DÂN CHỦ: Con Đường của Những Sứ Mệnh Cao Cả



Minh Văn – Con đường dân chủ

Đó là con đường mà các xã hội tiến bộ đang đi và được thụ hưởng, là khát vọng cháy bỏng của người dân tại các quốc gia độc tài còn sót lại trên thế giới. Và cũng là thành quả tất yếu của cả nhân loại trên hành trình dài đi tìm tự do dân chủ, đến với những giá trị chứa đựng phẩm giá và hạnh phúc của con người.

Đối với dân tộc Việt Nam thì con đường đến với tự do – dân chủ thật nhiều gian nan và khổ ải. Ngoại trừ 20 năm (từ năm 1954 đến 1975) người dân miền Nam được sống trong chế độ dân chủ non trẻ nhưng lại phải gánh chịu hoàn cảnh chiến tranh, thì có thể nói: Từ thuở khai thiên lập địa cho đến nay – thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 – đất nước Việt Nam chưa có được tự do dân chủ. Người dân chưa được hưởng những giá trị tốt đẹp của một xã hội dân chủ, mà ngược lại, các quyền tự do cơ bản của con người đã bị đánh cướp và vi phạm nghiêm trọng từ phía nhà cầm quyền.

“Con đường dân chủ” sẽ dẫn người dân đến với các giá trị của tự do đích thực, nơi mà ở đó nhân dân sẽ là người làm chủ vận mệnh dân tộc, quyết định mọi vấn đề xây dựng và phát triển đất nước cũng như quyền tự quyết của bản thân. Những giá trị và quyền lợi dân chủ đó phải được một nền luật pháp dân chủ bảo vệ, được tồn tại và phát triển trên nền tảng của một xã hội tự do tôn trọng nhân quyền.

Khát vọng của một dân tộc

Chính vì vậy, tự do – dân chủ đã trở thành niềm khát vọng khôn nguôi của cả dân tộc Việt Nam suốt gần một thế kỷ nay, từ khi mà đất nước chúng ta vừa bước ra khỏi xã hội phong kiến lại rơi vào vòng kiểm soát của chế độ độc tài toàn trị. Khi mà người dân chưa được tiếp cận và thụ hưởng những giá trị tự do tiến bộ lại bị bóng tối độc tài lừa dối và tàn bạo bao trùm. Đó là mất mát lớn lao mà cả dân tộc Việt Nam phải gánh chịu so với phần còn lại của thế giới. Thêm vào đó nhà cầm quyền quyết tâm đưa dân tộc đi theo con đường sai lầm đầy hoang tưởng, được đảm bảo bằng một hệ thống chính trị thường xuyên vi phạm nhân quyền. Những giá trị dân chủ giả hiệu đã được chính quyền độc tài đưa ra chỉ để lừa dối người dân và hợp thức hoá cho sự tồn tại phi lý của mình. Hành động và mục đích xấu xa đó không thể lừa bịp được nhân dân và cộng đồng quốc tế, dù rằng bộ máy tuyên truyền của chế độ luôn nhồi sọ người dân bằng mọi hình thức. Nhiều thế hệ những người Việt yêu nước, yêu tự do đã đấu tranh để những giá trị dân chủ đích thực được hiện hữu trên đất nước mình. Dù bị sự kiềm toả và cấm đoán từ phía nhà nước độc tài thì khát vọng mạnh mẽ đến với tự do của một dân tộc không thể bị dập tắt, nó như con sóng sẽ bùng phát bất cứ lúc nào để cuốn phăng những kẻ đàn áp dân chủ. Khát vọng đó là bất diệt và sẽ thành tựu trong một ngày không xa, khi mà ánh sáng của tự do đã soi sáng khắp mọi ngõ ngách của hành tinh thì những kẻ ưa thích bóng đêm độc tài không thể cấm đoán tự do được nữa. Dân tộc chúng ta bước ra khỏi chế độ phong kiến một cách muộn màng, kế đó lại phải gánh chịu hai cuộc chiến tranh đẫm máu, khát vọng tự do dân chủ càng trở nên mãnh liệt hơn sau những mất mát hy sinh to lớn đó. Và nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng các quyền tự do dân chủ, được sống trong một chế độ mà người dân thực sự là người làm chủ đất nước. Khát vọng đó là vô cùng chính đáng, và chúng ta sẽ tranh đấu cho đến chừng nào một chế độ tự do dân chủ thực sự hiện diện trên đất nước mình.

Những thiên sứ của tự do

Trong bối cảnh của đêm tối độc tài, những thiên sứ xuất hiện và mang một sứ mệnh tranh đấu cho hạnh phúc của toàn dân. Họ mang ánh sáng của chân lý và sự thật đến với người dân, thức tỉnh những nhận thức đúng đắn về những giá trị nhân quyền và phẩm giá con người. Với đôi cánh của tự do, các thiên sứ bay đi khắp nơi để loan báo sự xuất hiện của một thời đại mới sẽ đến với dân tộc, thời đại của tự do – dân chủ. Bất chấp những hiểm nguy và thách thức, những đôi cánh vẫn mải miết bay bởi một khát vọng tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Họ là hiện thân của những thế hệ người Việt Nam yêu nước, trăn trở với vận mệnh của toàn dân tộc, mong muốn đưa đất nước thoát ra khỏi bóng đêm của chế độ độc tài toàn trị. Và không ai khác – họ chính là những chiến sĩ đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam – các nhà dân chủ. Họ nhận lãnh trách nhiệm của những thiên sứ tự do dẫn dắt nhân dân và dân tộc đến với con đường dân chủ của tương lai.

Con đường của những sứ mệnh cao cả

Có nhiều đảng phái và tổ chức đang tranh đấu cho sự nghiệp dân chủ tại Việt Nam, tất cả đều có chung một mục tiêu là tự do – dân chủ cho đất nước. Đó là con đường của những sứ mệnh cao cả, đại diện cho khát vọng tự do của nhân dân và ý nguyện của khí thiêng sông núi từ ngàn xưa vọng về. Mỗi chiến sĩ tranh đấu cho tự do mang trên vai một sứ mệnh thiêng liêng, họ sẵn sàng dấn thân cho sự nghiệp dân chủ hoá đất nước, để người dân được sống trong tự do và hạnh phúc. Mọi người dân sẽ là một thiên sứ của tự do trong tương lai, khi ấy tự do sẽ được chắp cánh. Và với hàng triệu cánh én, chúng ta sẽ mang mùa xuân đến cho dân tộc.

Con đường đó sẽ đưa dân tộc đến với những giá trị tự do vẫn hằng mong đợi, những giá trị sẽ được hiện hữu bởi sự tranh đấu quả cảm của những người con đất Việt. Sứ mệnh đó là vô cùng to lớn và cao đẹp, xây dựng một xã hội tự do – nhân bản cho hiện tại và các thế hệ tương lai của đất nước. Để người dân Việt Nam được sống như những con người thực thụ, được hưởng tất cả các quyền tự do dân chủ mà lẽ ra phải được có từ mấy mươi năm nay.

Khi vững bước trên con đường dân chủ với sự soi sáng của các giá trị tự do thì dân tộc chúng ta sẽ thoát khỏi bóng đêm độc tài đang hiện hữu. Hạnh phúc và tự do đang đón chờ đất nước Việt Nam trong một tương lai không xa. Phần thưởng cao quý và lớn lao đó chỉ dành cho một dân tộc quả cảm dám tranh đấu cho các giá trị tự do và dân chủ của chính mình.

MINH-VĂN (VN)

http://minhvanvietnam.blogspot.com/2011/07/dan-chu-con-uong-cua-nhung-su-menh-cao.html

Nhìn Thái Lan nghĩ về Việt Nam

GS Nguyễn Văn Tuấn

yingluck.jpg
Nguyễn Văn Tuấn – Tuần qua có 2 sự kiện xảy ra ở Thái Lan làm tôi phải suy nghĩ bâng quơ. Sự kiện thứ nhất là lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan có nữ thủ tướng. Sự kiện thứ hai là một anh nghiên cứu sinh cũ và bạn tôi đã chính thức được Vua Thái Lan ban hàm giáo sư. Nhìn Thái Lan không thể không nghĩ đến Việt Nam …

Thế là Thái Lan có nữ thủ tướng. Lần đầu tiên trong lịch sử, Thái Lan có nữ thủ tướng. Mà lại là nữ thủ tướng trẻ trung, xinh đẹp, học giỏi, và … giàu có. Sinh năm 1967, bà Yingluck Shinawatra mới tròn 44 tuổi. Nhìn mặt thấy rất nữ tính, nhưng trang phục thì rất Tây và tân thời. Ra đời ở Chiang Mai, tốt nghiệp cử nhân từ Đại học Chiang Mai, masters từ Đại học Kentucky State về quản trị công cộng. Là giám đốc của tập đoàn bất động sản, bà và ông chồng thuộc vào hàng triệu phú. Nói tiếng Anh thông thạo. Nói tóm lại, bà có tất cả tố chất của một người phụ nữ Á châu hiện đại và sẵn sàng tham chính.

Thật là khó tin, khi chỉ cách đây 2 tuần một anh bạn Thái thông thạo tình hình chính trị bên ấy nói Thái Lan chưa sẵn sàng cho một nữ thủ tướng đâu. Nhưng tôi phải hỏi tại sao không? Tại sao không có một nữ thủ tướng? Úc có nữ thủ tướng. Pakistan, Ấn Độ, Anh, Đức, v.v. cũng thế. Câu hỏi tại sao cũng có thể áp dụng cho Việt Nam. Tại sao một ngày nào đó Việt Nam ta không có nữ thủ tướng. Việt Nam đâu có kì thị nam nữ, nên chuyện nữ thủ tướng Việt Nam, hay nữ chủ tịch nước là chuyện hoàn toàn khả dĩ.

Anh bạn tôi là CP, từng là postdoc ở Viện Garvan khoảng 5 năm trước. Ở Thái Lan, hình như tất cả các bác sĩ đều được gửi đi nước ngoài để huấn luyện một thời gian như là giai đoạn postdoc, do Nhà nước tài trợ hoàn toàn. CP đã chọn nhóm của tôi để tiêu ra một năm. Trong vòng một năm, anh làm được nhiều việc, không nhớ bao nhiêu công trình, nhưng chúng tôi vẫn hợp tác ngay cả sau khi anh về Thái Lan. Chúng tôi đã đứng tên chung cả chục công trình trên các tập san quốc tế. Anh chiếm được nhiều giải thưởng cao quí ở bên Thái Lan, có giải do đích thân thủ tướng Abhisit Vejjajiva vinh danh. Nói chung, anh là một “ngôi sao” đang lên trong thế giới y khoa bên Thái Lan. Rồi anh được tiến phong chứ cdanh phó giáo sư. Hai tuần trước anh báo tin rằng sau 9 tháng xét duyệt, anh đã được Vua Thái Lan chính thức công nhận chức danh giáo sư. Chức danh giáo sư bên Thái Lan là một vinh dự lớn, nên anh mừng lắm. Tôi dĩ nhiên là mừng cho anh bạn. Anh bạn tôi xứng đáng với chức danh đó. Anh đã công bố hơn 20 công trình trên các tập san quốc tế, khoảng 10 công trình trong nước; có nhiều đóng góp nhiều cho chuyên ngành; có nhiều đóng góp cho cộng đồng; và có tên tuổi trong thế giới chuyên ngành loãng xương.

Sự thăng tiến của anh làm tôi suy nghĩ về tình trạng bên nhà. Chính phủ Việt Nam có chính sách nào khuyến khích bác sĩ ra nước ngoài như Thái Lan? Hình như là không. Đào tạo chuyên khoa bên Việt Nam có như Thái Lan? Câu trả lời cũng không. Qui trình đề bạt chức danh giáo sư có nghiêm minh và chuẩn mực như Thái Lan? Cứ đọc bài dưới đây thì thấy câu trả lời cũng “không”. Xin nói sơ qua về quá trình tiến cử và bổ nhiệm bên Thái Lan. Ứng viên làm hồ sơ xin đề bạt, với 10 công trình ứng viên ưng ý nhất, cộng với sách vở và bằng chứng nghiên cứu độc lập (về cái khoản này, hội đồng khoa bảng bên đó yêu cầu tôi phải viết một thư chứng nhận rằng anh ta độc lập), rồi qua phản biện kín, rồi phỏng vấn, và sau cùng là Nhà vua tiến phong. Nói chung, qui trình này hoàn toàn giống với nước ngoài (chỉ không giống chỗ Nhà Vua tiến phong, nhưng tôi nghĩ chỉ là hình thức mà thôi). Không biết ở Thái Lan có ai than phiền về qui trình tiến phong chức danh giáo sư, nhưng ở nước ta, năm nào cũng có lời xầm xì chung quanh chuyện phong học hàm giáo sư. Như Tuần Việt Nam mới có bài “nhục lắm” (Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!”), đọc lên là thấy đằng sau bao nhiêu tiêu cực. Nhục sao thì tôi không biết, nhưng tôi chưa thấy nơi nào có qui định lạ lùng về điểm bài báo công bố trên các tập san quốc tế bằng điểm các bài báo công bố trên các tập san trong nước không có hệ thống bình duyệt. Với một tiêu chuẩn như thế thì Việt Nam còn thua Thái Lan rất xa.

Nhưng sự thật là Việt Nam ta thua Thái Lan về mọi mặt. Về kinh tế, GDP của Thái Lan hơn ta gầp 2 lần. Vì dân số Thái Lan (64 triệu) ít hơn Việt Nam (86 triệu), nên GDP đầu người của Thái Lan cao gấp 3 lần Việt Nam. Ngoài ra, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Thái Lan (8%/năm) cao hơn Việt Nam khoảng 18%.

Việt Nam Thái Lan Thái Lan / VN
GDP (tỉ USD) 276.6 584.8 2.11 lần
Tỉ lệ tăng trưởng GDP 6.8% 8.0% 1.18 lần
GDP per capita (PPP USD) 3100 9200 2.96 lần
Hạng kinh tế tri thức 106 63
Số bài báo khoa học 1998-2008 5070 23163 4.17 lần

Ngoài ra, số bài báo khoa học của Thái Lan trong 10 năm 1998-2008 cao hơn Việt Nam gấp 4.2 lần. Chỉ số kinh tế tri thức của Thái Lan hạng 63 (trên 145 nước), cao hơn Việt Nam 43 bậc! Nói tóm lại, xét trên bất cứ chỉ tiêu nào, Việt Nam cũng đều thua Thái Lan. Chẳng những thua, mà còn thua xa. Vậy mới “đau” chứ.

Nhưng tại sao chúng ta thua họ? Suy đi nghĩ lại tôi thấy có lẽ vì những lí do sau:

Thứ nhất, họ có nhiều người có tài và có tâm hơn ta. Nhìn qua thế hệ lãnh đạo trẻ của họ, phải công nhận là họ giỏi. Như anh bạn tôi, ông cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva, bà tân thủ tướng là những người cùng thế hệ, xấp xỉ cùng độ tuổi. Họ học hành đàng hoàng. Họ được đào tạo bài bản. Họ có cơ hội đi nước ngoài và tiếp cận văn hóa phương Tây, cách làm hiện đại. Họ có trình độ ngoại ngữ tốt và tỏ ra rất văn minh. Họ còn có tâm, vì tất cả đều là người có tôn giáo (Phật giáo), họ quan tâm đến sự phát triển của Thái Lan hơn là lợi ích cá nhân. Ngay cả khi ông thủ tướng Abhisit Vejjajiva thất cử, ông cũng hành xử một cách rất tử tế, chứ không phải “ăn không được thì đạp đổ” hay đố kị. Nói tóm lại, nói theo ngôn ngữ hiện nay, họ có tâm và có tầm cao hơn nhiều người trí thức Việt Nam chỉ biết quan tâm đến chức vụ của mình.

Thứ hai, họ dân chủ hơn ta. Theo cái nhìn của phương Tây thì Thái Lan chưa hẳn là dân chủ. Theo quan điểm Việt Nam thì Việt Nam cũng có dân chủ, nhưng “dân chủ tập trung”. Nhưng khách quan mà nói, mức độ dân chủ của Thái Lan cao hơn ta. Rõ ràng, họ có tranh cử đàng hoàng, và người dân đi bầu chọn người mình tin cậy. Người Thái cũng biểu tình thoải mái, trong khi người Việt chỉ biểu tình chống Tàu đã bị "hỏi thăm" và "làm việc".

Thứ ba, Thái Lan có đạo đức xã hội tốt hơn Việt Nam. Tôi ghé Thái Lan nhiều lần trong mấy năm qua, và lần nào cũng thấy ấn tượng với người Thái. Họ có vẻ thành thật, dễ mến, và hiếu khách. Họ có Phật giáo làm kim chỉ nam đạo đức xã hội. Còn “phe ta” thì thật là kinh khủng. Học trò gọi thầy bằng “thằng”, và khi cần hành hung luôn thầy cô. Hôi của ngay trên đường phố giữa thanh thiên bạch nhật. Phần lớn du khách đến Việt Nam là một đi không quay lại. Tôi là người Việt mà mỗi lần đi du lịch ở mấy chỗ có du khách đều nơm nớp lo sợ bị chặt chém, mắng mỏ, và hành hung. Nếu có thước đo, tôi nghĩ đạo đức xã hội Việt Nam chắc thấp hơn Thái Lan rất nhiều.

Thái Lan và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và chủng tộc (chứ đừng lầm rằng Việt Nam và Trung Hoa tương đồng), nhưng cạnh tranh nhau trong suốt nhiều thế kỉ. Nên nhớ rằng trước 1975 họ chỉ bằng hoặc kém ta về kinh tế, giáo dục, khoa học. Vậy mà nay thì họ đã bỏ ta quá xa trên hầu như bất cứ lĩnh vực nào (ngoại trừ quân sự). Không biết các bác đang điều hành đất nước nghĩ gì về Thái Lan và ta. Dĩ nhiên, Thái Lan không phải là tấm gương để chúng ta noi theo, nhưng ít ra, bài học phát triển của họ cũng làm cho ta phải suy nghĩ tại sao chúng ta tụt hậu.

Nguyễn Văn Tuấn

http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1298-nhin-thai-lan-nghi-ve-viet-nam

Dưới đây là vài dữ liệu dân số tôi sưu tầm được để so sánh VN và Thái Lan. Biểu đồ thứ nhất cho thấy dân số giữa hai nước; biểu đồ 2 là tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Dân số Thái Lan nói chung sẽ không đạt con số 100 triệu như VN, nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em (một chỉ số đo lường "phúc lợi" xã hội) thì họ hơn hẳn ta, từ nay và 90 năm sau.

01+dan+so.jpg
06+ti+le+tu+vong+tre+em.jpg

Những câu hỏi không thể trả lời nổi về đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến

Những câu hỏi không thể trả lời nổi về đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến

Mấy ngày nay, dư luận quần chúng ở Long An và TPHCM đang xôn xao về việc bà Đặng Thị Hoàng Yến cùng người em ruột Đặng Thành Tâm cùng trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 13 với số phiếu lần lượt là 57,82% và 62,36%.

Lê Diễn Đức – Hợp pháp hoá mại dâm ở Việt Nam, một việc làm rất khó khả thi

Lê Diễn Đức – Hợp pháp hoá mại dâm ở Việt Nam, một việc làm rất khó khả thi

Tại Hoa Kỳ mại dâm là bất hợp pháp. Tuy nhiên vẫn có những ổ hành nghề lậu, ngay cả trong cộng đồng người Việt. Một lái xe taxi lâu năm ở một tiểu bang nọ kể cho tôi biết H. làm nghề này đã lâu. Khi tôi hỏi anh ta không sợ bị bắt sao, thì được giải thích rằng, những người này đa phần có tiền án, họ chấp nhận có tiền ăn chơi hôm nay, vào tù ngày mai. Còn các cô gái Việt xinh đẹp trông vậy nhưng khốn khổ lắm, có bao nhiêu tiền vẫn không đủ vì đổ hết vào ma tuý!

Người Buôn Gió – Cá lớn và cá bé

Người Buôn Gió – Cá lớn và cá bé

Trở lại vụ Hàng Bài này, mới thấy kiếm tiền tỷ giờ cũng không khó lắm, nếu như có vốn lớn, cái này tương tự như cá lớn nuốt cá bé. Một điều tưởng như đã bị xóa bỏ vĩnh viễn bởi những ý tưởng cao cả từ cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, ai ngờ đã là quy luật thì có cách mạng trời cũng khó triệt để được.

Nguyễn Thanh Giang – Người hay lo việc nước

Nguyễn Thanh Giang – Người hay lo việc nước

Đầu năm 2010 trên các trang mạng nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi và lý thú về biên giới phía bắc Việt Nam giữa hai ông Mai Thái Lĩnh và Trương Nhân Tuấn. Cuộc tranh luận bắt nguồn từ chỗ ông Mai Thái Lĩnh phát hiện một tòa nhà kiểu Pháp ở phía […]

Xích Tử – Những điểm kỳ dị trong một bản điều lệ

Xích Tử – Những điểm kỳ dị trong một bản điều lệ

Tuy nhiên, điều lệ sửa đổi khoá XI của đảng CSVN, cũng giống như các khoá trước, đã vượt qua đặc trưng bản chất và chức năng này. Chương VI của điều lệ có tiêu đề “Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam”; tiêu đề đó là phù hợp; nghĩa là đảng chỉ điều chỉnh vào đảng viên và tổ chức đảng trong Quân đội và Công an; những chiến sĩ trong quân đội và công an không phải là đảng viên không phải chấp hành những qui định này. Nhưng nội dung bên trong lại qui định “Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”(điều 25). Đó là sự lạm quyền.

Mối đe dọa Cộng sản kéo Mỹ vào Việt Nam

Times-Herald Mối đe dọa Cộng sản kéo Mỹ vào Việt Nam Alex McRae 10-7-2011 Bom nguyên tử dội xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản hồi tháng 8 năm 1945 đã khiến Thế chiến II tiến nhanh tới hồi kết. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Mỹ lại cảm thấy mối đe […]

Không thể hiểu nổi!

Hà Văn Thịnh

Đại học Khoa học Huế

imageĐọc bản tin của BBC, 10:51 GMT, 10.7.2011 mà không muốn tin ở mắt mình: Bắt phóng viên và người biểu tình chống Trung Quốc! Theo bài báo trên, trong số những người bị bắt, có cả phóng viên của các hãng tin lớn như NHK, Asahi Shimbun (Nhật Bản), AP (Mỹ)?!

Sự bối rối vì cái ‘tầm’ thiển cận của hiểu biết, nghèo đói về nghĩ suy, thiếu vắng về phương pháp, đau đớn về lòng tự trọng và sụp đổ về niềm tin qua sự hành xử vừa vô lý, vừa kém cỏi của các cơ quan chức năng (tôi chưa thể khẳng định cấp tối cao nhất là ai) đã lấn át, thổi bay tất cả những trăn trở và dằn vặt khác trong tôi. Như bao lần, tôi chỉ còn có thể thở dài rồi nói với cái máy tính lặng câm: Tại sao lại thế?

Nếu các vị có chức quyền lo sợ ‘từ tia lửa sẽ bùng lên ngọn lửa’ thì cách hay nhất, hợp lý nhất không phải là đàn áp mà là vừa tự sửa mình, vừa đồng thuận với Lòng Dân (Lòng Dân ở đây bao gồm cả Tổ Tiên, Giang Sơn, Xã Tắc). Con đường ngắn nhất, rõ như ban ngày ấy, sao cứ có chức quyền là bịt mắt bưng tai? Dường như các vị không học lịch sử nên không biết rằng từ chỗ xa dân đến chỗ mất dân, mất nước chỉ có một bước?

Thật buồn là trong khi ‘nước ngoài’ đến Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố một cách thẳng thắn vì nỗi Trung Quốc chưa có “niềm tin chiến lược” thì Việt Nam cứ đi tìm các giải pháp sách lược theo kiểu cả vú lấp miệng em để mong tìm sự “đồng thuận” trời ơi đất hỡi! Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen nói thẳng, nói thật với Trung Quốc tại Bắc Kinh rằng: “Một lo lắng, trong số những điều khác của tôi, là các sự cố liên tục có thể làm gây ra một tính toán sai lầm, và một diễn biến bùng nổ không lường trước… Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây, chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hòa bình cho những khác biệt” (BBC, 12:40 GMT, 10.7.2011). Ông Hồ Xuân Sơn có nghe những điều trên? Chuyện của mình, người ta lo lâu dài về niềm tin chiến lược đến thế trong khi ông Hồ Xuân Sơn chỉ biết vắt mũi bỏ mồm vừa ngố vừa đau đớn.

Là một công dân – tự cho rằng mình hiểu về Trung Quốc không ít lắm, tôi muốn nói rằng việc bắt bớ, đàn áp thô bạo những người biểu tình là cách làm hạ sách của những người có trách nhiệm. Làm như thế chẳng khác gì đang vẽ đường cho cá mập chạy, lưỡi bò liếm. Tai họa hơn nữa, các vị đang đánh mất những cơ hội cuối cùng để có sự thứ tha – thông hiểu của dân tộc. Các vị sai nhiều không kể xiết nhưng, 90 triệu người Việt có thể tạm gạt sang một bên để cứu nước, cứu nhà. Tại sao người Mỹ họ lo lắng về một sự bùng nổ không lường trước được mà các vị chỉ quẩn quanh đồng thuận? Chẳng lẽ nền văn minh giàu mạnh nhất thế giới, sáng tạo đến 80% những thành tựu lớn nhất, đắc dụng nhất của loài người hiện đại mà lại đi lo hão vậy ư?

Những người có trách nhiệm tự cho mình niềm tin về sự “khôn ngoan” nên đọc những dòng này của James Rhode: “Hôm nay, một mối đe dọa tương tự tồn tại (tương tự như Hitler trước chiến tranh thế giới hai), đe dọa sự bất ổn trên thế giới. Không nổi tiếng như các mưu đồ của một Hitler hay một Stalin, nhưng quỷ quyệt, tính toán và láu cá (chúng tôi nhấn mạnh – HVT). Bắt nguồn từ phía Đông Vịnh Bắc Bộ, trong khu vực Việt Nam, và bản thân tôi gọi đó là Biển Đông. Dĩ nhiên Trung Quốc gọi đó là Biển Nam Trung Hoa, suy cho cùng, họ là người biểu diễn thế lực trong khu vực và trong nỗ lực của họ là viết lại lịch sử, de dọa và giết hại những người chống lại sự thu tóm quyền lực của họ.

Điều kiện tiên quyết của cái gọi là “đồng thuận”chỉ có một mà thôi: Hủy bỏ đường lưỡi bò, ngồi vào bàn đàm phán về Hoàng Sa, Trường Sa; chấm dứt mọi hành động tiểu nhân tương tự như chuyện “kỳ dị của ngư dân ở Biển Đông” mà VNN đã nói. Không có những điều kiện tiên quyết ấy, mọi sự “đồng thuận” chỉ là ảo tưởng ngông cuồng! Đe dọa dân để làm vui lòng “hàng xóm” là cách thức bày tỏ rõ ràng nhất thông điệp có tên gọi là SỢ HÃI!

Huế, 10.7.2011

H.V.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.