họ là cán bộ thì trách nhiệm của người lãnh đạo của cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước đảng, trước nhà nước, trước nhân dân như thế nào thì tôi vẫn chưa thấy thể hiện và chưa được thông tin.

Tôi thấy sự việc như vậy cần phải được làm sáng tỏ và công khai mạnh mẽ cho dân để chúng ta ngăn chặn những hành động mà tôi cho là côn đồ. Tôi dùng chữ “côn đồ” là bởi vì một hành vi giữa con người với con người mà giơ cả chân để đạp vào mặt một con người khác thì tôi cho rằng về mặt đạo đức là đã thoái hóa chứ đừng nói gì về mặt pháp luật thì đương nhiên là vi phạm rồi. Giữa con người với con người, tôi cảm thấy có một cái gì đó nó buồn và đau đáu trong tim. Ai nhìn thấy cảnh đó cũng khó mà cầm lại cảm xúc của mình.

Hành động côn đồ

Bieu-tinh-caminh-200.jpg
Đại úy công an tên Minh (đánh dấu đỏ), người đạp vào mặt anh Đức hôm 17/7/2011. RFA file

Khánh An: Vâng, luật sư có nhắc đến hành động “côn đồ” cũng như những nhóm người không phải là người “thi hành công vụ” nhưng lại được sử dụng trong việc giữ gìn trật tự an ninh và trấn áp người biểu tình, vậy theo luật sư, những hành động côn đồ hay những nhóm người không có trách nhiệm mà được sử dụng thì những mối nguy của nó là gì?

LS Trần Đình Triển: Chúng ta phải đặt ra ở đây một tầm nhìn. Việc người ta tập trung đông để phản đối sự xâm hấn của Trung Quốc trong thời gian qua là một hành động hợp hiến.

Thứ hai, tôi nghe qua thông tin và sự đồn đại trong nhân dân thì họ thể hiện tấm lòng của mình một cách hết sức văn minh bằng khẩu hiệu, rất trật tự, không gây nên một cái gì mất trật tự cả. Việc họ thể hiện tấm lòng yêu nước một cách êm ái như vậy mà kể cả nếu có những nhóm tội phạm lợi dụng vào trong đó để chống lại tấm lòng yêu nước của họ thì cần phải khởi tố vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn nếu giả sử có những cán bộ được phân công nhiệm vụ để nhằm dẹp bỏ những việc thể hiện lòng yêu nước thì tôi cho rằng đó cũng là trái pháp luật.

Tôi dùng chữ “côn đồ” là bởi vì một hành vi giữa con người với con người mà giơ cả chân để đạp vào mặt một con người khác thì tôi cho rằng về mặt đạo đức là đã thoái hóa chứ đừng nói gì về mặt pháp luật thì đương nhiên là vi phạm rồi.

LS Trần Đình Triển

Tóm lại, một là không phải công chức mà lợi dụng việc đó để chống lại lòng yêu nước của người dân thì cũng cần phải khởi tố, truy tố. Nếu là công chức mà không được công bố thông với dân họ là cán bộ thì người nào chỉ đạo việc đó, cư xử hành động với dân như vậy, thì cũng cần phải khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy, chúng ta mới gìn giữ được lòng yêu nước của người dân đối với từng tấc đất của tổ quốc.

Cũng đặt ra một vấn đề là nếu giả sử có người nào đó lợi dụng vào đám đông mà gây rối trật tự hay chống phá lại trật tự an toàn xã hội thì những người đó cũng cần phải xử lý. Nhưng xử lý cũng cần phải bằng những người cán bộ công chức thật sự để xử lý chứ không thể là người ta đang thể hiện tấm lòng yêu nước của mình mà đổ cho họ là gây rối trật tự hoặc làm việc nọ việc kia đánh đồng vào một mớ để xử lý dân như vậy là không thể chấp nhận được.

Khánh An: Trong trường hợp người bị hại, người bị đạp vào mặt, mà không khiếu kiện thì có cần phải đưa ra xét xử, điều tra vụ này không?

LS Trần Đình Triển: Quy định về việc xem xét những hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự nói chung, việc người bị hại có làm đơn hay không không phải là yếu tố bắt buộc, mà người ta phải thông qua nhiều nguồn thông tin khác mà nhân dân thấy rằng có những hành vi chống lại hay gây ra những điều nguy hại cho người khác thì cơ quan bảo vệ pháp luật phải có trách nhiệm xác minh, điều tra để xem xét, chứ không phải chỉ chờ người bị hại làm đơn.

Đã được ghi nhận trong điều 69 của Hiến pháp năm 1992

Biểu tình tại Hà Nội 24 tháng 7- AFP photo
Biểu tình tại Hà Nội 24 tháng 7- AFP photo

Khánh An: Dạ vâng, trong một số trả lời của các cơ quan chức năng đối với người biểu tình có nói hiện nay Việt Nam chưa có luật biểu tình, cho nên việc đi biểu tình là không được phép. Vậy theo luật sư, vấn đề luật biểu tình hiện nay ở Việt Nam đã có thể hiện hay chưa? Nhiều ý kiến cho rằng nhà nước nên chấp nhận biểu tình như là một quyền của công dân thì luật sư có ý kiến thế nào về việc này?

LS Trần Đình Triển: Nếu ai trả lời như thế thì tôi hoàn toàn bác bỏ. Ở Việt Nam, quy định về quyền được biểu tình của công dân được ghi nhận trong điều 69 của Hiến pháp năm 1992 là “công dân được quyền biểu tình theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, chỉ cần một câu đó thôi thì bản thân họ đã có quyền rồi. Còn việc thể chế hóa hiến pháp từ năm 1992 đến nay bằng một nghị định, pháp lệnh hay một đạo luật, đó là trách nhiệm của nhà nước.

Ở Việt Nam, quy định về quyền được biểu tình của công dân được ghi nhận trong điều 69 của Hiến pháp năm 1992 là “công dân được quyền biểu tình theo quy định của pháp luật”.

LS Trần Đình Triển

Nhà nước không công bố, không đưa ra những quy định cụ thể thì người dân được quyền căn cứ vào hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất là “quyền được biểu tình theo quy định của pháp luật” thì họ được quyền chứ không phải là không được quyền. Còn việc không thể chế hóa hiến pháp bằng những quy định cụ thể, đó là lỗi của nhà nước, của cơ quan làm luật, cơ quan quản lý nhà nước. Công dân chỉ biết thực hiện theo quy định của hiến pháp và hiến pháp đã có quy định. Cho nên nói rằng Việt Nam không có quy định (về việc biểu tình) là không đúng.

Khánh An: Vâng, Khánh An cám ơn LS. Trần Đình Triển rất nhiều.

Điểm tin trên mạng Chủ Nhật 31 – 7 – 2011

Điểm tin trên mạng Chủ Nhật 31 – 7 – 2011

Bản tin video

BREAKING NEWS

  • Giấy mời Lê Dũng (Blog NXD) – Anh Lê Dũng vừa báo cho biết, anh vừa nhận được Giấy Mời của cơ quan điều tra Công an Hà Nội. Giấy mời ghi rõ vào lúc 09h30, anh có mặt tại số 07 Thiền Quang làm việc về việc ký thư gửi ông Nguyễn Đức Nhanh – GĐ Công an Hà Nội. Tuy nhiên, Giấy mời …đã ghi sai cả ngày.
  • Lá bài đã lật ngửa (Dân làm báo)Qua lá thư cảm ơn đồng bào của anh hùng Cù Huy Hà Vũ trước phiên tòa sắp tới vô tình đã khẳng định thêm một lần nữa anh vẫn bị Nguyễn Tấn Dũng trả thù với nguyên mức án đã tuyên.
  • 2500 người tham dự buổi Thắp nến Cầu nguyện tại Giáo xứ Thái Hà 30.07.2011 (Dân làm báo) – Theo đúng như thông báo, buổi lễ cầu nguyện cho quê hương đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm của Trung Cộng, cho Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý và Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã được diễn ra vào lúc 19 giờ ngày Chúa Nhật 30 tháng 7 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ Thái Hà.
  • Bài Học nào cho Việt Nam (Dân luận) _ Tôi đã muốn rơi nước mắt khi thấy những nguời biểu tình yêu nuớc tại Hà Nội giơ những mảnh giấy vinh danh các chiến sỹ Việt Nam hy sinh vì tổ quốc tại Hoàng Sa, Trường sa. Các báo Thanh Niên, Đại Đoàn Kết đã nhắc đến các anh.
  • Việt Nam: Cha Lý cần được tiếp tục tự do.(Dân luận) -“Bắt cha Lý trở lại nhà tù chỉ làm nặng thêm tính độc ác và bất công của bản án đã tuyên cho ngài” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Cha Lý bị kết án chỉ vì đã bày tỏ các niềm tin chính trị một cách ôn hòa, và đáng ra không bao giờ bị bắt giữ”.
  • Ngày càng có nhiều người yêu cầu xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ một cách công khai (RFI) – Ngày 2/8/2011, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ xử phúc thẩm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về bản án 7 năm tù với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Phiên xử sơ thẩm ngày 4/4 đã gây phản ứng bất bình trong dư luận trong và ngoài nước, vì phiên xử này vừa không công khai, vừa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng hình sự.
  • ‘Công viên biểu tình’- bao giờ có? (RFA) – Suốt 8 lần biểu tình phản kháng Trung Quốc ở Hà Nội, báo chí Việt Nam không đưa tin, ngoại trừ lần đầu lấy tin Thông tấn Xã Nhà nước. Đến 25/7 vừa qua Báo Tiền Phong Online đã có được ít dòng, đủ để hiểu được là đã có biểu tình và an ninh đã nặng tay.
  • Trung Quốc kiện, điều gì sẽ xảy ra? (Pháp luật TPHCM) – Báo Inquirer (Philippines) mới đây có bài viết của luật sư Ted Laguatan (*) với nhan đề: Tại sao Trung Quốc không đưa vấn đề quần đảo Trường Sa lên Liên Hiệp Quốc?
  • Trung Quốc ngụy biện đường lưỡi bò (Tuần Việt Nam) – Đường chín đoạn, hình chữ U trên bản đồ Trung Quốc bao gồm những đặc điểm chính ở Biển Đông, với cả quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Người Trung Quốc đầu tiên tới những vùng biển thuộc những đảo này từ cách đây 2.000…
  • Giá vàng chốt tuần ở 40,18 triệu đồng (VnExpress) – Giao dịch tại một số điểm kinh doanh lớn tại Hà Nội sáng nay chỉ sôi động trong vòng 30 phút. So với những ngày trước, xu hướng bán ra vẫn có phần nhỉnh hơn,…

Thị uy dân chúng

Người Buôn Gió

“…Bọn báo giới theo lệnh, ùa nhau viết bài, ám chỉ với nhân dân rằng, đấy những người như thế còn bị xử, huống chi là tụi dân đen…”

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66.

Mùa Hạ quân Tề liên tiếp gây hấn ngoài bể Đông

Nhà Sản mải lo chuyện sắp xếp quan lại đại thần, lờ đi chuyện ngoài khơi

Bấy giờ đám nhân sĩ, trí thức ở kinh thành không chịu nổi cảnh nguy cơ mất nước cứ đến từng ngày, mà thiên hạ từ triều đình đến dân đen cứ tảng lờ như không. Đám nhân sĩ cực chẳng đã, phải cùng nhau đi tuần hành giăng biểu ngữ báo động thiên hạ biết chuyện trọng yếu ấy.

Mùa Hạ nước Vệ mưa nhiều, lạ một điều đến ngày mà đám nhân sĩ dự định tuần hành, trời quang mây tạnh.

Công sai Vệ bắt người tuần hành thô bạo, khiêng như khiêng lợn, lấy chân dậm vào mặt người bị bắt.

Tưởng thế là gửi được lời cảnh cáo đến nhân dân. Ý rằng đối với bọn tao, chúng mày chỉ là con vật, đáng di chân vào mặt. Nào ngờ hành động ấy gây phẫn nộ ngay cả trong cựu quan chức triều đình đến nhiều sĩ phu khác. Lần sau đám người đi tuần hành lại còn đông hơn.

Bạo vẫn được nắm quyền tể tướng, các quan đại thần quanh đi quanh lại toàn gương mặt cũ. Chỉ hoán chỗ này sang chỗ kia. Danh sách các quan nhà Sản đưa lên, dân chúng ai cũng thở dài. Lạm phát ngày càng phi mã, giá cả khiến người dân rối trí, mọi thứ làm ăn trì trệ. Ngoài khơi Tề quấy nhiễu.

Bấy giờ các chức vụ đã yên, nhìn thấy cảnh rối ren, một số đại thần vừa lên chức trọng, than rằng:

– Cứ loạn thế này, kiếm ăn sao nổi.

– Bao năm chạy chọt, giờ được cái quyền, mà thời này dân chúng lắm lời, động bán cái gì chúng cũng nhao nhao:

– Cái bọn dân chả ngoan ngoãn như xưa, chỉ nhằm gây bất ổn. Ngày càng tệ.

Các quan họp lại, bàn chuyện làm sao để dân chúng ngoan ngoãn. Tuy đã bắt bớ, xét xử nhiều đứa nhưng chẳng ăn thua, bọn nhiễu sự mọc lên như nấm sau mưa rào. Đến đại thần chuyên gia chiến lược ở bộ Hình mới lên cũng đau đầu chưa rõ căn bệnh để trị đám này.

Đang lúc băn khoăn, rối bời các quan đại thần nhà Sản đi cầu cứu các nhà tâm lý học, xã hôi học hỏi nguồn cơn. Có vị sử gia nói rằng:

– Từ xưa đến nay, nước Vệ trải qua bao nhiều triều đại. Đến thời kỳ nào mà có hôn quân, bạo chúa là một, hoặc dựa dẫm làm tay sai cho ngoại bang là hai. Y rằng là nước loạn. Tránh được hai điều ấy thì thiên hạ không dẹp mà tự nhiên an định. Còn bằng không càng dẹp càng loạn mà thôi.

Các quan nghe xong, người hướng về thái miếu nhà Sản, người ngoành về phương Bắc cùng than:

– Thế khác nào đánh đố.

Về họp với nhau rằng, hai điều mà sử gia nói, gác lại đến nhiệm kỳ sau sẽ bàn. Còn nhiệm kỳ này để ổn định đất nước, trước mắt cứ gia tăng bắt bớ, xét xử dồn dập thị uy dân chúng.

Sang đến mùa thu, nhà Sản đem hai vị trí thức ra xử cách nhau có mấy ngày.

Trong đó có Cù Tiên Sinh, con của cựu đại thần và Phạm Chí Sĩ.

Bọn báo giới theo lệnh, ùa nhau viết bài, ám chỉ với nhân dân rằng, đấy những người như thế còn bị xử, huống chi là tụi dân đen.

Tuyên bố của Khối 8406 về hiện tình Đất nướchiện nay.


Khối 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006
Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/
Email: vanphong8406

Tuyên bố về hiện tình Đất nước.

  • Kính gửi:
  1. ‒ Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
  2. ‒ Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tự do.

Ngày 25-06-2011, Thứ trưởng ngoại giao Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Xuân Sơn sang Trung Quốc (TQ) không những để gặp người tương nhiệm là Thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân, mà còn để gặp Đới Bỉnh Quốc, Trưởng ban Đối ngoại đảng Cộng sản TQ, nhân vật có quyền lực cao nhất trong ngành ngoại giao của Bắc Kinh. Tân Hoa Xã sau đó cho biết nội dung “đàm phán song phương” ấy gồm các điểm: a- Đồng thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giữa VN và TQ để giải quyết những tranh chấp trên Biển giữa hai quốc gia, không cho nước ngoài can thiệp; b- Đồng tuyên bố Hoàng Sa-Trường Sa và các vùng biển vây quanh thuộc chủ quyền TQ, như TQ đã luôn khẳng định và Công hàm 1958 của VN từng thừa nhận; c- Đồng hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình phẩm hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.

Sự kiện ngoại giao này đã gây nhiều phản ứng mạnh mẽ từ phía Đồng bào quốc nội lẫn hải ngoại và đã kéo theo nhiều động thái tiêu cực từ phía đảng và nhà cầm quyền CSVN. Khối 8406 chúng tôi xin trình bày các phản ứng lẫn động thái ấy với những nhận định như sau:

1- Ngày 02-07-2011, một số nhà trí thức trong nước đã yêu cầu bộ Ngoại giao (a) cho biết thông tin do Tân Hoa Xã có đúng sự thật không, (b) quan điểm của VN về bức công hàm của Phạm Văn Đồng như thế nào và (c) thông báo toàn văn thỏa thuận đã đạt được giữa đại diện VN và TQ trong cuộc “đàm phán” đó. Thế nhưng Bộ Ngoại giao đã cố ý làm cho cuộc gặp gỡ với nhóm trí thức ấy vào sáng ngày 13-07-2011 bất thành để khỏi giải thích. Đây là thái độ khinh thường trí thức và nhân dân, che giấu một hành vi ám muội và tùy tiện, tránh né những vấn đề quan trọng liên hệ đến Tổ quốc và Dân tộc. Đặc biệt nhất, nhà cầm quyền vẫn tiếp tục im lặng (hay cho tay chân giải thích thiếu thuyết phục) về công hàm Phạm Văn Đồng, là văn kiện luôn được TQ dùng để bắt bí VN, dù nó hết sức phi pháp và phi lý.

2- Các chủ nhật tiếp đó (26-06, 03-07, 10-07, 17-07, 24-07-2011), nhân dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn đã xuống đường biểu tình, trực tiếp phản đối TQ gây hấn, xâm lược, và gián tiếp tố cáo nhà cầm quyền VN hèn yếu, nhu nhược, thậm chí đồng lõa với ngoại thù. Hành động yêu nước này đã bị ngăn chận hay đàn áp một cách thô bạo bởi công an, dân quân, thanh niên tự quản, đoàn thanh niên Hồ Chí Minh, vốn là những công cụ tàn ác và tay sai mù quáng của đảng để chống lại “kẻ thù” là nhân dân. Hành vi đạp mặt người yêu nước, đánh đập kẻ ái quốc càng chứng tỏ đảng CSVN là phường phản quốc bán nước như nhiều công dân đã ra bản cáo trạng (Đơn tố cáo & yêu cầu truy tố Bộ Chính trị và Trung ương đảng ngày 21 tháng 12 năm 2010).

3- Tân Quốc hội khóa 13 thoát thai từ cuộc “đảng cử dân bầu” đã bắt đầu họp trong những ngày tháng sôi sục ấy (từ 21-07-2011) và nhiều người đã hy vọng các thành viên sẽ mạnh dạn tỏ ra là “cơ quan quyền lực cao nhất”, “đại diện trung thực tâm ý của đồng bào”. Thế nhưng, qua 8 cuộc biểu tình, chưa bao giờ thấy một thành viên Quốc hội nào xuống đường bày tỏ tấm lòng yêu nước chống giặc với nhân dân cả. Cuộc bầu chọn 3 chức vụ quan trọng nhất của Quốc gia: thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội vẫn chỉ là trò hề bầu cử, thể hiện ý muốn của đảng CSVN (và đằng sau là của đảng CSTQ), đưa lên những con người vô tài bất tướng và thần phục Trung cộng. Lời đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông chưa tỏ ra có dấu hiệu gì để nhân dân hy vọng.

4- Đang khi đó, các nhà đấu tranh dân chủ, đặc biệt những vị từng lên tiếng cảnh báo về hiểm họa TQ xâm lấn, đòi hỏi chủ quyền đất nước trên các quần đảo Hoàng Trường Sa mà đang chịu tù đày thì vẫn tiếp tục bị trừng phạt: ký giả Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) tiếp tục bị giam giữ sau khi đã mãn án và nay thì biệt vô âm tín (có tin bị tàn hại thân thể); linh mục Nguyễn Văn Lý, sau thời gian được tại ngoại chữa bệnh, đã bị đưa vào tù trở lại dù sức khỏe chưa hồi phục; luật gia Cù Huy Hà Vũ sẽ bị phúc thẩm ngày 02-08 tới với không chút hy vọng được hoàn trả công lý; giáo sư Phạm Minh Hoàng sẽ ra tòa ngày 10-08 tới với tội danh mơ hồ và áp đặt “có âm mưu lật đổ chính quyền”!?! Tất cả những vị vừa kể trên (và còn nhiều vị khác) đều là những con người có tâm và có tầm, vừa yêu nước vừa đầy tài năng, thế nhưng đã bị đảng CSVN -đầy tớ của đảng CSTQ- coi như kẻ thù nguy hiểm cần phải triệt hạ và trừng trị.

5- Tất cả những động thái trên của đảng và nhà cầm quyền CSVN đều nằm trong chủ trương đường lối phục vụ TQ. Kẻ thù truyền kiếp của Đất nước đang tiếp tục đẩy nguy cơ diệt vong của Dân tộc đến gần qua vô số hành động ngang ngược khắp VN: (a) khai thác bauxite ở Tây Nguyên gây nguy hiểm cho an ninh quốc phòng, văn hóa sắc tộc thiểu số, sinh mệnh dân chúng đồng bằng Nam bộ; (b) xây dựng nhiều làng mạc, phố thị, bãi biển TQ từ Nam chí Bắc, tạo ra những tô giới, lãnh địa, khu ém quân bất khả xâm phạm giữa lòng đất Việt; (c) thắng thầu 90 % các dự án trọng điểm quốc gia, thao túng lũng đoạn nền kinh tế và công kỹ nghệ của Đất nước, chiếm đoạt công ăn việc làm của nhân dân lao động; (d) tung vào thị trường VN vô số sản phẩm văn hóa, ẩm thực, gia dụng giả dổm và độc hại, giết chết bao ngành sản xuất của Dân chúng và hủy hoại dần sinh khí lẫn tinh thần của Dân tộc; (e) sách nhiễu hành hung dân lành, thậm chí lường gạt cưỡng hiếp thiếu nữ VN sống gần các khu vực của các công nhân hay công dân TQ (ở Ninh Bình, Thanh Hóa chẳng hạn…); (f) thuê được hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn hay rừng quốc phòng với giá rẻ mạt trong nửa thế kỷ, đe dọa an ninh đất nước và an sinh quốc dân; (g) tự tiện vạch đường lưỡi bò ở Biển Đông, cho đủ loại tàu quân sự trá hình ngang dọc để chiếm cứ nguồn khoáng sản và hải sản đất nước, khiến sinh kế và sinh mạng ngư dân lâm nguy, nguồn dinh dưỡng và nguồn nguyên liệu của đất nước cạn kiệt.

Đang khi các nước lân bang phản ứng mạnh mẽ trước cuộc xâm lăng nhiều mặt của TQ như thế, thì đảng và nhà cầm quyền CSVN vẫn mù quáng ôm lấy “16 chữ vàng”, “4 chữ tốt”, phản ứng một cách chiếu lệ, bạc nhược, khước từ những lời cảnh báo của nhân dân.

6- Do đó, các cuộc biểu tình của người dân VN vẫn còn phải tiếp tục cách thường xuyên, rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa. Khối 8406 chúng tôi xin đề nghị toàn thể Đồng bào khi biểu tình (a) hãy trực tiếp phản kháng sự hèn nhát trước giặc, thậm chí đồng lõa với giặc của nhà cầm quyền CSVN, kẻ đã rước giặc từ thời đảng CSVN bắt đầu cai trị đất nước; (b) đừng mang theo cờ đỏ và hình Hồ Chí Minh, vì hai biểu tượng này liên hệ chặt chẽ với Trung Cộng (cờ đỏ là cờ tỉnh Phúc Kiến bên Tàu; còn HCM là kẻ đã đưa VN vào vòng nô lệ Tàu Cộng từ hơn 80 năm nay), kẻo bị đảng CSVN lợi dụng lừa gạt thêm một lần nữa; (c) hãy chuyển từ việc phản đối TQ lấn biên giới, chiếm hải phận, xâm nhập lãnh thổ, lũng đoạn kinh tế, văn hóa, chính trị quốc gia sang việc đòi hỏi đảng và nhà cầm quyền CSVN trả lại các nhân quyền, dân quyền và quyền tự quyết của Dân tộc. Vì chỉ khi quyền lực thực sự vào tay nhân dân thì đất nước mới đánh đuổi được thù trong giặc ngoài, mới giải quyết được tận căn các vấn đề xã hội và đất nước.

Làm tại VN ngày 30 tháng 07 năm 2011
Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.

1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải – 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, VN.
2. Linh mục Phan Văn Lợi – 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, VN.
4. Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Đại diện Khối 8406 tại hải ngoại.

Trong sự hiệp thông với Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.