MÁU ĐANG CHẢY ĐẦY ĐƯỜNG?

BS Hồ Hải

k%25E1%25BB%2581n+k%25E1%25BB%2581n+%25C4%2591%25E1%25BB%25A3i+x%25C3%25A1c+ch%25E1%25BA%25BFt.jpeg
Tối 22/5/2011 trong mục bình luận kinh tế Việt Nam của các nhà kinh tế tài chính trên truyền hình lúc 21h tối cuối tuần, ông tổng giám đốc ngân hàng Bảo Việt có một phát biểu với những con số rất ấn tượng và kết luận rất thực tế: "Theo thống kê, năm 2011, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tương đương 3 triệu tỷ đồng, tương ứng với 1,2 lần số tiền huy động tín dụng cả năm. Ước tính năm 2012, số dư nợ tín dụng sẽ tăng lên 1,4 lần so với tổng huy động tiết kiệm trong cả nước. Cái vòng luẩn quẩn thiếu thanh khoản ngân hàng cứ tiếp diễn và lãi suất kịch trần vẫn cứ xảy ra, mặc dù báo cáo tình hình tăng trưởng tín dụng của khối tài chính ngân hàng vẫn cứ cao. Nhưng kết quả cuối cùng là lạm phát tăng cao, và nền kinh tế chụp giật cứ mãi tồn tại".

Tiếp lới ông ngân hàng Bảo Việt là câu kết của ông cựu thống đốc ngân hàng cho rằng vấn đề kinh tế Việt nam là vấn đề thuộc về cơ cấu nền kinh tế và hình thái chính trị xã hội Việt nam không đúng với qui luật, chứ không còn là vấn đề đem nghị quyết này, hay chủ trương nọ ra chữa cháy tạm thời. Một nền kinh tế giật gấu vá vai, trên một kiến trúc thượng tầng cũ nát. Và vòng xoắn bệnh lý kinh tế Việt ngày càng trầm kha.

Đã hơn 2 năm nay, tôi đã đứng trên quan điểm triết học viết rất nhiều bài về hình thái xã hội và sự phát triển, cũng như lý luận đưa ra hình thái kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là sai lầm về mặt lý luận và triết học. Nhưng nó vẫn cứ được đại hội đảng lần thứ 11 thông qua và vẫn cứ thực hiện giai đoạn quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng, trong 4 tháng qua kết quả, các nước trên thế giới đang đi ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới thì, nền kinh tế nước ta đang lao vào cuộc khủng hoảng kép.

Hôm nay, để chào mừng thắng lợi của cuộc bầu cử quốc hội lần thứ 13 và hội đồng nhân dân các cấp thành công rực rở, nền kinh tế Việt Nam đầu tuần này có những dấu hiệu báo động một thời kỳ khó khăn đang đến. Khi thị trường chứng khoán, nơi đại diện đầu tư lâu dài bán tháo cổ phiếu, chứng kiến một đợt rơi tự do lớn với 8 phiên giao dịch rớt giá liên tục. Còn nền nông nghiệp mà ta luôn tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới thì, nhà nông bỏ ruộng vì chi phí tăng.

Ba khu vực kinh tế nước nhà: bất động sản đang trên đà vỡ bong bóng. Hệ thống công thương nghiệp đang tháo chạy. Nông lâm thủy hải sản đang chết mòn vì ngoại và nội xâm. Để cho 3 khu vực ấy có sức khỏe, thì tiền tệ phải lưu thông. Nhưng tiền tệ đã, đang và sẽ bị đóng băng vì những biện pháp cực đoan do lỗi lầm của một cấu trúc thượng tầng không hợp thời. Máu đang chảy đầy đường, và các con kền kền đang chực chờ những thây ma đang hấp hối.

Nếu những gì đang diễn ra là đúng thì, rõ ràng phải cảm ơn chính phủ đã có công gầy đắp cho lượng tích đủ thành chất để cho cuộc họp quốc hội đầu tiên của khóa 13 sẽ làm nên những thay đổi ngoạn mục vào tháng 7 tới.

Cấu trúc hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Khi cấu trúc hạ tầng đổ máu không cầm được, thì cái thây ma kiến trúc thượng tầng cũng đã đến giờ cần phải chôn cất, tẩm liệm để một vòng tuần hoàn mới được tái sinh.

Và khi máu đang chảy đầy đường cũng là lúc những ai muốn một đất nước Việt hùng cường hãy chuẩn bị tâm thế và tư thế để đầu tư và phát triển cho nền kinh tế Việt vì một thương hiệu toàn cầu.

Làm thất bại Chiến lược “Diễn biến hòa bình” Quốc hội của Đảng và cũng là củ.. .

Ngọc Thư

Lại một lối nói lạ, có thể cần phải mổ xẻ nghiêm khắc: Quốc hội của Đảng và cũng là của dân (QĐND). Nói như vậy thì Quốc hội trước hết là của đảng, sau đó mới là của nhân dân? Tác giả Ngọc Thư này cùng Ban biên tập báo Quân đội ND hãy đọc lại Điều 83, Hiến pháp 1992 để tự coi lại mình có quá trớn hay không: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, không một chữ nào trong điều này nói rằng Quốc hội là “của đảng”. Chớ lẫn lộn và quá đà, từ chỗ “lãnh đạo” rồi biến thành thứ sở hữu. Từ chỗ muốn“bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” mà thành ra chính mình lại “xuyên tạc” theo một chiều hướng khác hay sao? Ngay như Điều 4, dù có nói đảng là“đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” thì cũng hoàn toàn không thể hiện đảng là chủ sở hữu của cơ quan quyền lực cao nhất này.

Hãy xem thêm, đã nói bậy như vậy, mà lại còn lý sự vòng vo con kiến:“Quốc hội của Đảng, nhưng không phải theo nghĩa sở hữu trong kinh tế, mà đây là trách nhiệm sứ mệnh lịch sử trao cho, là tình cảm của Đảng với nhân dân, với đất nước, với dân tộc. Chính vì thế, muốn Quốc hội thực sự là của dân thì phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.”

Ba Sàm

Chỉ đọc nhan đề bài báo thôi cũng đủ sửng sốt: bao nhiêu nỗ lực của Đảng để thuyết phục thế giới tin Việt Nam ngày càng tiến nhanh trên con đường dân chủ, nay bị sổ toẹt vì tờ Quân đội nhân dân công khai tuyên bố Quốc hội là của Đảng! Các thế lực thù địch có muốn xuyên tạc nền chính trị Việt Nam, thì cũng đến mức như bài báo của tác giả Ngọc Thư là cùng. Nhận xét về vụ bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.” Nay có thể thêm: trong những người hăng hái làm mất thể diện quốc gia đó, có Ban Biên tập tờ Quân đội nhân dân!

Bauxite Việt Nam

QĐND – Dường như đã trở thành một quy luật, cứ mỗi khi Đảng, Nhà nước ta có những đợt sinh hoạt chính trị, thì ngay lập tức các thế lực thù địch trong và ngoài nước lại tập trung xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta trên các phương tiện truyền thông, nhất là trên mạng internet.

Gần đây nhất, trong dịp cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, thì các thế lực thù địch lại tung lên mạng, phát trên đài xuyên tạc thể thức bầu cử, vu cáo vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với Quốc hội. Họ đặt câu hỏi đầy ẩn ý: “Quốc hội của Đảng hay của dân?”… và cho rằng, chỉ có dân chủ của các nước phương Tây mới là dân chủ, nhân quyền thực sự (!).

Về mặt khoa học, khái niệm dân chủ, nhân quyền, là khái niệm chung, nó chỉ tồn tại trong các văn kiện của Liên hợp quốc, còn giá trị thực của khái niệm đó luôn luôn gắn liền với “nội luật hóa các công ước quốc tế” của từng nước, nhằm phù hợp, thích ứng với mô hình cụ thể ở mỗi quốc gia, dân tộc. Sự khác biệt của các mô hình dân chủ, nhân quyền giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới là tất yếu, nó bắt nguồn từ các yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hóa. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong văn kiện: “Tuyên bố Viên và Chương trình hành động” tại Hội nghị nhân quyền quốc tế năm 1993, ở Viên (Áo).

clip_image001
Họp Quốc hội. Ảnh minh họa/internet.

Hiện nay, hơn 190 quốc gia trên thế giới đang tồn tại, với nhiều chế độ chính trị – thể chế quốc gia khác nhau, nhưng không có quốc gia nào tự nhận mình là phi dân chủ, cũng như không ai được phép gán cho những quốc gia đó là độc tài, hay quân phiệt. Ở mỗi quốc gia, việc lựa chọn hệ tư tưởng nào – chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội; thể chế chính trị nào-đa đảng hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền; tam quyền phân lập hay phân công phối hợp; mô hình kinh tế nào-chủ nghĩa tự do hay kinh tế thị trường xã hội, đều thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia-dân tộc mà không ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc.

Về lịch sử, trong khi nhiều nước, ngay từ sau các cuộc Cách mạng dân chủ tư sản, như ở Anh năm 1689; Mỹ năm 1776; Pháp năm 1789… người dân đã ít nhiều được hưởng chế độ dân chủ, các quyền công dân và quyền con người, thì hàng trăm năm sau ở các thuộc địa (trong đó có nước ta) người dân vẫn sống trong chế độ thực dân – phong kiến mà thực chất vẫn là chế độ nô lệ hiện đại, chẳng có “mẫu quốc nào” chia sẻ giá trị dân chủ, nhân quyền với các dân tộc thuộc địa.

Thực chất dân chủ và nhân quyền ở nước ta là do nhân dân ta đổ máu đấu tranh mới giành được từ khi nhân dân ta, được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám, năm 1945.

Sự thật là trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng ngót một thế kỷ qua (từ năm 1930 đến nay), Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn hướng đến mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.

Vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở lịch sử, chính trị và pháp lý quang minh chính đại, được nhân dân tôn trọng, tin cậy trao cho. Vai trò đó được Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất ghi nhận trong Hiến pháp – Bộ luật gốc của Quốc gia. Quy định đó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc cũng như các công ước quốc tế về quyền con người. Điều 1 “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”, năm 1966 quy định: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc có quyền quyết định thể chế chính trị… của mình”. Điều đó có nghĩa là, các dân tộc có toàn quyền quyết định chế độ xã hội, hệ tư tưởng, hệ thống chính trị, Hiến pháp và pháp luật, trong đó có vai trò của đảng cầm quyền.

Về mối quan hệ giữa Đảng với Quốc hội, đặc trưng thể chế lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là ở sự lãnh đạo toàn diện, thông qua đường lối chính sách, thông qua tổ chức Đảng và vai trò của cán bộ, đảng viên. Đặc trưng này không phải là sự áp đặt của Đảng mà được hình thành trong lịch sử, được nhân dân tôn trọng. Sự lãnh đạo của Đảng trong suốt 12 nhiệm kỳ Quốc hội qua chỉ nhằm đạt đến mục tiêu “Quốc hội ta thật sự đại biểu cho lợi ích của nhân dân” như lời Bác Hồ dạy. Và trong thực tế, Quốc hội nước ta ngày càng làm tròn trọng trách là cơ quan quyền lực Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các kỳ họp Quốc hội đã ngày càng được đổi mới theo hướng dân chủ cởi mở, nhất là các phiên chất vấn thành viên Chính phủ. Nhiều chương trình, dự án kinh tế xã hội do Chính phủ đề xuất, sau khi thảo luận đã được Quốc hội thận trọng cân nhắc, điều chỉnh, thậm chí dừng lại để nghiên cứu thêm… Còn trong các kỳ bầu cử, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ đại biểu thuộc dân tộc thiểu số; tỷ lệ đại biểu nữ; tỷ lệ đại biểu là người ngoài Đảng luôn luôn được coi trọng. Ví dụ như nhiệm kỳ khóa XI, đại biểu là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,2%; nhiệm kỳ khóa XII, chiếm 17,6%, trong khi tỷ lệ 53 dân tộc thiểu số nước ta chỉ chiếm 13% dân số Việt Nam. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII là: 25,8%, còn ở Thái Lan cũng thời điểm đó: 11,7%, Ma-lai-xi-a: 23,7%, In-đô-nê-xi-a: 11,6%, Xin-ga-po: 24,8%, Lào: 25,2%, Cam-pu-chia: 19,5%…

Những dẫn chứng trên là cơ sở để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và khẳng định rằng, Quốc hội nước ta là Quốc hội của Đảng và đồng thời cũng là Quốc hội của dân. Quốc hội của Đảng, nhưng không phải theo nghĩa sở hữu trong kinh tế, mà đây là trách nhiệm sứ mệnh lịch sử trao cho, là tình cảm của Đảng với nhân dân, với đất nước, với dân tộc. Chính vì thế, muốn Quốc hội thực sự là của dân thì phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.

Tuy nhiên, để mãi mãi làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, để xứng đáng là Đảng cầm quyền, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân thì Đảng ta phải luôn luôn không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng của tổ chức đảng, của từng đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đảng là đạo đức, là văn minh”; đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chống bao biện, “lấn sân” làm thay. Hiện nay ở nơi này, nơi khác, địa phương này, địa phương khác, nhất là ở cấp cơ sở không phải không còn hiện tượng Đảng làm thay chính quyền, thay hội đồng nhân dân, những hiện tượng đó phải kiên quyết được khắc phục.

N. T.

Nguồn: qdnd.vn

Mèo khen mèo dài đuôi?

GS Nguyễn Văn Tuấn
https://www.solantic.com/images/top-were_better_because_of_you.png
Đọc được một bài báo với tựa đề đáng mừng: thầy thuốc Việt Nam sánh ngang tầm thế giới. Nhưng dữ liệu thực tế hình như không phù hợp với niềm tin đó. Tự mình khoe khoang thì có khác gì mèo khen mèo dài đuôi.

Thật ra, bài báo có tựa đề khiêm tốn hơn là nội dung. Tựa đề là Thầy thuốc Việt Nam ngang tầm một số nước phát triển. Nhưng trong bản tin thì có một câu quan trọng, có thể làm nức lòng người: đó là câu “trình độ của thầy thuốc Việt Nam có thể sánh ngang một số nước phát triển trong khu vực và thế giới.” Thế giới là nước nào? Chắc chắn bao gồm cả Somalia, Ethiopia, Lào, Campuchea, Thái Lan, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Úc, v.v. Nói thầy thuốc Việt Nam ngang hàng “thế giới” có nghĩa rộng quá: có thể ngang hàng với Somalia, Campuchea, nhưng cũng có thể ngang hàng với Mĩ, có lẽ là nước có nền y học hiện đại nhất thế giới. Ngang hàng với các nước “phát triển” có lẽ là ý nói ngang hàng với Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện.

Người viết bài này cứ phân vân, không hiểu phóng viên (hay bác Nguyễn Minh Triết?) dựa vào đâu mà phát biểu quá tự tin như thế. Đánh giá trình độ của tập thể thầy thuốc của một nước chắc chắn không phải là chuyện dễ dàng, vì chưa ai biết phải dựa vào những tiêu chuẩn nào để đánh giá. Đọc kĩ thì thấy đó là nhận xét của bác Nguyễn Minh Triết. Bác Triết đi thăm Bệnh viện Việt Đức, và ấn tượng với những ca phẫu thuật khó, phức tạp đã được các bác sĩ bệnh viện thực hiện thành công. Từ ấn tượng đó, bác Triết cao hứng nhận định rằng “Điều này chứng tỏ tay nghề, trình độ của thầy thuốc Việt Nam có thể sánh ngang một số nước phát triển trong khu vực và thế giới”. Lại thêm một độc đáo của Việt Nam nữa!

Tôi chợt nhớ đến một chuyện cũ cũng thú vị và có liên quan. Hôm đó (khoảng 4 năm trước), tôi làm chủ tọa cùng với một đồng nghiệp Thái Lan trong một hội nghị khoa học ở Sài Gòn, và trong session đó có một anh bác sĩ Việt Nam trình bày những slides rất tương phản. Vào đầu, anh trình bày slides với nhiều hình ảnh cho thấy bệnh viện hết sức bận rộn, hai ba bệnh nhân nằm cùng giường, trong các phòng bệnh rất bẩn thiểu; nhưng đến slide cuối cùng anh so sánh tỉ lệ tử vong giữa bệnh viện của anh và một bệnh viện Mĩ. Kết quả slide so sánh cho thấy bệnh viện của anh không có bệnh nhân tử vong, còn bệnh viện hoành tráng của Mĩ tỉ lệ tử vong là 8%. Ai cũng cười ồ lên, vì ai cũng biết ở Việt Nam bệnh nhân đòi về nhà chết (hay bác sĩ cho bệnh nhân về nhà chết), con số 0 tử vong vô nghĩa trong trường hợp đó. Một anh bạn Thái Lan đứng lên nói nửa đùa nửa thật rằng đó là một “wonderful result” (như kì tích) và chúc mừng. Tôi thì thấy đó là một câu mỉa mai, ấy thế mà anh bác sĩ phe ta vui vẻ khẳng định là không có bệnh nhân nào chết ở bệnh viện của anh! Ngây thơ làm sao!

Cũng sẽ là rất ngây thơ nếu chỉ dựa vào sự thành công của vài ca phẫu thuật để tự mình đánh giá mình ngang hàng với thế giới. Thỉnh thoảng tôi đọc báo vẫn thấy có tin cho biết bác sĩ này được “mời” đi đây đi đó, nhưng trong thực tế thì chẳng ai mời cả, mà chỉ là dịp … đi chơi. Bất cứ nước nào cũng có vài “star” (sao) y khoa, nhất là sao phẫu thuật. Nhưng hãy cho là thành công, và sự hiện diện của những sao đó (cho dù là con số có lên đến 10 hay 100 đi nữa) cũng chẳng nói lên được trình độ của một quần thể thầy thuốc. Cho dù Việt Nam có đoạt nhiều huy chương trong các kì thi Olympic thì những con số đó cũng không bao giờ cho phép chúng ta nói nền giáo dục Việt Nam hơn hay ngang hàng thế giới. So sánh khách quan và công bằng nhất phải dựa vào những chỉ số quần thể và độ dao động, chứ chẳng ai dựa vào vài trường hợp cá biệt hay outlier.

Trong thực tế, chúng ta nghe nhiều đến những ca phẫu thuật thành công, nhưng chẳng ai nói đến nhiều, thậm chí rất rất nhiều, ca phẫu thuật thất bại và bệnh nhân chết. Giải phẫu xong, bệnh nhân sống hôm nay (và báo chí ca ngợi bác sĩ tận mây xanh), nhưng khi bệnh nhân chết ngày mai và chẳng có phóng viên nào viết! Cũng có trường hợp, giải phẫu xong, chất lượng cuộc sống còn tệ hơn trước khi giải phẫu, và bệnh nhân tự hỏi hay là mình đã lầm. Có thể nào xem đó là thành công chăng? Nói như thế để thấy đo lường thành công không dễ chút nào. Nói cách khác, vấn đề bias trong y khoa, nhất là ở Việt Nam, có lẽ là chuyện thường ngày ở huyện.

Với chương trình giảng dạy như hiện nay, với những chương trình rất Việt Nam (như “chuyên khoa I”, “chuyên khoa II”) chẳng giống nơi nào trên thế giới, và với những nghiên cứu y khoa kém cỏi như hiện nay, tôi nghĩ rất khó mà nói trình độ thầy thuốc Việt Nam ngang hàng các nước trong vùng, chứ chưa dám so sánh với Âu Mĩ.

Nhớ có lần đi chung xe với một giáo sư ngoại khoa thần kinh người Mĩ và hai bác sĩ ngoại khoa Úc (họ sang Hà Nội giúp một bệnh viện), hai ông Úc nói với vị giáo sư Mĩ bằng tiếng Anh đại khái rằng: bà mới qua đây nên chưa biết, nên chúng tôi những người đã đến đây cả chục lần có nhiệm vụ phải cảnh báo bà. Thoạt đầu tiếp xúc với họ [tức bác sĩ VN] bà sẽ nghĩ cái gì họ cũng biết [rồi anh ta giơ tay cao lên ngang đầu], nhưng đừng tin, vì trình độ của họ như thế này [anh ta kéo tay xuống ngang chân] và họ làm rất ẩu, rất cẩu thả. Anh chàng kia ngồi bên cạnh mỉm cười gật đầu. Tôi và N ngồi phía sau nghe hết câu chuyện (vì họ nghĩ chúng tôi là Hai Lúa không biết tiếng Anh), có khi cũng "nóng mặt" muốn chen vào vài câu, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì có lẽ nên nghe xem người ta nói gì. Đó là những nhận xét rất thật của họ, có thể không chính xác, nhưng ít ra nó cũng phản ảnh nhận xét của những người chuyên môn có certified đàng hoàng. Đến bệnh viện, cả họ và chúng tôi đều ngỡ ngàng: chúng tôi ngỡ ngàng vì thấy họ luôn miệng khen (nào là great, excellent, wonderful, only Vietnam could do, v.v.), và họ ngỡ ngàng vì thấy chúng tôi biết nói tiếng Anh và cũng đến từ Úc. Mấy hôm sau họ tránh đi chung xe với chúng tôi.

Thật ra, số liệu thực tế cho thấy thầy thuốc Việt Nam không hơn ai. Một cách so sánh trực tiếp nhất là xem xét tỉ lệ đỗ kì thi AMC dành cho bác sĩ ngoại quốc muốn hành nghề tại Úc. Theo tổng kết của nhiều kì thi kiến thức này, tỉ lệ bác sĩ Việt Nam đỗ vốn đã rất thấp (dưới 20%, có năm không có ai đỗ), nhưng còn thấp hơn so với các bác sĩ trong vùng. Thật vậy, tỉ lệ bác sĩ Việt Nam đỗ kì thi AMC còn thấp hơn cả bác sĩ Miến Điện. Nhiều người có lẽ ngạc nhiên với kết quả này, nhưng với chương trình dạy và học hiện nay ở các trường y Việt Nam thì bác sĩ Việt Nam khó mà có kiến thức và kĩ năng ngang hàng các nước như Thái Lan, Mã Lai, chứ chưa nói gì đến Singapore, và càng không nói đến các bác sĩ Âu Mĩ.

Đứng trên bình diện quốc gia, ngành y tế Việt Nam cũng chẳng hơn ai. Nếu thầy thuốc của chúng ta giỏi ngang tầm thế giới, hay ngang tầm các nước trong vùng, thì chúng ta kì vọng rằng sức khỏe dân số sẽ tốt hơn, hay ít ra là tương đương với, Thái Lan. Vậy, chúng ta thử so sánh vài chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe cộng đồng giữa ta và Thái Lan để xem sao (xem bảng dưới đây):

Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan
Tuổi trung bình của dân số 28.2 34.2
Tuổi thọ trung bình (nam / nữ) 72.3 / 76.2 74.4 / 77.1
Tỉ lệ tử vong (tính trên 1000 dân) 7.2 5.2
Tỉ lệ tử vong trẻ em (tính trên 1000 trẻ em mới sinh) 20.4 12.4
Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (tính trên 1000 dân số <5 tuổi) 25.0 14.0

Nguồn: Population Division of the Department of Economic and Social Affairs of the United Nations Secretariat, World Population Prospects: The 2010 Revision.

Những số liệu cho thấy chúng ta thua Thái Lan trên mọi chỉ tiêu y tế. Tỉ lệ tử vong dân số, tỉ lệ tử vong ở trẻ em Việt Nam đều cao hơn Thái Lan. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em cao gần gấp 2 lần so với Thái Lan. Chính vì thế mà tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thấp hơn Thái Lan khoảng 2 tuổi (nam) và 1 tuổi (nữ). Vì chết sớm nên tuổi trung bình dân số của ta thấp hơn Thái Lan đến 6 tuổi. Sáu tuổi. Nếu thầy thuốc Việt Nam có tài năng ngang hàng thế giới thì tại sao chúng ta thua một nước láng giềng như thế? Điều này nói lên rằng dữ liệu thực tế không phù hợp với nhận định quá lạc quan và chủ quan.

Thật ra, trên thế giới này, chẳng ai dám tự vỗ ngực mình và nói ta đây nhất thế giới hay ngang tầm thế giới. Cho đến nay, hoàn toàn không có bất cứ một nghiên cứu nào, không có bất cứ một so sánh nào, không có bất cứ một dữ liệu nào để phát biểu rằng bác sĩ phẫu thuật Việt Nam giỏi hơn (hiểu theo nghĩa tỉ lệ tử vong ít hơn, sai sót ít hơn) hay ngang hàng với bác sĩ phẫu thuật Âu Mĩ, hay thậm chí với bác sĩ Thái Lan, Singapore. Tôi nghĩ thay vì huyênh hoang tự xem mình hơn người hay ngang hàng người theo kiểu "mèo khen mèo dài đuôi", tốt nhất là cố gắng làm tốt, cố gắng giảm tỉ lệ tử vong, giảm sai sót, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Nếu có ai chê mình dở, dốt, cũng chả sao. Chuyện hơn thua là chuyện ấu trĩ, thể hiện sự thiếu tự tin hoặc tính inferiority complex.

===

http://nld.com.vn/20110517113017108p0c1002/thay-thuoc-viet-nam-ngang-tam-mot-so-nuoc-phat-trien.htm

Thầy thuốc Việt Nam ngang tầm một số nước phát triển

Thứ Tư, 18/05/2011 02:30

(NLĐ) – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sáng 17-5 đã tới thăm, trò chuyện với cán bộ, y – bác sĩ và bệnh nhân của Bệnh viện (BV) Việt Đức, Hà Nội

Chủ tịch nước đã thăm hỏi, động viên một số bệnh nhân, trong đó có ông Vũ Văn T. (53 tuổi), một trong 4 người vừa được BV Việt Đức phẫu thuật ghép gan thành công từ người chết não. Chủ tịch nước cũng bày tỏ vui mừng và ấn tượng trước sự phát triển của BV trong lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu khoa học. “Nhiều ca phẫu thuật khó, phức tạp, kỹ thuật cao đã được các chuyên gia và y – bác sĩ của BV thực hiện thành công. Điều này chứng tỏ tay nghề, trình độ của thầy thuốc Việt Nam có thể sánh ngang một số nước phát triển trong khu vực và thế giới”- Chủ tịch nước nhận định.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Bộ Y tế chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc đổi mới cơ chế, chính sách y tế để ngành y tế phát triển theo kịp được thực tế cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất nhằm phát huy tài năng của các thầy thuốc Việt Nam.

Nỗi lo mang tên nhập siêu và đầu tư công

Lê Duy Khánh

clip_image001
Đại lộ Thăng Long. Ảnh: Tuấn Anh.

(TBKTSG) – Khi còn làm trong một doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may cách đây sáu năm, có dịp tiếp xúc với những nhà nhập khẩu nước ngoài, tôi mới biết rằng so với Trung Quốc thì hàng may mặc của Việt Nam chỉ có một lợi thế duy nhất, đó là chất lượng cao hơn.

Lợi thế của hàng xuất khẩu ở đâu?

Nhà nhập khẩu tìm đến Việt Nam chính vì người công nhân Việt Nam thật sự khéo léo, dù họ biết rằng đặt hàng ở đất nước này là chấp nhận đối mặt với những vấn đề nan giải, đó là luôn giao hàng trễ, điều kiện thanh toán khó khăn (hầu hết đều yêu cầu đặt cọc trước khi sản xuất, thanh toán đủ trước khi xuất hàng), giá cả khó cạnh tranh, thủ tục hải quan phiền hà…

Mới đây gặp lại trưởng phòng cũ, anh nói rằng điều kiện thanh toán vẫn vậy, giá cả cũng thế (vì nhập khẩu gần hết nguyên phụ liệu gồm sợi, hóa chất, chỉ, nút, nhãn… từ Trung Quốc rồi), còn giao hàng thì không thay đổi được. Anh giải thích việc giao hàng trễ rằng, khi khách hàng đến tiếp xúc đặt vấn đề, công ty sẽ triệu tập cuộc họp gồm lãnh đạo của tất cả các công đoạn. Phòng nhập khẩu sợi cho rằng họ cần 30 ngày để hàng về đến kho, phân xưởng dệt cần một tuần, nhuộm cần 10 ngày, may cần 30 ngày…Tổng hợp ý kiến từ các đơn vị là đơn hàng cần khoảng thời gian 80-90 ngày để hoàn thành. Trong khi đó, khách hàng yêu cầu giao hàng trong vòng hai tháng. Đàm phán rơi vào bế tắc.

Mấy ngày sau, khách hàng quay lại đặt hàng vì không tìm được chỗ nào thực hiện đơn hàng nhanh hơn. Phòng kinh doanh nhận đơn hàng và triển khai xuống các đơn vị. Ngay trong ngày, phòng nhận được liên tiếp ý kiến từ các đơn vị và phân xưởng. Phòng nhập khẩu thông báo rằng lô sợi hỏi giá hôm trước, nay vì ngưng một tuần nên họ bán rồi, giờ đặt hàng phải chờ lô sản phẩm mới, dệt cho rằng nếu sợi nhập trễ như vậy thì máy móc của họ bỏ lâu sẽ phải tiến hành vệ sinh lại, chạy thử thì thời gian dệt sẽ lên thành 10 ngày thay vì bảy ngày như trước, xưởng may thì cho rằng dạo này công nhân nghỉ thai sản nhiều quá do năm này là năm heo vàng, mèo vàng… Vậy là quá trình đàm phán để lùi ngày giao hàng phải tiến hành từ lúc đơn hàng mới bắt đầu.

Tổng cục Hải quan thống kê giá trị xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3-2011 là 1,09 tỉ đô la Mỹ, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong quí 1-2011 lên 2,88 tỉ, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, không có con số thống kê cho biết trong tổng kim ngạch xuất khẩu này, bao nhiêu là hàng gia công, bao nhiêu là hàng mang nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam, bao nhiêu là hàng của Việt Nam nhưng mang các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài…Tuy vậy, có thể khẳng định rằng loại thứ nhất và thứ ba là chủ yếu bởi có mấy doanh nghiệp Việt Nam có thể tự xuất được hàng của mình ra nước ngoài?

Xúc tiến xuất khẩu bằng cách nào?

Ngày đó, là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tập đoàn Dệt may nên hầu hết các đoàn công tác của tập đoàn ra nước ngoài đều có đủ lãnh đạo của các doanh nghiệp thành viên. Tổng giám đốc đi công tác mà công ty băn khoăn vì sếp không biết ngoại ngữ, đi một mình theo đoàn thì tiếp thị bằng cách nào. Công ty cũng chưa có đối tác nào ở thị trường đó thì sếp có thể gặp ai, trao đổi với ai?

Ngày trở về, tổng giám đốc “quăng” cho phòng kinh doanh một cái hợp đồng, khách hàng mua của công ty số lượng hàng trị giá gần một triệu đô la Mỹ. Cả công ty tròn mắt ngạc nhiên, thán phục. Chỉ có trưởng phòng là hiểu, lẳng lặng bỏ cái hợp đồng vào tủ, khóa lại. Hỏi anh sao không xúc tiến, triển khai một đơn hàng lớn như vậy. Anh bảo rằng mỗi năm anh vẫn nhận được vài cái hợp đồng như vậy, vì mỗi năm sếp đi nước ngoài vài lần. Khách hàng không biết là ai mà mạnh tay thế, chưa biết công ty mình ra sao, hàng hóa thế nào… mà đã đặt hàng cả triệu đô?! Mà thật lạ, sau đó cũng không hề nghe tổng giám đốc hỏi thăm về cái hợp đồng “khủng” mà chính sếp đã giao.

Lợi thế cạnh tranh là vậy, lãnh đạo doanh nghiệp là vậy, lo cho nhập siêu thì biết lo đến bao giờ?

Thái độ ngược chiều với cắt giảm đầu tư công

Trên thế giới, việc cắt giảm đầu công tư luôn được các chính phủ cân nhắc hết sức cẩn thận. Mặc dù vậy, khi được ban hành, gần như chúng đều vấp phải sự phản đối của công chúng. Chỉ riêng ở Việt Nam, mỗi khi Chính phủ công bố cắt giảm chi tiêu công, toàn dân lại hồ hởi và đồng thuận cao.

Tháng 4-2011, người dân Ukraina xuống đường biểu tình vì chính phủ tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu. Tháng 3-2011, người dân Bồ Đào Nha biểu tình phản đối những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nước này. Cũng vào cuối tháng này hàng ngàn người ở thủ đô London đã biểu tình để phản đối những biện pháp cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Anh. Trước đó, năm 2010, người dân các quốc gia như Tây Ban Nha, Đan Mạch cũng xuống đường, hô vang các khẩu hiệu đòi chính phủ tăng ngân sách, phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu công vì cho rằng việc cắt giảm này ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ.

Ở các nước này, nền kinh tế đã phát triển cao, nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng và đời sống người dân ở mức mà chúng ta mơ ước. Vậy mà người dân vẫn biểu tình để đòi quyền lợi. Việc biểu tình có vẻ như họ khá “ích kỷ”, không chia sẻ với những nỗi lo của chính phủ vốn vẫn đang khó khăn vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, thậm chí nhiều chính phủ đang ở bên bờ vực phá sản?

Ở Việt Nam, một đất nước mới thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo, tuy vậy sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn dẫn đến tình trạng có người ăn sáng tô phở nấu bằng bò Kobe giá 750.000 đồng nhưng có người thu nhập chưa đến 10.000 đồng/ngày. Hạ tầng đô thị ở mức yếu kém, cắt điện luân phiên, kẹt xe mỗi ngày ở các đô thị lớn, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải… Vì vậy, đầu tư công càng nhiều sẽ càng giúp Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi và đời sống cho người dân, giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Vậy tại sao người dân lại khuyến khích cắt giảm ngân sách? Việc hồ hởi khi cắt giảm đầu tư công không hẳn vì chia sẻ với khó khăn của Chính phủ, thái độ đối với đầu tư công ngược chiều giữa Việt Nam và các nước chỉ có thể được giải thích bởi hai chữ niềm tin.

Dân chúng các nước tin vào hiệu quả của đầu tư công, tin rằng những đồng tiền từ ngân sách luôn được tiêu xài hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ nên việc cắt giảm ngân sách sẽ bớt đi những công trình hữu ích, việc làm của họ sẽ bị ảnh hưởng, phúc lợi sẽ bị thu hẹp. Còn ở Việt Nam, người dân tin rằng bớt đầu tư công là bớt đi lãng phí, bớt đi tham nhũng, bớt đi những hoạt động vô bổ, bớt đi những công trình vô ích và bớt đi những kỷ lục vô nghĩa.

Hiệu quả đầu tư công quá thấp, các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách kéo dài do chậm tiến độ nhiều năm, những công trình đồ sộ vừa xây xong đã hư hỏng nặng, những công trình bị rút ruột đến vài ba chục phần trăm, những công trình chạy đua kỷ niệm ngày này, ngày kia rồi khánh thành xong thì đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng… Tiêu biểu cho những kiểu đầu tư này là quốc lộ 91B qua Cần Thơ, cầu Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hà Nội… Hay kể từ ngày có vụ Vinashin, doanh nghiệp này trở thành một ví dụ điển hình cho việc tiêu xài hoang phí những đồng tiền ky cóp để đóng thuế của nhân dân.

Còn ở Việt Nam, người dân tin rằng bớt đầu tư công là bớt đi lãng phí, bớt đi tham nhũng, bớt đi những hoạt động vô bổ, bớt đi những công trình vô ích và bớt đi những kỷ lục vô nghĩa.

Kể từ khi Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát ra đời, cả xã hội dồn sự chú ý về chính sách tài khóa để mong chi tiêu công cắt giảm càng nhiều… càng tốt! Con số công bố ban đầu 3.400 tỉ đồng được cho là quá ít thì mấy ngày gần đây, con số cắt giảm có thể lên đến 97.000 tỉ đồng lại sinh nghi ngờ. Con số này có thể chưa dừng lại, nhưng giả sử không cắt giảm, rõ ràng chúng ta đã lãng phí không ít tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Vì vậy, có ý kiến còn đề xuất mỗi năm phải rà soát và cắt giảm chứ không phải chỉ làm mỗi năm nay bởi “lãng phí, tham nhũng, rút ruột còn… nhiều lắm”!?

Nhập siêu và đầu tư công lãng phí đúng là những nỗi lo. Lo vì một ngành công nghiệp phụ trợ èo uột để đến nỗi một doanh nghiệp nước ngoài phải than rằng họ đi hết 20 doanh nghiệp Việt Nam mà không mua nổi một cái ốc vít. Lo vì mỗi năm tiền đồng lại mất giá thêm vài phần trăm mà 20 năm qua Việt Nam vẫn liên tục nhập siêu. Lo vì mỗi năm lại có thêm nhiều công trình to nhất, dài nhất, cao nhất nhưng chất lượng thì đáng nghi ngờ nhất.

Tuy vậy, đó không phải là những nỗi lo duy nhất, Thanh Hóa hơn 240.000 nhân khẩu đang thiếu đói, đất đai dành cho nông nghiệp ngày càng teo tóp bởi khu công nghiệp, khu đô thị và sân golf. Mùa mưa với bình quân hơn 10 cơn bão mỗi năm và hàng trăm người chết, hàng trăm tàu thuyền bị chìm đang đến gần với dải đất miền Trung. Người dân Tây Nguyên mùa lũ phải đu dây qua sông, miền Tây mùa nước nổi mà cầu khỉ vẫn còn…

Không chỉ có nhập siêu và đầu tư công, nỗi lo còn nhiều lắm!

L. D. K.

Nguồn: Thesaigontimes.vn

Thư ngỏ kính gửi đại biểu Quốc hội Trương Tấn Sang

Nhạc sĩ Tô Hải

imageTrước tiên, cho phép tôi được chép nguyên văn câu nói này của ông, mà tôi đã ghi trong sổ tay như đã từng ghi những câu “Độc lập mà dân không có Tự Do thì Độc Lập cũng vô nghĩa”, hoặc “Tự do là phải cho dân được mở miệng”, hoặc “Dân bầu ra chính phủ thì dân cũng có quyền đuổi chh phủ”, hoặc “Tôi chỉ có một đảng là ĐẢNG VIỆT NAM”… (của ai chắc ông thừa biết). Đó là câu ông đã nói khi tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử:

“Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi “canh. Nay thì nhiều con sâu lắm!Nghe mà thấy xấu hổ"! Không nhẽ cứ để mãi như vậy mai kia, người “ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết! Thế đâu “có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi! Một bầy “sâu là chết cái đất nước này!…

Thưa ông,

Những lời nói của ông dù chỉ là ứng khẩu trong cuộc tiếp xúc cử tri, nhưng đối với tôi là những lời thật thà, tâm huyết nhất mà tôi đã được nghe từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn sinh thời… Từ đó đến nay, mặc cho các cuộc vận động “noi gương và làm theo” ông Cụ nhưng cho đến hôm nay, cả “bầy sâu” từ xã đến Tỉnh đến Trung ương ngày càng làm… ngược lại!

Những con số vụ dân oan về đất đai ở nông thôn, những vụ đình công liên tiếp của công nhân ở các khu công nghiệp, những vụ tham ô, lãng phí đến trăm, ngàn tỷ của các tập đoàn nhà nước, những vụ tham ô, lừa đảo ngay ở các ngân hàng và gần đây ở ngay thị trường chứng khoán, những vụ công an đánh chết người… dù sâu sát mấy đi nữa, cũng không chỉ là một bầy sâu như ông nói đâu, thưa ông! Theo tôi, tất cả bọn này đã trở thành những con vi-rút đang gieo dịch bệnh chết người cho mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống cho cái đất nước này! Vậy thì, đã nhìn nhận ra, đã nói ra trước cử tri; cả nước, cả thế giới đã nghe, đã bình luận, thậm chí đề cao ông là “tuyệt vời”…

Không những thế, ngay trước bầu cử, các ông đã cho phép mở ra ngay tại Trung tâm lý luận của Đảng một cuộc hội thảo khoa học với chủ đề xưa nay rất tế nhị "Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”với sự tham gia của rất nhiều các nhà lý luận đầu ngành, có tiếng nói khá “nặng cân”mà nhiều cái tên như Bùi Tất Thắng, Dương Văn Ngọc, Vũ Văn Phúc, Dương Phú Hiệp, thiếu tướng Lê Văn Cương… không phải chỉ được mời đến để…"4 kiên trì"

Tiếp theo, lại là hội nghị mổ xẻ các Tập đoàn kinh tế, các “quả đấm thép”của Kinh Tế Nhà nước ngày 20 tháng 5 vừa qua ở Hà Nội, một dịp để nhiều nhà lý luận chỉ muốn nói lên một câu rất cơ bản như của mấy vị giáo sư, tiến sỹ… đã được đưa công khai lên báo cũng đủ trả lời cho câu hỏi “TĐKTNN (tập đoàn kinh tế nhà nước) – Tồn tại hay không nên tồn tại?”

Hai cái hội nghị khoa học này lẽ nào lại “tự phát” nếu không có sự đồng ý của ông cùng một số nào đó trong Bộ Chính trị?

Chưa có những kết luận chính thức nhưng chỉ riêng các lời hứa hẹn và tuyên bố của một số ông khi tiếp xúc với cử tri vừa qua cùng hai hội nghị cực kỳ quan trọng và tế nhị xưa nay chưa từng có này đã làm tôi thấy nhen lên trong lòng một đốm lửa của lòng tin ở “thế hệ trẻ” trong chính trường mà ông có thể là người đại diện.

Bởi thế tôi xin đề nghị ông:

Trên cương vị mới, nhỏ nhất là Đại biểu Quốc hội, to nhất là chủ tịch Quốc Hội hay Chủ tịch nước, ông hãy mạnh dạn đấu tranh để:

1-/ Trước tiên phát huy dân chủ ngay ở Quốc hội nghĩa là: TRẢ LẠI CHO QUỐC HỘI CÁI VỊ TRÍ LÀ CƠ QUAN QUYỀN LỰC CAO NHẤT NƯỚC.

Ở đó mọi đại biểu, thay mặt nhân dân đều có quyền không cho bất cứ ai, bất cứ tập thể nào được phép trở thành “sâu”, thành “đàn sâu” mà không bị trừng trị! Lập pháp phải có quyền “bãi nhiệm” bất cứ ai. Tư pháp phải có quyền từ bỏ tù đến xử tử bất cứ ai!

Không có một lực lượng nào có thể đứng trên Quốc hội!

Không có một vấn đề gì của quốc gia mà đại biểu nhân dân nêu ra lại bị gạt phắt đi với câu trả lời “Đây là chủ trương lớn của Đảng!”.

Không có một ai sai lầm trong quản lý, gây hậu quả nghiêm trọng mà lại được trả lời trước Quốc hội là “Bộ Chính trị không chủ trương thi hành kỷ luật ai”!?… Phải chấm dứt tình trạng nhiều vị vẫn cố tình vận dụng câu “Đảng ta là Đảng cầm quyền” nên dựa vào Đảng để chối tội là “Việc này, việc kia chúng tôi đã báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư…”, để rồi từ con sâu trở thành “bầy sâu” như trong mấy vụ động trời toàn thế giới mấy năm qua.

2-/ Đẩy mạnh nhiều hơn nữa vai trò Quốc hội giám sát chính quyền. Quyết không giao chính quyền cho những tên vô tài bất tướng. Không thể giao nhà máy sản xuất ô-tô cho một anh thợ rèn, bệnh viện cho một anh thợ may… làm Giám đốc, cũng như giao một Bộ Tài chính, một Ngân hàng Nhà Nước cho một ông… tiến sỹ lý luận Mác Lênin suông! Quốc hội cần phải nắm vững trình độ nghề nghiệp, đạo đức, thực lực tài sản, khả năng nào mà giàu có khác thường, bằng cấp, học vị thật hay giả… trước khi thông qua nhân sự của chính phủ… Không thể để tình trạng biết mình chỉ là công cụ "đến Quốc hội chỉ để thông qua, đồng ý những gì Đảng đã quyết định", nhưng "biết thế mà không thể làm gì được" mà đại biểu Quốc hội 3 khóa 7, 8, 9, Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước, mới đây đã thẳng thắn phát biểu trên mạng Bauxite.

3-Do Quốc hội nước ta không phải là Quốc hội chuyên nghiệp, mỗi năm chỉ họp tối đa có 4 lần, thời gian này cần dành toàn bộ cho lập pháp (làm luật, tu chính luật) và chất vấn chính phủ, cho nên, cả chương trình làm việc, thông qua luật nào, bổ sung luật nào, cái gì làm trước, cái gì làm sau… cũng phải được biểu quyết dân chủ, công khai. Không để tình trạng những vấn đề cần bàn ngay như “sửa đổi hiến pháp” như "luật đất đai” thì cứ luôn hoãn (vì Ban Bí thư chưa thông qua!?). Còn các luật “có càng hay mà chưa có chưa chết ai” thì kéo dài cả ngày này qua ngày khác đến nỗi không ít nghị sỹ phải kiếm cớ “đi công tác” hoặc đành ngồi ngáp dài rồi… ngủ luôn tại chỗ!

Thưa ông,

Gần đây, rất nhiều nhà lão thành cách mạng tên tuổi mà tôi biết chắc chắn, với trình độ, với kinh nghiệm đấu tranh, với quá trình sống với dân, hiểu dân lâu năm, không hề "tự diễn biến", không hề là "lực lượng thù địch" đã phát biểu những lời tâm huyết trăn trở về sự trì trệ của đất nước, của sự xuống cấp trầm trọng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, về sự chậm đổi mới trong tư duy của lãnh đạo, về sự bảo thủ vô lối của một số ít con người, nhắm mắt, bịt tai trước mọi tình hình trong và ngoài nước, thậm chí học tập được đôi điều hay của ngay nước bạn láng giềng 4 tốt cũng…. không! không!không! chứ chưa nói đến học tập các nền dân chủ của các nước đế quốc!

Tôi thật là mừng khi được đọc và nghe những gì mà ông Lê Hiếu Đằng, đồng chí, bạn chiến đấu của ông xưa tại Sài Gòn đã phát biểu với Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ngày 19 tháng 5 vừa qua! Xin tóm tắt những ý chính sau đây:

“Kinh tế Việt Nam có tiến bộ nhưng Dân Chủ thì… thụt lùi!”

“Kết quả của tiến bộ kinh tế lại rơi vào tay bọn tham nhũng, bọn…”

“Quốc hội, Mặt trận (mà ông Đằng từng làm Phó Chủ tịch [Mặt trận Tổ quốc TP HCM – BVN]) chỉ là… hình thức!…

“Đổi mới” vừa qua là “không tự giác”. Đổi mới do tình hình phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ… Và khá thẳng thắn, ông ta kết luận: Đổi mới phải là nhân dân đổi mới…

Rồi ông đề nghị: Hãy trở lại Hiến pháp 1946 với các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí! Đặc biệt là ông nhấn mạnh đến câu “Chủ tịch Hồ Chí Minh đâu có nói gì đến Chủ nghĩa xã hội” và để kêu gọi mọi người hãy từ bỏ chữ “Sợ” và phải học tập chủ trương “chấn hưng dân khí” của cụ Phan Bội Châu để "xương máu bao thế hệ không bị đổ xuống sông, xuống bể”.

Tôi thực sự vui mừng khi các lớp mà tôi gọi là “trẻ” vì “đi cách mạng” sau tôi và thua tôi cả gần 20- 30 tuổi nay ở những cương vị cao hơn tôi, có tiếng nói nặng kí hơn tôi nhiều đã nhìn ra vấn đề đã có những phát biểu làm chúng tôi, những người không còn nhiều thời gian để mà hy vọng, nay bỗng dưng thấy lóe lên chút niềm tin ở trong lòng… Tin ở những gì các ông đã nói và đang chờ đợi cái gì các ông sẽ làm.

Tôi lại thắp lên niềm hy vọng:

NƯỚC TA CHẲNG CHÓNG THÌ CHẦY SẼ XUẤT HIỆN NHỮNG NGƯỜI NHƯ GOOCBACHEV, như ELTSINE. . .

Những người nằm trong chăn đầy sâu, đầy rận sẽ anh dũng vùng lên vứt bỏ chiếc chăn vá chằng vá đụp, sắm một chiếc chăn mới thơm mùi Tự Do, mùi Dân Chủ. Các ông sẽ có cả triệu triệu người ủng hộ vì các ông sẽ là người tạo cái thời cơ chín mùi cho quần chúng đi lên đòi tự do như tự do hội họp, được tự do biểu tình, tự do bầu cử, tự do sáng tác, tự do viết báo, phát biểu, được tự do… viết blog mà không sợ… bị bắt bất cứ lúc nào! Mà có tự do đích thực thì sẽ có tất cả sau này.

Xin gửi ông và những người suy nghĩ như ông lời chào trân trọng.

Blogger T. H.

Nguồn: tohai01. multiply. com

Phút trải lòng của lính cứu hộ tàu Dìn Ký

Phút trải lòng của lính cứu hộ tàu Dìn Ký Dân Trí – ‎cách đây 50 phút‎ (Dân trí) – Hơn 10 năm trong nghề, qua hàng trăm cuộc cứu hộ sinh tử nhưng chưa lần nào anh Tuấn thấy tim quặn đau lại như lần này. Hình ảnh xác hai mẹ con ôm chặt […]

Google News: Phút trải lòng của lính cứu hộ tàu Dìn Ký

Google News

Phút trải lòng của lính cứu hộ tàu Dìn Ký
Dân Trí – ‎cách đây 50 phút‎
(Dân trí) – Hơn 10 năm trong nghề, qua hàng trăm cuộc cứu hộ sinh tử nhưng chưa lần nào anh Tuấn thấy tim quặn đau lại như lần này. Hình ảnh xác hai mẹ con ôm chặt lấy nhau dưới xác tàu Dìn Ký cứ xoáy mãi vào lòng… Trải lòng mình sau vụ tìm kiếm và

Tìm thấy thi thể cuối cùng trong vụ chìm tàu Thanh Niên

Mở rộng điều tra vụ chìm tàu Dìn Ký Đài Truyền Hình Việt Nam

Tuổi TrẻĐài Á Châu Tự DoVOA Tiếng Việt

tất cả 181 bài viết »

An toàn hạt nhân cho Đông Bắc Á

Google News

An toàn hạt nhân cho Đông Bắc Á
Tuổi Trẻ – ‎cách đây 8 giờ‎
TT – Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật – Trung – Hàn ở Tokyo ngày 22-5, lãnh đạo ba nước này đã đạt được thỏa thuận chung về các giải pháp nhằm nâng cao an toàn hạt nhân và quản lý thiên tai ở khu vực Đông Bắc Á. Yonhap cho biết lãnh đạo ba nước đã nhất

Lấy lại lòng tin hạt nhân An ninh thủ đô

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác Báo điện tử Chính phủ

Tiền Phong OnlineLao độngThời báo Kinh tế Sài Gòn OnlineThanh Niên

tất cả 37 bài viết »