CXN_Không chỉ suy sụp hệ thống ngân hàng đâu.



Châu Xuân Nguyễn
Hôm nay, khi đọc bài báo này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thì tôi biết rằng tình hình kinh tế như tôi dự đoán, bắt đầu từ chống lạm phát bởi nghị định 11 bằng cách siết chặt tín dụng, nâng lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp không bám trụ nỗi sẽ phá sản và giảm giá thành.
Khi doanh nghiệp phá sản quá nhiều thì ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mới những dư nợ BĐS và TTCK cùng tập đoàn và TCTY.
Ảnh hưởng đến sự suy sụp kinh tế là ngày càng gần (điều này tôi sẽ nói ở cuối bài).
Câu chuyện suy sụp hệ thống ngân hàng là bắt đầu từ sâu xa, 3 năm trước đây, khi tôi bắt đầu nhìn về kinh tế VN để xem như thế nào CXN – Bầu cử Quốc Hội xong là lại tăng giá xăng dầu thì từ đó tôi nghiệm rằng những yếu tố gây nên sự suy yếu của nền kinh tế này mà không ai trong đảng cầm quyền biết để mà chỉnh sửa, đó là nhập siêu, đầu tư công sinh ra nợ công ngày càng lớn, sự tham nhũng và hoang phí của tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Từ 3 điều yếu kém kinh tế căn bản này sinh ra khan hiếm usd dự trử rồi phá giá vnd rồi lạm phát phi mã rồi bão giá v.v…..
Trong suốt 3 năm trường tôi cành báo liên tục nhưng nhập siêu ngày càng không kiểm soát, DCS nhắm mắt mượn nợ công để 19 tập đoàn đua nhau tham nhũng. Kết cuộc là lạm phát tăng từ 8% rồi 12% và đến cuối năm nay là 25%.
Tháng 2 năm 2011, qua áp lực của các nước tài trợ (Consultative Groups, World Bank và IMF) và tình hình lạm phát cao, 3 Dũng đưa ra nghị quyết 11 siết chặt tín dụng. Về lý thuyết thì khi kiên trì thì giải pháp này sẽ trở thành đúng, lạm phát sẽ giảm đi từ 20% xuống còn 11, 12% trong vòng 2 năm, cần 5 năm mới xuống 1 chử số (<10%).
Cái giá phải trả là suy thoái sẽ kèm theo, điều này trong vòng 6 tuần nay tôi viết trong loạt bài KT (bấm vào “thẻ” KT ở bên phải, cuối cột). Không những thế, tôi viết bài này..CXN – Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011 (và tôi nhấn mạnh chỉ có VN vì lạm phát cao nhất thế giới nên phải là quốc gia duy nhất) và sau đó bài này…CXN – Hãy phân tích có tình có lý tại sao chúng ta đang tiến về suy thoái mà không ngăn chận được
Và biết rằng 3 Dũng sẽ “đổ thừa” cho kinh tế thế giới nên tôi viết thêm bài này…CXN_Bài về VN suy thoái đầu 2009 của tôi (ảnh hưởng của Mỹ), suy thoái hôm nay là do Nguyễn Tấn Dũng tạo ra …và bài này..CXN – Tuyên bố của Châu Xuân Nguyễn về suy thoái và khủng hoảng kinh tế VN tháng 09.2011 này
Nhưng thay vì kiên định kiềm chế siết chặt tín dụng, 3 Dũng sẵn sàng hy sinh lợi ích của 90 triệu dân VN để cánh hẩu, vây cánh của các đại gia chứng khoán và Bất động sản hưởng lợi nên 3 Dũng đã nới lõng tín dụng, vứt nghị định 11 qua khung cửa sổ và lạm phát sẽ kéo dài sâu thêm và thời gian sẽ dài thêm, sự đau khổ của bão giá sẽ tăng theo cấp số nhân và người dân VN sẽ chịu khổ nặng nề hơn và lâu hơn trong khi các đại gia thì khỏi bị thất thoát từ những khoản lợi nhuận khổng lồ được thổi bời chứng khoán và Bất động sản. Nới tín dụng bất động sản
Biết rất rõ bọn DCS này sẽ tuyên bố tại quốc tế nên tôi tuyên bố thuyết phục với những lý lẽ là vì lạm phát cao nên VN phải tự đưa vào suy thoái chứ không có lỗi của ai. Và tôi cũng chỉ ra rằng VN xuất khẩu thức ăn như nông, hải sản, may mặc gia dụng (không phải mặt hành xa xỉ nên suy thoái thế giới nếu có sẽ 2 năm sau mới ảnh hưởng đến VN) CXN – Phiếm luận: Họp Báo của “Thủ Tướng” Châu Xuân Nguyễn về suy thoái quý 4 năm 2011
Kinh tế VN sẽ đi về đâu ???
Điều này chắc hẵn ai cũng muốn tôi “tiên tri” cho họ.
Vâng, các bạn suy nghĩ đúng rồi đấy, sẽ có nguy cơ sụp đổ toàn hệ thống, và nếu người dân biết tỏng rằng viễn ảnh tốt nhất là bị khổ sở như thế này hay tệ hơn nữa trong vòng 5 năm nữa thì họ nên quyết định lật DCS này mà giải thoát sớm cho anh Cù Huy Hà Vũ và tất cả những tù nhân lương tâm.
Đó là viễn ảnh tốt, viễn ảnh xấu thì sao ?? Thì kinh tế VN sẽ sụp trước 5 năm. Tại sao lại sụp ??? Vì tất cả những điều cơ bản khiếm khuyết trong kinh tế vẫn còn đó, không giải quyết được, mỗi ngày mỗi tệ hơn mà thôi.
Đó là những điều nhập siêu sẽ tệ hơn nhiều, rất nhiều vì sản xuất và xuất khẩu ngày càng đình trệ vì doanh nghiệp ngưng sản xuất và họ tuyên bố..KT – Vay không vay đều ‘chết’. Nợ công thì mỗi năm trích 4.5 tỉ usd để trả và nợ công đang tăng khủng khiếp. Tập đoàn và TCY thì lỗ lã và hút máu hệ thống kinh tế này mỗi ngày một nhiều…CXN – Cần phải cổ phần hóa DNNN ngay bây giờ
VN không thể vay tiền ở các định chế tài chính nước ngoài nữa vì đánh giá của VN là BB- rất thấp nên thuộc loại “rác rưởi” “junk bond”.
Vậy thì ngân hàng nhà nước chỉ còn 1 nước in tiền VN ráo riết thôi, và in tiền sẽ đem lạm phát như Zimbabwe hồi trước, hàng ngàn, hàng chục ngàn phần trăm nhưng lương người lao động không bao giờ điều chỉnh kịp, sức mua càng giảm và sẽ dẫn tới phẫn nộ trong dân gian rồi cách mạng Hoa lài sẽ đến, cho dù DCS có muốn ngăn chặn hay không cũng sẽ không ngăn chặn được (nếu hàng triệu, hàng chục triệu người đọc bài này thì cách mạng hoa lài đến còn sớm hơn nữa, tôi vẫn chờ).

KẾT LUẬN
Vậy là chúng ta thấy 2 trường hợp: Tốt nhất có thể thì người dân không tin vào “tài năng” của 3 Dũng và 17 Bộ Trưởng mới toanh trong 22 Bộ mà lật 3 Dũng cuối năm nay hay năm sau, đưa anh Cù Huy Hà Vũ lên làm Thủ Tướng (tôi sẽ giúp anh ấy)
Xấu nhất có thể thì DCS sẽ và víu bằng cách in thêm tiền và khi người dân thấy mỗi ngày đi chợ như ai đó cướp tiền trên tay thì 12 tháng sau họ sẽ làm cách mạng Hoa Lài mà thôi.
Nên nhớ “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” sẽ gây rất nhiều xáo trộn kinh tế và chính trị, hãy gữ bài viết này để xem lời tiên tri của tôi có đúng hay không trong vòng 12 hay 18 tháng nữa (có nhiều người HN và SG nói những điều tiên tri của tôi trong vòng 3 năm qua là 95% đúng phóc).
Lời yêu cầu cuối cùng của tôi, bất cứ ai đọc và tâm đắc với bài này thì phổ biến rộng rãi để anh Cù Huy Hà Vũ thu ngắn được thời gian tù tội của anh ấy (10 năm là quá lâu) và biết đâu 90 triệu dân tộc tôi cũng được thu ngắn bản án Cộng sản này, thật là một công đôi ba chuyện !!!
Melbourne
21.08.2011
Châu xuân Nguyễn

Chú ý: Bấm vào những chử in đậm sẽ đọc được những bài viết liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Chủ nhật, 21/08/2011, 01:45 (GMT+7)

Ngày 20-8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương đã làm việc với hơn 30 chuyên gia kinh tế, nhà khoa học trong nước để tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách tài chính tiền tệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp.

Phát biểu tại buổi làm việc, các chuyên gia đều nhận định tình hình kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mà vẫn chưa có lối thoát, đặc biệt là tình trạng nợ công ở châu Âu, khó khăn kinh tế của Mỹ và châu Á… đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

Đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội 7 tháng đầu năm 2011, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế nước ta đạt được những kết quả bước đầu tích cực như: lạm phát đang giảm dần, xuất khẩu tăng 33%, nhờ đó giảm nhập siêu giảm, tỷ giá ổn định, nông nghiệp “được mùa, được giá”, giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng 17%… Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô nước ta chưa được cải thiện một cách căn bản, trong đó lạm phát và lãi suất còn cao, dự trữ ngoại hối tăng nhưng còn mỏng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có nguy cơ gia tăng…

Bên cạnh đó, các giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ vẫn còn hạn chế như chính sách tiền tệ được thực hiện quyết liệt, song còn dựa nhiều vào các biện pháp hành chính. Một số bộ ngành địa phương còn chần chừ trong cắt giảm đầu tư công, cơ chế phối hợp chính sách chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả, kỷ luật tuân thủ chính sách chưa nghiêm.

Các chuyên gia đã phân tích và kiến nghị nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài trong điều hành kinh tế vĩ mô, giảm dần lạm phát và lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đổi mới điều hành chính sách tiền tệ gắn với đó là sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, những đột phá trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Trước mắt cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm mạnh đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản… theo tinh thần Nghị quyết 11 đã đề ra.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ từ nay đến cuối năm là tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết 11 về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội gắn với đó là tái cấu trúc nền kinh tế. Trước mắt, Chính phủ tập trung tái cấu trúc: Đầu tư công gắn với nợ công, doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng, thể chế (tài chính công, phân cấp, quy hoạch), trong đó tiếp tục phân cấp mạnh mẽ tạo năng động sáng tạo của các địa phương đồng thời phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước vĩ mô…

Tiếp thu những giải pháp mà các chuyến gia kiến nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành và viện nghiên cứu sẽ theo dõi cập nhật, dự báo và đổi mới công tác thống kê, từ đó đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp và hiệu quả hơn. Trong đó điều hành chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trên lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Phan Trung