CXN – “Lãi suất thực dương” Thống Đốc NHNN đã lỡ lời hay người ta hiểu sai ý?



Châu Xuân Nguyễn

Có lẽ ĐCS từ trước đến giờ không có người tài, chỉ có người chột như Nguyễn Văn Giàu và lần này, TT Dũng thay 17 bộ trưởng trong tổng số 22 BT, tưởng vớ được ai khá hơn Nguyễn văn Giàu, ai dè lấy được ông Nguyễn Văn Bình cũng chẳng có tài cán gì.

Tôi thường đọc bài báo lề phải, thấy có mấy anh Fulbright cũng khá nhưng chắc chưa đủ hồng, chuyên thì ăn bức 10 người như Nguyễn văn Giàu và 100 người như Nguyễn văn Bình. Bài Lãi suất thực dương: Khi Thống đốc cải chính tôi đọc mấy ngày nay và tôi lắc đầu, nhưng vì có quá nhiều bài nên tôi chưa kịp viết bài “bắt lỗi” nó trước thì ai đấy đã làm rồi. Số là từ ngày xúm xính lên chức mới, từ PTGĐ lên làm TGĐ, miệng mồm ngứa ngáy nên sẵn sàng tuyên bố lấy dấu ấn .

Vứa mới lên là cánh hẩu, vây cánh của TT Dũng ỡ TTCK và BĐS làm áp lực nới lõng tín dụng và hạ lãi suất, anh này tuyên bố như thế này: “Tiền lãi huy động không nhất thiết phải thực dương” ý hắn là lạm phát 22, 25% nhưng lãi suất huy động là 14%, thậm chí 12% cũng được. Điều chứng tỏ tên này quá kém là nếu lãi suất huy động thấp thì người dân mua vàng hay usd, vừa chống lạm phát hữu hiệu vừa an toàn. Vì lấy đối với VNĐ lấy lời 18,19% thì lạm phát 22% là lỗ rồi, 14% hay 12% còn lỗ nặng hơn nữa, vậy một người dân thường cũng biết phải làm gì với vnd, mua vàng hay usd. Đó chính là lý do vì sao đã và đang có tình trạng Vàng hút tiền gửi tiết kiệm

Có lẽ trời thương người dân VN, để cho những người lãnh đạo đất nước phát biểu thiếu kiến thức như thế này, để 90 triệu dân VN đọc bài này của tôi mà “sáng mắt sáng lòng” và thấy rõ là trong 65 năm qua, từ thằng lớn tới thằng nhỏ, đến mấy thằng TS giả đều là một bọn bất tài và giỏi về tham nhũng thôi.

Hãy đem họ xuống đi, 5 hay 10 năm suy thoái rồi chìm vào khủng hoảng là chết. Kinh tế thị trường không dễ vận hành như kinh tế bao cấp hay XHCN, tất cả phải để thị trường vận hành theo nguyên tắc chổ trũng và nhà nước chỉ điều tiết cho nguồn tiền chảy về chổ mình muốn là kênh ngân hàng chứ không dùng mệnh lệnh cấm kinh doanh usd, cấm kinh doanh vàng.

Đồng bào hãy tin tôi là khi mệnh lệnh tước quyền kinh doanh vàng miếng bắt đầu lú đầu lên thì đồng bào hãy bằng mọi cách triệt nó, vì kiên quyết giử quyền kinh doanh vàng miếng vì đó sẽ là kênh duy nhất bảo đảm tài sản của đồng bào.

Melbourne,
24.08.2011
Chau Xuan Nguyen

—————————————-

Lãi suất thực dương: Khi Thống đốc cải chính


Nếu không đảm bảo lãi suất thực dương thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa. NHNN sẽ không kiểm soát được dòng tiền, và NHTM không thể cấp tín dụng ra nền kinh tế.Tuần trước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát biểu trên một tờ báo, “định hướng lâu dài lãi suất tiền gửi không thể thực dương”, và “trong điều kiện bình thường, không nhất thiết lãi suất tiền gửi phải cao hơn lạm phát”.Cho rằng “do diễn đạt chưa chuẩn”, nên nhà báo đã đăng tải sai ý trong vấn đề “lãi suất thực dương”, tại cuộc giao ban báo chí ngày 23/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cải chính lại nội dung trênCải chính hay phân bua thật cần thiết khi bị hiểu nhầm hoặc lỡ lời, nhưng điều nhiều doanh nghiệp cần hơn lúc này là tính khả thi của lời tuyên bố của Thống đốc: lãi suất giảm xuống 17 – 19%/năm vào tháng 9 tới. Và, thị trường đang nín thở chờ đợi.

Tại sao lãi suất phải thực dương?Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh (hiện công tác tại Bộ Tài chính) nói: “Khi tôi đọc thấy tuyên bố: không thể có nguyên tắc lãi suất thực dương, tôi rất sốc. Ngân hàng là trung gian tài chính mà ở đó, họ thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, sau đó cho vay những ai cần; thực hiện chức năng phân phối nguồn vốn từ tiết kiệm đến đầu tư. Không thể lập luận, “người dân gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng giữ hộ thôi, còn muốn tốt hơn thì đi kinh doanh”.Tại sao lãi suất phải thực dương? Trao đổi với người viết, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nói: “Tôi hy vọng đến tháng 9/2011 lãi suất sẽ giảm. Vài tuần qua, lãi vay đã giảm vài phần trăm, nhất là ở các ngân hàng lớn. Cơ sở ở đây là lạm phát tính theo tháng đang có xu hướng giảm dần”. Điều này cho thấy, muốn giảm lãi suất thì phải kéo lạm phát xuống. Khi đó, lãi suất tiền gửi hạ theo, nhờ đó có thể giảm lãi suất tiền vay. Như vậy, giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ rất chặt chẽ.Cùng quan điểm với ông Nghĩa, ông Ánh cho rằng, nếu không đảm bảo lãi suất thực dương hoặc để thực âm quá cao thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa, họ sẽ xoay sang làm việc khác.

Lúc đó, sẽ xảy ra hai câu chuyện: đầu tiên là không chống được lạm phát do tiền nằm ngoài hệ thống ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước không thể điều hòa, kiểm soát được dòng tiền để thực thi các mục tiêu của mình.

Thứ hai, tổ chức tín dụng sẽ không thực hiện được chức năng đưa dòng tiền từ tiết kiệm đến đầu tư, không thể cấp tín dụng ra nền kinh tế.Thách thức hạ lãi suấtCùng với câu chuyện “diễn đạt chưa chuẩn” trong vấn đề lãi suất thực dương, Thống đốc cũng nêu quyết tâm: bằng cả gói chính sách, từ tháng 9/2011, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa lãi suất tiền vay trở về 17% – 19%/năm.Trong bối cảnh ròng rã hơn nửa năm thực hiện Nghị quyết 11, nền kinh tế phải chịu đựng chính sách tiền tệ khắc khổ, doanh nghiệp và người dân phải vay sản xuất lãi suất tới 22% – 23,5%/năm, thậm chí hơn; vay tiêu dùng từ 27% – 28%/năm, nên khi nghe tin người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp “lãi vay giảm còn 17% – 19%”, đã khiến doanh nghiệp nô nức đón nhận và đếm từng ngày.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây, là liệu lãi suất có thể giảm xuống mức 17% – 19% như mong muốn của Thống đốc?

Theo ông Ánh, muốn giảm lãi suất thì phải giải quyết xong bài toán kiềm chế lạm phát. Ông Lê Xuân Nghĩa cũng nhận định: “Lạm phát tính theo năm vẫn còn cao, ở mức trên 20%”.

Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, mặc dù lạm phát có tháng tăng, tháng giảm nhưng nhìn vào biểu đồ, diễn biến CPI vẫn theo xu hướng rất phức tạp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, so sánh tháng sau với tháng trước, từ tháng 1 đến tháng 7, CPI tăng lần lượt: 1,74% – 2,09% – 2,17% – 3,32% – 2,21% – 1,09% – 1,17%. Còn so tháng 7 với tháng 12/2010 thì CPI tăng 14,61%; so với cùng kỳ năm trước tăng 22,16%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân bảy tháng năm nay so với bình quân cùng kỳ năm 2010 tăng 16,89%.

Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Nghị quyết 11 là kiềm chế lạm phát và hai công cụ để thực hiện mục tiêu này là thắt chặt tiền tệ và thu hẹp quy mô tài khóa. Theo phân tích của ông Ánh, việc thắt chặt tiền tệ từ đầu năm đến nay nếu nhìn từ tốc độ tăng huy động vốn và cho vay thì đang có vấn đề. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng huy động vốn chưa đến 4% nhưng tốc độ tăng tín dụng lên tới 7,5%.

Như vậy, xét theo số tương đối thì dòng tiền ra đang lớn hơn dòng tiền vào. Điều này rất đáng lưu ý vì để chống lạm phát thì phải đẩy lãi suất cao để hạn chế cung tín dụng và hút tiền về nhưng xem ra, mục tiêu này không đạt.

Trong khi đó, để thu hẹp quy mô kênh tài khóa, các bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm, giãn đầu tư, không ứng trước vốn ngân sách năm sau vào năm nay ước 80 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này được nhiều chuyên gia cho là “không thấm vào đâu” so với mục tiêu kiềm chế lạm phát.Thứ hai, một mâu thuẫn khác mà nếu nhìn qua rất khó thấy, đó là việc Ngân hàng Nhà nước “phấn đấu” tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt mục tiêu dưới 20% với việc kiềm chế lạm phát.Tính đến hết tháng 7/2011, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 7,5%, dư địa còn ít nhất trên 12%. Vì thế, từ nay đến hết năm, để mức tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu dưới 20%, Ngân hàng Nhà nước tiến hành bằng nhiều cách khác nhau như “tăng dự trữ bắt buộc”, “phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước” với lãi suất phù hợp cho tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước mua vốn; sau đó dùng nguồn vốn này tái cấp vốn cho các ngân hàng thiếu vốn nhưng thừa dư địa tăng tín dụng. Biện pháp trung hòa này nhằm đảm bảo vốn cho nền kinh tế theo mục tiêu đặt ra; đồng thời góp phần kéo lãi suất tiền vay xuống, bởi lẽ, cung tín dụng càng nhỏ, cầu tín dụng càng lớn thì lãi suất vay càng cao.Vấn đề ở đây là: với mức tăng tín dụng 7,5% mà lạm phát vẫn tiếp tục phi mã, vậy nếu mức tăng này tới 20% thì tác động tới lạm phát ở mức nào? Khi lạm phát vẫn cao thì Ngân hàng Nhà nước có thể hạ được lãi suất không?

Hơn nữa, những đơn vị trong diện phải tăng tín dụng cho đủ chỉ tiêu chính là 5 ngân hàng thương mại nhà nước, vốn chiếm tới 55% thị phần. Hiện tại, mức tăng của 5 đơn vị này rất èo uột, có đơn vị tăng trưởng âm. Vậy Ngân hàng Nhà nước sẽ mua bao nhiêu vốn ở các tổ chức tín dụng dư thừa vốn để “tái cấp vốn” cho 5 ông lớn này? Lãi suất là bao nhiêu để bên bán không cảm thấy hơn thiệt và so bì với lạm phát?

Theo Nguyễn Hoài
Vneconomy

Things you can do from here:

2 Responses to CXN – “Lãi suất thực dương” Thống Đốc NHNN đã lỡ lời hay người ta hiểu sai ý?

  1. Anonymous says:

    %}eccf0’/”<ab08f

  2. Anonymous says:

    ‘|echo 7d55a3fbbc 7087a7ef36 #xzwx

Leave a comment