Chuyện ly kỳ về một vị GS TSKH

GS Nguyễn Tiến Dũng

Tôi vừa được biết mình hóa ra có “họ hàng” với ông Ngô Đức Thọ tác giả của bài dưới đây, và đã từng có dịp được gặp mà không nhớ. Ông Ngô Đức Thọ là cháu nội của cụ Ngô Đức Kế.

Đây là chuyện tôi đọc trên blog Thầy giáo làng, thấy thú vị, nên bê về đây lưu trữ.

Theo như trong bài phía dưới này, thì tác giả của nó là ông Ngô Đức Thọ (chuyên gia hán nôm đã về hưu). Người “ly kỳ” là GS. TSKH Nguyễn Đình Hương, một người lắm chức tước. Bài này nói về việc ông Hương bê đến 350 trang sách do ông Thọ biên tập vào thành sách của mình, và sau đó lại mang sách đó đến tặng ông Thọ (!). Tôi cũng không hiểu người ta nghĩ gì khi làm như vậy. Nếu có ý thức là chuyện đó rất xấu thì đã không làm. “Chuẩn mực” của VN ở đây có vẻ khác xa thế giới, ngay ở mức “trí thức cao cấp”.

Quyển sách “đạo văn” của ông Hương có tên rất kêu là “VN hướng tới nền giáo dục hiện đại” !

Một số báo trong nước cũng đã có đăng về vụ này hồi quãng 05/2010 (?)

CHUYỆN LI KÌ CỦA MỘT ÔNG GS.TSKH

Tôi vừa cùng các bạn đồng nghiệp làm xong công trình Thư mục Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia, chờ họ đem in. Khoảng thời gian này coi như tạm nghỉ xả hơi, thu dọn tài liệu lặt vặt v.v…Một hôm, sau ăn tối, tôi đang dựa ghế vi tính, chợp mắt thiu thiu….Bỗng chuông điện thoại réo vang! Khổ, réo thì vang, nhưng nghe lạo xạo không rõ (vì cái máy). Lô qua lô lại một lúc, nghe ra đầu giây bên kia có một giọng nam trung, xưng tên là H, và tự gọi là “con”. (Chú thích : Dân Nghệ Tĩnh khi đối thoại với người nhiều tuổi hơn bố mẹ mình, mà rất thân quý thì tự xưng là “con”, còn ở Bắc thì xưng”cháu”). Câu được câu chăng, nhưng nghe tự giới thiệu anh ta  nguyên là Hiệu trưởng một trường Đại học lớn là ĐHK tại Thăng Long, lại là ĐBQH khoá XI và Phó chủ nhiệm một Uỷ Ban nào đó của Quốc Hội. Như thế thì ông cháu này hẳn không phải trẻ tí nào. H nói mình có viết một cuốn về giáo dục, trong đó có nói về giai đoạn Nho học của nước ta. H hỏi cuốn Các nhà khoa bảng VN do tôi (NĐT) làm Chủ biên đã xuất bản hai lần, những chỗ có chênh về số liệu thì lấy chính từ cuốn nào?. Tôi hiểu mang máng rằng, ông này có viết lách gì đó về đoạn này, đại khái muốn hỏi lại các số liệu như tổng số Tiến sĩ, tổng số khoa thi v.v…mà ông ta lại làm ở Uỷ ban đó, muốn hỏi han thêm những chi tiết ấy thì cũng là sự tốt, nên tôi trả lời: “Số liệu thì cứ theo lần xuất bản sau (bản bìa xanh, 2006), còn cụ thể thì khi nào gặp nhau trao đổi thêm, chứ qua điện thoại không thuận tiện”.

Cuộc sống vừa hưu trí vừa làm việc cứ thế trôi qua khá êm đềm (Khu tôi ở rất vắng lặng, thường nghe chiền chiện hót ngoài cửa sổ, cũng thích đáo để). Bẵng đi mấy hôm, khoảng quá trưa 07-5-2010, ông H gọi tới hỏi số nhà và hẹn muốn đến thăm tôi như bữa trước đã nói chuyện. Tôi đọc cho H ghi số nhà, rồi chuẩn bị tiếp ông đồng hương nguyên ĐBQH. Nhà tôi ở trong cái ngõ, ngoài đường lớn dễ đi, nhưng đoạn trong khó tìm, nên tôi đi bộ ra đầu ngõ đón để khách khỏi lạc.

Khoảng 14h45 thì ông H tới. Tôi đã báo cho bà xã tôi biết để chuẩn bị tiếp khách. Tôi đón ông H vào, giới thiệu ông với vợ tôi, rồi mời ông ngồi xơi nước (xem ảnh 01). Sau mấy câu thăm hỏi thường lệ, tôi chủ động hỏi H tôi có thể giúp được việc gì? Ông H đặt lên bàn cái túi màu đỏ như túi hàng tết, trong có 1hộp bánh bích quy, 1 hộp kẹo gì đựng trong hộp nhựa tròn, 1 hộp chè tròn màu đỏ. Tôi nói: “Mới sơ kiến, ông đến chơi, làm gì mà cho quà nhiều thế!” Chỉ nói phớt qua, không đun đẩy, để tỏ ý chuyện vặt, không quan tâm. Ông cũng H đáp lời tôi bằng mấy câu ngắn gọn. Do kênh liên hệ đã định vị chuẩn nên hiểu nhau ngay. Có điều, tôi nghĩ ông H muốn tư vấn để “sẽ làm”, “sẽ viết” một cái gì đó, thì cái đó không phải “sẽ” mà là  ”đã” được làm ra, đã xuất bản ra rồi: Ông H lấy ra đưa cho tôi xem cuốn sách ông vừa xuất bản.

Người nghiên cứu tìm đến thăm nhau, tặng nhau cuốn sách mới ra …vẫn là sự thường. Vì thế nét mặt tôi chân thành rạng rỡ đón nhận từ tay ông H cuốn sách khá dày dặn. Đọc qua cái tên sách VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI, tôi nghĩ hẳn ai cũng phải hân hoan chào đón một công trình lý luận vĩ mô, rất tầm cỡ, đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Cái tên tác giả ghi trên đầu sách lại càng đáng kính nể: GSTS Nguyễn Đình H. Tuy ông chỉ khiêm tốn đề GSTS – có lẽ để cho hoà đồng với các GSTS bảo vệ trong nước, chứ học hàm học vị chính thức của ông là GS.TSKH, nghĩa là có thêm chữ KH chứ không phải như mấy ông TS không có chữ KH, lại càng khác xa hạng Phở Gà Sứt cặm cụi khảo cứu văn bản chữ Nho, đúng là vi mô, cũng vi danh, vi tiền, ai bảo ngu cho chết !(Đó là luồng điện tự chạy trong não, nhanh vậy). Mức độ kính nể đối với đại tác của ông H càng tăng thêm vì mở bìa sách thấy ngay Lời giới thiệu có chữ ký của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm.  Đúng là đại tác của một GS.TSKH thì người đề tựa cũng phải có chức tước như thế mới thật hoành tráng tầm cỡ vĩ mô!

Cuốn sách này có 3 phần: Phần III (hơn 40 tr.)nói về những tư tưởng quan điểm giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và hội nhập –  Mình không sở trường món lý thuyết này lắm, khỏi bàn.  Phần II (khoảng 150 tr.) về nền giáo dục cách mạng: Đáng chú ý nhất và chiếm số trang nhiều nhất (100/ 150 tr.)  phần này là các bảng biểu danh sách Giáo sư, số lượng GS, PGS phong tặng các đợt v.v… (có ghi rõ theo nguồn của Hội đồng chức danh GS nhà nước)  Môn này thì ông H là người trong ngành, OK! Chỉ mất dăm phút để liếc qua các phần ấy là đủ làm nền để đại thể nội dung mục đích của cuốn sách để giúp tôi chú ý vào Phần I. Phần này có tên: Giáo dục và truyền thống Việt Nam. Tuy chia mục dấu *, nhưng chỉ có 1 *, nên dấu * ấy chỉ như cái  ngoặc đơn nói rõ thêm đó là giáo dục thời phong kiến và Pháp thuộc (nếu coi là mục thì phần I này chỉ có  1 mục!) Liếc qua vài mục đã thấy rờn rợn:

Mục 1: Nước Văn Lang- “Cha cha! Ông GS.TSKH kinh tế này nói gì về nước Văn Lang đây? Cả mục xoẳn 20 dòng! “Quý hồ tinh” chăng? Vâng, để mời một học sinh phổ thông kiểm chứng giúp xem cái gì là phổ thông, cái gì là trên phổ thông, như thế có lẽ sẽ được khách quan hơn.

Mục 2 Tài sản trí tuệ. Cha cha! Thật tân kỳ, cũng khoảng hơn 20 dòng, nói mung lung những là “sức mạnh dân tộc bắt nguồn từ sự giáo dục trong nhà trường, từ gia đình đến xã hội…”, v.v… Hấp dẫn qúa, không khéo từ thời nước Văn Lang đã có nhà trường cũng chưa biết chừng !

Mục 3: Tiếng nói và chữ viết: ”Từ xa xưa tiếng Việt thuộc họ Nam Á…”, có lẽ 20 dòng cũng đủ thấy người ta chẳng cần phải nghiên cứu nghiên cắm gì cho mất công, một anh trình độ phổ thông cũng có thể bàn luận ào ào về ngôn ngữ học tiếng Việt từ ngàn xưa đến nay!

Mục 4: Chữ Nôm : Giáo sư Nguyễn Tài C. xem mục này chắc phải ngất xỉu hoặc cười vỡ bụng (lâm nguy!). Cả mục nửa trang, nhưng 3/4 của nửa đó nói lảm nhảm những Lý Thái Tổ “ra chiếu dời đô …”. Ủa, vị GS.TSKH này nghĩ Chiếu dời đô viết bằng chữ Nôm chăng?! Tiếp đó nói Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư, rồi lại chính sách “ngụ binh ư nông”, hay là tất cả các sách vở ấy đều viết bằng chữ Nôm? Phát hiện động trời đấy chứ?

Phải lướt nhanh: mục 5: Văn Miếu QTG -trường đại học đầu tiên: một bức ảnh+vài ba dòng. Mục 6: Nho giáo: Chui cha! Ông TS kinh tế này cũng tổng kết về Nho giáo, thì Nho giáo hay chính ông GS.TSKH ra sao không nói cũng biết rồi! Kế đến, vừa trích vừa bình lổn nhổn, tác giả cố đưa vào các bài Nam quốc sơn hà Nam đế cư (coi là Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất), Bình Ngô đại cáo (coi là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai). Giữa đó chêm vào mục 7: Hịch  tướng sĩ -Bài ca xung trận, đại thắng quân Nguyên. Đang nói về chiến thắng quân sự, ngoằng vào giáo dục: “Đời Trần rất chăm lo chế độ chế độ thi cử quy củ….”. Hết biết tư duy logic của ông GS.TSKH như thế nào?

Bên trên chỉ là nhân tiện điểm qua thôi, đến số 10 có mục Tiến sĩ nho học mới chính là mục mà tôi quan tâm.

Đối với cuốn sách của ông H, mục 10 này chiếm đến hơn 90% của phần I (350/386 tr.), và hơn 60% của cả quyển sách (350/588 tr). Không phải là sự khái quát đặc điểm quá trình hình thành hay so sánh xuyên thời đại xuyên quốc gia gì cả, mà là bản liệt kê lý lịch trích ngang của các Tiến sĩ Nho học từ thời Lý đến thời Nguyễn.

Không bàn việc mục này trương phình lên như vậy có phù hợp với cuốn sách có tên như trên hay không, tôi chỉ biết mặt tôi bỗng “đỏ bừng” lên như một anh chàng nốc quá mấy vại bia! Bởi vì, chẳng khác gì một người mẹ đến một nơi xa xôi, bất ngờ thấy một người lạ đang bế ẵm đứa con của mình! Thế là người mẹ chẳng cần phải lấy mẫu xét nghiệm dấu vân tay hay ADN gì nữa, chỉ dụi mắt vài lần cho khỏi nhầm rồi khẳng định ngay. Tâm thần tôi khi ấy trở lại bình tĩnh, sắc mặt không đỏ bừng nữa mà trên môi hình như nhẹ nở một nụ cười (cái cười tự nhiên khi ta nhận ra mình đã biết rõ sự thật).

Một luồng điện chạy nhanh trong đầu, tôi đã quyết định xong. Tôi ở vào một tình thế khó xử, từ vai chủ nhà muốn cho khách đẹp ý, đến vai bà mẹ thấy con mình chẳng lẽ không dám nhận con? Ông H 65 rồi, có phải trẻ người non dạ gì nữa đâu? Ông ấy từng làm Hiệu trưởng một trường đại học đông mấy vạn SV,NCS chứ có phải ở nhà quê mới ra nên không hiểu chuyện bản quyền sách vở ra sao đâu. Hơn nữa ông là đảng viên cao tuổi Đảng (47 năm) trình độ giác ngộ hẳn phải rất cao: Sách tái bản năm 2009, chẳng lẽ ông H không biết ĐCSVN có cuộc vận động ” Học tập và làm theo gương Bác Hồ” hay sao? Cuốn sách của chúng tôi bị sao chép như thế thì thị trường cũng giảm yêu cầu đi, nhưng trực diện nói ra hay không nói ra với ông H việc này, tôi tuyệt đối không phải vì tiếc mất mấy đồng nhuận bút, mà vấn đề là ở chỗ có thể chấp nhận chuyện đạo văn trắng trợn như thế hay không? Không chỉ chuyện đạo văn, đây còn là chuyện đạo đức nữa. Thật không muốn tin rằng trước cả ngàn cả vạn SV, NCS, những lời lẽ hô hào giáo dục của GS. TSKH Nguyễn Đình H là giả dối! Nghe nói nền giáo dục nước ta gần đây có giảm sút, nghĩ là yếu đi chút đỉnh, có đâu đến mức trầm kha, căn bệnh đã vào đến cao hoang như thế? !

Tôi gấp cuốn sách đặt xuống bàn, lấy lại tư thế cho thoải mái để khỏi nổi nóng, rồi hắng giọng nói với GS.TSKH Nguyễn Đình H. :

-Mời anh xơi nước đi!…. Nhưng mà…, anh H ạ, cuốn sách của anh có vấn đề…

Tôi mở sách, giở qua mấy mục đầu:nước Văn Lang, chữ Nôm, Nho học v.v..mà nói:

-Anh viết mấy cái mục ấy để làm gì nhỉ? …Mà anh thì biết gì về chữ Nôm mà trong một đại tác như vậy cả gan dám viết cả mục về chữ Nôm?…

Ông H cười tiếp lời:

-Ấy, tôi thì làm sao biết chữ Nôm bằng các anh!

-Tất nhiên rồi, nhưng tôi không muốn nói anh có biết chữ Nôm hay không, nếu anh mưốn thì học vài tháng cũng đọc được một ít .Nhưng người ta nói: Biết 10 viết ra chưa đến 1, đằng này anh lại tự trương phình lên như thế, thiên hạ người ta cười cho!

Ngừng một lát, tôi nói tiếp:

-Còn phần trích ngang tiểu sử các Tiến sĩ  (vừa nói tôi vừa nhón cả chỗ dày 350 trang lên) thì anh chép nguyên xi trong cuốn Các nhà khoa bảng VN do tôi Chủ biên và cùng biên soạn với mấy bạn đồng nghiêp. Đó là hành vi xâm phạm bản quyền rất nghiêm trọng. Anh có nhận đúng

thế không? UpAnh.GiaiTriVip.Com - Free Upload Images, Hệ Thống Lưu Trữ, Chia Sẻ File Trực Tuyến

GS.TSKH nói:

-Nhưng tôi sắp xếp theo các địa phương!

Tôi xua tay cười nhẹ :

-Anh đừng nói cái chuyện chia xếp ấy với tôi, tôi hơi bị thành thạo việc soạn thảo văn bản vi tính đấy! Mất vài tiếng đồng hồ, anh muốn chia xếp kiểu gì tôi cũng chiều anh luôn! – Đến đoạn này tôi nhẹ nhàng đứng dậy (cổ tránh để khỏi đập bàn, xô ghế) mà nói:

-Anh H ạ, soạn cuốn Các nhà khoa bảng VN này, nếu chúng tôi cứ để y nguyên như trong sách đăng khoa lục mà dịch  ra, thực chất là phiên âm, thì chẳng mất mấy công mà dễ, các cháu Trung cấp Hán Nôm cũng làm được.Cái khó nhất của một cuốn sách tiểu sử các nhà khoa bảng VN là ở việc quy đổi địa danh quê quán của ngót 3000 Tiến sĩ. Ở ta, cho đến nay chưa có một cuốn từ điển địa danh nào tra cứu được địa danh xưa – nay đến đơn vị xã thôn. Chủ trương từ đầu của chúng tôi khi làm cuốn sách này là phải cố gắng tối đa để thực hiện việc quy đổi này. Không chỉ tra tìm từ nguồn thư tịch cũ mới mênh mông, chúng tôi còn phải hàng tháng trời bò toài ra sàn nhà để dò tìm trên từng tấm của kho bản đồ chất cao mấy mét quýp của Viện Hán Nôm để có thể xác định địa danh quê quán hiện nay của các Tiến sĩ. Trước chúng tôi, chưa có bản soạn, bản dịch sách đăng khoa lục nào làm được. Vì vậy, chỉ giở cuốn sách của anh, xem lứot qua vài trang đầu, mấy trang giữa và cuối là tôi biết ngay cả phần 350 trang này anh đã chép nguyên xi trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) do tôi Chủ biên và biên soạn chính (*) . 350 trang ấy là mồ hôi công sức của bản thân tôi và của các bạn đồng nghiệp cộng tác với tôi trong nhóm biên soạn. Tôi xin nói thẳng với anh như thế mà không lo bị nhầm!

Im lặng một chút, ông H nói:

-”Vâng…Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng…tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau..!.”

Đó là câu nói tôi rất chờ đợi ở ông ông H vào lúc này, rất mừng là ông đã chịu tự nói ra! Còn ý đoạn sau thì tôi không quan tâm, không tranh biện nửa câu với ông H ! Dù ông nói thế cũng chả ai tin: xưa nay có anh cầm nhầm nào mà không nói là để lưu truyền đâu ?  Ai làm ra thì người ta tự tìm cách lưu truyền, có đâu phải nhờ người ẵm hộ để đi lưu truyền?  Hình như – không nhớ rõ – tôi có bảo qua ông H:

“… Đời sau cũng chẳng có đời nào người ta nhận cái của lưu truyền như thế đâu!”

Câu chuyện như thế đã đi vào hồi kết. Nhưng tôi hơi lúng túng: bây giờ mà ông H đứng dậy ra về, cầm luôn đại trứ tác VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI thì tôi  chẳng có gì để làm minh chứng. Tự đi tìm để có cuốn sách ấy thì có thể cũng tìm được, nhưng phiền lắm, phải mất nhiều  công. Vì thế, việc cầm nhầm đã xác định rồi, nhưng tôi vẫn cầm cuốn sách đến cuối góc phòng vờ giở xem qua xem lại, mục đích là để chạy lên gác lấy cái máy ảnh xuống chụp cái bìa sách và nhiều nhiều các trang bị cầm nhầm. Khốn nổi, lấy được máy ảnh thì máy chưa sạc pin nên không mở ra được! Tôi đành kiên nhẫn cắm sạc pin, một mặt bảo vợ tôi lại ngồi mời ông H uống nước để kéo dài thời gian (như kiểu thủ môn kéo dài thời gian trên sân bóng). Tôi sực nhớ có anh bạn trẻ cùng Viện có hẹn chiều nay đến làm việc với tôi, tôi bèn gọi phôn nhờ anh ta đem theo cái máy ảnh và đến nhà tôi ngay. Thủ môn kéo dài thời gian như vậy được đâu vài chục phút, cũng kịp lúc anh bạn trẻ phóng xe tới. Tôi mừng quýnh chạy ra mở cổng rồi đẩy ngay anh ta lên nhà, chỉ kịp ghé tai nói nhỏ: “Mở máy ngay, chụp liền cho tôi mấy pô cùng với ông khách!”

Anh bạn trẻ lên nhà, lịch sự chào hỏi mọi người rồi thao tác máy chụp ngay – Dẫn trong bài này chính là những bức ảnh do người bạn đó chụp giúp. Hiện trường còn y nguyên!

Bây giờ yên tâm rồi, nhưng tôi vẫn cầm quyển sách đi qua đi lại. Ông H thấy vậy, nói:

-Có cần phải ….

Tôi hiểu ông H muốn nói: có cần viết ra giấy không?. Nếu lúc ấy tôi lấy giấy bút đưa cho ông H thì có được đủ bộ cứ liệu. Nhưng lúc ấy tôi nghĩ: Một ông GSờ – TSKHờ, quyền uy chức vụ kể cũng khá cao, mà phải chịu im re thừa nhận: “…Tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ”, thế đã đủ bi thương, “hoàn cảnh” lắm rồi, chứng cớ như vậy hẳn ông không thể chối cãi gì được nữa, dừng lại cũng tạm đủ, có lẽ không nên buộc ông ấy phải viết ra giấy cho thêm đau lòng! Đó là tâm trạng đích thực của tôi lúc đó, không thêm mắm muối tí nào.

Tiếp đó tôi nghĩ nên hỏi muợn ông cuốn sách ít ngày, nếu ông không cho mượn thì sẽ nhờ anh bạn chụp lấy vài chục trang để “lưu truyền”!. Cũng may, chưa phải hỏi mượn thì ông H đã cầm bút “đề tặng” để biếu tôi cuốn sách, vì thế mà tôi có cuốn ”đại trước tác” của ông để “lưu truyền” ngay trong bài này. Tôi thầm nghĩ: mỗi người thường có duyên nợ với một từ gì đó, ông H đích thực là có duyên nợ với hai chữ “lưu truyền”!

Tiễn ông H ra cổng, dặn ông qua dốc rẽ trái để ra đường lớn, tôi cùng ông chia tay.

Tôi khoá cổng quay vào nhà, lòng buồn rười rượi. Bởi vì, người tôi vừa tiễn đây không phải ai non dạ, mà là một vị có chức quyền, học hàm học vị không chỉ khá cao mà là rất cao. Ông  lâm tình thế đáng bi thương hổ thẹn như thế trước hết là vì bệnh háo danh. Đối với trường hợp của ông H thì còn hơn thế: Buổi tối vào mạng tra Google, tôi đọc được cả bản tiểu sử của ông, lại tìm được tài liệu cho biết ông là thành viên đương nhiệm của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước và đương chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban…của QH! và có thể còn vài ba chức danh đương nhiệm khác nữa. Đời bây giờ đạo đức suy đồi, không ít người có chức có quyền tha hoá biến chất. Quản lý tiền thì tham ô tiền, quản lý tài nguyên thì bán chui tài nguyên, quản lý khoa học thì chiếm đoạt công trình sản phẩm của đồng nghiệp. Mấy vụ giáo trình kinh tế gì đó lình xình ở TP HCM cách nay chưa mấy ngày. Ông H nhận là đồng hương với tôi…, thế mà ông còn quờ tay ẵm thuổng mất hơn 1/3 mồ hôi công sức biên soạn cuốn CNKBVN!  Hàm vị thì ông cao tột rồi, có thêm một cuốn sách ôm ấy thì cũng chẳng còn danh vị gì mà thăng tiến nữa, có chăng là để tỏ rõ cho mọi người biết một giáo sư thứ thiệt phải có nhiều đầu sách, “công trình khoa học” như ông!  Nghĩ chuyện của ông vừa Bi vừa Hài, vậy thì tôi còn phải luyến tiếc gì nữa mà không phanh phui ra trước dư luận hành vi đạo văn trắng trợn của ông H? Hoạ chăng phải cố tìm cách giấu đi để mấy nơi như Chi bộ ĐCSVN phường Đồng Tâm Q.Hai Bà (nơi ông H cư trú), Đảng uỷ cơ quan Viện lập…của UBTV,  và quý vị lãnh đạo ở HĐCDGSNN khỏi biết, ít ra cũng cố giữ “bí mật” cho đến hết đợt hành động “Học tập và Làm theo” doTBT Nông phát động: Lý do là vì để mấy nơi đó biết lại khiến họ đâm ra khó xử!

Về việc PTT họ Phạm cả quyết đánh giá: ” Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình H…biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú.” *(sic!!) Những phần mục nào khác thì không nói, nhưng tôi muốn trân trọng kính nhờ Phạm PTT bớt thì giờ kiểm tra chỗ 350 trang mà GS.TSKH Nguyễn Đình H…”cầm nhầm” – mà đương sự cũng đã xác nhận – ấy có thật đúng là “công phu” không? Nếu đúng là có công phu thì đó là công phu gì? Công phu trong việc đạo văn hay công phu do ông H tự có kiến thức tích luỹ mà rồng bay phượng múa ra được như thế? Vầng nhật nguyệt còn đó sáng soi, chẳng lẽ nào ngài Phạm PTT lại không thấy cho một sự thật tày đình như thế? Vả lại sự việc “sách của GS.TSKH H” nếu được coi là tấm gương để soi thì may ra sẽ bớt đi được chuyện các quan to thoải mái đánh giá đề tựa ào ào về những lĩnh vực chuyên môn mà mình không am hiểu. Không nói khoản 350 tr. “đạo” nữa, hãy lấy một câu ở tr.26 trong mục “10. Tiến sĩ nho học”, ông GS.TSKH đáng kính đĩnh đạc nhả ngọc phun châu để “lưu truyền cho đời sau” như sau:

“…thi Hội để lấy bằng Cử nhân, thi Đình để lấy bằng Tiến sĩ” (Sic!)

uploadanh.com

Bảo vệ sự đúng đắn của những điều mình viết ra là vấn đề danh dự, uy tín của nhà khoa học. Tôi nghĩ GS.TSKH Nguyễn Đình H nên trưng ra các văn bản cứ liệu chứng minh để có thể lập được một Hội đồng khoa học cấp quốc gia thẩm định giúp câu văn gồm 14 chữ của ông mà tôi đã trích nguyên văn, gạch dưới và đặt trong ngoặc kép nêu trên là đúng hay sai?

Dân gian thường gọi những người giỏi giang thông tuệ là  “Giỏi” hoặc “Thông”, những ai hay ấm ớ, nói gì sai nấy thì bảo là…Xin thứ lỗi vì chợt quên biến mất cái chữ rất hay ấy. Nhưng không sao, đợi đến khi có câu trả lời ta sẽ xin ý kiến dân gian cũng không muộn gì.

Chân thành cám ơn quý độc giả và quý vị quan chức đã bớt thì giờ quý báu lướt qua bài viết không có tính truyện ngắn hoặc truyền kỳ tí nào, mà có tính thực lục khá cao (có 04 ảnh kèm) này của tôi.

Để bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự thật được nói đến trong bài, đến đây Ngạn Xuyên xin ký họ tên thật như sau:

PGS.TS Hán Nôm học NGÔ ĐỨC THỌ

Nguyên Trưởng phòng Văn bản học

Chuyên viên cao cấp

Viện nghiên cứu Hán Nôm

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

(đã nghỉ hưu)

Địa chỉ liên hệ: số nhà 50 Ngõ 210/41/11 Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội

ĐT: (04)38464397

TB. Tôi cũng muốn nói đôi lời với Nhà xuất bản Giáo Dục: Tôi nghĩ Nxb Giáo dục là cơ quan quan trọng của ngành đào tạo nhân tài cho đất nước. Là người thay mặt cho xã hội thẩm định OTK cho các sản phẩm, chẳng lẽ các bạn không biết chuyên đề Tiến sĩ Việt Nam đã có những sách nào hay sao? Nếu đã biết thì sao vẫn an nhiên để cho người ta rinh bê của gian của lậu vào trong ấn phẩm của Nxb mình như thế? Dư luận xã hội làm sao có thể ca ngợi các bạn là khách quan, tận tâm với chức vụ?. Trong việc biên tập các bạn có trách nhiệm cao, rất nên trong sáng đi đầu trong vấn đề tôn trọng bản quyền tác giả, chứ đừng tiếp tay cho họ, có thế thì mới hết những kẻ đưa những chồng giấy cũ đến để “lưu truyền” theo kiểu như GS.TSKH H đã làm. Nhưng vì bài viết đã dài, xin sẽ quay lại sạu. (NĐT.)

(*) CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM (1075-1919). NGÔ ĐỨC THỌ chủ biện. Biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mùi. H.,Nxb văn học, 1993.

-Tái bản có bổ sung chỉnh lý. H.,2006.
Nguồn: ngoducthoblog.

Hậu trường tác nghiệp sự kiện Ngô Bảo Châu

Chuyện bếp núc nghề báo:

Hậu trường tác nghiệp sự kiện Ngô Bảo Châu

TTO –  Hai phóng viên Hoài Linh, Thanh Hà đã chia sẻ những áp lực và may mắn giờ chót để có mặt tác nghiệp tại sự kiện GS Ngô Bảo Châu đón nhận giải Fields tại Hyderabad (Ấn Độ).

>> Giao lưu với bạn đọc Tuổi Trẻ: vui, buồn tác nghiệp

PV Thanh Hà đang tiếp cận với GS Ngô Bảo Châu, tác giả bức ảnh này là PV Hoài Linh

Sự kiện diễn ra khá lâu, và những câu hỏi của bạn đọc gửi về giao lưu cũng đã có một thời gian trước đó, nhưng đến hôm nay, hai nhà báo Thanh Hà, Hoài Linh mới có thể dành thời gian để “sống lại” với những khoảnh khắc đáng nhớ tại Hyderabad (Ấn Độ).

* Chào chị Thanh Hà. Có nhiều phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp tại sự kiện này không? Chị thấy phóng viên Việt Nam mình đủ sức cạnh tranh với phóng viên nước ngoài chưa? So sánh giữa những tin, bài của Tuổi Trẻ và các báo khác (trong lẫn ngoài nước) đăng về sự kiện Ngô Bảo Châu, chị thấy Tuổi Trẻ hơn/ thua được điều gì? (Đoàn Lan An Nhiên, 23 tuổi, annhien.doan@)

– PV Thanh Hà: Tại đại hội toán học Thế giới (ICM2010) tổ chức ở thành phố Hyderabad có rất nhiều phòng viên nước ngoài đến tác nghiệp. Con số cụ thể thì tôi không có điều kiện tìm hiểu nhưng căn cứ vào số phóng viên, bao gồm tất cả các loại hình từ báo viết, truyền hình, phát thanh, các hãng thông tấn… thường xuyên có mặt tại khu vực Trung tâm hội nghị quốc tế Hyderabad, thì con số này phải lên tới vài trăm người.

Phòng dành cho báo chí của trung tâm luôn trong tình trạng quá tải về chỗ ngồi và đường truyền internet. Không chỉ có phóng viên của các hãng thông tấn, các nhật báo, tại ICM 2010 còn có rất nhiều nhà báo – nhà khoa học, họ là biên tập viên của các tờ tạp chí khoa học, toán học của các trường ĐH, viện nghiên cứu lớn trên khắp thế giới.

Tất nhiên đông nhất là các phóng viên của nước chủ nhà. Sau đó là đến các nhà báo Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ là nước chủ nhà của kỳ ICM2014 sắp tới, vì vậy họ đã cử một đội ngũ hùng hậu nhà báo đến ICM, trong đó đông nhất là các nhà báo của các tờ tạp chí khoa học, các phóng viên, nhà sản xuất chương trình truyền hình… Họ ghi lại không sót một hoạt động nào của ICM. Trao đổi với tôi, các đồng nghiệp Hàn Quốc cho biết ngoài nhiệm vụ tường thuật thông tin về ICM2010, họ còn có mục đích ghi hình làm tư liệu cho công tác tổ chức ICM2014.

Góp mặt với một số lượng phóng viên đáng kể là Pháp. Đó cũng là điều dễ hiểu khi Pháp có tới hai công dân được nhận giải thưởng Fields tại ICM2010: nhà toán học Villani và GS Ngô Bảo Châu (mang hai quốc tịch Việt và Pháp).

Chỉ tiếc rằng trong số vài trăm nhà báo hiện diện ở ICM2010, có quá ít nhà báo Việt Nam. Ngoài hai phóng viên của Tuổi Trẻ, chỉ có thêm hai phóng viên thường trú của TTXVN tại Ấn Độ. Vì thế, tôi cảm thấy may mắn vì nằm trong số rất ít các nhà báo VN được chứng kiến trực tiếp giây phút đặc biệt GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, mang lại vinh quang cho Tổ quốc.

Theo đánh giá của tôi, ICM2010 chưa phải là một kiểu sự kiện để có thể đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh của phóng viên VN so với phóng viên các nước. Vì mục đích khai thác thông tin của chúng tôi và nhiều đồng nghiệp nước ngoài không thật sự giống nhau.

Chúng tôi tới Hyderabad, tới ICM với một mục tiêu rõ ràng là GS Ngô Bảo Châu và giải thưởng Fields. GS Châu là người VN đầu tiên giành được giải thưởng này vì thế mức độ quan trọng của sự kiện này đối với công chúng, bạn đọc VN khác với các nước. Và chúng tôi cũng tập trung vào nhiệm vụ chuyển tải tới bạn đọc những thông tin liên quan đến GS Ngô Bảo Châu là chính, tất nhiên bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua các thông tin khác.

Xét dưới góc độ này, thì chúng tôi đánh giá là mình đã thành công hơn nhiều đồng nghiệp các nước trong việc tiếp cận và khai thác các thông tin về GS Ngô Bảo Châu. Có lẽ là do chúng tôi có thuận lợi là những nhà báo duy nhất từ VN đến và đã được GS Ngô Bảo Châu tạo điều kiện tối đa để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ…

Có lẽ để đánh giá về sự hơn/thua trong những thông tin về sự kiện này trên Tuổi Trẻ so với các báo khác, tôi xin dành cho bạn đọc của Tuổi Trẻ – trong đó có bạn – đó mới là những nhận xét xác đáng và khách quan nhất.

Nhưng tôi thật sự tự hào vì phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt ở trung tâm của sự kiện, bên cạnh “nhân vật chính” và tờ báo của chúng tôi có được những thông tin, hình ảnh độc quyền.

Về phía bản thân, tôi tự nhận thấy vẫn còn một số điểm phải rút kinh nghiệm. Và nếu tôi xử lý được những “vấn đề” đó trong thời gian ở Hyderabad tốt hơn, có lẽ tôi đã mang đến cho bạn đọc được nhiều thông tin kịp thời và thú vị hơn.

* Làm thế nào để xin được visa nhanh nhất để đi cho kịp thời gian trao giải? Tiếp cận GS Châu có dễ dàng khi xung quanh anh, chị luôn có nhiều PV Quốc tế luôn vây quanh. Xin cám ơn. (Trần Cao Trường, 35 tuổi, truongtrancao75@)

PV Thanh Hà tại ICM2010

– PV Thanh Hà: Để được cấp visa đi Ấn Độ không phải là quá khó khăn nhưng cái khó với chúng tôi là thời gian cấp bách, có thể không kịp để giải quyết các thủ tục cần thiết. Cuối cùng mọi việc đã diễn ra tốt đẹp và… may mắn, chúng tôi đã có trong tay visa chỉ một ngày trước khi lên đường.

Để làm được điều này, tôi rất cảm ơn sự quyết tâm cử phóng viên đi của toà soạn, sự nỗ lực của các anh chị ở bộ phận văn phòng đã hoàn tất những thủ tục cần thiết về phía cơ quan trong thời gian ngắn nhất có thể. Đặc biệt, chúng tôi đã không thể có visa kịp thời nếu không có sự hỗ trợ nhiệt tình của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, trong đó có cá nhân ngài Rupin Rarattan – bí thư thứ nhất đại sứ quán.

Một trong những lý do quan trọng nhất để chúng tôi thuyết phục được Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Ấn Độ giúp đỡ chính là mức độ quan trọng của sự kiện sẽ diễn ra tại Hyderabad đối với đông đảo người dân VN, trong đó có bạn đọc của chúng tôi, mong muốn có mặt tại ICM 2010 của Tuổi Trẻ…

Vấn đề thứ hai còn khó khăn hơn chính là thủ tục đăng ký tác nghiệp tại ICM2010 khi thời hạn đăng ký vào thời điểm đó đã kết thúc từ lâu. Vì những lý do an ninh, nếu không đăng ký được với ban tổ chức và được cấp thẻ Media, chúng tôi sẽ không thể được ra vào, làm việc tại ICM2010.

Những nỗ lực liên hệ với Ban tổ chức phía Ấn Độ, từ vị GS toán học trưởng ban tổ chức đến người phụ trách tiểu ban thông tin báo chí, Đại sứ quán VN tại Ấn Độ, phân xã TTXVN… của chúng tôi đã được đền đáp. Đại sứ quán VN, đồng nghiệp tại phân xã TTXVN tại New Delhi đã cho chúng tôi những hướng dẫn, tư vấn kịp thời.

Ban Tổ chức tuy trước đó đã gửi thư từ chối vì đã quá hạn và không thể có ngoại lệ vì nhiều lý do, nhưng khi tôi gửi đi email cuối cùng kèm theo ảnh và bản scan hộ chiếu bày tỏ mong muốn tha thiết được có mặt tại ICM2010, tôi cũng nói vẫn sẽ lên đường bay đến Hyderabad với hi vọng sẽ được tác nghiệp tại ICM…

Trong tám tiếng đồng hồ transit ở sân bay Bangkok, tôi đã hồi hộp mở email và vui mừng đến nghẹn thở khi nhận được hồi âm của ban tổ chức trong đó viết họ thật sự đánh giá cao, cảm kích trước nỗ lực của chúng tôi và đã đưa chúng tôi vào danh sách cấp thẻ nhà báo tác nghiệp tại ICM2010, một người của Ban tổ chức sẽ đón chúng tôi tại trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad vào buổi sáng ngày khai mạc ICM để nhận thẻ.

Cũng nhờ sự hỗ trợ của Ban tổ chức, chúng tôi đã đặt được khách sạn với giá dành cho đại biểu chính thức của ICM khi tất cả khách sạn của thành phố đều quá tải với một lượng khách đột biến đổ về Hyderabad trong những ngày đó… Nhờ vậy mà chi phí cho chuyện chỗ ở đã giảm được một phần tốn kém… Phần lớn nhất trong chi phí của chuyến đi là tiền vé máy bay, chiếm hơn 50% tổng chi phí.

Khi đăng ký tác nghiệp và khách sạn với ban tổ chức vào phút chót, chúng tôi đã được đặt phòng tại khách sạn Westin – cùng nơi ở với GS Ngô Bảo Châu. Chính vì vậy, cơ hội tiếp cận GS của chúng tôi được dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Không phải chờ đến khi đến Trung tâm Hội nghị quốc tế mà ngay từ sáng sớm ngày 19-8, vài giờ trước khi diễn ra lễ khai mạc và trao giải thưởng Fields, chúng tôi đã được gặp GS Châu. Và trong những ngày tiếp theo, không chỉ gặp GS ở hội nghị, ngay từ… bữa ăn sáng, chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và ghi lại những hình ảnh độc quyền mà không bị cạnh tranh bởi các phóng viên quốc tế khác.

Thêm một ưu thế là chúng tôi là những nhà báo đến từ VN và có thể dễ dàng nhận ra GS Ngô Bảo Châu giữa bất kỳ đám đông nào trong số hơn 4.000 nhà toán học có mặt tại ICM…Và GS thì luôn dành cho chũng tôi cơ hội tốt nhất…

* Chào anh Hoài Linh và chị Thanh Hà. Rất ghen tị với anh chị khi cả hai anh chị đã được có mặt ở một thời khắc có thể nói là rất xúc động đối với mỗi người dân Việt Nam. Cảm xúc của các anh chị ở thời khắc ấy là như thế nào, hay mải mê tác nghiệp, anh chị không kịp nhận ra mình đã có cảm xúc gì? Tác nghiệp với một đề tài được nhiều bạn đọc quan tâm, chờ đợi, anh chị có những áp lực gì không? và anh chị giải quyết áp lực ấy như thế nào?(Lê Thị Phong Thu, 24 tuổi, phongthu@)

PV Hoài Linh tại ICM 2010

– PV Thanh Hà: Cảm ơn bạn. Đúng như bạn nhận xét, chúng tôi thấy mình thật may mắn vì đã có mặt và được trực tiếp chứng kiến giây phút GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields. Là nhà báo chuyên nghiệp, nhưng trong thời khắc đấy, tôi thật sự xúc động và kể từ khi tên GS Ngô Bảo Châu được xướng lên cùng hình ảnh xuất hiện trên màn hình lớn, tôi đã bị cuốn trong niềm vui đến trào nước mắt. Trong lòng tràn ngập một cảm giác lẫn lộn giữa mừng vui, tự hào, ngưỡng mộ và cả biết ơn GS đã mang đến cho đất nước, cho những người VN một niềm vinh dự to lớn đến như vậy. Chính cảm xúc là một trong những yếu tố giúp tôi có thể hào hứng hoàn thành bài viết của mình trong ngày hôm đó.

* Xin chào anh Hoài Linh. Theo dõi sự kiện Ngô Bảo Châu, thấy cả phim lẫn ảnh. Anh đã tác nghiệp như thế nào để có được cả hai sản phẩm này. Có trường hợp nào anh mãi quay phim nên mất những shot ảnh đẹp không?(Huỳnh Ngọc Hân, 22 tuổi, ngochan134@)– PV Hoài Linh: Thực chất không có ai có thể làm tốt cùng một lúc hai việc được. Với sự kiện này, tôi đã tập trung vào chụp ảnh theo sát sự kiện, còn máy quay phim thì tôi để sẵn góc máy để khuôn hình toàn cảnh, thỉnh thoảng mới thay đổi khuôn hình những khi có điều kiện. Ngoài ra tôi đã khai thác thêm, nhờ vào người nhà anh Ngô Bảo Châu đi dự quay phim giúp và gửi về tòa soạn biên tập lại.

Là nhiếp ảnh chuyên nghiệp với tôi áp lực lớn nhất là phải bám sự kiện, chụp được những khoảnh khắc đắt giá nhất và cạnh tranh thông tin. Vì bên cạnh tôi còn có các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuters… nên tôi phải nhanh chóng chọn ảnh và gửi ngay về tòa soạn đáp ứng kịp nhu cầu thông tin của bạn đọc.Tôi không nhớ được cảm xúc mình lúc ấy thế nào chỉ nhớ rằng tất cả tinh thần tôi đã tập trung vào sự kiện bằng một cái đầu lạnh để không bị lọt những khoảnh khắc vàng.

Tôi may mắn hơn anh Hoài Linh vì có thể hoà vào không khí phấn khích và xúc động của các nhà toán học VN có mặt tại ICM, còn anh Hoài Linh là phóng viên ảnh, thời điểm đó, trách nhiệm của anh Hoài Linh rất nặng nề và căng thẳng vì còn phải lo tác nghiệp, ghi lại những hình ảnh quan trọng nhất của sự kiện…Kể từ khi được cử đi Ấn Độ, tôi luôn cảm thấy áp lực vì tôi biết đó là một sự kiện được đông đảo bạn đọc đặc biệt quan tâm, áp lực trước yêu cầu và kỳ vọng của toà soạn trong khi thời gian để chuẩn bị lại gấp gáp…

Ngày 18-8, ngay sau khi có visa, chúng tôi lên đường nhưng thời gian transit ở Bangkok quá dài, khi đến  sân bay Hyderabad đã là hơn 1 giờ sáng giờ địa phương ngày 19-8. Phải gần hai tiếng sau chúng tôi mới rời được sân bay về thành phố trên một chiếc taxi mà người lái không… nói được tiếng Anh và không thuộc đường về khách sạn của chúng tôi. Vì thế hơn 5 giờ sáng, chúng tôi mới đến khách sạn, khi người lễ tân khách sạn chào “Good morning”, tôi mới chợt nhận ra đã là sáng sớm của ngày 19-8 trọng đại.

Vào lúc đó, áp lực, cảm giác lo lắng lại tràn ngập trong lòng tôi,  tôi đặt chân đến thành phố xa lạ này khi chỉ còn vài tiếng nữa sẽ diễn ra lễ khai mạc và lễ trao giải thưởng mà tôi phải ghi nhận, tường thuật, phải tiếp cận với nhân vật chính, phải giữ liên lạc với toà soạn…

Nhưng như tôi đã viết sau này, chính vào lúc sáng sớm ngày 19-8, khi chúng tôi đang uống ly café thật đặc để có thể tỉnh táo sau gần một ngày dài trên đường và lo lắng về công việc thì chúng tôi nhìn thấy GS Ngô Bảo Châu bước vào phòng ăn với  phong thái bình thản, trầm tĩnh của anh, thấy anh vui vẻ trò chuyện với các đồng nghiệp…, điều đó đã giúp chúng tôi bình tĩnh hơn và áp lực giảm dần để bắt tay vào công việc với cuộc trò chuyện đầu tiên với GS Ngô Bảo Châu, những tấm hình đầu tiên tại Ấn Độ trước giờ trao giải…

Trong những ngày tiếp theo, ở nhiều thời điểm, tôi cũng vẫn cảm nhận áp lực từ nhu cầu thông tin của bạn đọc và toà soạn, cũng phải lo lắng xem hôm này mình sẽ viết gì khi sự kiện càng lúc càng trở nên nóng bỏng trên mặt báo, sôi động trên các trang mạng cũng như trong dư luận xã hội.

Thời đại của thông tin và internet nên nhiều báo bạn không cần có phóng viên có mặt tại chỗ vẫn có thể cập nhật các thông tin đa dạng. Vì vậy áp lực đối với chúng tôi là phải cung cấp được những thông tin và hình ảnh của riêng Tuổi Trẻ, thể hiện Tuổi trẻ đã có mặt tại trung tâm của sự kiện.

TTO thực hiện

Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận có tên trong danh sách Giáo sư Dỏm

Nguồn:  http://giaosudom.wordpress.com

LTS: Ở các nước Dân chủ sử dụng bằng giả, chạy chức danh giả nếu bị phát hiện phải bị cách chức ngay lập tức.

Còn ở Việt Nam, càng dùng bằng giả, chạy chức danh giả dù có bị phát hiện vẫn TẠI VỊ như thường. Quả thật là Không thể tưởng tượng được?!
Xem Bộ trưởng Giáo dục hiện tại Phạm Vũ Luận trong danh sách “Hung Thần” Giáo sư Dỏm để hiểu được tại sao nền giáo dục Việt Nam cứ kêu gào cải tiến, cải tiến, và cải tiến thì nó bị cài số de lui là Thụt lùi, thụt lùi và thụt lùi.

* Ghi chú:   Giáo sư RẤT DỎM là GS không có lấy nổi 01 bài báo khoa học được công bố trong tạp chí quốc tế. Một số GS Dỏm cấp 1, cấp 2, cấp 3 … là cũng rất kém tài nhưng ít ra cũng có được 1 bài, 2 bài, 3 bài báo công bố quốc tế.
Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận rơi vào trường hợp Giáo sư Rất Dỏm có nghĩa là TỆ NHẤT trong các loại GS Dỏm nói trên. Thật là không tưởng tượng nổi cho nền giáo dục của Việt Nam!!!???

* Danh dỏm: GS.TS
* Công bố ISI: 0
* Danh thật: GS rất dỏm
* Submitted by Editor inhainha
* Recommended by 1st Managing Editor
============================================= ========

Hội Đồng Biên Tập Tạp Chí Giáo Sư Dỏm Việt Nam đã thông qua
General Editor-in-Chief, Editor-in-Chiefs, Managing Editors, Editors
Thông tin về Tạp Chí Giáo Sư Dỏm Việt Nam – Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV:
Phụ lục: Các thông tin đính kèm liên quan đến công trình
Và đây là đương kiêm thứ trưởng thường trực bộ GD ĐT, bộ trưởng tương lai thay ông Nhân, đề nghị JIPV kiểm tra vị này xem đầu não của bộ GD ra sao:
– Tên đầy đủ: Phạm Vũ Luận
– Chuyên môn: kinh tế
– Chức danh: GS.TS
– Công bố ISI (số lượng và tên bài): 0  (Không có bài nào công bố quốc tế)
– Chức vụ (quá khứ và hiện tại): nguyên hiệu trưởng ĐH thương mại, Thứ trưởng thường trực bộ GD ĐT, sắp là bộ trưởng
– Ủy viên Hội đồng học hàm (?): ủy viên hội đồng học hàm ngành kinh tế
– Các danh hiệu, giải thưởng, vinh danh:
– Các thông tin liên quan (website, links của các bài báo ca tụng hoặc các tự ngôn, hình ảnh, đề tài dỏm, học trò dỏm,…):
www.tinmoi.vn/Giao-duc-DBSCL-co-nhung-chuyen– bien-tich-cu…
Chào Bộ trưởng!
Tôi dám đánh cá ông cho rà soát lại toàn bộ học vị tiến sĩ ở Việt Nam, đặc biệt là bằng tiến sĩ kinh tế (như của ông):
nguyenvantuan.net/education/3-edu/929-bang-ti en-si-dom-tr…
Câu hỏi:
1. Với trình độ là một GS rất dỏm về Kinh tế, Bộ trưởng sẽ làm gì cho nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn nắm quyền?
2. Bộ trưởng có can đảm khử tệ nạn GS, PGS dỏm và tiến sĩ giấy ở Việt Nam không?
3. Bộ trưởng có khắc phục được tính gian dối của các quan chức trong ngành giáo dục không?
Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Giám đốc sở Văn hóa – thông tin và du lịch tỉnh Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân và nhà báo:
Nhà báo: Vậy ông có thể cung cấp cho chúng tôi trang web của trường đại học của ông không?
“Dr.” Ân: Không, tôi không nhớ.
Nếu toàn bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ dốt thì nên tiếp tục cho anh Ân tại vị, văn hoá của ta là thế đấy?
Đúng là cái tiến sĩ dỏm của anh này phải bị Bộ GD-ĐT kiểm tra và cho hủy ngay. Sao giờ này Bộ vẫn chưa lên tiếng? Hay sợ đụng chạm nhiều người?
Đề nghị anh Luận xem xét lại anh phó chánh văn phòng này của anh, xem anh ấy có bị vấn đề về thần kinh hay không!
Tại cuộc gặp gỡ với các phóng viên báo chí chiều ngày 18.6 của Bộ GD-ĐT, trả lời câu hỏi vì sao năm nay tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Thị Nghĩa khẳng định Bộ GD-ĐT không buông lỏng kỳ thi, việc thí sinh đỗ cao là do đề thi bám sát với chuẩn kiến thức phổ thông và công tác ôn tập đã được tổ chức tốt.
Tuy nhiên, ông Văn Đình Ưng, Phó chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT lại cho rằng có 4 lý do khiến học sinh đỗ tốt nghiệp cao. Thứ nhất do năm nay là năm thứ tư thực hiện cuộc vận động “hai không” nên những thí sinh yếu, kém đã cố gắng học tập để thi đỗ. Thứ hai, do công tác tư vấn tốt của các cơ quan truyền thông. Thứ ba, do các ngày thi trên toàn quốc thời tiết mát mẻ. Thứ tư là có thể do các em phấn đấu lập thành tích để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội!
www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201025/201006 18230904.aspx
Khi tôi còn bé, cho đến tận bây giờ vẫn nghe các vị quan chức viện những lý do để thanh minh cho cái kém của mình như: đất nước ta còn nghèo …., Việt Nam phải chịu hậu quả của chiến tranh …. Mà các vị đâu biết chiến tranh đã kết thúc 35 năm rồi, 35 năm sau chiến tranh Việt Nam có làm được bằng 1/3 hay 1/4 so với 35 năm sau chiến tranh của Nhật hay Hàn không?
Hay các vị đổ tội cho … Trời, giống như đội bóng đá Việt Nam khi đá thua ở sân khách thì đổ do thay đổi múi giờ, nóng, nắng, độ ẩm, vv…
Cảm ơn các bác Editors đã cung cấp rất nhiều bằng chứng, những phát biểu “vô giáo dục” trong cái bộ mang danh “giáo dục” của Việt Nam.
Lúc trước tôi có đọc mấy quy định của Bộ: ncs phải đăng ký, bằng cấp nước ngoài phải do Bộ duyệt mới có giá trị,….. Nay cái tiến sĩ dỏm của ông giám đốc đã bị phát hiện thì Bộ ta lại im lặng thì nghĩa làm sao?
Dần dần tôi thấy cái Bộ này rất tệ, không ý thức được uy tín, trách nhiệm là gì, nói đó nuốt đó. Lãnh đạo Bộ thì hết GS dỏm này lại đến GS dỏm khác. Biết đâu nếu Bộ trưởng là một anh cửa nhân loại xịn thì tình hình khá hơn?
Về tính chính danh của Tạp chí GS dỏm.
Hôm qua tớ có dịp diện kiến một Bác, là cây đa cây đề trong Hội đồng học hàm GSNN, một người chưa được Tạp chí dỏm của các Bác quan tâm tới. Khi hỏi Bác nghĩ gì nếu một ngày nào đó được điểm trên Tạp chỉ GS dỏm , nguyên văn trả lời của Bác này như sau: “Thì việc đó cũng như mình đang đi thì bị ném đá từ những kẻ giấu mặt trong bụi rậm ven đường, chứ biết làm sao”.
Tôi suy nghĩ mãi về điều đó và bật ra câu hỏi về tính chính danh của Tạp chí GS dỏm của các bác. Hy vọng rằng các bác cho đăng ý kiến này của tôi để rộng đường dư luận nhé.
Nếu các bác có thiện chí tốt, tin tưởng động cơ và cách thức cùng những kết lụân của mình, sao các bác không sớm thực hiện 2 điều quan trọng sau đây liên quan đến tính chính danh để từ đó thông tin được tiếp nhận một cách chính đáng:
1.Hợp pháp hóa hoạt động của Tạp chí dỏm bằng việc xin giấy phép hoặc đặt nó họat động trong một tổ chức học thuật hợp pháp nào đó.
2.Công khai danh sách Ban biên tập hoặc chí ít là những người chịu trách nhiệm chính về Tạp chí GS dỏm.
Nếu chưa có điều kiện, chí ít các bác cũng nên thực hiện điều thứ 2 trên đây như các trang web Bauxit, Talawas,…. Làm được như thế, việc làm của các bác mới được dư luận (tôi ko nói các bác được đưa tên đâu nhé), “tâm phục khẩu phục”, mới là việc làm của các bậc “quân tử”.
Nếu không, một đằng các vị được Tạp chí quan tâm thì chình ình trên web của Tạp chí (không chính danh) với đầy đủ hình ảnh, CV và những kết luận “như đinh đóng cột” của các bác nhưng một đằng các bác lại “mai danh ẩn tích” completely. Khác nào trên võ đài diễn ra một trận đấu mà chỉ có một võ sĩ đấu với võ sĩ vô hình. Các bác có thấy nó unfair và hơi “tiểu nhân” không?
Cần có tính chính danh của Tạp chí GSD để những thông tin của các bác được quan tâm offcically. Làm thế để các email của các bác được phân biệt với spam và tránh bị đối xử như với spam.
Nếu không sớm chính danh, chẳng cần phải hack, xã hội, chính quyền và tổ chức học thuật sẽ tẩy chay Tạp chí GSD như một nhóm vu khống nặc danh.
Rất mong các bác tư vấn cho Tạp chí GSD như GS Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Văn Chính và những người phản biện lâu nay cho Tạp chí GSD nhận thức được vấn đề tôi nêu ra và cùng với Ban biên tập sớm có cách làm chuyên nghiệp và sớm mang tính chính danh cho việc làm của Tạp chí GSD.
Trân trọng.
Tôi biết và theo dõi JIPV đã lâu nhưng không bình luận gì nhưng tôi ủng hộ các bạn. Tôi không hiểu bạn lawyerone nói “fair” ở đây là như thế nào. Giả sử tôi là một nhà khoa học ốm yếu với vài bài SCI thách đấu chính danh với một anh không có bài ISI nào, nhưng anh ta có súng, có dao găm, có quyền lực hét ra lửa thì khi thách đấu như vậy là fair hay không?
Việc JIPV xét dỏm bất kể họ có trong chính quyền hay không cũng là một việc có thể sẽ bị quy chụp liên quan đến chính trị dù tôi nhận thấy không phải. Vì vậy nếu JIPV chính danh chắc chắn sẽ bị knock out ngay lập tức không phải bằng những tranh luận khoa học mà chính bằng những công cụ phi khoa học mà các anh dỏm đang nắm.
JIPV có bị giới học thuật tẩy chay hay không thì hãy để thời gian trả lời. Tôi tin rằng không. Người làm khoa học chân chính khắc sẽ nhận biết được thông tin nào là đúng, đâu là sai chứ chẳng ai quan tâm người đưa thông tin là ai. Làm sao thông tin đó có thể là vu khống khi mà thông tin lại được dựa vào nguồn dữ liệu công khai là ISI được?
Chỉ có một điểm nhỏ tôi không hài lòng lắm ở chỗ JIPV xét cả những ngành như triết học, lịch sử, văn học … là khắt khe vì những ngành này phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh lịch sử, yếu tố chính trị. Chắc chắn việc nhận diện dỏm ở những ngành này sẽ thất bại!
Ngoài ra, các bạn nên đặt lương tâm và trách nhiệm của chính mình vào công việc này. Tôi nói như vậy để lưu ý các bạn việc xét ai đó phải hết sức thận trọng, đánh giá họ không chỉ bằng những con số thống kê mà nên xét đến cả những tâm huyết và đóng góp của họ cho đất nước và dân sinh. Những trường hợp còn tranh cãi thì không nên xét đến. Và cuối cùng nên cảnh giác với những con sâu có thể len lỏi chui vào trong nội bộ của các bạn.
chim_nhon (2 months ago | reply)
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bác SickScientist2010. Tôi cũng đã đề nghị loại ứng viên phụ thuộc vào hoàn cảnh chính trị như Ô. Tô Huy Rứa, nghiên cứu về triết học, JIPV xét dỏm do không có ISI là tôi không hài lòng. Còn đại cục chung tôi không thấy JIPV xét oan sai ai cả, nhiều khi tôi thấy các bác JIPV dễ tính quá; khi tin tưởng hoàn toàn vào thông tin chính ứng viên cung cấp (chưa kiểm chứng bằng ISI Web of Science được) đã loại dỏm, như ông NVN, là có phần hơi dễ dãi.
@lawyerone: Những đề nghị của bác mới thoạt nghe có vẻ có lý, nhưng suy nghĩ lại với quy rất cụ thể của JIPV tôi thấy yêu cầu này là không cần thiết.
“1.Hợp pháp hóa hoạt động của Tạp chí dỏm bằng việc xin giấy phép hoặc đặt nó họat động trong một tổ chức học thuật hợp pháp nào đó.” vì sao phải xin giấy phép khi đăng bài và xét bài ISI không giới hạn phạm vi lãnh thổ, chính trị, nguồn gốc, … Hay có chăng là cách để những vị dỏm đã được nêu danh kiểm soát, đánh phá, ngăn chặn việc làm này? Nên nhớ những vị dỏm này có mặt cả ở bộ máy hành pháp, tư pháp, lập pháp.
“2.Công khai danh sách Ban biên tập hoặc chí ít là những người chịu trách nhiệm chính về Tạp chí GS dỏm.” để làm gì? Vì ngay cả Admin cũng không thể “cứu” một bác GS dỏm với o0o ISI mà. Nhắc lại, JIPV không đánh, đấm cá nhân hoặc một tổ chức nào cả; JIPV làm việc trên căn cứ khoa học, là những công bố ISI, là những công trình nổi tiếng được trích dẫn nhiều, hoặc công trình có tiếng vang trên thế giới. Nếu bác hoặc bất cứ ai phát hiện ra trường hợp oan, sai; hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi, hoặc JIPV hoặc post bài lên đây, tôi đảm bào JIPV sẽ sửa sai, nếu có.
vientoan (2 months ago | reply)
Tôi xin copy lại bức thư này của một bạn đọc, trong mục: GIAO LƯU VỚI ĐỘC GIẢ của JIPV.
@nguoihammo:
Kính gửi JIPV !
Đã từ lâu đông đảo những người Việt Nam rất muốn biết thực trạng cụ thể của khoa học nước nhà nói chung, và từng nhà khoa học nói riêng. Điều đó sẽ giúp cho Chính Phủ, Nhà Nước, và các cấp quản lý điều phối trong việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao này.
JIPV ra đời là một tất yếu, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay, bối cảnh đất nước đang trông chờ rất nhiều vào đội ngũ các nhà khoa học. Mảnh đất khoa học, nơi mà người người hiểu rằng, đó là nơi trung thực, là đất của những đam mê , tự do, sòng phẳng, chông gai, dấn thân, nghiệt ngã, nhưng vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, thế thì những kẻ ngự trị nơi đó phải có tầm vóc như thế nào?
JIPV đã và sẽ góp phần trả lời rất cụ thể về những chủ nhân của mảnh đất khoa học Việt Nam, thực ra họ là ai? JIPV đã và sẽ góp phần làm tỉnh ngộ tất cả chúng ta, trong cơn si mê điên dại với cái danh, trong cái thế giới “hoà cả làng”, thế giới không nên bị quỷ hoành hành.
Rồi đây câu cửa miệng trong dân gian ”Tay ấy tuy là GS nhưng hắn cũng khá” chắc chắn sẽ đến! Rồi đây những kẻ dởm sẽ đỡ vênh vang, những hội thảo, hội nghị, đề tài, dự án khoa học sẽ giảm bớt đi, các ngã ba đường phố phải để những thùng chứa những bằng dởm, để chủ nhân của nó là những người còn chút ít nhân cách, có chỗ vứt trả.
Nên coi JIPV là đại diện cho tất cả chúng ta nói ra một sự thật, mà tự mỗi cá nhân đơn lẻ không ai tiện nói. Vì thế chúng ta cũng nên có một thái độ bình thản khi theo dõi danh sách công bố trong JIPV, xem đó như một hệ quả tất yếu của một đất nước cực kỳ lạc hậu, lại trải qua 30 năm chiến tranh, kẻ may người rủi khôn lường, rồi những năm tháng kéo dài trong sự lãn công, gian nan vì miếng cơm manh áo. Biết vậy để sửa, để bước vào cuộc chơi mới, với luật toàn cầu.
Rồi đây trong mỗi lý lịch khoa học cần phải khai rõ, đương sự có bao nhiêu bài trong SCI; SCIE. Rồi đây các công bố trong ISI sẽ phải là một tiêu chí quan trọng nhất, đẻ xem xét tư cách của các thành viên trong các HỘI ĐỒNG KHOA HỌC và các CHỨC DANH…
Bất luận như thế nào thì cuối cùng JIPV đã đều thống kê đầy đủ các công bố của đương sự trong ISI, khiến không ai bác bỏ được, đó là điều quan trọng nhất ! Chính điều này đã làm nên uy tín của JIPV, chỉ có điều JIPV cần phải làm đến cùng, không làm oan và bỏ sót bất cứ đối tượng nào.
Nên chăng không nhất thiết phải có ảnh đương sự, vì yêu cầu này gây cản trở không nhỏ cho các editor. Cần xem xét đồng bộ ở tất cả các ngành. Hiện nay ngành KHOA HỌC GIÁO DỤC, một ngành có ảnh hưởng mạnh nhất đến giáo dục, hầu như còn ít được xét đến.
Khối lượng công việc JIPV rất lớn, nó cần được tổ chức chặt chẽ, cần một đội ngũ editor đông đảo ở tất cả các lĩnh vực. Mong rằng JIPV ngày càng lớn mạnh, và được toàn xã hội ủng hộ về mọi mặt.
Hãy hướng về tương lai của đất nước này, để xem xét và đánh giá JIPV, chứ đừng từ một góc nhìn nào khác !
Đất nước sẽ ghi công những người sáng lập ra JIPV !
Những công dân chân chính đã và sẽ ủng hộ việc làm của các bạn !
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (2 months ago | reply)
JIPV@: Cảm ơn các ý kiến xây dựng. Có thể JIPV sẽ ngưng xét ứng viên từ các ngành Triết học, Lịch sử, Văn học (những trường hợp đã xét sẽ được rút lại). Và cũng sẽ xét đến cả những tâm huyết và đóng góp của ứng viên cho đất nước và dân sinh.
Nhân đây cũng xin lưu ý các Editors nên cẩn thận khi gửi bài và cũng thông cảm cho JIPV nếu các trường hợp liên quan đến Triết học, Lịch sử, Văn học bị rút xuống.
Tuy nhiên, xin bác SickScientist2010 vui lòng nói rõ hơn về “những tâm huyết và đóng góp của ứng viên cho đất nước và dân sinh”. Làm thế nào để nhận diện và xây dựng tiêu chí đánh giá những yếu tố này.
JIPV đang họp bàn để edit lại tiêu chí xét dỏm, dựa theo những đề nghị hợp lí của các bác.
Xin chân thành cảm ơn các bác.
.
inhainha (2 months ago | edit | delete)
bác Sickscientist ý kiến rất hay, mong bác cho thêm ý kiến về KHXH
TCHGGD [deleted] (2 months ago | reply)
@lawyerone: Xin hỏi bạn biết phân biệt thế nào tiểu nhân và quân tử thời nay không? Những kẻ dỏm đang huỷ hoại nền khoa học đất nước và lợi dụng báo lề phải để tự ca tụng thành tích dỏm để lừa dối mọi người là quân tử hay tiểu nhân?
Những người làm công tác giáo dục, lãnh đạo ngành giáo dục, những nhà khoa học dỏm dùng báo lề phải để tự ca ngợi thành tích dỏm một cách vô liêm sĩ thì là quân tử hay tiểu nhân?
Việc bạn nên làm là vận động những người làm khoa học nên công khai thành tích nghiên cứu để mọi người có thể kiểm chứng, ví dụ như trong danh sách này:
www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623509000309/
Thời nay, thông tin khoa học là công khai, minh bạch, mọi người tự kiểm tra nếu có hiểu biết. Chính danh là gì? Không chính danh là gì? Cái gọi là “chính danh” nhưng toàn làm những chuyện gian dối và vô liêm sĩ thì có hơn gì những cái khác, như thế có gọi là “quân tử” không?
Cá nhân tôi nghĩ JIPV đang làm một việc mà các “nhà khoa học” nước ta phải làm, xin nhấn mạnh PHẢI LÀM, là công khai công bố khoa học của mình. Từ đó dỏm hay không dỏm thì mọi người tự biết.
Câu hỏi tại sao họ không dám công khai chắc không khó để trả lời, và việc họ bảo họ “bị ném đá” chắc cũng không làm mọi người ngạc nhiên. Thật ra nhiều người không phân biệt được thế nào là “ném đá” và thế nào là SỰ THẬT. Tại sao? Tại vì trình độ nhận thức dỏm nên không phân biệt được.
Hiện nay, tôi thấy Trung Tâm Vật Lý Lý Thuyết, ĐHQGTPHCM, một số đơn vị thuộc ĐHQGHN là những nơi nghiêm túc trong việc công khai công bố khoa học.
Điều đáng xấu hỗ của giới khoa học dỏm là NÓI CHUYỆN LÒNG VÒNG. Sớm tỉnh ngủ đi, hãy mở mắt ra, giọng điệu “ném đá, quân tử, tiểu nhân, hacker” là rất rất vô liêm sĩ.
connan2010 (2 months ago | reply)
@lawyerone: Sự thật vẫn là sự thật. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra thôi. JIPV làm việc dựa trên “sự thật”, đó là các công bố khoa học, thì chẳng có gì mà phải sợ “xã hội, chính quyền và tổ chức học thuật sẽ tẩy chay Tạp chí GSD như một nhóm VU KHỐNG nặc danh”. Bạn nên hiểu đúng nghĩa của từ “vu khống” nhé.
Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (2 months ago | reply)
JIPV@: Đây là phản hồi của JIPV đối với ý kiến của Guest Editor lawyerone:
TCHGGD [deleted] (2 months ago | reply)
Đại Hiệp Sĩ – GS – TS Y khoa – TS Thống kê Nguyễn Văn Tuấn lại tiếp tục “làm khó” lãnh đạo Bộ GD-ĐT:
nguyenvantuan.net/education/3-edu/939-nhan-di en-dia-phuon…
(Xin lỗi bác Tuấn cho em “bệnh thành tích” nhé: Đại Hiệp Sĩ – GS – TS Y khoa – TS Thống kê. Trong nước bây giờ là phải thế, càng nhiều… càng giỏi!).
TCHGGD [deleted] (2 months ago | reply)
GS rất dỏm Phạm Vũ Luận nên sang Pakistan học hỏi kinh nghiệm này xem:
nguyenvantuan.net/education/3-edu/938-pakista n-kiem-tra-b…
Chỉ sợ ông Luận không dám, mà nếu dám thì coi chừng bị cách chức ngay?
TCHGGD [deleted] (2 months ago | reply)
Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục “đấm”: Giáo dục tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng…tiêu cực (II)
tuanvietnam.net/2010-06-21-giao-duc-tiep-tuc- chuyen-bien-…
TCHGGD [deleted] (2 months ago | reply)
Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục “đấm” vào mặt mấy ông dỏm: Nhu cầu dẫn đến bằng giả từ trường dỏm:
www.tuanvietnam.net/2010-06-18-nhu-cau-dan-de n-bang-gia-t…
TCHGGD [deleted] (2 months ago | reply)
Nhìn chung người trực tiếp nhận những “cái đấm” của Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn là GS rất dỏm PVL. Đợi xem vị này phản công thế nào? Dự đoán: CHỊU ĐẤM ĂN XÔI.
vuhuy.number (6 weeks ago | reply)
Chất vấn Bộ trưởng: Gần đây có thông tin “Ngôi sao điện ảnh giá 200 triệu”, Bộ trưởng có nghĩ hệ thống đào tạo tại chức (trong cả nước), thạc sĩ và tiến sĩ nhiều nơi ở nước ta (chủ yếu là những nơi có công bố quốc tế kém) đang trong tình trạng giống như “việc đào tạo ngôi sao điện ảnh” không?
www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201026/201006 23231315.aspx
” alt=”” width=”24″ height=”24″>
TCHGGD2010 (6 weeks ago | reply)
Bác động vào là “chết”:
phapluattp.vn/20100627013335116p1021c1084/co- dau-hieu-lua…
Vụ này cũng giống vụ Hiệp Sĩ Đỗ Việt Khoa thôi.
Buồn cho giáo dục của ta. Không rõ vị Bộ trưởng với danh thật GS dỏm làm được gì? Tôi qúi những anh cử nhân xịn hơn là mấy anh GS dỏm.
Tuan Ngoc@ (6 weeks ago | reply)
Bác Hoàng Tụy đã đưa ra thuật ngữ “Giáo Sư Dỏm” từ 5 năm trước trong bài:
www.tapchithoidai.org/ThoiDai6/200506_HTuy.ht m
inhainha (5 weeks ago | edit | delete)
Câu chuyện chạy chức này ông Luận có biết và có liên can không nhỉ
boxitvn.blogspot.com/2010/07/cau-chuyen-chay- chuc-o-bo-gi…
Kính gửi : Ban Biên tập trang mạng Bauxite Việt Nam
Vấn nạn chạy chức, chạy quyền và tham nhũng, hối lộ đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học… cũng luôn có những vấn đề gây tranh cãi.
Có điều, như nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận, và báo chí cũng đã đưa công khai, đó là các vụ án chạy chức chạy quyền, tham nhũng, hối lộ đa số do quần chúng và báo chí phát hiện. Tại sao các cơ quan luật pháp, cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, các tổ chức Đảng cơ sở không phát hiện được các hiện tượng tham nhũng, chạy chức tại địa phương, đơn vị mình?
Chúng tôi – một số cán bộ giáo viên của Trường ĐH Hà Nội xin gửi bài viết này đến Quý mạng – Tiếng nói ngôn luận mà chúng tôi tin tưởng. Chúng tôi hy vọng rằng bằng nghiệp vụ và chức năng của mình, Quý mạng sẽ làm sáng tỏ những bức xúc, nghi vấn của chúng tôi trong “câu chuyện chạy chức ở Bộ Giáo dục và đào tạo” mà chúng tôi gửi kèm theo đây. Chúng tôi khẳng định đây là những tài liệu thật.
Chúng tôi hy vọng rằng sự việc này sẽ được dưa ra công luận.
Xin chân thành cảm ơn.
Kính thư.
Văn Nga – Đại diện cho một số GV ĐHHN
Vấn nạn chạy chức, chạy quyền và tham nhũng, hối lộ đều là cùng một đồng một cốt, nếu không trị được cái này thì không thể trị được cái kia. Trong bài phát biểu trên báo Tuổi trẻ hôm thứ Bảy 21/11/2009 vừa qua, ông Diệp Văn Sơn – Phó Vụ trưởng Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ đã bày tỏ: “Tôi rất đồng tình với ý kiến trước tiên phải “bịt các cửa chạy”. Nhưng nhiều cửa quá, biết bịt cửa nào? Nếu dàn trải thì không đủ lực. Theo tôi, trước tiên phải tập trung “bịt cửa chạy chức”.
Ở phần cuôí bài viết, ông Sơn còn cho biết: “Nói nhiều mà không làm chỉ tổ gây mất lòng tin. Vấn đề là biện pháp và thái độ kiên quyết tuyên chiến. Biện pháp đã có nhiều nhưng thái độ cương quyết tuyên chiến thì vẫn còn thiếu”.
Trong phiên chất vấn mới đây tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn nhìn nhận việc “chạy chức, chạy quyền giảm chứ khó chấm dứt”, theo ông, “rất khó triệt chuyện chạy chức, vì người chạy có báo đâu”. Dịp này ông cũng lên tiếng báo động rằng, tình trạng chạy chức, chạy quyền đang có xu hướng tăng”.
Chả nhẽ việc bổ nhiệm công chức đã đúng “quy trình tuyển chọn cán bộ”… như có lần ông Bộ trưởng Trần Văn Tuấn nói, nhưng trị vấn nạn vẫn “khó, rất khó…” mà đành phải bó tay hay sao?
Để tham gia với câu chuyện “chạy chức, chạy quyền” đang sôi nổi, xin mời quý vị theo dõi một vụ việc dưới đây, để thấy vì sao rất khó triệt chuyện chạy chức, chạy quyền.
Ngày 17 tháng 9 năm 2008, Trường ĐH Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định số 5803/QĐ – BGD ĐT bổ nhiệm PGS TSKH Nguyễn Đình Luận, Phó Hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội tiếp tục nhiệm kỳ 2004-2009. Thay mặt Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long đã trao Quyết định ( QĐ) và chúc mừng tới tân Hiệu trưởng. Trong lời phát biểu, Thứ trưởng cũng đã đánh giá cao vai trò của “Tiến sĩ” Nguyễn Xuân Vang, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội trong thời gian ông giữ chức vụ Hiệu trưởng từ năm 2000-2008. (Xem PL: 1).
Trong không khí hân hoan của buổi lễ, không ít giáo viên của trường đã băn khoăn tự hỏi: Thạc sỹ, nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Vang đã bảo vệ luận án Tiến sĩ ở đâu, khi nào, mà bây giờ được Thứ trưởng Long phong cho danh hiệu “Tiến sĩ”.
Tìm hiểu lại những giấy tờ có liên quan đến nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Vang, nay là Cục trưởng Cục đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ GD ĐT chúng tôi thấy: Ông Nguyễn Xuân Vang tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Hà Nội năm 1979, Khoa Đào tạo phiên dịch và giáo viên. Tháng 5 năm 1991 ông Vang đỗ bằng Thạc sĩ tại ĐH Canberra (Úc). Năm 1997, dù không có gì xuất sắc so với nhiều cán bộ, giáo viên khác trong trường, ông Vang “đột nhiên” được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ HN. Việc ông Nguyễn Xuân Vang được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ HN làm nhiều cán bộ, giáo viên chưa hết ngạc nhiên thì ngày 02 tháng 10 năm 2000 Bộ trưởng Bộ GD ĐT ký Quyết định số 4022/QĐ BGD&ĐT-TCCB bổ nhiệm Thạc sỹ Nguyễn Xuân Vang, Phó hiệu trưởng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ nhiệm kỳ 2000-2004 (Xem PL: 2). Điều này thực sự gây sốc cho dư luận, bởi vì ai cũng biết một trong những tiêu chuẩn để trở thành Hiệu trưởng của một trường ĐH là phải có học vị Tiến sĩ. Và rõ ràng tại thời điểm đó ông Nguyễn Xuân Vang không phải là ứng cử viên “nặng kí” cho chức Hiệu trưởng của Trường ĐH NN Hà Nội.
Tuy nhiên để dọn đường cho Quyết định gây tranh cãi này, ngày 13 tháng 6 năm 2000 ông Vũ Ngọc Hải, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký văn bản số 5213/TCCB hướng dẫn tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ HN, trong đó có đoạn: “các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng vẫn giữ nguyên theo QĐ số 4124/1997/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/12/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, riêng tiêu chuẩn 2 phần chức danh và học vị có thể yêu cầu ở mức giảng viên chính và Thạc sĩ trở lên”. Như vậy có thể hiểu Bộ GD&ĐT đã tự hạ thấp tiêu chuẩn để cho ông Vang trở thành Hiệu trưởng (Xem PL: 3). Thật khó hiểu là trong khi Trường ĐH ngoại ngữ có nhiều PGS, TS, có cả PGS TSKH… thì Bộ lại hạ chuẩn để có thể chọn từ giảng viên chính lên làm Hiệu trưởng của trường.
Chưa hết. Ngày 4 tháng 11 năm 2004 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển lại ký QĐ số 7100/QĐ-BGD&ĐT-TCCB tái bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Vang, Thạc sỹ, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ HN nhiệm kỳ 2000-2004 giữ chức Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ HN nhiệm kỳ 2004-2009 (Xem PL 3.1) Phải nói là Quyết định này trái với QĐ số 153/2003/QĐ-TTG ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”. Tại ý b, điểm 2, Điều 31 của QĐ số 153/2003/QĐ-TTG nêu rõ: Một trong các tiêu chuẩn phải có của Hiệu trưởng một trường đại học là: “Có học vị Tiến sỹ” (Xem PL. 4).
Những sai phạm trong việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Vang vẫn chưa chấm dứt khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi lãnh đạo. Ngày 14 tháng 4 năm 2008 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã ký QĐ số 2068/QĐ-BGD ĐT điều động và bổ nhiệm Tiến sỹ Nguyễn Xuân Vang, Hiệu trưởng Trường ĐH NN Hà Nội đến nhận công tác tại Cục Đào tạo với nước ngoài kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2008 (Xem PL. 5).
Trong Quyết định này có một từ không chính xác, đó là từ “Tiến sĩ”. Tháng 10 năm 2005 ông Vang được Trường ĐH La Trobe (Úc) trao bằng Tiến sĩ danh dự về giáo dục. Và theo chúng tôi được biết, mục đích của việc phong tặng danh hiệu “Tiến sĩ danh dự” là nhằm tôn vinh, ghi nhận công lao của các nhà chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học… có nhiều đóng góp. (Thủ tướng CP Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã được Trường ĐH Rajabhat Bansomdej Chaopraya (Thái Lan) trao bằng Tiến sĩ danh dự chuyên ngành giáo dục vì sự phát triển cộng đồng vào tháng 8 năm 2008 tại HN). Không ai gọi người có bằng “Tiến sĩ danh dự” là Tiến sĩ, nhất là được ghi thành chức danh trong các văn bản, quyết định… có tính pháp lý. Điều này chắc nhiều người biết, ông Nguyễn Xuân Vang và Bộ GD&ĐT lại càng phải biết. Bởi thực tế, ông Vang được trao bằng “Tiến sĩ danh dự” từ tháng 10/2005 nhưng từ đó cho đến tháng 3 năm 2008 trong gần chục văn bản, QĐ… của Bộ GD&ĐT liên quan đến ông Vang, chưa có văn bản nào sử dụng cụm từ “Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vang” (Xem Pl. 5.1). Không những thế, trong (mặt sau) bằng Tiến sĩ danh dự của trường ĐH La Trobe (Úc) trao cho ông Vang, phần liệt kê những thành tích, tên của ông Vang luôn được gắn với danh xưng là Professor Nguyen Xuan Vang (Giáo sư Nguyễn Xuân Vang) (Xem PL. 6). Đây không thể là nhầm lẫn của ĐH La Trobe, mà phải do ông Vang nộp trích ngang thành tích của mình cho Trường ĐH La Trobe. Trong đó ông Vang luôn tự coi mình là “Giáo sư”. Chức danh giảng dạy của ông Nguyễn Xuân Vang chỉ là Giảng viên chính (Senior Lecturer) chứ không phải Giáo sư (Professor).
Việc dùng danh xưng “Tiến sĩ” cho ông Vang trong QĐ số 2068/QĐ-BGD ĐT ngày 14/4/2008 và sau đấy cả trong QĐ số 5802/QĐ-BGD ĐT ngày 05/9/2008 theo chúng tôi là có chủ ý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm rõ vì sao có sự nhầm lẫn này. Đây là việc háo danh hay là cố tình chạy chức. Có thể, để trở thành Cục trưởng phải là Tiến sĩ, hay sẽ được ưu tiên hơn ai đó chưa là Tiến sĩ? Chúng tôi cho rằng việc cố tình dùng bằng Tiến sĩ danh dự để coi mình cũng có học vị Tiến sĩ cũng ngang với việc dùng bằng giả. Cần phải lên án.
Những bất thường trong việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Vang từ năm 1997 đến nay là có hệ thống. Đây có thể là sự cố tình chạy chức, chạy quyền một cách tinh vi, có hệ thống mà cả xã hội đang tuyên chiến và lên án. Và ở đây ông Vang không thể đạt được mục đích nếu như không có những người ở Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tay.
Chúng tôi đề nghị các cơ quan pháp luật, báo chí và nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét nghiêm túc vụ việc này và trả lời trước công luận.

Toán hay là không toán ?

GS Nguyễn Tiến Dũng

To math or not to math ? – Hamlet đời mới

 Con tôi phải học toán

I must study politics and war, that our sons may have liberty to study mathematics and philosophy – John Adams

 John Adams (1735-1826), vị tổng thống thứ hai của nước Mỹ, có câu nổi tiếng sau: «Tôi phải học chính trị và quân sự, để con tôi được thảnh thơi học toán và triết. Con tôi phải học toán, triết, kinh tế, và các môn khoa học kỹ thuật khác, để cháu tôi được thảnh thơi học các môn nghệ thuật». (Nguyên văn:  «I must study politics and war, that our sons may have liberty to study mathematics and philosophy. Our sons ought to study mathematics and philosophy, geography, natural history and naval architecture, navigation, commerce and agriculture in order to give their children a right to study painting, poetry, music, architecture, statuary, tapestry and porcelain»).

 Từ cách đây hơn 2 thế kỷ, Adams đã nhận thấy được rằng, sau khi nước Mỹ giành được độc lập và xây dựng được một thể chế tiến bộ (là việc của những người thuộc thế hệ ông ta), thì đến thế hệ tiếp sau phải học toán để có thể trở nên giàu có, tạo ra điều kiện để cho văn hóa nghệ thuật có thể phát triển. Tất nhiên, thứ toán học mà Adams nói đến, không phải là thứ toán học «vị toán học», mà là thứ toán học «vị nhân sinh», gắn liền với kinh tế, kỹ thuật, v.v. Cũng theo lời của Adams, các thế hệ sau cần phải học không những chỉ có toán, mà nhiều môn khác nữa, nếu muốn trở nên văn minh.

 Thế giới ngày nay đã thay đổi nhiều so với cách đây 2 thế kỷ, nhưng câu nói của Adams vẫn luôn đúng. Sẽ không có những công ty như Google nếu không có các thuật toán tìm kiếm và khai thác thông tin sử dụng những lý thuyết toán học hiện đại nằm sau nó, sẽ không có dự báo thời tiết nếu không có các phương trình toán học và phương pháp tính đi kèm, sẽ không có điện thoại di động nếu không có lý thuyết toán học về truyền sóng và phân tích sóng, sẽ không có mua bán trên mạng nếu không có lý thuyết bảo mật toán học, sẽ không có vệ tinh nhân tạo nếu thiếu hình học vi phân, v.v. Mọi thành quả về công nghệ mà mắt trần chúng ta thấy được, đều có toán học nằm trong đó. Một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất thế giới hiện tại chính là nhà toán học James Simons. Những người được giải Nobel về kinh tế cũng là những người giỏi toán mà làm về kinh tế, đưa được vào kinh tế những mô hình toán học mới. Và cũng nhờ có những lý thuyết toán học như lý thuyết trò chơi mà chúng ta có thể hiểu hơn các vấn đề xã hội và chính trị.

 Hãy tưởng tượng những nhà quản lý phải đưa ra các chính sách về kinh tế, giáo dục, y tế, v.v., mà dựa trên các tính toán sai lầm, vì không hiểu rõ bản chất của các khái niệm, sử dụng số liệu cọc cạch, v.v., thì nguy hại biết bao cho đất nước. Giám đốc tài chính mà yếu về toán tài chính, ôm vào quá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp mà cứ tưởng như thế là hay, thì cũng có nguy cơ phá hoại doanh nghiệp. Kiến trúc sư mà tính toán thiết kế sai thì nhà có thể vừa xây đã sập, v.v.

 Bởi vậy, con tôi cần học toán. Nhưng bên cạnh đó, nó cần học thêm các thứ khác nữa. Nó sẽ chọn ngành mà nó thích, nhưng chọn ngành nào thì nó cũng sẽ cần vận dụng tư duy toán học, và tìm ra các công cụ toán cần thiết để sử dụng trong ngành của nó.

 Việc học toán không những cần thiết ở bậc phổ thông, mà còn ở bậc đại học và sau đại học, cho hầu hết mọi sinh viên . Điều đó không có nghĩa là phải học theo ngành toán, mà có nghĩa là cần học toán cho cẩn thận, bất kể là học theo ngành gì. Phải hiểu được bản chất các khái niệm toán học mà mình học, để có thể sử dụng được chúng.

 Trong năm vừa qua, tôi có làm thí nghiệm hỏi khá nhiều bạn sinh viên Việt Nam loại giỏi một số câu hỏi về xác suất. Và thật đáng lo là, phần lớn họ giải sai! Không phải là vì họ kém thông minh, cũng không phải là vì các bài đó quá khó khăn về toán học, mà đơn giản là vì họ hiểu chưa đúng các khái niệm cơ bản của xác suất. Đó là vì kiểu học của ta còn nặng về hình thức, ít đi vào bản chất và công dụng của các khái niệm. Không chỉ trong xác suất, mà trong nhiều môn.

 Có một ví dụ sau, về sự thiếu kiến thức toán cơ bản dẫn đến kết luận thống kê vội vàng. Trong Dự thảo chiến lược giáo dục của Bộ GĐ-ĐT Việt Nam vào cuối năm 2008 có câu mở đầu bảng thành tích như sau: “Năm học 2007-2008 cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm học 2000-2001, …”. Vấn đề nằm ở đâu ? Nó nằm ở chỗ,  báo cáo thành tích này không hề nhắc đến tăng trưởng dân số và số trẻ em ở độ tuổi đi học. Dân số Việt Nam năm 2000 là gần 78 triệu dân, đến năm 2007 là 85 triệu dân, tăng hơn 10%. Để biết chuyện số học sinh sinh viên tăng 2,86% có phải là bước tiến bộ hay không, còn cần phải biết tổng cộng số trẻ em ở độ tuổi đến trường thay đổi ra sao. Thú thực, là khi tôi đọc bản dự thảo chiến lược giáo dục, tôi tự hỏi sao lại để những người trình độ còn yếu đi soạn thảo chiến lược, trong khi những người tài năng hơn để đi đâu không dùng đến họ. Phải chăng đó là do cơ chế. Bản thân toán học cũng có thể được dùng để mô hình hóa và so sánh hiệu quả của các cơ chế khác nhau!

 Có nên làm toán lý thuyết?

 Ai cho ta làm toán? – Chí Phèo đời mới

 Một điều tra ở Mỹ gần đây cho thấy ghề làm toán đang được coi là nghề tốt nhất trong một danh sách 200 ngành nghề khác nhau ở Mỹ, trong đó có đầy đủ các nghề chính như  giáo viên, thủy thủ,  công nhân, bác sĩ, khách sạn, lập trình viên, vật lý, kinh tế, luật sư, ngân hàng, v.v. (Xem: http://www.careercast.com/jobs/content/JobsRated_Top200Jobs). Thu nhập trung bình của nghề toán, ở mức 94 nghìn USD một năm, thuộc loại khá cao trong xã hội tuy không phải cao nhất trong các nghề, và môi trường làm việc của nghề toán dễ chịu hơn hẳn so với nhiều nghề khác.

 Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, trong số những người được tính là làm toán ở Mỹ, chỉ có khoảng 15% là làm việc ở trong giới hàn lâm (các đại học hoặc viện nghiên cứu toán), còn lại là làm phát triển ứng dụng toán học trong các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ khác nhau (ví dụ như NASA, Hewlett-Packard, hay Goldman-Sachs). Trong số những người làm toán trong môi trường hàn lâm, thì cũng chỉ có một phần nhỏ là nghiên toán lý thuyết thuần túy, phần lớn hơn là nghiên cứu những thứ sát với các nhu cầu ứng dụng thực tế hơn.

 Đó là ở Mỹ. Còn ở Việt Nam thì khác. Vào thời điểm hiện tại, hầu hết những người làm toán tức là làm việc trong giới hàn lâm, còn rất hiếm người làm toán ứng dụng trong các doanh nghiệp hay cơ quan chính phủ. Nghề làm khoa học và giảng dạy đại học ở Việt Nam nói chung và nghề làm toán nói riêng có thu nhập thuộc loại trung bình yếu so với các nghề lao động trí óc, trừ những ai «tay trong tay ngoài» có thêm thu nhập từ những nguồn khác, hoặc «sống nhờ vào Tây». Nhiều người phải «bán cháo phổi» suốt ngày, không có thời gian cho nghiên cứu. Về điều kiện làm việc thì cũng thiếu thốn đủ đường, và dễ bị cô lập, không có được những nhóm mạnh. Trong tương lai, điều kiệnViệt Nam sẽ tốt dần lên, nhưng phải mất nhiều thập kỷ nữa mới có thể nói chuyện đuổi kịp thế giới.

 Có chuyện «cười ra nước mắt» như sau: một GS toán ngồi ở nhà cầm giấy miệt mài viết chứng minh định lý của mình, trong khi vợ con thì đói. Có lần vợ tức quá, giằng lấy tập giấy vứt xuống đất, bảo: sao anh không đi làm thêm như mấy ông hàng xóm đi, cái định lý của anh thì có ích gì. Sau đó vị GS này được sang Đức với học bổng Humboldt (tức là được phương Tây cứu trợ), bà vợ đi theo phấn khởi nói: hóa ra định lý có giá trị thật! Vị GS này thuộc loại giỏi, vì không phải ai ở trong nước cũng may mắn được học bổng Humboldt.

 Bức tranh nghề nghiệp  hiện tại ít sáng sủa như vậy, nên cũng dễ hiểu khi mà số lượng học sinh có năng khiếu về khoa học ngày nay thích đi theo khoa học nói chung và toán học nói riêng khá ít, thậm chí không đủ nhu cầu cho việc đào tạo giảng viên dạy toán ở các trường đại học, chứ chưa nói đến nghiên cứu.

 Trong toán học cũng như trong các khoa học khác, khả năng ban đầu chỉ là một phần, điều kiện môi trường và sự bền bỉ về sau là điều vô cùng quan trọng để đạt đến kết quả. Một ví dụ nhỏ: tôi trước có một sinh viên cao học người Pháp, khi học thuộc loại rất trung bình, được nhận tiếp làm nghiên cứu sinh vì năm đó có quá ít sinh viên theo học ngành toán, thừa học bổng. Luận án TS của anh này cũng rất tầm thường. Nhưng sau khi làm TS xong, và được làm post-doc thêm 5 năm ở một nơi khá tốt và say mê làm việc, anh ta bây giờ đã có được những công trình toán lý thuyết tầm cỡ quốc tế rất có ý nghĩa.

 Đừng nên chọn làm nghề nghiên cứu toán lý thuyết nếu chỉ là «theo phong trào». Để thành công trong cái nghề toán lý thuyết này, thì năng khiếu chưa đủ, mà còn cần có nhiều điều kiện thuận lợi, và bản lĩnh để vượt các khó khăn sẽ gặp phải. Tỷ lệ thất bại không phải là ít. Có đến 90% các công trình toán lý thuyết trên thế giới là «chìm vào quên lãng» không có sự phát triển tiếp theo và cũng không ai dùng đến. Chưa kể đến chuyện tỷ lệ bị «dở người» vì làm toán lý thuyết cao hơn là trong các ngành khác. Và kể cả khi thành công, thì thu nhập cũng khiêm tốn so với nếu thành công trong các lĩnh vực khác. Nhưng nếu bạn rất thích ngành toán, thấy rằng toán học là «tiếng gọi của trái tim», và không quá bị bận tâm về tài chính, cảm thấy mình có đủ bản lĩnh, thì cứ đi theo học ngành toán. Hạnh phúc là khi được làm cái mình thích.

 Khi bạn rất thích toán, thì cũng không nhất thiết phải đi theo toán lý thuyết, mà có thể đi theo toán ứng dụng, học toán để mà ứng dụng. Phần lớn những vấn đề lớn của toán lý thuyết cũng là từ nhu cầu ứng dụng mà ra. Nếu Việt Nam đi theo thế giới, thì ngành toán ứng dụng cũng sẽ trở thành một ngành phổ biến, được ưa chuộng, và có thu nhập cao, trong các ngành. Để thành công trong toán ứng dụng, cần vừa học về toán vừa học về ngành mà mình muốn ứng dụng toán vào đó, chứ không phải chỉ học mỗi toán rồi lầm tưởng mình biết tất «cứ thế là phán», thì mới ứng dụng được hiệu quả và tìm được đúng các công cụ toán học cần thiết.

 Bất hạnh của nhiều nhà toán học lý thuyết là bị tắc nghẽn trong nghiên cứu, do thiếu điều kiện hoặc chưa đủ khả năng vượt qua khó khăn. Làm ứng dụng thì ít bị như vậy hơn. Và khi giỏi thì không nhất thiết phải làm lý thuyết mới ra được kết quả lớn, mà làm ứng dụng cũng có thể đem lại những thành tựu rất lớn. Alan Turing có từng nói «tầm nhìn của ta còn rất hạn hẹp mà đã thấy có bao nhiêu việc để làm». (Đây là câu tôi đọc được từ blog về khoa học máy tính của GS Ngô Quang Hưng). Nhìn xung quanh ta có thể thấy đầy những vấn đề cần đến ứng dụng của toán.

 Toán học như là con ngựa

 

 

Whoever said a horse was dumb, was dumb – Will Rogers

 Có những người thiên vị toán đến mức ví toán học như là ông hoàng bà chúa của khoa học. Ví như thế có thể hơi kiêu ngạo. Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, để cho cái đồng hồ chạy được, thì các bộ phận của nó đều phải hoạt động, chứ không thể nói bộ phận này quan trọng hơn bộ phận kia. Không thể coi ngành nào quan trọng hơn hay danh giá hơn ngành nào, giữa các ngành khác nhau.

 Tôi thì thích ví toán học như là con ngựa của người nông dân hơn. Một con ngựa vô cùng có ích, có thể dùng để kéo cầy, kéo xe, chở đồ, cưỡi đi chơi, thậm chí đi ra chiến trường, hay chạy đua. Ai cũng có thể sắm cho mình một con ngựa toán học. Giá nó không rẻ, nhưng nó sẽ làm việc bù lại cho. Sắm ngựa non rồi nuôi lớn tất nhiên là mất công hơn, nhưng giá thành ban đầu cũng rẻ hơn một con ngựa đã lớn.  Ngựa càng khỏe thì càng tốt, ngựa càng đẹp thì chủ càng tự hào. Nhưng có ngựa thì phải nuôi nó. Ngựa tốt mà bị bỏ đói, thì cuối cùng cũng sẽ gầy còm ốm yếu rồi trở thành vô dụng. Nhà giàu có thể chơi ngựa đua. Nhưng người nghèo thì nên chú trọng đến ngựa cầy, ngựa thồ hơn.

 Thế giới này, khi còn tồn tại, thì chắc sẽ không bao giờ hết ngựa, không có ngựa này thì có ngựa khác. Và chắc cũng sẽ  không bao giờ «tuyệt chủng» các nhà toán học. Khi làm ngành toán, thì như là «làm con ngựa có ích cho đời», dù là ngựa thồ hay ngựa đua, nhưng không phải là làm chúa thiên hạ. Những kiểu «tranh luận» như «ngựa mới là quí, giống chó kia có ra gì», «ngựa thồ mới có ích, ngựa đua chỉ ăn hại», hay «ngựa đua mới đáng gọi là ngựa» nói chung là vô nghĩa.

 (Khi viết đoạn này, tự nhiên tôi nảy ra ý đi tìm hiểu về khả năng toán học của các con ngựa trong đời thực, và phát hiện ra là ngựa không hiểu gì về toán, nhưng cực kỳ thông minh trong việc đoán ý của con người !)

 Từ lý thuyết đến thực tế

The distance between theory and practice is greater in practice than in theory – vô danh

 Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, những thế hệ của Hồ Chính Minh và Võ Nguyên Giáp là những thế hệ tìm đường độc lập cho đất nước. Tiếp đến là những thế hệ phải tìm đường xây dựng Việt Nam thành một nước giàu có và văn minh. Bản thân Hồ Chính Minh cũng đã từng nói như vậy.

 Việc cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyến khích phát triển toán học ở Việt Nam cũng là theo triết lý của John Adams cần toán học để xây dựng đất nước. Nếu như kết quả đạt được không như mong đợi, và Việt Nam sau bao nhiêu năm thống nhất vẫn là nước nghèo, trong khi phần lớn những học sinh ưu tú nhất được cử đi nước ngoài học toán thì hoặc là bỏ toán hoặc là trở thành những người nghiên cứu toán lý thuyết chứ không ứng dụng được mấy, thì đó là do tất cả chúng ta đều là nạn nhân của cái gọi là «khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế»: Có nhiều cái về lý thuyết nghe thì hay, nhưng đến khi thực hiện thì ra kết quả rất dở trong điều kiện thực tế.

 Đã có thời, chúng ta lầm tưởng rằng, mô hình Xô Viết là ưu việt, về mặt quản lý kinh tế và chính trị chỉ cần theo Liên Xô là đủ, nên mới có «chiến lược» cử các «hạt giống ưu tú nhất» sang Đông Âu học về khoa học tự nhiên để tiến tới một nước «XHCN phát triển» trong hệ thống Xô Viết, trong khi các ngành quản lý, tài chính, luật, v.v. thì bị coi nhẹ. Hệ quả là, kinh tế đì đẹt, và khoa học thì cũng suy dinh dưỡng và yếu thần kinh. Tuy nhiên, bản thân việc hướng tới phát triển khoa học công nghệ không phải là sai lầm. Sai lầm là khi chiến lược không đồng bộ, là khi bảo thủ ôm lấy giáo điều, là khi ảo tưởng về mình, là khi chạy theo những thành tích hão huyền mà không phát triển môi trường cần thiết cho tiến bộ bền vững, v.v.

 Riêng về ngành toán, theo tôi hiểu, khi cố bộ trưởng Tạ Quang Bửu cử các học sinh ưu tú nhất đi học toán, thì mục đích không phải để các học sinh đó về sau chỉ chú tâm vào nghiên cứu toán lý thuyết. Mục đích là học toán để phục vụ sự phát triển của đất nước, qua các ứng dụng của toán học trong mọi lĩnh vực khác, kể cả lĩnh vực quản lý. Bản thân thế hệ của Tạ Quang Bửu cũng góp phần ứng dụng toán học vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, qua việc  thiết kế những vũ khí mới. Nếu như các sinh viên ưu tú của Việt Nam được cử đi học toán ở khối Đông Âu trong thế kỷ trước chủ yếu đi theo toán lý thuyết, là do khi họ ở Đông Âu, họ không có được người định hướng chiến lược cho họ, và cũng ít có các điều kiện tiếp xúc với các ứng dụng của toán, cuối cùng trong sự lựa chọn của họ chỉ còn toán lý thuyết, ngành mà có một thời gian dài được nhiều người coi là «cao quí hơn các ngành khác».

 Những phần phía trên tôi viết không có nghĩa là Việt Nam không cần đến toán lý thuyết, hay còn gọi là toán cơ bản. Vì có cơ bản thì mới có ứng dụng. Ý tôi muốn nói là, mục đích chính của việc học toán cơ bản, không phải là để tiếp tục sản sinh ra toán cơ bản, rồi lại tiếp tục sản sinh ra toán cơ bản, theo kiểu «toán học vị toán học», để cho đẹp. Toán học tuy đẹp thật, nhưng rất ít ai thưởng thức được cái đẹp xa xỉ phẩm đó. Vai trò chính của toán học trong xã hội không phải là để «làm đẹp», mà là làm công cụ giải quyết các vấn đề khác. Đối với các cá nhân, ai thích cái gì nhất, có khiếu cái gì nhất, thì nên đi làm cái đấy nếu tìm được hạnh phúc trong đó. Từ quan điểm chiến lược của tập thể lớn, trong việc chia nguồn lực có hạn, thì phải phân bổ lực lượng sao cho đạt hiệu quả chung cao nhất. Trong việc phân bổ lực lượng đó, trung bình mỗi lý thuyết cần có được nhiều ứng dụng. Tỷ lệ giữa lý thuyết và ứng dụng phải là 1:10, hay như các cụ có nói, học một hiểu mười, biết được 1 cái áp dụng được vào 10 cái, chứ không phải ngược lại.

 Phát triển theo hướng nào?

A chain is only as strong as its weakest link – ngụ ngôn

 Một vài đồng nghiệp ở Việt Nam gần đây phấn chấn phát biểu rằng, cùng với giải Fields của Ngô Bảo Châu, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển toán lý thuyết, và sẽ có nhiều bạn trẻ «noi gương GS Châu» đi học toán lý thuyết. Giải Fields thì vô cùng đáng mừng, nhưng nếu so với một nền khoa học thì nó như là một bông hoa rất đẹp trong một vườn hoa chứ không làm thay đổi cả cái vườn, còn xu hướng quá chú trọng vào phát triển toán lý thuyết thì lại đáng lo.

 Mảng ứng dụng toán học ở Việt Nam đang còn quá yếu so với mảng lý thuyết, nên nếu chỉ tiếp tục chú trọng toán lý thuyết, với lý do «chúng ta giỏi nó», thì mãi vẫn không có ứng dụng lớn nào của toán ở Việt Nam, không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Tôi đã nhiều lần tranh luận với GS Lê Dũng Tráng ở nước ngoài, cũng như với nhiều đồng nghiệp trong nước về vấn đề này. Cái gì ta đang cần nhất, thiếu nhất, thì phải chú trọng vào nhất, vì đó là nơi mà hiệu quả đầu tư sẽ cao nhất. Không phải vì tôi làm toán lý thuyết, mà phải khăng khăng bảo vệ quyền lợi cục bộ cho toán lý thuyết, nếu như điều đó đi trái ngược lại với quyền lợi chung của toàn dân tộc.

 Việt Nam hiện đang là một nước có hiệu quả đầu tư thấp so với thế giới, với chỉ số ICOR bằng 5, tức là cứ bỏ thêm 5 đồng đầu tư mới tăng sản lượng hàng năm lên được 1 đồng, trong khi các nước như Đài Loan, Hàn Quốc trong giai đoạn phát triển tương tự có ICOR dưới 3. Điều này góp phần giải thích vì sao chúng ta phát triển mỗi năm chậm hơn Trung Quốc vài phần trăm, và cho đến nay vẫn đang là nước lạc hậu. (Xem chi tiết tại: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&News=2614&CategoryID=7). Đầu tư kém hiệu quả một phần là do tham nhũng cao, nhưng một phần cũng là do chiến lược kém. Một trong các sứ mệnh của giới khoa học Việt Nam, là phải làm tăng hiệu quả đầu tư ở Việt Nam lên, chứ không phải là làm giảm nó đi.

 Vậy ở Việt Nam, về mặt toán, những mảng nào đang cần thiết nhất mà lại yếu, cần được chú trọng đầu tư nhất? Tôi thấy có hai mảng sau đập vào mắt, và hy vọng rằng, trong số 650 tỷ mà nhà nước vừa phê duyệt cho chương trình trọng điểm phát triển toán học (ngành toán không được ưu ái gì hơn các ngành khác; nhiều ngành khác đã có chương trình trọng điểm từ lâu, đến năm nay ngành toán mới được nhà nước phê duyệt), một phần đáng kể sẽ được sử dụng trong hai mảng này:

 1) Các khoa toán ứng dụng, hay các trung tâm/ viện nghiên cứu toán ứng dụng, cần được phát triển trên cả nước, với các cố gắng đặc biệt để tạo ra được các ứng dụng của lý thuyết thay vì chỉ dừng lại ở mức lý thuyết của ứng dụng.

 2) Chương trình đào tạo toán học tất cả các cấp, từ vỡ lòng cho đến sau đại học, đặc biệt là hệ thống sách giáo khoa, và việc sử dụng máy tính và internet trong giảng dạy và học tập, cần được hiện đại hóa.

 Về mảng thứ nhất, tôi muốn nói thêm là, tôi hơi buồn khi thấy trong chiến lược xây dựng trường HUST (Hanoi Univ. of Science and Tech.) của nhà nước với dự kiến đầu tư 200 triệu USD vay nước ngoài với tham vọng thành trường «đẳng cấp quốc tế», không có bộ phận toán học trong đó! Một trường đẳng cấp quốc tế mà đi mượn giáo viên toán ở ngoài vào dạy chứ bản thân trường không có nhà toán học nào, muốn làm các nghiên cứu mũi nhọn về sinh vật, tin học, v.v. mà không nghĩ đến sự tham gia của nhà toán học ứng dụng nào, thì «chỉ có ở Việt Nam». Không chỉ HUST, mà nhiều đại học khác ở VN, tự nhận mình là vươn lên đẳng cấp này nọ, cũng có thái độ như vậy với toán học.

 Về mảng thứ hai, theo tôi đây là một mảng cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam hiện tại, và các thế hệ công dân Việt Nam trong tương lai. Chỉ cần thay đổi làm sao cho việc học toán của mỗi con người được thuận lợi thêm một chút, hiểu đúng bản chất của các khái niệm toán học và học được cách tư duy toán học, thì gía trị về mặt kinh tế của điều đó đối với đất nước 90 triệu người có thể tính theo đơn vị tỷ đô la. Nếu có bỏ vào đó hàng chục triệu đô la cộng với công sức của hàng loạt chuyên gia hàng đầu về toán học, giáo dục học, kỹ sư máy tính, v.v. trong vòng hàng năm trời thì đây vẫn sẽ là đầu tư hiệu quả vô cùng cao, 1 ăn 100. Thế nhưng phải làm thật đàng hoàng, đầu tư thật xứng đáng, và sử dụng những người ưu tú nhất có thể,  bởi vì «một lần không tốn bốn mươi bốn lần không xong».

 Tất nhiên, vấn đề chương trình giáo dục là vấn đề nổi cộm không chỉ về môn toán, mà về nhiều môn. Tôi có đọc thử các sách cuối cấp phổ thông trung học về sinh vật hay hóa học mà ngất luôn, quá nhiều kiến thức phải học theo kiểu «nhồi sọ» thuộc lòng, tôi mà phải thi tốt nghiệp phổ thông có khi thi trượt. Một ví dụ nhỏ sau về sách giáo khoa toán: Sách đại số lớp 7 định nghĩa số vô tỷ là số viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn (!) Tôi nghĩ có đến «thần đồng» mà học mãi với những định nghĩa kiểu như vậy thì cũng thành «sắt gỉ». Hy vọng hệ thống sách giáo khoa, cũng như tài liệu, bài giảng trên mạng, v.v., sẽ là vấn đề được nhận thức là vô cùng quan trọng, và sẽ có sự tham gia của giới làm khoa học chuyên nghiệp, để có thể giải thích cho học sinh sinh viên mọi thứ một cách thật trực giác, dễ hiểu, đúng bản chất, phân biệt được cái nào quan trọng cái nào không, không để tình trạng sách rắm rối khó hiểu hình thức giáo điều kéo dài nữa.

Bình kiểng

Tác giả:  Đông A

Đọc tin ĐHQGHN mời Ngô Bảo Châu tham gia Ban cố vấn chiến lược của ĐHQGHN tôi tin rằng Ngô Bảo Châu đang trở thành một thứ bình kiểng ở Việt Nam. ĐHQGHN vừa mới xảy ra vụ scandal hợp tác giáo duc đào tạo với trường Đại học Irvine, một trường đại học được coi là “dỏm” ở Mỹ. Đặc biệt ông Phó Giám đốc ĐHQGHN có câu phát biểu rất ấn tượng: “Tôi mới được cảnh báo đang có một chiến dịch sau khi chửi bới nền giáo dục của Việt Nam thì đánh tiếp vào Trường ĐH Quốc gia để nhằm hạ uy tín của trường. Cơ quan chức năng đang vào cuộc để làm rõ vụ này rồi”. Tôi không rõ Ngô Bảo Châu có biết vụ scandal này không, có biết lời phát biểu của ông Phó Giám đốc ĐHQG này không? Nếu Ngô Bảo Châu biết mà vẫn nhận lời thì điểm này lại hé lộ một khía cạnh khác của con người Ngô Bảo Châu. Tôi thấy rất đáng để ý. Không thể không nghĩ đây là một chiêu thức của ĐHQGHN sử dụng hình ảnh của Ngô Bảo Châu để “giải độc” dư luận về vụ scandal đang rất ầm ĩ và làm mất uy tín của ĐHQG một cách trầm trọng khó bề cứu vãn. Phải chăng Ngô Bảo Châu đang thành một chiếc phao “cứu sinh” vớt lại chút uy tín đã mất của ĐHQGHN?

Bản tin cho biết Ngô Bảo Châu về thăm lại mái trường xưa. Tôi hơi ngạc nhiên. Trường xưa của Ngô Bảo Châu là A0, ở Thanh Xuân, chứ đâu có phải ở Cầu Giấy. Hay là Ngô Bảo Châu có bộ óc cực kỳ xuất chúng, ở Cầu Giấy mà vẫn đang tưởng ở Thanh Xuân? Ôi! Odysseus sau bao nhiêu năm trời xa cách, về lại bãi biển Ithaca, ve vuốt cây ô liu già và tự hỏi đây có phải là cái cây của hai mươi năm trước. Odysseus không có bộ óc như Ngô Bảo Châu, để có thể ve vuốt cây ô liu ở Ogygia mà ngỡ là đang ở Ithaca.

Về chuyện Ngô Bảo Châu – Hãy thôi đi !!!

Tôi biết dẫu tôi có viết 10 bài thế này người ta cũng sẽ chẳng chịu thôi. Nhiều người có thể cho rằng tôi ngớ ngẩn, bất lịch sự, hoặc xuất phát từ một sự ghen ghét đố kị, một mối thâm thù nào đó. Mà thực vậy, bạn Nhị Linh chẳng hạn, cũng cho rằng sự đố kị với NBC xuất phát từ giới khoa học nhiều nhất.

Mặc dù dưới đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, không đại diện cho bất kỳ ai khác, càng không đại diện cho ngành nào, nhưng tôi hi vọng giúp bạn hiểu phần nào cái sự khó chịu mà nhiều người không muốn nói ra, hoặc dường như sẽ là bất lịch sự khi nói ra, dưới tư cách là một người làm nghiên cứu khoa học.

Trước tiên, tôi xin kể cho các bạn một chuyện như thế này. Năm ngoái, sự việc bà Ostrom được giải Nobel kinh tế đã dấy lên một làn sóng công kích chưa từng có trong giới kinh tế học. Ngay cả những nhà kinh tế nổi tiếng nhất như Krugman (Nobelist), Levitt (Clark Medal) cũng không giữ nổi bình tĩnh, buông lời chỉ trích, chế nhạo trong bài viết của họ. Đại ý Levitt viết rằng, dân kinh tế ghét bà Ostrom được giải Nobel chẳng kém gì dân cộng hòa ghét Obama làm tổng thống. Còn ở các diễn đàn sinh viên thì thôi rồi, họ dùng không thiếu từ gì để dè bỉu, chê bai thành công của bà, để chứng minh rằng bà hoàn toàn không xứng đáng. Sự việc Ostrom giống như cái tát vào mặt giới nghiên cứu kinh tế vậy, bởi bà hoàn toàn không có background về kinh tế, hầu như không nghiên cứu gì về kinh tế một cách chính quy (chỉ có 1 bài báo duy nhất trên 1 tờ báo về trao đổi liên ngành với kinh tế), trong khi công chúng thường cho rằng Nobel kinh tế nghĩa là dành cho các nhà nghiên cứu kinh tế. Bà là một nhà nghiên cứu chính trị, chính sách công thuần túy. Và mặc dù bà đã từng được trao rất nhiều giải thưởng lớn về khoa học chính trị, (chẳng hạn giải Mac Acthur), từng là chủ tịch hiệp hội nghiên cứu khoa học chính sách công, dân khoa học chính trị không ai không đọc sách của bà, không mấy nhà kinh tế từng nghe đến tên bà dưới tư cách là một nhà nghiên cứu có tiếng. Nếu như một số bài báo của bà từng được một số nhà kinh tế trích dẫn thì cũng là chuyện thường, giống như trích dẫn từ các ngành KHXH khác. Sự phẫn nộ của nhiều người còn ở chỗ họ cho rằng bà không có khả năng đọc hiểu các bài báo kinh tế, bởi không có nghiên cứu nào của bà sử dụng những công cụ như vậy.

Ở Mỹ có hàng nghìn người đoạt giải Nobel, Fields, Turing…và những thứ tương tự. Sinh viên hầu như chẳng nhớ tên các Nobelist của các ngành không liên quan đến mình. Cá nhân tôi chỉ nhớ mang máng hình như năm ngoái ai đó được giải vì nghiên cứu liên quan đến tế bào gốc, về Ipod. Ngay trong ngành của mình, tôi cũng chỉ nhớ được một vài Nobelist đang còn sống. Không nhớ chính xác ông nào đoạt giải, ông nào chưa, kể cả trong chuyên ngành rất hẹp của mình.

Nếu như trường nào đó có ông/bà nào được giải Nobel, trường đó sẽ kỷ niệm rình rang một vài ngày rồi thôi. Nếu như không phải như vậy thì chỉ có khoa liên quan thông báo trong nội bộ khoa, năm ấy người nào đoạt giải.

Những điều này liên quan đến những thứ người ta gọi là sự tự hào nghề nghiệp, sở thích và sở trường của người làm nghiên cứu. Mỗi người đều có quyền quan tâm và tự hào về thế mạnh của mình, không cần biết đến những người khác, với những sở trường khác.

Nếu ai đó được giải Nobel Văn học, giải Pulitzer nhiếp ảnh, giải Oscar về điện ảnh, quả bóng vàng bóng đá thế giới, có lẽ bản thân tôi cũng sẽ hân hoan phấn khởi vô cùng. Những thứ đó chẳng liên quan gì đến mình. Đó là những công việc nghề nghiệp hoàn toàn khác. Công chúng sẽ chẳng bao giờ so sánh tài năng của Đặng Thái Sơn với một nhà khoa học Việt nam, bởi điều đó hoàn toàn khập khiễng.

Nhưng ở VN, rất nhiều bài báo vẫn đang so sánh Ngô Bảo Châu với các nhà khoa học VN ở các ngành khác, kể cả những người thành công nhất, điều rất dễ khiến công chúng hiểu những nhà khoa học khác thật vớ vẩn, kém cỏi. Chúng ta nên đồng ý với nhau rằng nếu Ngô Bảo Châu chuyển sang nghiên cứu sinh vật, hóa học, kinh tế hay viết văn thì có khả năng 99.99% ông ấy sẽ không được giải Nobel.

Như ngành kinh tế chẳng hạn, mỗi năm đề cử đến 50 người mà tài năng có thể nói là tám lạng nửa cân. Vậy mà chỉ có từ 1-3 người đoạt giải Nobel. Ngay như NBC cũng thừa nhận, có rất nhiều người tài năng trước ông từng cố gắng giải Bổ Đề Cơ bản nhưng không thành công. Ai đó cũng từng kể NLAnh, thần đồng toán học Việt nam ở MGU, cố gắng giải quyết một bài toán lớn nhưng thất bại. Đủ thấy rằng đạt được những thứ kiểu như Fields, Nobel phập phù hiếm hoi đến mức nào. Vậy thì sự so sánh có lố bịch lắm không???

Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields chứ không phải một giải Nobel kinh tế giống như bà Ostrom. Không ai phủ nhận tài năng của NBC, cũng như không ai bảo NBC không xứng đáng. Có lẽ bản thân mỗi người Việt ít nhiều đều vui mừng vì thành công của ông. Tuy nhiên những sự tuyên truyền thái quá, những sự so sánh của nhiều người, đang tạo ra cho công chúng những hiểu biết vô cùng sai trái về giới khoa học. Rồi thì Ngô Bảo Châu khuyên bảo giới trẻ nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau như thế nào. Rồi thì những nỗ lực câu kéo sinh viên học sinh vào con đường toán học.

Ôi, tất cả giống như một cơn cuồng phong cỡ Katerina đang càn quét đất nước chúng ta!!

Bản thân tôi là một “nạn nhân” của toán học. Nạn nhân bởi vì từ thời tôi đi học phổ thông, lúc nào toán học cũng ở vị trí huy hoàng trong giới khoa học VN. Tôi bị cuốn theo cái tư duy ấy, nên cứ luôn luôn chọn những ngành dính dáng đến toán, mặc dù tôi không có năng lực toán gì mấy. Trên Danluan.org từng có bài viết nói rằng “Nền giáo dục VN đào tạo nên những con người không biết mình có những ưu điểm gì, mà chỉ thấy toàn nhược điểm”. Điều này hoàn toàn đúng với tôi, bởi một thời gian dài trước đây tôi không biết mình có sở trường gì. Từng tham gia một số lớp chuyên toán hồi nhỏ, nhưng năng lực chẳng so được với ai nên tôi cứ cảm thấy đời mình coi như bỏ. Khi ra nước ngoài, tôi mới hiểu người ta trân trọng và khuyến khích các dạng tài năng, sở trường khác nhau như thế nào.

Chính bởi vậy, thành công của NBC khiến tôi vui mừng nhưng cũng thêm lo lắng cho tương lai của các thế hệ trẻ VN. Lo vì tư duy toán học sẽ vẫn tiếp tục chiếm thế thượng phong, và điều này sẽ ngăn cản chính những người có đôi chút năng khiếu toán lựa chọn đúng đắn lối đi cho mình. Đừng nói đến những người hầu như không có năng khiếu toán. Lo vì sẽ tiếp tục có những tư tưởng chèn ép, lấn sân, coi toán học cao hơn các ngành khoa học khác, chung quy cũng chỉ vì miếng cơm manh áo và đề cao sở thích, sở trường của mình, của các nhà toán học mà thôi.

Tôi hoàn toàn thông cảm với sự phấn khích và những khen thưởng, tri ân của nhà nước đối với Ngô Bảo Châu. (Cô bạn tôi người Đài loan nói rằng, một ông Đài loan được giải Nobel năm 1980 cũng là một sự kiện vô cùng đặc biệt và lớn lao đối với Đài loan, nhiều lễ kỷ niệm được tổ chức rình rang trong nhiều ngày.) Tôi cũng không có ý kiến gì đối với việc xây dựng một IAS toán học ở VN, hay là việc đầu tư hơn 600 tỷ để phát triển toán học, hoặc là duy trì và phát triển hệ chuyên toán. Cá nhân tôi xin bày tỏ sự hâm mộ và lời chúc mừng chân thành nhất đối với ông Ngô Bảo Châu cùng gia đình.

Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng huy chương Fields của NBC giống như một thứ xổ số độc đắc rơi xuống đầu giới khoa học VN. Những quốc gia phát triển như Canada, Tây ban nha, Hung, Rumania, cho đến 4 con rồng Châu Á, Hàn quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông dù đã đầu tư rất nhiều tiền vào nghiên cứu khoa học và trình độ khoa học cũng đạt mức tương đối cao cũng chưa có giải Fields, đủ thấy không nên lấy giải thưởng này làm kim chỉ nam cho đường lối phát triển của VN. Những kinh nghiệm của ông Châu cũng hầu như cũng không nhiều hữu ích lắm đối với những người muốn làm nghiên cứu khoa học, bởi tài năng của ông ấy quá đặc biệt. Đọc nhiều tham luận, tôi nhận thấy rằng các nhà khoa học đặc biệt là trong giới KHTN và Kỹ thuật phạm phải rất nhiều sai lầm trong tư duy về xã hội cũng như hoạch định chính sách xã hội. Kể cả những tài năng lớn như Ngô Bảo Châu, Hoàng Tụy cũng không đủ kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra những lời khuyên về các ngành học khác nhau cho sinh viên chứ đừng nói đến bàn về các vấn đề khoa học khác nhau, nhưng rất tiếc tôi không có thời gian để phân tích sâu về các vấn đề này.

Tôi chỉ xin đề nghị:
– Hãy chấm dứt việc so sánh các nhà toán học với các nhà khoa học khác, ngành toán với các ngành khoa học khác. Sau cơn bão kỷ niệm này, nếu như cần phải kể tên NBC bên cạnh các nhà khoa học lớn khác thì không nên có một sự phân biệt nào.
– Hãy chấm dứt việc đề cao toán học ở VN trong các chính sách phát triển khoa học.
– Bộ khoa học nên lập đề án khả thi phát triển khoa học VN trong dài hạn với sự tham gia của đại diện nhiều ngành khác nhau. Nên công khai đề án này để người dân đóng góp ý kiến.
– Nên khuyến khích trẻ em phát triển tự nhiên theo đúng sở trường, coi trọng tất cả các môn văn hóa ở bậc phổ thông. Giành thời gian nhiều để trẻ em sáng tạo thay vì chỉ học chay trên lớp.

Nguồn blog: vietidea.blogspot.com

Nỗi buồn từ “sự kiện Ngô Bảo Châu”

Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Vậy những trí tuệ ấy ở đâu trên đất nước và trong những lĩnh vực khác?

“Trong những chuyện buồn nho nhỏ thì chuyện buồn to nhất liên quan đến hai ông bạn thân… Có bao kỷ niệm riêng thì các bạn đã phơi lên báo nên chúng khô mất hết cả rồi. Đừng vì một niềm vui bột phát mà làm mất đi những gì quí nhất” GS Ngô Bảo Châu đã viết như vậy sau khi nhận giải thưởng Fields. Có lẽ đó không chỉ là nỗi buồn riêng của anh.

Như thường lệ, giới truyền thông lại làm dấy lên một làn sóng thông tin về GS Ngô Bảo Châu, nhân vật được coi là hấp dẫn độc giả nhất trong thời gian vừa qua. Tất cả những thông tin về anh được thu gom một cách triệt để nhất, cho dù đó là chuyện công việc, chuyện cá nhân hay một câu chuyện vu vơ bất kỳ có thể thu hút sự chú ý của công chúng. Về mặt nghề nghiệp, quá trình này cũng không khác gì việc tạo ra hình ảnh một kẻ giết người máu lạnh mang tên Nguyễn Đức Nghĩa. Trong khi đó, điều làm nên sự ưu tú của GS Ngô Bảo Châu, Bổ đề cơ bản Langlands thì lại vượt xa khả năng trí tuệ của các nhà báo và công chúng. Người hiếm hoi đặt câu hỏi về ý nghĩa của công trình này thì lại là một người nước ngoài, Joe với một bài báo trên Dantri.com.vn.

Tuy nhiên, cả xã hội đã bị cuốn vào làn sóng truyền thông đó. Chắc chắn trên đất nước Việt Nam, không nhiều người biết đến Bổ đề Langlands cũng như có khả năng hiểu và đánh giá đúng ý nghĩa của công trình này. Cái duy nhất chúng ta có thể đánh giá được, đó sự danh giá của giải thưởng Fields.

Việc GS Ngô Bảo Châu giải quyết được Bổ đề Langlands đã xảy ra từ trước nhưng việc này chỉ trở thành làn sóng với truyền thông Việt Nam khi anh đạt được một cột mốc về danh vọng. Như thế, về cơ bản, công chúng đã bị cuốn hút bởi sự hào nhoáng của vinh quang thay vì chân giá trị của trí tuệ. Và thay vì chỉ ra sự vượt trội của GS Ngô Bảo Châu trên con đường khoa học, người ta tìm kiếm những chi tiết trong các sự kiện và đời sống cá nhân, những chi tiết mà người nào cũng có.

Sự tự hào tràn lan trên các mặt báo, trong những phát biểu mang tính cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta có quyền đó không? Để giải quyết câu hỏi này, trước hết phải rõ ràng với chính mình con đường nào đã tạo nên sự ưu tú của Ngô Bảo Châu.

Ví như chúng ta có một mảnh đất quanh năm chỉ xây được những khối nhà 2,3 tầng. Khi mảnh đất đó vào tay người khác, họ xây lên những lâu đài tráng lệ. Liệu chúng ta có nên tự hào về lâu đài đó không? Đã có rất nhiều những tài năng toán học xuất hiện trên đất nước nhưng chỉ có một mình GS Ngô Bảo Châu đạt tới tầm cao của nhân loại. Những cái tên lừng lẫy một thời như Lê Bá Khánh Trình… giờ đã về đâu trong cuộc sống?

Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Vậy những trí tuệ ấy ở đâu trên đất nước và trong những lĩnh vực khác? Nền văn học với quá nhiều chất liệu không có lấy một tác phẩm đáng kể. Nền giáo dục thì đã thử nghiệm hàng chục năm trên các thế hệ học sinh rốt cuộc vẫn chưa định dạng được con đường cho mình. Nền nông nghiệp thì lạc hậu tới mức không có vắc xin phòng chống nổi một đợt dịch bệnh tai xanh ở lợn để dịch cứ lan tràn từ địa phương này qua địa phương khác rồi trở thành đại dịch.

Với thế giới, GS Ngô Bảo Châu đã mang lại một tri thức mới mẻ. Tuy nhiên, với dân tộc, anh chỉ gợi lại những nỗi buồn xưa cũ. Chúng ta đã từng có những con người vĩ đại. Triết gia Trần Đức Thảo, một trong những triết gia vĩ đại của thế kỷ với “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”, “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, “Nguồn gốc ngôn ngữ” và “Ý thức triết học đã đi đến đâu”. “… một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại” – (Lời giáo sư Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông). Sách triết của Trần Đức Thảo đã xuất bản khắp châu Âu. Viện Hàn lâm Đức đã muốn mời ông sang để trao đổi về vấn đề con người, về Heghen…

Giáo sư vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu, người được thế giới đánh giá là một trong những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại trong lĩnh vực đã luôn hướng về quê hương. Ông đã từng xin tài trợ để xây dựng một cung thiên văn tại thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên theo lời ông, dự án đó đã không trở thành hiện thực do các thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội…

Trên thế giới còn rất nhiều những nhà khoa học Việt Nam như thế. Dù họ không đạt tới đỉnh cao như GS Ngô Bảo Châu nhưng đều là những người có tài năng xuất chúng. Những con người mang dòng máu Việt Nam nhưng trí tuệ đã được vun đắp bởi các dân tộc khác trên thế giới và những trí tuệ đó cũng đang cống hiến cho những dân tộc khác trên thế giới. Đó là một nỗi đau chứ không thể là một niềm tự hào.

Khi GS Ngô Bảo Châu nổi lên như một hiện tượng, Viện Toán học đã công bố một mức đãi ngộ vượt khung nếu anh về làm việc. Đó là thu nhập khoảng 5 triệu một tháng. Đó không chỉ là cái nghèo về vật chất. Đó còn là cái nghèo trong khả năng đánh giá một tài năng trong bối cảnh thế giới phẳng. Không bàn về những đại học đang mời GS Ngô Bảo Châu, chỉ một doanh nghiệp trong nước cũng sẵn lòng tặng anh một biệt thự. Có thể trong đó có mục đích PR hay những mục đích khác nhưng nó cũng thể hiện việc doanh nghiệp có khả năng đánh giá rất đúng tầm vóc của một con người. Ở mặt này, doanh nghiệp đang “giàu” hơn nhà nước rất nhiều.

Trong một lần nói chuyện, PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường Viện Công nghệ Sinh học nói một công trình khoa học thực hiện trong 2 năm thì đến gần 1 năm là lo chuyện giấy tờ hóa đơn sổ sách. Mà đó đâu phải là những việc của những nhà khoa học.

Trong nước không thiếu những người tài nhưng thực sự họ đang mơ ước có được một cơ chế làm việc khoa học cho những nhà khoa học. Từ cơ chế đó, họ mới có thể tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi năng suất, mới có thể tạo vắc xin phòng dịch, tạo thuốc chữa bệnh… Những điều đó không quá phức tạp như việc chứng minh Bổ đề Langlands. Nó không tạo ra niềm hân hoan nào quá lớn nhưng lại mang lại sự ổn định và no ấm cho cuộc sống hàng triệu người nông dân trên đất nước.

Trở lại với nỗi buồn của GS Ngô Bảo Châu. Niềm vui bột phát rồi sẽ qua đi rất nhanh. Quan trọng nhất là trả lời cho câu hỏi điều gì quý giá nhất? Chúng ta đang gìn giữ và tạo điều kiện như thế nào cho những điều quý giá nhất ấy để vượt lên những hào nhoáng vinh quang tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống từng con người?

Thanh Tùng –  Báo CAND

Bằng giả- chiếc gậy leo lên các nấc thang trong bộ máy

Không thể, không thích, không đủ nghị lực để học thật, lại muốn sớm có văn bằng để leo nhanh trong nấc thang cán bộ thì tiện nhất là đi kiếm bằng giả – chuyên gia Bùi Đức Lại phân tích.

Văn bằng giả chắc không thuộc số những vấn đề lớn và nóng bỏng mà năng lực trí tuệ và công luận đang cần tập trung quan tâm trong giai đoạn hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng XI. Nhưng đây cũng không phải là vấn đề nhỏ. Một số việc bị khui ra, khiến dư luận bất bình, chỉ là những hiện tượng nổi lên bề mặt của một thực trạng đáng lo ngại đã được nhận biết và báo động từ sớm, nhưng vẫn bị khỏa lấp vì nhiều nguyên nhân. Cũng như thường thấy, lại diễn ra việc đổ lỗi, biện bạch, cả những sự dối trá nhiều khi ngô nghê, xem thường lương tri và dư luận xã hội. Nó cũng làm nổi lên rõ hơn một số vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ.

Những “thợ săn” bằng giả

Việc dạy dối, học giả, tìm kiếm văn bằng giả các loại diễn ra dưới nhiều hình vẻ, nhưng đều trực tiếp hoặc gián tiếp quan hệ đến tiền bạc, quyền chức, móc ngoặc, những việc làm sai, thậm chí phạm pháp.

Tác hại dễ thấy nhất là làm rối loạn hệ thống các văn bằng, vô hiệu hóa giá trị chứng chỉ của văn bằng, do đó nếu không ngăn chặn, sẽ khiến cho mọi văn bằng không còn đáng tin cậy.

Trong khu vực tư, bằng giả khó có đất hoành hành, nên ít có điều kiện gây tác hại. Các ông chủ đều biết xót tiền túi, chỉ trả tiền cho công việc, chứ không trả tiền cho bằng cấp.

Tác hại lớn nhất phát tác trong khu vực công, nhất là khu vực hành chính công quyền.

Có nhiều loại người kiếm bằng giả, nhưng phần lớn là cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo và những người muốn trở thành công chức. Có thể có một số ít do háo danh, sĩ diện, muốn lòe một bộ phận người còn tồn tại tâm lý chuộng bằng cấp, chuộng ngoại…, nhưng chủ yếu là lấy văn bằng giả để hội đủ tiêu chuẩn quy định vào làm công chức và dùng nó để làm cái gậy leo lên các nấc thang trong bộ máy.

Những người say văn bằng, đi săn văn bằng giả đa phần là cán bộ, công chức đã tạo ra “sức cầu” lớn, gây áp lực lớn lên bên “cung” là cơ quan đào tạo và có thẩm quyền cấp bằng. Cơ quan đào tạo khó chống lại một áp lực như vậy. 

Đó là chưa kể sức hấp dẫn lợi ích mà đào tạo giả dối, chất lượng thấp mang lại. Vừa được tiếng, vừa được miếng, lại an toàn. Quản lý nhà nước trên lĩnh vực này bị buông lỏng, có khi cơ quan quản lý, giám sát lại đóng vai bên “cung” càng làm cho mối quan hệ mua bán bằng cấp phát triển, ngày càng công khai, trắng trợn.

Việc vạch trần và đấu tranh khắc phục lại càng khó, nhất là không ít người, trong đó có cán bộ lãnh đạo đã cố ý hoặc vô tình dùng văn bằng giả.

Những kẻ cơ hội, nuôi “chí tiến thủ”, muốn leo cao, leo nhanh trong nấc thang cán bộ, mà không chịu phấn đấu rèn luyện thì hay có một thủ đoạn ma lanh (để chiếm ưu thế so với người cùng trang lứa) là nhanh tay nắm lấy một văn bằng cao hơn họ. 

Không thể, không thích, không đủ nghị lực học thật mà lại muốn sớm có văn bằng thì tiện nhất là đi kiếm bằng giả. Nắm trong tay bằng cấp đó, như một lợi thế cạnh tranh, gần như là họ chắc “thành công” nếu có thêm “bằng lòng”. Tấm bằng giả này lại có thể trưng ra như tấm khiên để bảo vệ cho họ và những người cất nhắc họ một cách sai trái trước mọi lời phê phán.

“Lộng giả thành chân”

Thế là tấm bằng giả rất được việc, nhưng đó là những việc không liên quan gì đến ý nghĩa đích thực của nó. Nếu được cả ba phía – kẻ có bằng, kẻ cấp bằng, người sử dụng lao động – liên kết với nhau để che chở, bảo vệ, thì bằng giả sống và hoành hành không gì cản nổi. Nó “chế giễu” bằng thật, làm lung lạc ý chí của một số người muốn học thật. Bằng cách đó, nó giết chết mọi loại bằng thật.

Kẻ không có kiến thức nắm quyền lực ở vị trí cao là một điều nguy hại, nhưng nguy hại hơn khi kẻ không có kiến thức đó lại được dán nhãn hiệu kiến thức, lại phải sắm vai có kiến thức.

Người xưa nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”, kẻ văn bằng giả chính là một loại “hay chữ lỏng” điển hình, anh ta có thể làm hỏng mọi việc mà vẫn tự đắc, tự tại và tranh công, đổ lỗi không biết ngượng.

Người xưa cũng nói “lộng giả thành chân”. Đóng mãi cái vai có kiến thức ngang với văn bằng trưng ra, lại làm thủ trưởng, đến lúc nào đó, anh ta sẽ ngộ nhận về mình, xem mớ kiến thức lỗ mỗ chắp nhặt mà mình thực có là đỉnh cao về năng lực trong đơn vị. Hành xử với tư thế đó, anh ta tự xem mình là người thông thái nhất, phủ nhận mọi trí tuệ khác. Cố “gồng” mình cho hợp với cái vai đó, anh ta kỳ thị mọi tài năng, không sử dụng, không hợp tác, loại bỏ người tài.

Nhưng việc sử dụng bằng giả luôn luôn ám ảnh, chi phối hành vi khiến anh ta không dám sòng phẳng xử lý bất cứ sự giả dối nào trong đơn vị, nhất là giả dối về bằng cấp. Kẻ xấu có thể lợi dụng việc này để khống chế anh ta.

Người lãnh đạo như vậy dễ làm hỏng việc chung, hỏng việc của tập thể, hỏng việc của người dưới quyền, làm hỏng hiện tại, làm thui chột những mầm mống tốt của tương lai. Họ hoàn toàn không có uy tín thực sự.

Trách nhiệm của kẻ sử dụng bằng giả thì dễ thấy. Trách nhiệm của cơ quan đào tạo và quản lý việc đào tạo trong việc dạy giả, thi giả, cấp bằng giả là hiển nhiên. Nhưng cơ quan và người quản lý sử dụng cán bộ có trách nhiệm lớn hơn hết trong việc tạo ra môi trường để nạn bằng giả gây tác hại đối với xã hội. 

Bằng giả có lẽ cũng giống hũ mắm thối được đem ra thị trường. Ai đó có tiền bỏ ra mua lọ mắm thối về trưng ở phòng khách, thỉnh thoảng lại mở nút ra hít hà là việc của họ. Việc quản lý chỉ đòi hỏi ghi rõ ghi nhãn hiệu “mắm thối” của hãng X, Z (tương đương với việc văn bằng được ghi rõ là do đại học X, Z – chuyên bán văn bằng bán cho). Xã hội có thể chê cười, nhưng không nhất thiết đòi phải ném đi lọ mắm thối đó trong nhà người ta.

Nhưng xã hội không thể chấp nhận việc ai đó đem tiền công đi mua lọ mắm thối, dán cho nó cái nhãn hiệu thượng hạng, đưa ra chốn công cộng, buộc mọi người phải ngửi, phải ăn, phải khen thơm, thậm chí phải xem là mắm chuẩn mực.

                               Có những loại bằng giả nào?

– Bằng được làm giả: dễ xác định nhất, nhưng nếu được cơ quan có trách nhiệm bao che thì cũng khó bị vạch mặt.

– Bằng được tổ chức có chức năng cấp chính thức, nhưng cấp một cách giả dối (cấp cho người không học, không thi, nhờ người thi hộ, nhờ làm luận văn, chép lại luận văn đã có…). Việc xác minh khó khăn vì người trong cuộc, nhất là cơ quan cấp bằng đủ điều kiện để chối tội và đương nhiên người có bằng kiểu trở thành vô tội.

– Bằng do tổ chức chuyên bán bằng lấy tiền cấp.

– Người học vẫn lên lớp đủ môn, đủ tiết… nhưng không học, không đủ kiến thức, nhưng vẫn được cấp bằng do cơ quan cấp bằng cố tình làm qua loa, dễ dãi, hạ thấp yêu cầu trong việc kiểm tra, thi cử. Đây là loại bằng giả khá phổ biến hiện nay. Sử dụng khá an toàn vì vẫn được xem là bằng thật.

– Những văn bằng do cơ quan đào tạo cấp “chiếu cố quá mức” cho một số đối tượng, do người học có cương vị cao, do hợp đồng đào tạo, do chỉ tiêu, do “hữu nghị” giữa các nước anh em (trước đây), do các mưu đồ khác… Văn bằng được cấp nhiều khi bởi những tổ chức đào tạo rất danh giá, lễ tiết long trọng, công khai.

Không ít người trong chúng ta đã phải gặp những trường hợp người có học hàm, học vị cao, tiến sĩ, giáo sư nơi này nơi khác, nhưng kiến thức thấp kém đến “bất ngờ”. Bởi bằng cấp họ sở hữu thuộc những loại trên

  • Bùi Đức Lại  – VietNamNet.vn

Trang web Giáo sư Dỏm bị Hack

LTS: Sau khi công bố Danh sách Giáo sư Dỏm Việt Nam một thời gian,  trong đó có rất nhiều vị hiện đang nắm giữ các vị trí quan trọng  trong chính quyền hoặc các cơ quan giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, thì trang Web Giáo sư dỏm đã bị hacker phá hoại http://www.flickr.com/groups/1364917@N23/discuss/72157623577152688/. Chưa rõ thủ phạm là ai nhưng nhiều nghi vấn đang là những người bị nêu danh trong số GS Dỏm nêu trên.

Việc cố gắng của một số các nhà khoa học chân chính muốn làm sạch đội ngũ GS nói chung và nền khoa học nước nhà nói riêng là một việc làm chân chính, trung thực và cũng rất dũng cảm. Vì vậy, để cổ vũ, động viên và góp phần tích cực vào công việc trên, trang Webblog này sẽ tiếp tục thông tin về Danh sách các GS Dỏm để mọi người nắm được sự thật ai là người có năng lực xứng đáng làm GS và ai không, với mục đích là góp phần làm trong sạch đội ngũ hàng đầu về giáo dục và đạo tạo.

Các bạn có cùng mục đích có thể tham khảo danh sách ở trang web:  http://giaosudom.wordpress.com/

Chờ hiệu ứng tích cực từ Ngô Bảo Châu

GS Nguyễn Tiến Dũng (Nguồn: Webblog:  http://zung.zetamu.com; Báo Thanh Niên)

GS Nguyễn Tiến Dũng từng là sinh viên toán tại Đại học Lomonosov, Moscow (Nga) và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện SISSA, Trieste (Ý), ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Strasbourg, Pháp vào năm 1994 và sau đó làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại SISSA. Từ năm 2002, ông là GS toán tại Đại học Toulouse, Pháp; được phong GS hạng nhất bởi Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp từ năm 2007. Ông đã viết nhiều công trình khoa học bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy khoa học – giáo dục Việt Nam phát triển, cũng như kết nối các nhà khoa học Việt trên toàn thế giới, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.

Ảnh GS Dũng

Là nhà toán học thành danh tại Pháp, giáo sư (GS) Nguyễn Tiến Dũng từ Đại học Toulouse đã chia sẻ những đánh giá của ông về Ngô Bảo Châu cũng như một số trăn trở về khoa học nước nhà.

1. Thưa Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, là một người Việt Nam làm khoa học ở nước ngoài, lại cùng ngành toán, ông đánh giá việc GS Ngô Bảo Châu chứng minh thành công Bổ đề Cơ bản và, như một hệ quả, được trao HC Fields như thế nào?

Giải Fields của Ngô Bảo Châu là một niềm tự hào lớn cho Việt Nam, và cho giới toán học của Pháp. Đối với tôi, việc Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields là hoàn toàn xứng đáng và không đáng ngạc nhiên. Ngay từ khi Ngô Bảo Châu giải quyết xong “Fundamental Lemma” của Langlands cách đây khoảng 2 năm, tôi cũng đã dự đoán GS Châu sẽ được giải Fields. Và khi kết quả của GS Châu được báo Time đánh giá là 1 trong 10 kết quả nổi bật nhất của khoa học thế giới năm 2009 thì điều này càng trở nên rõ ràng.Từ đầu năm nay, giới toán học đã có đồn đại nhiều về những ứng cử viên của giải Fields cho năm nay, trong đó Ngô Bảo Châu có thể coi là ứng cử viên được nhiều người ủng hộ nhất.

Thành tích của GS Châu đạt được tất nhiên là do tài năng xuất chúng và sự đam mê toán học của GS Châu mà ai cũng phải công nhận. Ngoài ra còn cần kể đến những điều kiện hết sức thuận lợi khác của GS Châu, mà nhiều người khác không có được: sinh ra trong một gia đình trí thức cao cấp và khá giả, luôn được học trong những điều kiện tốt nhất, kể cả ở bậc phổ thông (Khối chuyên ĐHTH, và còn được một số nhà toán học tốt nhất của Việt Nam luyện riêng), đại học và sau đại học (Ecole Normale Supérieure ở Paris, cái lò sản sinh các nhà toán học ở Pháp), có người thầy đỡ đầu thuộc loại hàng đầu thế giới và rất quan tâm đến học trò (ông Laumon viện sĩ của Pháp, thầy của 2 giải thưởng Fields), làm việc cũng trong những điều kiện tốt nhất (như ở Paris 11 hay Princeton), không bao giờ phải lo lắng chuyện thiếu tiền (trái với một số thông tin sai lệch, gia đình của Ngô Bảo Châu thuộc loại khá giả tuy không phải triệu phú), luôn có thể yên tâm nghiên cứu toán, có được một bài toán lớn để tập trung làm trong nhiều năm, và tất nhiên là đã tìm được đúng hướng để giải bài toán đó. Để đạt được một thành tích như Ngô Bảo Châu, cần có sự tập trung của rất nhiều yếu tố thuận lợi như vậy, mà ngay cả ở các nước tiên tiến cũng ít người có được, chưa nói đến Việt Nam.

Thành tích của Ngô Bảo Châu một lần nữa chứng tỏ người Việt Nam có khả năng trí tuệ không kém gì thế giới. Nếu chúng ta còn đạt được ít thành qua, đó là do môi trường và điều kiện còn quá thiếu thốn. Nhưng tôi tin rằng, trong tương lai, khi nền kinh tế của Việt Nam mạnh lên, cùng với nền tảng văn hóa chung và khoa học công nghệ mạnh lên, sẽ có không ít người Việt Nam đạt đến đỉnh cao thế giới trong khoa học cũng như trong các lĩnh vực khác.

2. Có thể nói rằng đang có một “cơn sốt Ngô Bảo Châu” ở Việt Nam. Theo ông thì phải làm thế nào để những nguồn cảm hứng như Ngô Bảo Châu có một tác động tích cực và dài lâu tới sự phát triển của khoa học trong nước, chứ không chỉ bùng lên rồi tắt lịm như việc người ta hâm mộ một ngôi sao nhạc pop?

Hiện tượng Ngô Bảo Châu sẽ làm cho Việt Nam phấn chấn và quan tâm hơn đến khoa học, và đây là điều rất đáng mừng. Việc Chính Phủ phê duyệt đầu tư hơn 600 tỷ đồng cho chương trình trọng điểm toán học có lẽ một phần nhờ vào “hiệu ứng Ngô Bảo Châu”, và tất nhiên điều này có lợi cho sự phát triển của toán học Việt Nam.

Tuy nhiên, như người ta nói, “một con én không làm nên mùa xuân”. Để có được một “mùa xuân” cho nền khoa học Việt Nam, thì một vài con én như Ngô Bảo Châu chưa đủ. Cái quan trọng nhất là phải có chiến lược và cơ chế tốt, mới có thể thúc đầy khoa học phát triển. Nếu như nền khoa học của chúng ta còn phát triển quá chậm trong vòng 35 năm qua kể từ ngày thống nhất đất nước, thì là do chúng ta đã có nhiều sai lầm về chiến lược và cơ chế. Theo tôi ước tính, hiện tại các nhà khoa học ở Việt Nam mới chỉ tận dụng được khoảng 30% công suất lao động tiềm năng, tức là để lãng phí khoảng 70% khả năng. Cần cải cách mạnh về cơ chế, thay đổi cách quản lý, minh bạch hơn, năng động hơn, chú trọng chất lượng và hiệu quả hơn, coi trọng những người thực tài hơn là những người “leo quan”, tạo môi trường thích hợp cho khoa học công nghệ phát triển, thì nó mới phát triển mạnh được.

Một điểm tôi muốn nhấn mạnh, là cần đặc biệt chú trọng nâng đỡ thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước. Những người trẻ và có trình độ thực sự và tâm huyết cần được chú trọng hướng vào các vị trí quan trọng càng sớm càng tốt, để có thể “thay máu”, giúp Việt Nam chóng phát triển, không để phí phạm thêm một thế hệ. Điều này đã xảy ra ở một vài nơi, ví dụ như các trưởng phó khoa của Khoa Toán ở ĐHQGHN đều còn trẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nặng các hủ tục như “lâu lên lão làng”, hoặc đấu đá quyền lực, và nhiều người trẻ và có trình độ cao vẫn cứ “đợi đấy”. Nhưng đợi đến lúc “đủ tuổi” thì cũng cạn sức rồi, còn thay đổi được gì nữa.
3. GS Ngô Bảo Châu khởi đầu con đường học vấn ở trong nước, nhưng phần lớn thời gian trưởng thành khoa học của ông đều ở nước ngoài. Theo ông, với thực trạng giáo dục và khoa học Việt Nam hiện tại, chúng ta có thể tạo ra những nhà khoa học ở tầm quốc tế như thế? Tại sao?

Việc tạo ra các nhà khoa học tầm quốc tế trong hoàn cảnh Việt Nam hiện tại là rất khó (trừ khi có những thay đổi lớn thì cũng cần phải nhiều năm sau mới có một thế hệ đông đảo các nhà khoa học tầm quốc tế). Thực tế hiện tại đã chứng tỏ điều đó.

Không có định nghĩa chính xác thế nào là “tầm quốc tế”, nhưng nếu tính “tầm quốc tế” là có ít nhất 100 nhà khoa học thế giới biết và quan tâm đến công trình của mình, thì  số người làm khoa học ở Việt Nam đạt tầm quốc tế còn rất khiêm tốn, có lẽ chưa đầy 100. Ngay ngành toán, có thể coi là ngành mạnh nhất Việt Nam với nhiều công bố quốc tế nhất, cũng có chưa đầy một chục người đạt mức có trên 100 nhà khoa học khác trích dẫn công trình của mình. Trong khi đó, để trở thành một nước mạnh về khoa học, thì cần có hàng nghìn hay hàng vạn người như vậy.

Để đạt được đến tầm quốc tế về khoa học trong điều kiện hiện tại của Việt Nam rất là khó, và những người đạt được có thể phong là “anh hùng”, bởi làm việc trong điều kiện như vậy mà vẫn đạt được, thì phải có tư chất và cố gắng hơn nhiều so với các đồng nghiệp ở nước ngoài đạt kết quả tương tự. Thế nhưng đồng thời đây cũng là sự phí phạm, vì vẫn những “anh hùng” đó, nếu làm việc trong điều kiện tốt hơn, thì họ sẽ không chỉ đạt tầm quốc tế, mà còn có thể lên cao hơn nữa.

Để đạt tẩm quốc tế, tài năng bẩm sinh và sự ham mê khoa học mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa phải điều kiện đủ, mà còn cần thêm các điều kiện tương tự như Ngô Bảo Châu có được, có thể không ở mức mà Ngô Bảo Châu có được, nhưng cũng không thể ở mức quá tồi. Ví dụ như:

– Nền tảng văn hóa và giáo dục chung (ở Việt Nam còn thấp)

– Sống được đàng hoàng bằng nghề làm khoa học, không phải lo nghĩ về cơm áo gạo tiền, có thể tập trung làm khoa học (ở Việt Nam chưa có, trừ những người có nguồn thu nhập khác)

– Có thầy bà tốt (ở Việt Nam cũng khó có được, vì trong số các giáo sư ở Việt Nam cũng mới chỉ có ít người đạt tầm quốc tế)

– Làm việc trong một nhóm nghiên cứu mạnh, có điều kiện thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp giỏi đang cùng mối quan tâm  (nhiều người ở Việt Nam làm việc trong điều kiện cô lập thiếu người chia sẻ, nên dễ đi vào ngõ cụt).

– Làm những vấn đề quan trọng, được nhiều người quan tâm. (Chiểu theo các chỉ số trích dẫn của các công trình đăng tạp chí quốc tế của tác giả Việt Nam, thì phần lớn các công trình của Việt Nam thuộc loại có ít người quan tâm)

– Có đầy đủ điều kiện về máy móc dụng cụ để nghiên cứu, v.v.

Để đạt được tất cả những điều kiện đó, cần có các chính sách chiến lược sáng suốt và một quá trình dài phát triển liên tục trong vòng ít ra mấy thập kỷ, chứ không thể nóng vội muốn “đại nhảy vọt”, “đi tắt đón đầu” trong vòng ít năm.
4. Vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm gia đình Ngô Bảo Châu và có lời mời GS về Việt Nam làm việc. Theo GS Nguyễn Tiến Dũng, thì chính sách trọng dụng nhân tài – đặc biệt là những nhân tài đang làm việc ở nước ngoài – hiện nay của Việt Nam cần phải đi vào những nội dung thiết thực nào để phát huy được hiệu quả cao nhất, chứ không chỉ dừng lại ở một vài hình thức bề ngoài?

Nhiều nước đang phát triển sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để thu hút chuyên gia giỏi từ các nơi đến làm việc. Ví dụ, ở Brasil đang tuyển một một số chân phó giáo sư toán với mức lương đến 8 nghìn USD một tháng, và ứng cử viên có thể mang bất cứ quốc tịch nào. Để có thể cạnh tranh với các nước khác, thu hút được người tài, thì Việt Nam cũng phải có những chính sách hẫp dẫn. Không được đến 8 nghìn USD một tháng, thì cũng phải được ít ra vài nghìn cộng với các phụ cấp nhà cửa đi lại v.v.

Hiện tại tôi chưa thấy Việt Nam có chế độ đãi ngộ hấp dẫn với các chuyên gia Việt Kiều (trừ một vài trường hợp đặc biệt mang tính tuyên truyền). Những người như tôi khi đi công tác các nước khác thường được trả thù lao đàng hoàng, nhưng khi về Việt Nam giúp đỡ các sinh viên và đồng nghiệp thì là làm không công và thậm chí phải chi thêm tiền túi, vì đối tác ở Việt Nam dù là những nơi uy tín nhất về khoa học cũng chỉ trả được một ít tiền tượng trưng không đủ trang trải chi phí. Tôi nghĩ cần thay đổi điều này, có chính sách tốt hơn cho việc thu hút chuyên gia Việt Kiều cũng như chuyên gia người nước ngoài đến Việt Nam làm việc.

Vấn đề tiếp theo là, mang người tài vào Việt Nam rồi thì làm gì ? Theo như tôi ước tính, công suất tiềm năng của giới khoa học Việt Nam mới chỉ được sử dụng ở mức 30%, tức là ngay cả những người tài có sẵn trong nước còn chưa được sử dụng thích đáng, vậy mang thêm người về có thừa không ? Theo tôi thì không thừa. Sử dụng công suất 30% không phải là vì Việt Nam thiếu việc để làm, mà là vì môi trường dẫn đến hiệu quả làm việc kém, chứ các vấn đề cần nghiên cứu ở Việt Nam không thiếu, trái lại rất nhiều không đủ người mà nghiên cứu. Bởi vậy song song với việc nâng cao hiệu quả lao động của người trong nước, việc có thêm chuyên gia Việt Kiều hay người nước ngoài về nước cũng là yếu tố cần thiết cho Việt Nam phát triển.

Các chuyên gia Việt Kiều hay nước ngoài có thể đem lại những thứ quí báu như:

– Cung cách làm việc mới, quản lý mới

– Các giải pháp mới cho những vấn đề tồn đọng ở Việt Nam

– Giúp Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển

– Các hướng nghiên cứu mới, thiết thực hơn, hay được thế giới quan tâm hơn

– Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu ở Việt Nam

– Thiết lập các quan hệ quốc tế

Để phát huy được những điều trên, các chuyên gia từ nước ngoài cần được tạo điều kiện để có thể tự do phát huy khả năng của họ, chứ nếu họ cũng bị “trói chân trói tay” theo những cơ chế bất hợp lý của Việt Nam, thì sự hiện diện của họ ở Việt Nam cũng sẽ bị rất lãng phí, kém hiệu quả.

Trung Quốc có chiến lược mời các nhà khoa học Hoa Kiều ở nước ngoài đang độ tuổi sung sức (trên dưới 40) về Trung Quốc để làm lãnh đạo các viện hay các nhóm nghiên cứu, với các chính sách rất hấp dẫn (ví dụ trả lương cao ít ra tương đương phương Tây và thưởng ngay 100 nghìn USD hoặc hơn cho những ai đồng ý về Trung Quốc). Trong điểm này và nhiều điểm khác, Việt Nam cần học tập Trung Quốc. Không phải vô cớ mà họ luôn phát triển nhanh hơn Việt Nam về kinh tế mỗi năm vài phần trăm trong mấy thập kỷ qua.

5. Thông tin việc Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm và có lời mời đối với GS Châu – người đang rất nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề Cơ bản và (lúc đó) hầu như chắc chắn được trao huy chương Fields – được báo chí đăng tải rộng rãi. Còn nhiều nhà khoa học tài danh khác ở nước ngoài, họ có nhận được những sự quan tâm như vậy không?

Đây là lần đầu tiên có người Việt Nam được giải thưởng lớn như vậy, nên sự quan tâm đặc biệt của chính phủ là dễ hiểu. Theo tôi biết, ở các nước đã từng được nhiều giải thưởng lớn, các nhà khoa học cũng được chính phủ gửi lời chúc mừng, nhưng không đến mức “đình đám” như ở Việt Nam.

6. Một trong những bất cập lớn nhất hiện nay là chế độ đãi ngộ – hay nói cụ thể là đồng lương cho các nhà khoa học. Một giáo sư tài danh của Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn không thể về nước làm việc với mức lương vài triệu đồng, một nhà khoa học trong nước cũng không thể tập trung 100% tâm lực cho công tác nghiên cứu với mức lương ấy, vậy thì chúng ta phải giải quyết bất cập này như thế nào?

Tôi đã có viết một bài dài, về vấn đề tài chính trong đại học và nghiên cứu khoa học, đăng báo Tia Sáng đầu năm nay. Như người ta nói, “tiền nào của đấy”, lương vài triệu một tháng mà đòi đạt tầm cỡ quốc tế, thì còn khó tin hơn chuyện viễn tưởng. Một số cải cách mà tôi đề nghị đưa ra là:

– Cải cách (hay xây dựng lại) một cách cơ bản cơ chế quản lý tài chính trong đại học & nghiên cứu khoa học, đầu tư thêm tiền và cho thêm các đơn vị quyền tự chủ cao hơn, xóa bỏ các luật lệ cổ hủ từ thời bao cấp.

– Tính lại công suất lao động của giới đại học và khoa học, giá trị của các giờ lên lớp, giá trị của công việc đào tạo từng sinh viên, và giá trị của công việc nghiên cứu, qua đó trả lương xứng đáng với công suất lao động của giới đại học và khoa học. Theo các tính toán của tôi, công việc đào tạo một sinh viên trung bình phải được tính là có giá trị về kinh tế khoảng hơn 2 nghìn USD một năm (mới chỉ là 1/10 so với thế giới), chứ không chỉ có vài trăm USD một năm như đang được tính hiện nay. Vì chúng ta đang tính giá trị đào tạo sinh viên quá thấp so với thực tế, nên hệ quả là các trường đại học được đầu tư quá ít và trả lương cho giảng viên quá thấp (trừ một vài đại học tư). Trung bình một giảng viên đại học ở Việt Nam hiện tại có công suất lao động gần 30 nghìn USD một năm, và phải được hưởng thu nhập trung bình 10 nghìn USD một năm mới xứng đáng với công suất lao động đó, thay vì không đến 3 nghìn USD một năm kể cả phụ cấp như hiện nay.

– Để tránh chuyện ghen tị giữa các ngành, ngành đại học và khoa học không nhất thiết cần đòi tăng lương cơ bản (mà lương chính thức nay đã thấp ở mức chỉ còn là “tượng trưng”), mà thay vào cần tăng mạnh các phụ cấp: như phụ cấp giảng dạy và phụ cấp nghiên cứu, để đảm bảo thu nhập của người trong ngành, đặc biệt là những người tích cực làm việc và có hiệu quả thì cần đãi ngộ cho họ thật tốt dưới các hình thức phụ cấp và tiền thưởng. Ngoài việc cần có cải cách chung và mạnh mẽ về chính sách lương bổng cho toàn đất nước, từng ngành cần tìm những giải pháp cho mình.

– Đẩy mạnh sự kết nối giữa nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng, giữa các trường các viện và các doanh nghiệp, qua đó giới khoa học có được các đề tài thiết thực cho sự phát triển của nền kinh tế và đồng thời tăng thu nhập cho người làm khoa học, v.v.

Việc thành lập quĩ NAFOSTED, qua đó những người làm khoa học có kết quả tốt có thể có phụ cấp nghiên cứu khá lớn, là một hướng phát triển tốt. Tuy nhiên chỉ có NAFOSTED thôi thì chưa đủ, cần đẩy mạnh cải cách về quản lý tài chính trong khoa học hơn nhiều nữa.
7. Ông là một người rất quan tâm tới giáo dục trong nước, cũng như quan tâm tới các tài năng Việt ở khắp thế giới. Cách đây ít lâu, ông đã lập một “cơ sở dữ liệu” về các nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài, dường như ông muốn có một sự kết nối Việt nào đó ở tầm toàn cầu?

Việt Nam muốn phát triển thì phải hội nhập thế giới. Mục tiêu quan trọng nhất mà Việt Nam cần đặt ra cho mình, không phải là được bao nhiêu giải này hay giải nọ, đứng thứ mấy về môn này hay môn nọ, mà là bắt nhịp được với sự phát triển của thế giới, hòa đồng vào với thế giới, trở thành một nước văn minh lịch sự và có thu nhập ngang bằng nhiều nước tiên tiến, như Đài Loan hay Hàn Quốc, những nước mà cách đây nửa thế kỷ không hơn gì Việt Nam, đã đạt được. Sự phát triển khoa học công nghệ nằm trong mục tiêu đó, và sự kết nối giữa nền khoa học Việt Nam với toàn cầu cũng nằm trong mục tiêu đó.

Nói riêng về toán học, thì lực lượng người gốc Việt làm toán ở nước ngoài khá lớn, tính về số người thì có khoảng trên 100 người nhưng nếu tính về số kết quả đạt được thì lớn hơn tổng cộng ở trong nước. Họ có thể trở thành động lực lớn cho sự phát triển nền toán học Việt Nam, và giúp Việt Nam thiết lập nhiều quan hệ với thế giới, nếu Việt Nam có được các chính sách hấp dẫn để lôi kéo họ.  Đó là điều mà không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp người Việt ở trong và ngoài nước mong muốn. Có nhiều nhà toán học Việt Kiều có tiếng, như Lê Dũng Tráng, Lê Tự Quốc Thắng, Vũ Hà Văn, Phạm Hữu Tiệp, Đinh Tiến Cường, Vũ Kim Tuấn, Đinh Thế Lục, v.v. cũng đang cố gắng kết nối Việt Nam với toàn cầu về toán học.
8. Vừa qua có một số chuyển động khá quan trọng đối với nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, chẳng hạn như sự ra đời của quỹ Nafosted, hay dự án thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo cao cấp về toán, ông có cho rằng đó là những chuyển động tích cực? Và là một nhà khoa học đang làm việc tại nước ngoài, ông sẽ tham gia vào những chuyển động ấy ở tầm mức nào?

Quĩ NAFOSTED là một bước đi đúng đắn trong chính sách phát triển khoa học của Việt Nam. Đặc biệt là sự minh bạch của quĩ, là điều “chưa từng có” ở Việt Nam. Hiện tại quĩ mới chỉ quản một phần khá nhỏ (không quá 5% ?) đầu tư của nhà nước cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Theo tôi nên tăng tỷ lệ tài chính cho quĩ quản lý lên, vì đây là cách quản lý hiệu quả và có trách nhiệm.

Việc thành lập Viện nghiên cứu đào tạo cao cấp về toán là một thuận lợi cho nền toán học Việt Nam. Nó đóng góp được đến đâu, còn phụ thuộc vào chiến lược và cách quản lý của viện. Nền toán học Việt Nam có một số điểm mạnh, nhưng cũng còn nhiều điểm rất yếu, đặc biệt là trong việc ứng dụng toán học, và các ngành cần thiết nhiều cho ứng dụng tại thời điểm hiện tại, và chưa có một Viện Toán Ứng Dụng nào xứng đáng tầm cỡ quốc gia. Tôi hy vọng rằng sẽ có một viện toán ứng dụng mạnh ở Việt Nam, hoặc ít ra “Viện nghiên cứu đào tạo cao cấp về toán” sẽ chú trọng nhiều hơn đến các ứng dụng của toán học.

Việc tôi tham gia vào các chuyển động ở Việt Nam đến tầm nào còn phụ thuộc vào việc phía Việt Nam có thấy cần tôi hay không, có mời tôi tham gia hay không. Bản thân tôi, nếu được mời tham gia làm những gì mà tôi thấy thực sự có nhiều ý nghĩa cho đất nước thì tôi luôn sẵn sàng tham gia. Gần đây tôi có tham gia vào ban điều hành của chương trình hợp tác Pháp-Việt về toán. Việc tôi đang cố gắng làm tại thời điểm hiện tại là giúp Việt Nam xây dựng các chiến lược và chính sách, cơ chế tiến bộ, thích hợp, thuận lợi cho việc phát triển khoa học cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào các vấn đề thiết thực của đất nước. Ví dụ, tôi đã vận động để các chuyên ngành xác suất thống kê và toán kinh tế tài chính trở thành những trọng điểm trong chiến lược phát triển toán học Việt Nam trong giai đoạn tới, vì đây là những chuyên ngành toán ứng dụng đang rất cần thiết cho Việt Nam nhưng lại đang có quá ít chuyên gia Việt Nam, tuy rằng bản thân tôi xuất phát điểm là làm toán lý thuyết  chứ không phải là làm về những chuyên ngành này.