Người Việt biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở London

Người Việt biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở London

via BBCVietnamese.com | Trang tin chính on 7/24/11
Người đi biểu tình không mang theo cờ đỏ hay cờ vàng mà lấy hình bản đồ chữ S của Việt Nam như một biểu tượng đoàn kết chung.

Lạm phát VN ‘tăng cao nhất châu Á’

Bài học về nạn tham nhũng ở Indonesia bắt đầu từ nhà trường

Bà Widi Wiramotko là một người đang nóng giận. Người phụ nữ nhỏ nhắn có 3 đứa con này cầm trong tay một sấp hồ sơ thật dày và cho biết rằng trong đó là những bằng chứng cho thấy sự thối nát của trường học mà các con của bà đang học. Những giấy tờ này chứng tỏ nhà trường đòi phụ huynh phải trả tiền cho những dịch vụ mà nhà nước đã đài thọ.

Bà Widi nói rằng bà có được những giấy tờ này khi bà làm đại diện của phụ huynh học sinh trong một ủy ban của nhà trường. Ủy ban này không chịu tán thành ngân sách mà ban quản lý trường đề nghị vì họ nghi có những việc làm sai trái. Và kết quả là tất cả các phụ huynh đều bị loại ra khỏi ủy ban đó và đứa con trai của bà liên tục bị nhà trường làm khó dễ.

Bà Widi và mười mấy phụ huynh khác đã cùng nhau đưa vụ án tham nhũng này ra tòa, với sự giúp đỡ của Tổ chức Theo dõi Tham nhũng Indonesia, một tổ chức độc lập hàng đầu chuyên chống tham nhũng ở Indonesia, gọi tắt là ICW. Ông Ade Wirawan, một nhà nghiên cứu của ICW về nạn tham nhũng ở học đường, nhận định như sau về tệ nạn này:

“Ở Indonesia, rất khó tìm cho ra một trường học trong sạch, và rất dễ tìm được một trường thối nát. Có một vị hiệu trưởng mà tôi tiếp xúc nói rằng trên cả nước không có một trường nào không có tham nhũng.”

Phúc trình mới đây của ông Ade về nạn tham nhũng ở học đường cho thấy nạn tham ô trong hệ thống giáo dục không chỉ giới hạn ở chỗ học sinh hối lộ cho thầy giáo để thi đậu mà còn vượt xa giới hạn này rất nhiều. Ông mô tả đây là một tệ nạn mang tính hệ thống:

“Tham ô diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với các phụ huynh học sinh thì tham ô có nghĩa là bị tống tiền. Thí dụ như một phụ huynh nào đó không chịu nộp tiền thì con họ sẽ không nhận được chứng chỉ của nhà trường.”

Ông Ade nói rằng tiền hối lộ được chia cho những người có quyền. Các giáo viên, giáo sư nhận được điều mà họ gọi là quà cáp để nhắc thi cho học sinh trong khi ban quản trị nhà trường đòi học sinh phải nộp lệ phí cho những dịch vụ vốn đã được Bộ Giáo dục chi trả.

Ngoài ra, các trường cũng có những cách để nâng khống chi phí ngõ hầu có thể móc thêm tiền của nhà nước. Ông Ade cho hay nhiều trường nâng khống gấp đôi hoặc gấp ba giá mua thiết bị và dịch vụ. Ông nói thêm rằng xét về một số mặt nào đó thì hành vi tham ô như vậy là cần thiết để có thể sống còn trong một hệ thống mà mọi người đều phải trả những khoản tiền trái phép. Ông cho biết như sau:

“Chúng tôi cũng phát giác những trường hợp nhà trường là nạn nhân của những hoạt động tống tiền của cơ quan hành chánh nhà nước. Đôi khi việc nộp tiền là tự nguyện, chẳng hạn họ phải nộp tiền để bảo đảm cho chiếc ghế của ông hiệu trưởng, để ông ấy không bị đổi đi xa. Nhưng đôi khi việc này trở thành một hành vi tống tiền, nhà trường không muốn trả nhưng bị ép buộc phải làm như vậy. Nếu nhà trường muốn có giấy phép để xây lớp học hay sửa sang lại lớp học, họ phải hối lộ. Đó chính là lý do tại sao hầu hết các trường học ở Indonesia đều ở trong tình trạng dột nát, hư hại.”

Sau khi vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 làm cho kinh tế Indonesia bị suy sụp, các trường học đã đòi phụ huynh học sinh nộp nhiều loại lệ phí vì thiếu ngân sách. Đến năm 2005, chính phủ trung ương thực hiện một kế hoạch qui mô lớn có tên là Quỹ Hoạt động Học đường để bơm hàng tỉ đồng rúp cho các trường. Nỗ lực này trên thực tế đã tăng gấp đôi ngân sách giáo dục trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, đạt mức 14 tỉ đô la, tương đương với 16% ngân sách chính phủ.

Kế hoạch vừa kể là một trong những lý do chính giúp cho Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tái đắc cử một cách vẻ vang vào năm 2009. Tuy nhiên, các phụ huynh học sinh nói rằng tiền bạc vẫn không tới được các lớp học, bất chấp những mục tiêu cao quí mà chính phủ đã đề ra.

Bà Erifa, có ba đứa con đang đi học, cho biết bà bắt đầu nghi ngờ về nạn tham ô ở trường của con bà khi nhà trường đòi phụ huynh đóng lệ phí ghi danh — trong khi tiền đó lẽ ra đã được chính quyền chi trả. Bà nói rằng viên hiệu trưởng đã không chịu trả lời khi bà nêu câu hỏi tại sao nhà trường lại cần tới khoản tiền đó.

Theo ước tính của ông Ade của tổ chức ICW, 40 đến 50% ngân sách giáo dục bị mất dạng trước khi tới được các em học sinh. Đó là một sự mất mác rất lớn cho đất nước. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nói rằng việc thiếu một lực lượng lao động được giáo dục tử tế tiếp tục là một chướng ngại lớn khiến cho Indonesia không có được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Còn đối với những phụ huynh như ông Sulaeman, đây là một vấn đề đạo đức.

Ông Sulaeman nêu lên câu hỏi là nếu thầy giáo tham nhũng thì hành vi của ông thầy ảnh hưởng như thế nào tới 30 đứa học trò của mình. Và một hệ thống giáo dục như vậy sẽ đào tạo những công dân như thế nào?

Các nhà phân tích cho rằng chính phủ phải thực hiện những thay đổi sâu rộng trong hệ thống giáo dục ngõ hầu các bậc phụ huynh có thể từ chối không nộp những khoản lệ phí bất hợp pháp và các trường có thể nói “không” với những nhân viên hành chánh tham lam. Họ nói rằng nếu không có sự thay đổi như vậy thì những bài học cay đắng về nạn tham nhũng sẽ tiếp tục là một phần trong giáo trình không chính thức của nhà trường.

Hình thái nhà nước và quy luật lịch sử

HetThoi-dlb.jpg
Lê Phương (danlambao) Nhân loại trải qua giai đoạn dài không có nhà nước, lúc đó con người trình độ sản xuất chỉ đủ nuôi sống bản thân. Đến khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, với sự tiến bộ về công cụ sản xuất con người làm ngoài việc nuôi sống bản thân còn có thể làm dư của cải vật chất. thời kỳ này xuất hiện 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ. Nhà nước nô lệ đầu tiên xuất hiện phải kể đến nhà nước nô lệ ở Ai Cập, nhà nước nô lệ ở Trung Quốc.

Theo quy luật lịch sử phát triển nhà nước phong kiến tiến bộ hơn đáp ứng đòi hỏi của sức sản xuất thay thế nhà nước nô lệ. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật tiến bộ được ứng dụng vào trong sản xuất làm năng suất lao động nâng cao. Lúc này nhà nước phong kiến quan liêu trở ngại cho sức sản xuất. Trong lòng chế độ phong kiến xuất hiện giai cấp mới, giai cấp tư sản.

Giai cấp tư sản đại diện cho nền sản xuất mới công thương nghiệp đứng lên giành quyền, lập lên nhà nước tư sản. Nhà nước tư sản phục vụ cho giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân trong các nước tư sản và thuộc địa đứng lên đấu tranh đòi hỏi quyền lợi. Lúc này chủ nghĩa cộng sản Marx ra đời đáp ứng nguyện vọng của giai cấp công nhân nhưng chủ nghĩa CS Marx vạch ra con đường đấu tranh và thiết lập nhà nước CS theo chế độ công hữu tài sản ngược với quy luật phát triển lịch sử loài người.

Đảng CS điều khiển toàn bộ nhà nước từ Quốc Hội (lập pháp), Chính Phủ (hành pháp), Tòa Án (tư pháp). Tất cả các chức vụ trong các cơ quan nhà nước đều được đảng chia cho các đảng viên CS nắm giữ.

Nguời ta kết tội nhà nước CS là độc tài chuyên chế, thực tế có đúng không? Chúng ta thử phân tích. Khi người CS luôn vỗ ngực nhận là chế độ CS XHCN dân chủ gấp ngàn lần chế độ tư sản, nhưng theo đảng CS thì nhà nước CS là công cụ chuyên chính của đảng. Khi đã thực hiện chuyên chính, đảng CS sao có thể thực hiện dân chủ được. Hơn nữa mục tiêu của đảng CS là thực hiện chế độ công hữu tài sản. Tư hữu tài sản là bản chất của con người. Có được quyền tư hữu tài sản con người mới có quyền tự do căn bản. Vậy thì người CS phải làm thế nào để thực hiện lý tưởng công hữu tài sản trái với ý muốn của nhân dân. Bắt buộc nhà nước CS phải thi hành độc tài chuyên chế. Nhà nước CS buộc nhân dân phải từ bỏ quyền sở hữu đất đai dân làm sao có thể tự do được.

Đảng CS khống chế tất cả Quốc Hội, Chính Phủ, tòa án thử hỏi dân chủ còn len được vào chỗ nào để có thể nói rằng nhà nước CS là nhà nước dân chủ.

Học thuyết CS về lý thuyết rất hay, nó lôi cuốn con người. Nhưng khi thực hiện mọi điều mơ ước tốt đẹp thực tế không có được, thay vào đó là bất công, nghèo đói. Chủ nghĩa CS ra đời là tai họa của nhân loại. nhân loại háo hức đi theo chủ nghĩa CS rất nhanh, nhưng nhân loại kết thúc chủ nghĩa CS cũng rất lẹ. Vì thế chủ nghĩa CS chỉ sống được hơn 70 năm, trong khi các thể chế nô lệ, phong kiến sống hàng ngàn năm.

Thế giới ngày nay chỉ còn sót lại vài nước CS như TQ, VN, Bắc Triều Tiên, Cuba. Điểm lại tất cả các nước theo chế độ CS không nước nào thóat cảnh đói nghèo. Vì vậy TQ, VN phải vay mượn đường lối kinh tế thị trường của nhà nước tư sản để thóat cảnh đói nghèo. Nhưng 2 nước này chỉ thay đổi đuờng lối kinh tế một phần còn phần cốt lõi là ruộng đất của nông dân vẫn chưa được quyền tư hữu. Vấn đề này kềm hãm sức sản xuất rất lớn. Nhà nước VN loay hoay với sức sản xuất nông nghiệp, đưa ra các biện pháp để nâng cao năng suất nào là mô hình nông thôn mới, mô hình cánh đồng lớn. Dù loay hoay cách này cách khác, nhà nước CS không trả lại quyền tư hữu đất đai cho nông dân thì mô hình nào cũng đều vô ích.

CS TQ, VN chỉ phát triển kinh tế một thời gian khi vay mượn đường lối kinh tế thị trường của tư sản. Nhưng nay phải bước vào thời kỳ suy thoái. Ngày nào đó không xa 2 nước này sẽ phải từ bỏ chủ nghĩa CS hoặc bị sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu.

Nhà nước tư sản không dựa vào 1 học thuyết cố định nào mà vận động theo quy luật của lịch sử. Đầu thế kỷ 20, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản lên đến đỉnh điểm. Người CS đinh ninh rằng giai cấp công nhân sẽ đào mồ chôn nhà nước tư sản nhưng mơ ước của người CS là mơ ước hão huyền, bằng chứng là giai cấp công nhân không còn là vô sản nữa khi công nhân được mua cổ phần trong các công ty xí nghiệp tư sản. Vậy ai sẽ là người đào mồ chôn nhà nước tư sản đây?

Xã hội tư sản không còn sự đối kháng giữa công nhân và tư sản, nhà nước tư sản chuyển hóa thành nhà nước dân chủ tư sản. Nhà nước dân chủ tư sản là nhà nước tiến bộ hiện nay. Nó thể hiện được vai trò làm chủ thực sự của người dân và chế độ tư hữu tài sản tạo ra động lực phát triển sản xuất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Nhà nước dân chủ tư sản không phục vụ riêng cho mọi tầng lớp, giai cấp đảng phái hoặc nhóm lợi ích nào. Trong khi nhà nước CS phục vụ cho lợi ích của một nhóm quyền lực.

Tuy nhiên, nhà nước dân chủ tư sản có 2 hoặc 3 đảng điều hành cùng trong bộ máy nhà nước làm cho họat động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả do các đảng phái kình chống nhau.

Nhưng trong bộ máy nhà nước độc đảng điều hành thì càng nguy hiểm bởi vì rất nhiều chứng bệnh nan y do độc tài đảng trị gây ra: chuyên quyền, độc đoán, tham nhũng, thiếu dân chủ làm xã hội bại hoại. Các chứng bệnh này không thể chữa trị bằng vài cải cách đổi mới chắp vá nửa vời hoặc bằng việc học tập theo gương “bác Hồ vĩ đại” là hết bệnh mà phải thay đổi toàn bộ thể chế chính trị.

Tùy từng quốc gia, hình thái nhà nước dân chủ tư sản không đảng phái có thể là một lựa chọn. Với hình thái nhà nước này người dân sẽ thực sự làm chủ với chế độ tư hữu tài sản đồng thời trong nhà nước không có đảng phái nào điều hành. Người trúng cử do dân bầu vào các chức vụ cơ quan nhà nước không được đại diện cho bất cứ tổ chức đảng phái nào.

Hình thái nhà nước hình thành theo quy luật phát triển xã hội. Hình thái nhà nước phong kiến thay thế nhà nước nô lệ thúc đẩy sức sản xuất phát triển. Nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến làm cho sản xuất công nông thương nghiệp phát triển. Đó là quy luật phát triển tất yếu. riêng nhà nước CS theo chế độ công hữu tài sản không nằm trong quy luật phát triển của lịch sử loài người. Bởi vì nhà nước CS sinh ra như 1 quái thai của lịch sử, nó sinh ra không phải để thúc sản xuất phát triển mà để kềm hãm, phá hoại sức sản xuất bằng bộ máy nhà nước quan liêu duy ý chí theo chế độ công hữu tài sản. tất cả các nước CS đều nghèo đói vì bản chất phá hoại sức sản xuất của chế độ CS.

VN muốn thoát khỏi nghèo đói yếu kém con đường duy nhất là rũ bỏ chế độ CS XHCN lạc hậu, lập lên nhà nước dân chủ tiến bộ. Muốn vậy toàn thể nhân dân VN kể cả các đảng viên CS yêu nước hãy một lòng đấu tranh cho 1 nhà nước dân chủ không CS để mở ra giai đoạn lịch sử mới tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.

Traitimxanh-sig.png
Lê Phương (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

Nga vừa về !

PhuongNga2.jpg
Lê Dũng – Một anh bạn vừa cho hay : anh vừa về cùng Nga từ Bắc Kinh về Hà nội, nguyên văn đây ạ: Phương Nga đã về… nhưng "bạn" vẫn đạp thẳng lại mặt "ta"! Vâng thế là sau một tuần làm việc, tối qua 22/7 trên chuyến bay VN901 từ Bắc Kinh – Phuơng Nga đã về, mừng lắm chứ, mong lắm chứ!

phuongnga-phitruong.jpg

phuongnga-phitruong2.jpg

Dân ta tuy còn nghèo nhưng cũng sẵn sàng đóng thuế để Nga đi hạng nhất cho đỡ mệt, vì vắng Phương Nga, không ai lên tiếng bảo vệ ngư dân bị bắt, trầm tĩnh như vài tờ báo có sốt ruột mấy chỉ dám rụt rè lên tiếng đề nghị bộ ngoai giao can thiệp, còn mấy người yêu nước nóng lòng thể hiện thì kẻ bị bóp cổ, người bị ăn đạp thẳng chân rồi hốt hết về đồn, sáng như mấy trí thức khi đi thể hiện lòng yêu nước còn bị chặn xe gây khó dễ hoặc bị hỏi thăm ở nhà đêm trước "đề nghị" không đi biểu tình thì thật không hiểu cái gì đang xảy ra với dân ta nữa.

Việc của dân thì vậy, còn việc mấy tàu thăm dò của chính "chủ" bị cắt cáp thì không biết Nga làm việc với "bạn" cả tuần ở bển thế nào mà đến cuối tuần, ngày 22/7 phía "bạn" vẫn "ngang ngược" (mượn chữ ông ĐDQ nhé nhé) đăng trên nhật báo của họ là:

China has denied the accusation, saying "the law enforcement activities by Chinese maritime surveillance ships against Vietnam’s illegally operating ships are completely justified.

Tóm lại là "bạn" bảo là việc tàu hải giám của họ xử mấy tàu của Việtnam như Bình Minh, Viking đang hoạt động thăm dò trái phép là hoàn toàn đúng luật! Nói vậy khác nào "bạn" vẫn đạp lại thẳng vào mặt ta à?

Nga về rồi, Nga sẽ (hoặc không) lên tiếng, nhưng để ngư dân mình bị bắt bị đánh đập, rồi những hành động trấn áp đạp vào mặt dân mình, hay những hành động đục bỏ bia lịch sử yêu nước của dân tộc, im lặng để TQ vừa ăn cướp vừa đạp lại thẳng vào mặt như vậy… thì chả lẽ ta chỉ còn mỗi việc thu thuế của dân?

Im lặng là đồng ý, Nga nhé nhé!

Ảnh do bạn ấy chụp, mà cũng chả hiểu anh bạn này ở đâu, chưa gặp lần nào mà.

Lê Dũng
dunglepower.blogspot.com/2011/07/nga-vua-ve.html

Things you can do from here:

Dậy mà đi!

greySkyd.jpg
Quang Hưng (bạn đọc Dân Làm Báo)

Xin chào Danlambaovn!

Vậy là chúng ta đã có thêm một ngày chủ nhật thật ý nghĩa, đồng hành cùng nhau xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Hôm nay, bọn mình vẫn phải đi làm vì không được nghỉ chủ nhật. Anh em trong nhóm bọn mình quyết định hẹn nhau đi làm từ 05:00 sáng để đến 08:00 là hết ca, còn kịp giờ ra "điểm G" với mọi người.

Mình về đến nhà, lúc 08h10, cuống hết cả lên, chỉ sợ ra không kịp. Cũng may từ nhà mình ra hồ Hoàn Kiếm rất gần, thế là khẩn trương đi quốc bộ ra. Ra đến đầu phố Hàng Đào, thấy có xe của CAP và 2 cán bộ an ninh ngồi án ngữ ngay trước cửa hàng bán quần áo, nhìn sang phía tòa nhà Hàm cá mập thấy vắng tanh, mình lo quá, hay là bị CA giải tán từ sớm rồi. Mặc kệ, quyết định đi tiếp ra tượng đài vua Lý Thái Tổ. A! đây rồi, nghe thấy rồi, tiếng loa đọc ra rả. Vậy là yên tâm rồi.

Lúc mình ra đến nơi cũng là lúc mọi người bắt đầu rời tượng đài và đi sang đường, thế là a lê hấp, vào đoàn thôi. Phải nói là cuộc biểu tình sáng nay "thành công tốt đẹp" ngoài mong đợi. Vâng! 02 vòng hồ Hoàn Kiếm sáng nay chắc chắn sẽ là khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời mình. Vinh dự và tự hào thay, những người Việt Nam yêu nước chân chính. Blogger Lê Dũng tranh thủ vừa giơ biểu ngữ, vừa phát thêm biểu ngữ đã photocopy sẵn cho những ai đi trong đoàn còn chưa có. Thật cảm động biết bao. Mọi người đều hô to, tiếng hô từ đáy lòng, hô lạc cả giọng:

"HOÀNG SA – TRƯỜNG SA"
"Bảo vệ nhân dân Việt Nam" – BẢO VỆ! BẢO VỆ!
"Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh – Giặc đến nhà, đàn bà phải đááááánh" – ĐÁNH! ĐÁNH! và còn nhiều nữa.

Đây là ảnh mình:
http://1.bp.blogspot.com/-mXJp_Y8_aPw/TivrXA9Q4dI/AAAAAAAABJk/x7ldxZw-HZQ/s1600/S73F0042.JPG,
thấy "binh nhì" Tiến Nam chụp ảnh em bé, xông lên khoác vai em định làm 1 pô, thế nào mà cu cậu lại chụp xong rồi, chán thế!

Mình gửi tặng riêng danlambaovn một số ảnh mình chụp sáng nay (file đính kèm) và đặc biệt là đoạn video clip chú Đỗ Xuân Thọ trong đoàn biểu tình:

– Video đoàn biểu tình hô Bảo vệ tổ quốc Việt Nam:

– Video đoàn biểu tình và Nghệ sĩ Tạ Trí Hải:

Vì hình ảnh chụp và quay bằng ĐTDĐ nên chưa được đẹp, nhưng nó là tấm lòng của mình!

Picture+%25281%2529.jpg

Picture+%25282%2529.jpg

Picture+%25283%2529.jpg

Picture+%25284%2529.jpg

Picture+%25285%2529.jpg

Picture+%25289%2529.jpg

Picture+%252810%2529.jpg

Picture+%252811%2529.jpg

Picture+%252812%2529.jpg

Picture+%252813%2529.jpg

Picture+%252814%2529.jpg

Picture+%252815%2529.jpg

Picture+%252816%2529.jpg

Picture+%252817%2529.jpg

Picture+%252819%2529.jpg

Picture+%252820%2529.jpg

Mình gửi đến các bạn trong thôn danlambao để khích lệ thêm lòng yêu nước cho những ai còn chần chừ hãy – DẬY MÀ ĐI!

Traitimxanh-sig.png
Pham H (bạn đọc Dân Làm Báo)
danlambaovn.blogspot.com

Things you can do from here:

Nhận Thức: chìa khóa của Tự Do

DiTim2.jpg
Thái Phục Nhĩ (bạn đọc Danlambao)Muốn cho nước nhà có dân quyền và dân chủ thì ít nhất phải hội tụ đủ hai điều kiện. Thứ nhất, nhà cầm quyền hiểu rằng quyền lực trong tay họ là từ người dân mà ra, và thứ hai, người dân nhận thức được quyền và địa vị làm chủ của họ. Hai điều đó quan yếu như nhau, chí ít là phải có điều kiện thứ hai, để điều chỉnh nhà cầm quyền khi họ có khuynh hướng độc tài.

Việt Nam thiếu điều kiện thứ nhất, điều kiện thứ hai có nhưng yếu, cho nên nạn độc tài vẫn hoành hành. Chúng tôi sẽ góp một vài ý để cải thiện điều kiện thứ hai.

Điều kiện thứ nhất chúng tôi sẽ không bàn nhiều, vì những người rõ chuyện đều biết nhà cầm quyền cộng sản đương thời không chịu hiểu. Nếu họ muốn làm một chính quyền chính đáng thì họ phải đại diện cho người dân và dùng các phương tiện và tài nguyên của quốc gia làm lợi cho
người dân. Chính vì họ không nghĩ tới lợi ích quốc gia và dân tộc trước tiên, cho nên người dân mới tranh đấu và đặt nghi vấn về tính chính danh của họ.

Phản ứng tự nhiên nhất trước một chính quyền bất công là nổi loạn. Họ bị nhà cầm quyền khép vào tội danh “phản động”. Các nhà đấu tranh đã kiên nhẫn rất nhiều, từ phẫn nộ, tẩy chay họ đã chuyển sang các phương pháp mềm dẻo hơn, và rất nhiều người đã tìm cách đối thoại với nhà cầm quyền. Đáp lại nỗ lực đối thoại của họ nhà cầm quyền vẫn giữ nguyên thái độ và cách hành xử ban đầu là đàn áp và trù dập.

Nguyện vọng của người dân không được đáp ứng, lời nói của họ không được lắng nghe, tài nguyên của quốc gia và sức lao động của người dân đóng góp không dùng vào lợi ích của chính họ và con cháu họ, người làm chủ không sai khiến được kẻ phục vụ theo ý mình, họ sẽ tìm cách sa thải kẻ đầy tớ đã thành vô dụng ấy. Dưới chế độ cộng sản thật khó mà làm cho nhà cầm quyền hiểu rằng quyền lực của họ là do người dân mà ra. Hèn gì Gorbachev từng làm Tổng Bí Thư của cộng sản cũng phải nhận định cộng sản hư hỏng quá, không thể sửa chữa được mà phải vứt bỏ đi.

Các nhà tranh đấu còn một cơ hội là nuôi lớn điều kiện thứ hai, làm cho người dân nhận thức được địa vị làm chủ quốc gia của họ đã bị tước khỏi tay họ bằng những luận điệu tuyên truyền của nhà cầm quyền. Và đây chính là việc các nhà tranh đấu đang làm để đánh bật nỗi sợ đã chế
ngự tâm thức của nhiều người dân trước công đường.

Người dân phải làm quen với với tư thế đĩnh đạc của một công dân đường hoàng, không phải cứ gặp công an hay quan chức là cúi đầu thưa bẩm, và tệ hơn nữa là cái nạn đút lót để cho được việc. Chúng tôi cho rằng cái nạn đút lót bắt nguồn từ bọn con buôn hám lợi, chỉ thấy cái lợi trước mắt ở một nguồn tài nguyên nào đó, vì làm thủ tục theo phép nó nhiêu khê, họ đi cửa sau cho nó khỏe và mau. Bọn con buôn bất minh này cưng chiều bọn công quyền trước tiên và rồi cái tệ ấy lan truyền khắp xã hội, đến người dân ở xã lên làm cái giấy nhượng ruộng cũng đút lót cho ông địa chính xã để mau được việc, và mấy ông tài xế bị công an huýt còi là xìa phong bì cho đỡ rầy rà. Cái tệ ấy làm đảo lộn địa vị của người làm chủ và người công bộc, biến người dân thành người bị trị đi xin xỏ và nhà công quyền thành kẻ cai trị đi làm ơn.

Thật khó mà tưởng tượng được một thanh niên Anh hay Pháp cao lớn phốp pháp như thế lại chịu khấu đầu dạ bẩm một ông cảnh sát giao thông. Hồi chúng tôi học trung học, một người thầy có nói ở Mĩ nếu chỗ công quyền mà hạch sách dân thì dân họ ra ngoài đường vỗ ngực kêu rằng: I’m the tax payer. Người dân Việt Nam phải biết rằng tài nguyên quốc gia, đất đai, biển, rừng là của tổ tiên để lại và họ là con cái thì có quyền hưởng một cách chính đáng, không một nhóm người nào có thể chia chác những lợi ích ấy riêng cho mình và để số đông sống thiếu thốn. Người dân Việt Nam cũng phải hiểu rằng nhà nước có tồn tại, các công sở, những phương tiện của nhà cầm quyền dùng để trị mình đều do mình đóng góp hết. Người dân Việt Nam phải hiểu rằng, bổng lộc của quân đội, của công an, của những kẻ đang ngồi ở các tòa tỉnh, các ông bí thư đều do họ đóng thuế nuôi hết. Và vì vậy, họ có quyền muốn nhà nước hành xử thế nào thì nhà nước lẽ ra phải hành xử như vậy, để được chính danh.

Những người trong cơ quan công quyền không trực tiếp tạo ra của cải, họ ăn lộc của dân để phục vụ cho người dân, và ngoài ra không có quyền đòi hỏi gì thêm. Những điều ấy mỗi người dân phải thấm nhuần trong cách nghĩ, thái độ và cách hành xử của mình khi đối diện với người của
công quyền.

Nhưng làm sao thay đổi được não trạng hễ công dân tới chỗ công quyền thì hệt như đi xin, còn kẻ công bộc được trả lương để phục vụ thì hành xử với thái độ ban ơn, làm sao bứng được cái gốc sợ hãi đã gieo vào tâm thức đa số người Việt qua nhiều thế hệ như thế. Không bứng được
nỗi sợ ấy, nỗi sợ bọc bên ngoài bằng lối sống an thân, thờ ơ trước cái ác, thì dù có nhiều chiến sĩ dũng cảm thay nhau hi sinh cũng khó xoay chuyển được tình thế. Những cuộc cách mạng hoa lài ở châu Phi gần đây chứng tỏ một quần chúng có tư thế đĩnh đạc, khẳng định được quyền làm
chủ của mình trước một chính thể độc tài thì có thể làm nên cách mạng mà không cần phải dùng tới súng đạn.

Có lần trên đường Hà Nội vào Huế, một người khách du lịch Đức ngồi cạnh chúng tôi bàn luận chuyện dân chủ và độc tài. Ông già bảy chục tuổi ấy hỏi chúng tôi rằng: “Dân chủ
và tự do là một điều kiện xã hội, chú khao khát có một xã hội dân quyền, nhưng mà đồng bào của chú liệu có hiểu chuyện ấy không? Chỉ có vài người gào thét thôi, còn quần chúng thì vẫn ngù ngờ, và bàng quan thì làm sao có dân chủ. Và thậm chí nếu chính quyền này rút lui thì
trí thức của dân chúng có đủ để điều khiển những người cầm quyền mới lên hay không, hay là sẽ tạo ra những chế độ độc tài khác và thậm chí là đổ máu nữa?”

Tôi đáp rằng: “Chỉ có một cách lãnh đạo duy nhất là chăm sóc lợi ích quốc dân một cách vô vị lợi. Nước tôi có nhiều nhà tranh đấu biết rằng đứng lên là sẽ bị bắt bớ, tù đày nhưng họ vẫn làm, trong khi im lặng họ sẽ có đủ thứ mà một người bình thường ao ước: nhà cửa, lương bổng, vợ con, và uy tín. Tôi tin rằng những người ấy có đủ học tài và lương tâm làm lãnh đạo đất nước.”

Tôi đáp vậy vì tin rằng những người dám hi sinh địa vị xã hội cao trọng, hi sinh cuộc sống an nhàn, thậm chí là tính mạng để tranh đấu cho tự do và dân chủ xuất hiện gần đây như, hoặc những người có học tài, hay các nhóm trí thức chí ít cũng có thể là những vị cố vấn và quân sư đắc lực cho một tân chính phủ sau này.

Nhưng mà ngẫm lại cũng thấy lời ông bạn kia đáng nghĩ, vì có tới bảy tám mươi phần trăm dân Việt Nam vẫn sống ở nông thôn, suốt năm tháng lam lũ trên mảnh ruộng và ao cá, không có đủ điều kiện sống để bàn tới những chuyện ngoài tầm nghe, nhìn của họ như tự do và dân chủ. Chẳng lẽ một ông già người Đức thuộc vào thế hệ ông nội ông ngoại chúng tôi lại có ý thức về chỗ ách yếu của một xã hội dân quyền như vậy mà những người trẻ vào thế hệ chúng tôi ở Việt Nam lại cho rằng xã họi dân quyền là một khái niệm viển vông. Thật đáng cho chúng ta phải suy nghĩ.

Trong cuộc đấu tranh đòi dân quyền hiện nay, chúng ta cần lưu tâm hơn tới công tác vận động và quảng bá. Nhiệt huyết, can đảm và ý chí thì có dư, nhưng mà thiếu kĩ thuật, thiếu quần chúng thì cũng rất khó làm rung rinh chế độ độc tài này. Dân gian nói, số đông nó có sức mạnh, điều đó đúng. Người trí thức có thể có tài và có tâm lãnh đạo, nhưng nếu quần chúng đã bị ru ngủ dưới bộ máy tuyên truyền và mật vụ dày đặc ngày đêm làm việc hết công suất thì mọi công sức cũng chỉ là châu chấu đá voi.

Trong mọi cuộc đua, bên nào tỉnh thức bên đó thắng. Chúng ta có dám khẳng định mình miệt mài thức tỉnh hơn mấy tay tuyên giáo và mật vụ cảnh giác theo mệnh lệnh không. Chúng ta phải làm việc nhiều gấp ngàn lần những kẻ mật vụ đó mới mong gây được ảnh hưởng tới đa số quần chúng. Gánh của chúng ta nặng hơn bọn mật vụ đó rất nhiều, chúng ta phải kiếm sống để chiến đấu; còn bọn chúng hạch sách chúng ta cho nhiều là để thăng cấp và tăng lương. Nặng hơn nữa khi điều kiện sống của đa số người dân, nhất là tầng lớp lao động và nông dân, chỉ ở mức cầm hơi mà thôi. Muốn họ hết tin tưởng những ngụy sách phát triển nông thôn của nhà cầm quyền, muốn họ thấy rằng chính những chính sách tàn phá nông thôn đó đã đưa họ vào cảnh điêu đứng bao nhiêu năm nay thì chúng ta phải làm việc rất nhiều mới cho nông dân thấy được cái chính quyền này chẳng màng tới sự sống chết của người làm ra gạo nuôi họ đâu.

Đó là ở nông thôn, ở thành thị công việc cũng không phải nhẹ, mặc dù người dân thành thị có nhiều thông tin hơn và nhiều đòi hỏi hơn. Muốn cho lớp trẻ hiểu rằng dù có tích cóp thật nhiều của cải, khuyếch trương việc làm ăn của mình thật rộng, dù có học thật cao, trong xã hội mất dân chủ trên đất Việt này, thì lối sống đó vẫn chỉ là tạm bợ.

Người Việt mãi mãi phụ thuộc ngoại nhân, phải cho họ nhìn lại xem trên thân thể mình, trong nhà mình tới chỗ mình làm việc có bao nhiêu là của người Việt làm ra: chiếc xe máy, cái computer, cái điện thoại Nokia, viên gạch lát sàn, hay bồn rửa chén? Có bao nhiêu sách vở viết
cho đàng hoàng? Có bản nhạc nào nghe cho thấm thía tâm hồn Việt Nam, có buổi hòa nhạc nào cho dân chúng mua vé thưởng thức? Hay vẫn chỉ là những con đường đào bới lỗ chỗ, những khu ổ chuột mọc lên càng nhiều, những thành phố xấu xí và chật chội? Chỉ là những thanh thiếu niên lấy mái tóc xanh đỏ, áo quần lòe loẹt, lấy những bản nhạc giật gân khỏa lấp tâm hồn, và những người trẻ lấy xe hơi và nhà hàng làm mục đích sống? Mới phác sơ như vậy thôi đã thấy công việc của nhà tranh đấu thật quá nhiều; dọn sạch cái mớ hỗn mang này và lập lại trật tự sau mấy chục năm xã hội chủ nghĩa điên đảo không phải sức của một nhóm trí thức hay nhóm blogger mà làm được. Nó đòi hỏi sự làm việc nghiêm túc và hi sinh của nhóm thủ lĩnh và sự ủng hộ liên lỉ của đạo quân quần chúng.

Mấu chốt của mọi cuộc tranh đấu chống độc tài đều nằm ở chỗ xé rách bức màn u mê. Phải nã những quả đại pháo vào cỗ máy tuyên truyền ở học đường và nông thôn, phải đâm thủng bức màng bưng bít thông tin và sự thật đã phủ lên Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Nhiều nhà báo và
người cầm bút có lương tri xuất hiện, chứng tỏ tư cách và tài ba làm thủ lĩnh được. Mật vụ nào theo dõi hết blogger, đại bác nào phá được những blogspot và Facebook. Cách đây hai ba chục năm thì sự đấu tranh sẽ khó; ngày nay, công nghệ truyền thông rõ ràng là giúp ích cho nhà đấu tranh dân chủ rất nhiều. Đã có nhiều phong trào mở miệng, nhiều diễn đàn, nhiều tờ báo điện toán để người dân bày tỏ quan điểm và nói điều muốn nói dễ dàng hơn. Bịt miệng quần chúng và nói láo có điêu luyện bao nhiêu cũng không còn phát huy tác dụng như xưa nữa. Mặc dù học đường, báo chí và xuất bản đều bị biến thành công cụ của nhà cầm quyền, nhưng thủ đoạn cai trị bằng chính sách ngu dân đó không làm cho nhà cầm quyền có thể muốn nói sao thì người dân phải tin vậy. Họ có thể thành công chừng nào người dân không có phương tiện thông tin nào
khác ngoài mấy tờ báo lá cải của nhà nước, mấy buổi truyền hình, truyền thanh toàn quảng cáo và phim Tàu, cùng những buổi học tập nghị quyết đảng vào cuối tuần cho học sinh và công chức. Ngày xưa khi mọi phương tiện truyền thông nghèo nàn các nhà độc tài đã không khiến người dân ngoan ngoãn theo ngón tay trỏ của họ, thì ngày nay họ càng không thể làm được nữa.

Cái tai hại của thông tin đối với nhà độc tài chẳng khác gì kẻ trộm trốn lẩn trong bóng tối bị rọi ánh sáng vào. Những nhà độc tài họ hiểu chuyện đó, cho nên họ cấm tiệt báo chí. Ở điểm này, chính quyền thực dân Anh không khôn hơn chính quyền cộng sản Việt Nam bây giờ, vì đã
cho Gandhi đăng đàn diễn thuyết và trình bày ý tưởng và phương pháp của mình công khai. Chính quyền thực dân Pháp cũng thế, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, hay thậm chí các nhóm cộng sản mới manh nha đều có thể viết sách hoặc ra báo. Nay Việt Nam có hơn 700 đầu báo, mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiên quyết ra chỉ thị không để tư nhân hóa báo chí, thì quả là ông biết chỗ sống còn của chế độ nằm ở đâu. Nhà độc tài cứ việc dùng mật vụ để theo dõi người dân, cứ tẩy não trẻ con và công chức, thậm chí thô bạo hơn như quản thúc, hành hung, bắt tù những người đối lập đi nữa, nếu họ chỉ cho người dân tự do thông tin thôi, đừng hành hung những người cầm bút và ra báo, thì chúng tôi cam đoan trong vòng ba năm không còn ai tin họ nữa.

Nhà cầm quyền độc tài họ không sợ vũ trang bằng sợ cây bút. Thứ vũ khí lợi hại ấy dùng trên đất dụng võ Internet không ngằn mé thì có thể hạ gục bất kì tên độc tài nào lì lợm nhất. Đành rằng đa số dân Việt Nam vẫn còn là dân quê, nhưng mà dân quê họ hiền lành, chất phác, ai làm cho họ thấy có chính nghĩa thì họ sẽ theo thôi. Không ai tài giỏi gì lừa dối được hai ba thế hệ một lúc, huống chi nhà cầm quyền cộng sản bây giờ đã làm nhiều việc chứng tỏ họ chẳng màng tới lợi ích của dân quê. Những diễn đàn như Bauxite Việt Nam của nhóm trí thức, phong trào Mở Miệng của Bùi Chát, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do do Điếu Cày khởi xướng, Thôn Dân Làm Báo đều là những quả đại pháo nã vào thành trì bưng bít của cộng sản.

Trong tương lai, khi những Công Ước Về Dân Quyền và Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc trở thành phổ biến trong quần chúng, những cuốn như Độc Tài Tới Dân Chủ của Gene Sharp mà công an tìm thấy trong máy tính của Lê Công Định sẽ là những quả đại pháo khác làm cho pháo đài cộng sản phải rung chuyển. Những sáng kiến như Sổ Phong Quỷ của người trong thôn Dân Làm Báo quả là những vũ khí lợi hại để bảo vệ dân lành, ngăn và tố cáo những hành vi bạo hành của bọn tay sai hữu dũng vô mưu trong hàng ngũ mật vụ cộng sản. Và nếu các đoàn thể tôn giáo, các vị tu sĩ vốn có ảnh hưởng khá lớn đối với nhiều thành phần quần chúng, nếu các vị ấy mở ra Sổ Phong Thánh ngay đời này cho những vị chịu hi sinh và can đảm đứng lên đấu tranh vì cho rằng công đức mở đường cho đồng bào có một cuộc sống an lành và thịnh vượng lớn hơn công đức làm bố thí và lễ lược thì thánh Phê-rô và Diêm Vương sẽ không so đo nhau là kẻ làm bở hơi tai, kẻ ngồi vách mẩy. Nếu các nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác thêm những bài nhạc, bài thơ cho phong trào dân chủ, vì một bài nhạc hay, một bài thơ có vần dễ đi vào lòng người hơn nhiều loa phóng thanh, nếu các họa sĩ vẽ những bức biếm họa để giăng đầu các đường cái, thì lo gì không hạ được cái cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ cộng sản. Chúng tôi ngờ rằng mấy ông ở Bộ Chính Trị không sợ họng súng của Trung Quốc bằng những thứ ấy pháo viết bằng chữ ấy đâu.

Nếu bài viết này làm cho các vị mật vụ khó chịu và tức giận thì đó là ngoài ý chúng tôi, chúng tôi chỉ muốn đối thoại với nhau và lập lại một trật tự trong xã hội văn minh mà thôi: dân làm chủ chính quyền và lúc thấy cần thì dân có thể phế chính quyền ấy. Các vị hãy nhìn thật xa, loài người phải đi từ chỗ hỗn độn tới chỗ trật tự để có văn minh và tự do hơn. Quý vị không thể biến quốc gia này thành một nhà tù và tìm cách duy trì mãi một trật tự đảo ngược mà cho đó là lẽ sống cao đẹp của một bậc nam tử được.

Traitimxanh-sig.png
Thái Phục Nhĩ (bạn đọc Danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

Tường thuật biểu tình ngày 24-7

hn19+copy.jpg
Phương Bích Trong 7 lần tôi tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc thì lần này là đông vui nhất, ít bức xúc nhất mặc dù chả được hô ở trước cửa sứ quán Tàu câu nào. Nhưng chả cần, thời buổi này có mà cách nửa vòng trái đất cũng chả ngăn được những tin tức nóng hổi chứ đừng nói gì đến chuyện cách có vài cây số.

Nghe nói hôm nay có khoảng trên dưới bốn trăm người. Mặc dù chưa phải là đông, nhưng có lẽ sau hai cuộc biểu tình bị trấn áp thô bạo ngày 10/7 và 17/7 vừa qua thì số lượng người tham gia lần này lại đông hơn trước. Điều đó chứng tỏ việc bắt bớ đàn áp mạnh tay không hề làm cho người dân nao núng hay sợ hãi chùn bước mà trái lại càng khiến họ phẫn nộ hơn. Có những người chưa hề tham gia biểu tình lần nào nhưng hôm nay họ đã xuống đường.

Tôi không mê tín nhưng có cảm giác trời luôn chiều lòng người. Sáng hôm qua hầu như mưa cả buổi, còn sáng sớm nay cũng có mưa nhưng sau đó lại tạnh ráo. Chả phải như thế là trời chiều lòng người hay sao. Chưa có một sáng chủ nhật nào trong vòng 2 tháng qua mà các cuộc biểu tình lại bị hoãn vì thời tiết cả.

Theo lời kêu gọi trên mạng, tôi đến khu vực đài cảm tử khá sớm. Đi bộ từ bến xe buýt trên đường Hai Bà Trưng qua đoạn đầu của phố Hàng Bài, sang Đinh Tiên Hoàng. Cả quãng đường vắng hoe vắng hoét, chỉ một mình tôi đi bộ trên vỉa hè trong trang phục áo phông có in hình lưỡi bò với dòng chữ “say no to U-line, say yes to Unclos” mà có lẽ bất cứ anh dân phòng không biết tiếng Anh nào cũng hiểu tôi là dân đi biểu tình.

Cả vườn hoa Chí Linh có tượng vua Lý Thái Tổ và khu vực đài cảm tử chỉ thấy một vài người dân đi tập thể dục, có xe cảnh sát đỗ tại đó nhưng bóng các áo xanh và dân phòng là không đông.

Trời hơi nắng nên tôi đi sang bên khu vực cầu Thê Húc, gặp các bác Tường Thụy, bác Thi, Bác Gốc Sậy, Lê Dũng và Hiếu Buôn gió ở đó. Đứng chuyện trò đến gần 8 rưỡi mà vẫn không thấy “đội hình” đâu. Lái gió “cằn nhằn” bảo chờ đợi cả tuần, hồi hộp còn hơn cả buổi hẹn hò đầu tiên với bạn gái, vậy mà bà con ta lình xình quá.

Đứng một chốc có thêm được mấy cậu thanh niên nữa. Gọi điện cho Minh Hằng thì thấy bảo đang vào lễ trong đền Ngọc Sơn rồi sẽ ra ngay.

ahn24723.jpg

Sốt ruột nên mọi người rủ nhau sang vườn hoa Chí Linh, hóa ra các nhân sĩ và trí thức đã đến đó cả, đã đứng giăng khẩu hiệu và các khổ giấy A4 ghi tên các những người đã hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Mọi người kéo đến đông dần. Đương nhiên là các ống kính tranh thủ chụp ảnh các kiểu. Một người bắt đầu hô: đả đảo Trung Quốc xâm lược, mọi người hô theo rầm rầm. Tôi nhận thấy trong đám đông đứng trên sân vườn hoa lúc đó có khá nhiều gương mặt mới thuộc nhiều lứa tuổi, những gương mặt thân thiện và cùng hô theo rất nhiệt tình.

Từ chiếc xe cảnh sát đỗ cạnh đó bắt đầu vang lên tiếng loa cảnh báo yêu cầu “không được tụ tập”, sẽ “cưỡng chế” nếu không giải tán, rồi đọc nghị định này nọ…Mặc kệ loa nói gì thì nói, mọi người hô hét thêm một lúc nữa rồi bắt đầu kéo nhau sang đường làm một cuộc tuần hành quanh Hồ Gươm. Cũng như lần trước, đoàn biểu tình chọn hướng đi ngược lại khiến các xe cảnh sát đi theo làm nhiệm vụ “giữ gìn trật tự” đành phải đi ngược chiều. Công an còn bố trí một cái xe có gắn loa “khủng” trên nóc cứ vừa đi ngược chiều vừa oang oang đọc “nghị định” dường như cốt để “phá đám” nhưng át làm sao được tiếng hô của hàng trăm người như vậy. Thỉnh thoàng bà con lại ồ lên ê… a…. đáp lại loa của công an.

Hình như đoàn càng ngày càng đông thêm, có thêm các cháu bé hăng hái nhận cầm biểu ngữ và cũng hô hét theo các ông bà, cô bác “như ai”. Có cháu còn đeo cả khăn quàng đỏ, hô khí thế không kém gì người lớn. Có gia đình lại đi cả nhà. Tôi nhớ có một bác gái lớn tuổi nom rất phúc hậu đang đứng hô cạnh tôi thì bị một bà to béo xồng xộc chạy tới lôi ra:

– Bà hâm à, điên à? Nó lại cho ra đảo ở bây giờ.

Bác gái đứng cạnh tôi dứt khoát giằng tay lại, không chịu đi, cũng không thèm nhìn bà kia. Chao ôi, tôi muốn ôm lấy bác ấy quá, muốn hỏi tên bác ấy nhưng vì đang hô rần rần như thế có hỏi cũng khó nghe thấy, hơn nữa chẳng ai muốn “nói chuyện riêng” trong lúc mọi người đang “đồng thanh” hô thế kia.

hn20.jpg
Ảnh : AnhBaSam

Buồn cười nữa là với một đoàn người đông như thế mà chả có ai chỉ huy nên có khi đầu đoàn đang hô “đả đảo”, thì ở giữa đoàn lại đang hô “bảo vệ” khiến mọi người ngơ ngác không biết hô theo khúc đầu hay theo khúc giữa. “Nâu vấn đề”! thế mới vui.

Cứ đi một quãng lại dừng lại một tý để hô, quãng lại dừng một tý, đoàn biểu tình hàng trăm người cứ thế rồng rắn quanh hồ hai vòng cũng gần hết buổi sáng. Dọc đường người đi chơi cũng xúm lại chụp ảnh chung có vẻ thích thú lắm.

Trời nắng nóng nhưng may bà con ta được đi dưới những rặng cây cao bóng cả nên đỡ rất nhiều, thế mà trên những gương mặt già trẻ vẫn thánh thót những giọt mồ hôi. Tôi chả buồn quyệt mồ hôi nữa, còn người Minh Hằng thì như một “cây nước”, ướt sũng chắc vì hô khỏe quá, cái loa cầm tay còn chả lại được với giọng của hắn. Ôi cha, khi hắn hô câu “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”, hắn gân cổ biến cái câu đánh ấy thành một âm thanh dài: đa…đaá…ánh…ánh…khiến cả đoàn vừa buồn cười vừa gân cổ lên hô theo hắn.

hn07.jpg
Ảnh : AnhBaSam

A! Nghe loáng thoáng loa công an nói không để cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo rồi lợi dụng tự do dân chủ gì đó. Tôi chỉ thấy buồn cười, thôi thì việc họ phải làm thì họ cứ làm, nhưng bảo bị cưỡng ép, bị lôi kéo hay bị lợi dụng tự do dân chủ để được yêu nước thì nghe buồn cười quá. Có khi người ta bảo nói yêu nước là lên gân lên cốt, nhưng thử hỏi cả thế giới sẽ nghĩ gì khi nhìn vào một dân tộc gần trăm triệu dân, vốn có truyền thống hàng nghìn năm đánh giặc ngoại xâm, nay lại không có bất cứ một lời phản kháng khi đồng bào mình bị cướp bóc, bị đánh đập, con em mình bị bắn giết trên lãnh hải của mình?

Tôi nhớ một lần dưới chân đài cảm tử, một bác hô những câu rất hay:

– Ai yêu nước?

Đám đông “gầm”lên:

– Tôi!

– Ai là người Việt Nam?

– Tôi!

– Ai bảo vệ tổ quốc?

– Tôi!

Chắc chắn những người hô hôm đó còn nhớ những lời này. Xin mọi người chứng giám cho không lại bảo tôi “bịa”.

Kết thúc cuộc biểu tình ngày hôm nay là đoạn hát quốc ca và một phút mặc niệm những con người đã hy sinh cuộc đời mình để bảo vệ tổ quốc dưới chân tượng đài Cảm tử. Dù giây phút mặc niệm xúc động này vẫn bị tiếng loa “phá đám” nhưng không ai để ý. Có lẽ trong lòng ai đó đang rưng rưng lệ khi nghĩ về những người đã hy sinh cho tổ quốc. Trong khẩu hiệu biểu tình hôm nay có thêm những câu mới rất cảm động: tôn vinh những người đã hy sinh để bảo vệ đất nước, tôn vinh những người đã quên mình vì nhân dân, bảo vệ Trường Sa, trả lại Hoàng Sa. Bó hoa hồng người ta tặng Minh Hằng được đặt dưới chân tượng đài như tô thêm một nét đẹp cho cuộc biểu tình ngày hôm nay

Một điều tôi muốn nói thêm về những tình cảm rất đặc biệt đã nảy sinh giữa những con người chưa từng quen biết trước đây. Hàng chục năm đi làm, tôi chưa từng thấy ai trong cơ quan tôi ôm lấy nhau khi vui mừng. Kể cả giữa những người thân trong gia đình, người châu Á ta vốn không quen biểu lộ tình cảm như người châu Âu mà. Thế nhưng mới chỉ không đi cùng nhau có một lần vào ngày 17/7, khi gặp lại tôi, Thúy Hạnh đã ôm ghì lấy tôi kêu nhớ quá. Cô ấy là người cùng cậu con trai bị bắt về đồn công an với tôi ngày 10/7. Nghe trên mạng nói ngày 17/7 là một ngày “oanh liệt” của những người biểu tình, cô ấy cứ tiếc hùi hụi vì bỏ lỡ mất cơ hội được đồng cam cộng khổ với mọi người. Dưới chân đài cảm tử, cô ấy vẫn chưa hết hưng phấn vì cuộc biểu tình ngày hôm nay. Trước khi ra về, Đức tóc xoăn đến nói:

– Ôm cô một cái nào.

Những cái ôm dính dấp mồ hôi mặn mòi khiến tôi xiết bao cảm động. Những cái bắt tay thật chặt, những cái ôm mà chỉ những người biểu tình dành cho nhau tôi thấy còn quý hơn cả ruột thịt.

Khi cùng Minh Hằng và Kim Tiến ra bắt taxi, một anh công an trung tuổi ngồi trên xe cảnh sát 113 hỏi vọng ra:

– Sao về sớm thế?

Tôi mới chỉ “lườm” anh ta chứ chưa kịp nghĩ đối đáp thế nào thì Minh Hằng đã áp sát cửa xe, giọng rất “ngọt”:

– Anh cho tôi hỏi một điều thôi, anh là đàn ông, là nam nhi thì ngồi trong xe, lại hô bằng loa, còn phụ nữ chúng tôi phơi nắng ngoài trời, hô khản cả cổ chỉ vì yêu nước, anh có thấy bất nhẫn trong lòng không?

Tay này chỉ còn biết cười gượng chứ còn trả lời ra răng bây chừ. Quả là một anh chàng dại dột.

Hà Nội ngày 24/7/2011

Traitimxanh-sig.png
Phương Bích

Tác giả gửi cho danlambao

Tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang : Khó lòng diệt trừ bầy sâu

tts.jpg
Sông Kôn (danlambao) – Khi tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) vào sáng 7/5 , ứng cử viên đại biểu Quốc Hội Trương Tấn Sang phát biểu: So với mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, chúng ta làm chưa tới, chưa thành công…

Ông khẳng định với cử tri sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi.

Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này

Chiều 25/7, sau khi được Quốc hội bỏ phiếu bầu, tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ làm lễ nhậm chức

Sau khi nhận chức , tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thực hiện được những điều ông đã nói với cử tri quận 1 (TP HCM) vào sáng ngày 7/5 là đẩy lùi tham nhũng hay không ?

Rất khó lòng và hầu như là không thể để ông đẩy lùi tham nhũng , diệt trừ bầy sâu . Bỡi lẽ do cơ chế Nhà nước mà chính bầy sâu đó bỏ phiếu bầu đưa ông ngồi vào ghế chủ tịch nước chứ không phải những người cử tri quận 1 (TP HCM) mà ông đã gặp mặt hôm 7/5 bầu ông vào ghế chủ tịch nước . Bất cứ một quan chức to hay nhỏ nào , cũng không thể đi ngược lại lợi ích của những người bầu báng , cơ cấu hoặc chỉ định đặt quan chức đó vào ghế ngồi . Điều đó là hiểu nhiên vì những người đã bỏ phiếu bầu lên cũng chính là những người sẽ bỏ phiếu mà phế truất xuống

Vì những lẽ trên , đất nước ta chỉ có thể đẩy lùi tham nhũng một khi đã phá bỏ cơ chế bầu cử hiện tại , thiết lập cơ chế bầu cử mới , đưa người dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ra người đứng đầu Nhà nước

Traitimxanh-sig.png
Sông Kôn

http://danlambaovn.blogspot.com/

Video & Hình ảnh cuộc biểu tình chống TQ lần 8 tại Hà Nội

Nguyễn Tiến Nam Bất chấp những đe dọa đàn áp từ lực lượng công an, cuộc biểu tình sáng chủ nhật 24/07 vẫn tiếp tục được diễn ra như dự kiến, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân. Theo ghi nhận, cuộc biểu tình lần thứ 8 được đánh giá là cuộc tuần hành đông hơn hẳn so với những lần trước, tạo thành một đoàn người kéo dài hàng trăm mét vòng quanh khu vực Bờ Hồ.

Video và hình ảnh diễn biến cuộc biểu tình tại Hà Nội được bạn Nguyễn Tiến Nam gửi đến bạn đọc thôn Dân Làm Báo. Xin chân thành cảm ơn bạn Nguyễn Tiến Nam !

S73F0022.JPG

S73F0028.JPG

S73F0030.JPG

S73F0031.jpg

S73F0042.JPG

S73F0045.jpg

S73F0053.JPG

S73F0059.JPG

S73F0069.JPG

S73F0072.JPG

S73F0080.JPG

S73F0082.JPG

S73F0089.JPG

S73F0093.jpg

S73F0094.JPG

S73F0095.JPG

S73F0096.JPG

S73F0098.JPG

S73F0103.JPG

S73F0104.JPG

S73F0108.JPG

S73F0111.JPG

S73F0112.JPG

Video và hình ảnh : Nguyễn Tiến Nam

Things you can do from here: