7/22 Bauxite Việt Nam

grayCorner-TL.gif cg.gif grayCorner-TR.gif
Bauxite Việt Nam
cg.gif cg.gif cg.gif
Ảnh hưởng bản Kiến nghị của các nhân sĩ với Quốc hội khóa 13
July 22, 2011 at 8:53 AM
Gia Minh, Biên tập viên RFA

Vào ngày 21 tháng 7, Quốc hội Khóa 13 khai mạc kỳ họp đầu tiên. Chừng 10 hôm trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam ký một bản Kiến nghị gửi Quốc hội, và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về ‘bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’.

clip_image001

Các bậc nhân sĩ trí thức biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông. Source ABS

Vậy phản hồi đối với bản kiến nghị đó ra sao từ phía Đại biểu quốc hội cũng như dư luận, và kỳ vọng đối với kỳ họp sắp tới là gì?

Biển Đông sẽ được đưa ra trong kỳ họp đầu tiên?

Bản kiến nghị mới nhất của giới nhân sĩ trí thức ký ngày 10 tháng 7 vừa qua, ngoài địa chỉ là Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, còn được công khai trên nhiều trang mạng để kêu gọi mọi người cùng tham gia ký tên vào.

Qua các phương tiện như Internet, Facebook, Twitter…, bản Kiến nghị được khá nhiều người biết đến. Nhận định của những người từng đọc được bản Kiến nghị đó đều cho rằng những vấn đề nêu ra nói lên được quan tâm của nhiều người.

Một cựu Đại biểu quốc hội là ông Nguyễn Ngọc Trân cũng thừa nhận có đọc được kiến nghị đó:

Tôi cũng đọc được thông tin đó. Anh cũng biết là Quốc hội sẽ có một phiên để nghe trình bày về vấn đề Biển Đông.

Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho ‘cái chung’ mà thôi.

Đại biểu Dương Trung Quốc

Ông Dương Trung Quốc, một Đại biểu quốc hội khóa cũ và nay tiếp tục tham gia khóa 13, nói lên nhận xét của ông đối với bản kiến nghị vừa rồi:

Tôi có biết Kiến nghị đó trên mạng; có nhiều mạng đăng tải rồi. Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho ‘cái chung’ mà thôi. Chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội này theo tôi được biết ngoài những vấn đề của một kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ, cũng có thông báo đặt vấn đề về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, qua đó có thể thông báo những thông tin mà người dân cần được biết.

clip_image002

Chữ ký các nhân sĩ trên bản Kiến nghị gởi Quốc hội. RFA screen capture

Bản Kiến nghị ‘về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’ nêu rõ thực trạng đất nước hiện nay trước hiểm họa xâm lược của phía Trung Quốc, đồng thời chỉ rõ những khó khăn và mối nguy lớn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội; thậm chí còn chỉ ra những bất cập của chế độ chính trị gây cản trở cho sự phát triển đất nước…

tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia sẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà nước thấy cần có sự chia sẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…

Đại biểu Dương Trung Quốc

Trước tình trạng đáng ngại đó, những vị nhân sĩ trí thức đưa ra năm biện pháp cần thực hiện đó là phải minh bạch cho toàn dân biết thực trạng quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, trình bày rõ tình trạng của đất nước hiện nay, thực hiện đầy đủ những quyền tự do, dân chủ của người dân được qui định trong hiến pháp, kêu gọi hòa giải, hòa hợp đoàn kết dân tộc, và Đảng Cộng sản cầm quyền phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc, và dân chủ để đẩy mạnh cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của đất nước…

Về việc thực thi những biện pháp mà giới nhân sĩ trí thức kiến nghị với Quốc hội, thì Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:

Những vấn đề nêu ra theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia sẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà nước thấy cần có sự chia sẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…

Văn bản pháp luật không minh bạch, thiếu cụ thể

Ngoài ra ông Dương Trung Quốc cũng nói đến việc chống tham nhũng và thực hiện công tác làm luật của Quốc hội khóa mới mà ông tham gia:

Tôi nghĩ vấn đề đó là ‘thường xuyên, thường trực’, và đó cũng là vấn đề không phải chỉ riêng của Việt Nam. Đó là một quá trình đấu tranh lâu dài; và để có cơ chế, khả năng giám sát chống lại tình trạng tham nhũng hiện tồn tại. Cũng như những lần trước, các ý kiến sẽ nêu lên, đề cập đến những vấn đề liên quan luật pháp, bộ máy hành pháp, và đặc biệt khả năng giám sát của các cơ quan dân cử.

Làm luật có hai vấn đề: nội dung các văn bản pháp luật rõ ràng vì hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện, và chất lượng soạn thảo chưa cao nên ‘đời sống của các luật’ không lâu. Ví dụ một vấn đề khá bức xúc trong các kỳ họp liên quan đến Luật biển, quá trình chuẩn bị kéo quá dài.

Trong phiên họp thường vụ lần rồi theo tôi biết cũng sẽ có đưa Luật biển để thông qua. Còn phương thức làm luật có vấn đề liên quan chất lượng. Đây là quá trình lâu dài. Trong quá trình tham gia Quốc hội tôi thấy có thay đổi, dù chưa đáp ứng nhu cầu chung. Cần quá trình. Quốc hội nào cũng đều mong muốn luật được làm tốt hơn, năng lực tốt hơn liên quan đến chất lượng, kỹ năng của các Đại biểu, qui trình thực hiện. Ngoài giữa việc làm luật và thi hành luật còn có khoảng cách.

clip_image003

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi trong quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ. Source blog CHHV

các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khoản còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành,… gây ra nhiều lúng túng khi xử lý

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam hôm ngày 15 tháng 7 viết, xin trích nguyên văn:

“Các cuộc giám sát của Quốc hội các khóa trước cho thấy điểm yếu nổi bật và chung nhất là các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khoản còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành, các địa phương, là khe hở đồng thời gây ra nhiều lúng túng khi xử lý”.

Trong khi đó một người dân tỏ ra không mấy tin tưởng vào kỳ họp Quốc hội sắp tới với những lý do sau:

Dân bây giờ nhận thức được rằng bầu cử là một trò hề. Thú thật chúng tôi muốn tin vào Nhà nước, lãnh đạo, những người còn có tâm huyết với đất nước. Nhưng sự thật trong cuộc sống hằng ngày đặt chúng tôi vào trạng thái nghi ngờ.

Tôi có theo dõi những buổi họp Quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật ‘dám nói’ sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân… khi họ muốn ứng cử vào Quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…

Người dân

Tôi có theo dõi những buổi họp Quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật ‘dám nói’ sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân… khi họ muốn ứng cử vào Quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…

Tác giả Đào Tuấn, trên trang blog Dân Luận có bài viết với tựa ‘Lá gan nghị sĩ’, trong đó ông nêu ra một số câu hỏi lớn hiện nay tại Việt Nam là tình hình lạm phát và Biển Đông, mà ông cho rằng tùy thuộc vào ‘lá gan’ của các vị Đại biểu Quốc hội có dám thẳng thắn nêu ra để mổ xẻ hay không.

Quốc hội khóa 12 đã có nhiều tiếng nói được cho là khẳng khái tại diễn đàn như Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Nguyễn Đình Xuân…; trong khóa này họ không còn tham gia nữa; liệu không biết Quốc hội khóa 13 sẽ lại vang lên nhiều tiếng nói đúng lòng dân như vừa qua hay không, đang là thắc mắc của nhiều người trước ngày khai mạc quốc hội khóa 13 này.

G.M.

Nguồn: rfa.org

Media Files
clip_image001_thumb%25255B1%25255D.jpg?imgmax=800
cg.gif cg.gif cg.gif
Cuộc họp về Biển Đông của các nước ASEAN có thực sự đạt kết quả?
July 22, 2011 at 8:50 AM
RFA

INDONESIA-ASEAN-ARF-DIPLOMACY
Ông Phạm Quang Vinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Lưu Chấn Dân. AFP

Vòng thảo luận cấp cao về tình hình Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi tên là Biển Đông, diễn ra tại Bali, Indonesia sáng nay với sự hiện diện của viên chức đại biểu ASEAN và Trung Quốc.

Theo bản tin của AFP, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và Trung Quốc đều tỏ ý tin tưởng cuộc họp đạt nhiều tiến bộ đáng kể thì giới ngoại giao tỏ ra dè dặt khi bình luận về điều này.

Sự hợp tác hiếm thấy của Trung Quốc

Đại diện Việt Nam tại cuộc họp, ông Phạm Quang Vinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, điều hợp viên cuộc họp cùng đại diện nước chủ nhà Indonesia. Đại diện phía Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân.

Theo lời ông Phạm Quang Vinh, cuộc họp mang lại kết quả tốt trong tinh thần xây dựng và đối thoại hữu nghị.

Điểm đáng nói tại cuộc họp ở Bali là sau gần một thập niên với những cuộc thảo luận kéo dài, lần này ASEAN và Trung Quốc loan báo đồng ý về một văn bản hướng dẫn thực hiện những hoạt động và dự án hỗn hợp trên vùng biển và những vùng đảo mà các bên tranh chấp chủ quyền lâu nay.

Mặc dù đạt thoả thuận sơ bộ về văn bản hướng mà Trung Quốc gọi là sự hợp tác hiếm thấy, ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa nhất trí đạt tới một sự đồng thuận rõ ràng về việc quốc gia nào nắm chủ quyền trên khu vực biển được gọi là lãnh hải của mình.

Một mặt văn bản đồng thuận được công bố trong tinh thần lạc quan, mặt khác thì các nhà ngoại giao, với sự thận trọng cố hữu, cho rằng vẫn còn nhiều điểm dị biệt liên quan đến Biển Đông chưa được giải quyết rốt ráo, điển hình như quan điểm của Trung Quốc nhất mực cho rằng Bắc Kinh có toàn quyền trên vùng biển này.

clip_image002

Các vùng biển theo luật biển quốc tế. RFA file

Mặc dù đạt thoả thuận sơ bộ về văn bản hướng dẫn mà Trung Quốc gọi là sự hợp tác hiếm thấy, ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa nhất trí đạt tới một sự đồng thuận rõ ràng về việc quốc gia nào nắm chủ quyền trên khu vực biển được gọi là lãnh hải của mình.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, tuyên bố Philippines sẽ nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp để phân định cụ thể và dứt khoát chủ quyền từng quốc gia trên vùng Biển Đông.
Ông nhấn mạnh Philippines bắt buộc phải chọn lựa cách phân xử dựa căn bản trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS vì điều này không cần phải có sự chấp thuận của phía tranh chấp.

Được biết vào ngày mai dự thảo văn bản hướng dẫn qui tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ được trình và phê duyệt lần chót giữa các quan chức ngoại giao các quốc gia ASEAN cũng như Trung Quốc.

Philippines bắt buộc phải chọn lựa cách phân xử dựa căn bản trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS vì điều này không cần phải có sự chấp thuận của phía tranh chấp.

Ông Albert Del Rosario

Các nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan đều khẳng định vùng chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong lúc Trung Quốc vẫn lên tiếng giành phần chủ quyền rộng lớn nhất trên khu vực biển với các thềm lục địa chồng lấn lên nhau.

Lên tiếng bên lề hội nghị cấp cao ở Bali, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc, nói rằng văn bản hướng dẫn qui tắc ứng xử trên Biển Đông, gọi tắt là DOC, đạt được tại cuộc họp là một tài liệu quan trọng chứng tỏ tinh thần hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN.

Tình hình phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây, phát xuất từ những hành động lấn lướt ngang nhiên của Trung Quốc, vẫn là trung tâm điểm mối quan ngại của ASEAN và thế giới. Đây cũng là trung tâm điểm của cuộc họp Biển Đông ở Bali.

Nguồn: rfa.org

–––––––––––––––––––––––––––

ASEAN đoàn kết đối diện Bắc Kinh

Việt-Long- RFA

Sự kiện quốc tế được công luận thế giới, nhất là người Việt Nam, chú ý nhất trong tuần này phải là diễn tiến và kết quả vừa đạt được nhân Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao khối ASEAN nhóm họp từ hôm thứ ba.

clip_image003

Các viên chức dự Hội nghị ASEAN+3 tại Bali. AFP photo

Một thành tựu biểu kiến

Trước hết là diễn tiến của Hội nghị của ASEAN khai mạc tại Bali, Indonesia, ngày hôm qua, nghị trình bao hàm vụ tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và tình hình an ninh nơi đó. Nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay là Indonesia chủ tọa hội nghị. Tổng thống Susilo Bambang Yudhodyono trong diễn văn khai mạc đã phê bình ASEAN quá chậm chạp trong việc hình thành một văn bản hướng dẫn thi hành bản tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông, liên quan đến khối ASEAN và Trung Quốc. Tình trạng trì trệ này đã được nói đến từ khá lâu, vì bản Tuyên bố về ứng xử đã được khối ASEAN cùng Trung Quốc ký kết từ năm 2002, tức là gần 10 năm trước, mà đến nay vẫn chưa có được bản hướng dẫn thi hành. Sang ngày hôm nay thì các viên chức ngoại giao của khối ASEAN và Trung Quốc, đã công bố đạt được kết quả khả quan hướng tới việc giải quyết mối tranh chấp, một kết quả mà nhiều người không thấy có gì đáng gọi là khả quan.

Tổng thư ký khối ASEAN Surin Pitsuwản gọi đó là một bước đột phá, trong khi Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Quang Vinh cũng nói hai phía đã thảo luận và đối thoại với tính cách xây dựng và có hiệu quả mới đạt được thành tựu đó. Trung Quốc cao giọng hoan nghênh và ca ngợi ASEAN.

Nhưng coi đó là thành tựu thì cũng khó gọi là có ý nghĩa. Khối ASEAN nóng lòng nhắm tới một bản Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông, là một bước tiến cụ thể so với bản tuyên bố về ứng xử đã được các bên ký kết.

Bản quy tắc gọi là Code of Conduct, tức COC, có tính cách ràng buộc về pháp lý, trong khi bản tuyên bố, hay Declaration of Conduct, tức là DOC, chỉ là lời kêu gọi hành động ôn hòa thôi, không có sự ràng buộc nào hết. Và hôm nay ASEAN và Trung Quốc chỉ đồng thuận về một văn bản gọi là Dự thảo các biện pháp hướng dẫn hành động hợp tác trên biển Đông, tức là Văn bản hướng dẫn thi hành bản Tuyên bố về ứng xử. Như vậy là chưa vượt qua khỏi bản Tuyên bố đó, nói gì tới Bản Quy tắc về ứng xử.

Quả thật thế. Trong chỗ riêng tư, theo như các hãng thông tấn quốc tế tường trình, thì các quan chức ngoại giao của một số nước ASEAN, không muốn nêu tên, cho biết họ đã phải sửa chữa cả cái bản hướng dẫn này cho nhẹ bớt đối với Trung Quốc, để có thể đạt đồng thuận như vậy. Cho nên Trung Quốc tất nhiên phải hoan nghênh sự trì trệ tiếp tục đó, vì có lợi cho Trung Quốc. Trưởng đoàn của Trung Quốc, là phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân, nói kết quả này là một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

clip_image004

Bản đồ quần đảo Trường Sa – Wikipedia photo

Một sự kiện nữa có thể nói lên sự vô nghĩa của cái gọi là thành tựu đó, là việc Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario tuyên bố thẳng thừng rằng “Văn bản hướng dẫn thực hiện bản tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông” cũng chỉ là “vật không có răng”, chẳng được việc gì. Ông nói: ASEAN muốn tiến tới bản Quy tắc về ứng xử có sự ràng buộc pháp lý, nhưng Trung Quốc thì chỉ đòi sở hữu toàn bộ Biển Đông mà thôi. Và cùng ngày, các nhà lập pháp Philippines vẫn bay đi thăm đảo Pagasa, là tên Philippines đặt cho nơi mà Việt Nam vẫn gọi là bãi Thị Tứ từ xưa đến nay. Philippines tỏ ra thách thức lời phản đối của Trung Quốc, khi Bắc Kinh coi đó là sự xâm phạm chủ quyền của họ ở Trường Sa.

Bốn dân biểu Philippines được các thủy thủ tàu ngầm, tàu chiến của Philippines và lực lượng đồn trú vài chục người trên đảo tiếp đón trong cuộc thăm viếng một ngày. Thị Tứ hay Thitu Aba là nơi quân đội Philippines phòng thủ kiên cố nhất, có đường bay kéo dài ra bãi biển.

Vị Ngoại trưởng Philippines cho biết thêm là sau khi Bắc Kinh từ chối cùng Philippines ra Tòa quốc tế về Luật biển, Manila phải nhờ Liên Hiệp Quốc phân xử giữa hai nước vấn đề nước nào có chủ quyền ở phần nào trên Biển Đông.

Nhưng vẫn là xoay chiều

Có dư luận trên trường quốc tế cho đó là một bước lùi trong lập trường giải quyết đa phương của Philippines. Tuy nhiên xét kỹ thì Philippines không lùi bước. Vì không thể đạt được kết quả trong đề nghị cùng ra Tòa quốc tế nên Manila liền đưa ra biện pháp thay thế như vậy. Đó là biện pháp thứ nhì nằm trong quy định của Luật biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS. Giới quan sát có thể nói Philippines đã chuyển từ giải pháp đa phương sang giải pháp song phương theo ý Trung Quốc, nhưng thật ra biện pháp thay thế này cũng có sự liên can của Liên Hiệp Quốc, hẳn nhiên là Tòa Luật biển phải can dự, thì cũng gần như việc cùng nhau ra tòa UNCLOS mà thôi. Xét như vậy, người ta thấy Philippines có lập trường cứng rắn và rõ ràng hơn, lại năng động hơn Việt Nam là nước bị áp lực và lấn áp nhiều hơn.

Thêm nữa, nói tới song phương với đa phương, có lẽ người ta phải nhìn thấy là Hội nghị Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN, gọi tắt là ARF, sắp tới tại Indonesia, sẽ là một sự xác định rằng khối ASEAN quay lưng với giải pháp song phương giữa từng nước với Trung Quốc như Bắc Kinh đòi hỏi và áp lực, và rõ ràng ASEAN đã trở thành một khối đối ứng với Trung Quốc ở bên kia cán cân.

Trên chiều hướng đó, diễn đàn ARF kỳ thứ 18 này sẽ mang chủ đề Biển Đông, không phải như kỳ thứ 17 tại Việt Nam là lúc chỉ có một mình Philippines nói ra. Việt Nam là nước chủ nhà và Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm ngoái đã không nói thẳng tới vấn đề Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ thì lại mạnh mẽ xác định quyền lợi của họ trong việc tự do hàng hải ở Biển Đông. Năm nay thì ngay từ những phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN ta cũng thấy khối này đã hành xử như một khối, một pháp nhân, đối trọng với Trung Quốc.

Và nếu nhìn trên khía cạnh kết hợp cho vững chắc để đối phó với Bắc Kinh hay chia rẽ để Trung Quốc bẻ đũa từng chiếc, thì việc đạt đến thỏa thuận mới đây về dự thảo “văn bản hướng dẫn thi hành bản tuyên bố ứng xử trên Biển Đông” đã là một thành tựu về sự đoàn kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, dù rằng về mặt đối sách với Trung Quốc thì thành tựu đó chưa có bao nhiêu ý nghĩa. Tuy nhiên có đạt được bước đầu khiêm tốn thì mới có hy vọng về sau.

V. – L.

Nguồn: rfa.org

Media Files
clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800
cg.gif cg.gif cg.gif
Một cảm nhận về Việt Nam và Trung Quốc nhìn từ Singapore
July 22, 2011 at 8:48 AM
clip_image001
Khách sạn Marina Bay Sands, mới xây tại Singapore, ảnh của tác giả

Lá thư hè Singapore

Nguyễn Xuân Xanh

Tháng 7, 2011

Thưa các Anh Chị,

Đầu tháng 7 vừa qua tôi (và gia đình) vừa đi chơi ở Singapore một tuần, nhân con chúng tôi nghỉ hè. Đây là lần đến thăm Singapore sau hơn 10 năm. Chúng tôi được gặp các anh Vũ Minh Khương và Giáp Văn Dương tại nhà riêng trong một buổi cơm tối và trò chuyện thân mật. Những ngày còn lại cả gia đình đi “ta bà” để tham quan, đi đến rã cả chân. Singapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao TQ như thế mà VN không như thế, câu hỏi quan trọng mà các Anh Chị trên diễn đàn Humboldt đang thảo luận.

Chắc nhiều Anh Chị ít nhiều đã đến Singapore. Một người bạn tôi từ Canada bảo những năm đầu 80 anh ấy đến Singapore vì công việc, mỗi lần đến đó thì tâm hồn “tan nát” khi nghĩ đến hoàn cảnh Việt Nam. Singapore chỉ cách Sài gòn 1,45 giờ bay, giống như Hà Nội. Thế mà sao sự khác biệt lại kinh khủng thế?

Ai xây thành phố nhà nước này? Singapore có nhiều chủng tộc, chủ yếu Hoa, Malay và Ấn. Nhưng cả thành phố không hề có vẻ Châu Á chút nào, mà nó “Tây” một trăm phần trăm, trừ những khu Tàu, khu Ấn nhỏ truyền thống vẫn còn tiếp tục hoạt động.

Cái cảm giá đầu tiên là đường phố rất rộng, mật độ đường phố rất lớn, trong khi diện tích của đảo quốc rất nhỏ, chỉ 694 km2, xe cộ chạy liên tục không kẹt lúc nào (có lẽ cũng kẹt đôi chút vào những giờ cao điểm), rất thông thoáng, không hề nghe tiếng còi xe inh tai như ở VN.

Trong khi đó TP HCM có diện tích 2.095 km2, gấp hơn 3 lần Singapore, đường xá lại rất chật hẹp, mật độ đường lại quá nhỏ.

Ô tô ở Singapore chạy vù vù như mắc cửi, giống như trong roller coaster, rất nhanh, đến 80 dặm/ giờ trong trung tâm, 100 dặm [1 dặm = 1,6 km] ngoài trung tâm. Ai chưa quen tốc độ sẽ sợ hãi; nhưng một hồi rồi thấy mọi người đều lái rất đúng luật, chính xác và an toàn. Hệ thống đường giao thông của Singapore là 3D, trong khi hệ thống đường giao thông ở VN chỉ là 2D, hay bị tắc nghẽn nặng nề vào những giờ cao điểm.

Tôi cho ai thiết kế hệ thống đường giao thông của Singapore là rất thông minh, và không phải dễ thiết kế được hệ thống đường xá như thế. Hệ thống đường giao thông giống như hệ thống các mạch máu chằng chịt lan tỏa khắp nơi để đưa máu nhanh chóng đến tất các bộ phận cơ thể. Chưa nói đến hệ thống tàu điện ngầm MRT, hệ thống xe buýt của Singapore rất hữu dụng. Không có một hệ thống giao thông thông minh như thế, thì không thể có được thành phố hiện đại, trung tâm tài chính, thương mại. So với cơ sở hạ tầng của Singapore, thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam quả là còn primitive [sơ khai].

Cảm giác thứ hai là toàn bộ thành phố đều được phủ xanh một cách rất thông minh và khoa học. Không có một tấc đất nào của Singapore mà không có sự chăm sóc của bàn tay con người; không có khái niệm “đất hoang” ở đây. Họ có rất nhiều chủng loại cây thích hợp cho thành phố, và họ trồng cây xanh nhiều tầng như rừng nhiệt đới, tạo nên mảng thiên nhiên dày đặc khắp nơi. Cây đẹp, tàn to tạo bóng mát, nhưng không quá cao gây nguy hiểm như các loại cây sao Pháp đã trồng lâu đời ở VN. Người ta có ngay cảm tưởng dễ chịu khi ra khỏi phi trường, rằng mình đang sống trong thành phố công viên tươi mát có bàn tay thiết kế và chăm bón tuyệt diệu của con người.

Phần lớn các nước châu Á không để ý đến cây xanh. Lý Quang Diệu ngay từ đầu đã có kế hoạch làm xanh cả đất nước như một chương trình lớn. Ông mời chuyên gia cây cỏ nước ngoài đến nghiên cứu thổ nhưỡng và biện pháp, gửi người đi tìm khắp những nơi có khí hậu gần giống Singapore để mang về những giống cây làm giàu cho thảm thực vật họ. 8000 giống lạ được mang về Singapore và 2000 trong đó đã sống được.

Singapore cũng giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí rất tốt. Công viên chim, Bird Park, rất ấn tượng, được đặt ngay bên cạnh trung tâm công nghiệp lớn Jurong, nếu không xử lý khí thải thì mấy con chim kia chắc sẽ không sống được lâu.

Cuộc xanh hóa của Singapore đã được lãnh đạo các nước lân bang “bắt chước”: Mahathir xanh hóa Kuala Lumpur, Suharto Jakarta, Marcos Manila, Thanin Bangkok, tất cả vào những năm cuối 70.

Các công trình văn hóa ấn tượng của Singapore không chỉ là dành cho du khách để kiếm tiền, mà còn để giáo dục con người Singapore. Chẳng hạn như những công trình Công viên chim, Sở thú, Safari đêm, Vườn Bách thảo, Trung tâm khoa học (Science Center), Lịch sử Singapore (Images of Singapore, một công trình rất ấn tượng tại khu vui chơi Sentosa) đều có tính giáo dục rất cao… Học sinh và thầy cô VN muốn học hỏi về khoa học, cây cỏ, sinh vật, lịch sử chỉ có nước qua Singapore, chứ không nơi nào ở VN có những công trình giáo dục cụ thể và qui mô như thế. Đó là những công trình ấn tượng mà du khách có thể tham quan cả ngày, cả tuần. Thật thấy thương học sinh VN.

Vì sao với một đảo quốc nhỏ, khi tách khỏi Malaysia vào năm 1965 chỉ có 2 triệu dân (và hiện nay khoảng 3,2 triệu dân, cộng với người nước ngoài đến làm việc là 5,1 triệu), mà Ông Lý Quang Diệu đã làm nên lịch sử?

Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế?

Tại sao trong khoảng 2 thập kỷ thôi, Ông LQD đã thay đổi hẳn những tật xấu cổ truyền của các dân tộc sống trên đó như khạc nhổ, xả rác, gây tiếng ồn, tính thô bạo trong cư xử, làm ăn gian dối… để biến họ thành những người văn minh, đối xử ân cần và lịch sự với nhau? Ông đã từng bước dẹp nạn taxi dù và tệ bán hàng rong trên hè phố, đặc biệt trước các cổng trường, tệ dắt bò đi ăn vào thành phố gây tai nạn chết người, tệ đốt pháo vào ngày tết cổ truyền TQ gây thiệt hại về con người và tài sản. Xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố mới dễ hơn nhiều thay đổi thói quen cố hữu của người dân. Nhưng ông đã khôn ngoan làm được.

LQD kể lại tệ khạc nhổ của người TQ. Đó là trong chuyến thăm TQ đầu tiên của ông tại Đại sảnh đường nhân dân (Great Hall of the People) năm 1976 tại Bắc Kinh, ông nhận thấy có các ống nhổ được đặt tại các phòng họp nơi tiếp ông. Một số vị lãnh đạo đã sử dụng các ống nhổ này. Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore năm 1978, phía Singapore đặt một ống nhổ màu trắng xanh thời nhà Minh cạnh ghế ông trong phòng họp cho ông sử dụng. Nhưng ông không sử dụng, có lẽ ông đã nhận ra rằng người Hoa ở Singapore đã không còn khạc nhổ nữa. Đến lần thăm tiếp của ông tại Bắc Kinh năm 1980, tức bốn năm sau, ông không còn thấy các ống nhổ đặt tại các phòng họp nữa. Vài năm sau ông tiếp một chính khách khác của TQ đặc trách kinh tế tại Singapore, LQD nhắc lại việc các lãnh đạo TQ không còn sử dụng ống nhổ nữa như một điều tốt. Nhưng vị khách này tiết lộ với ông, đó chỉ là hình thức thôi, chứ các vị lãnh đạo vẫn còn tiếp tục sử dụng ống nhổ trong phòng làm việc của họ!

Singapore vừa là trung tâm tài chánh, vừa là một điểm du lịch hấp dẫn (chưa nói đến các chức năng khác như giáo dục, công nghệ, cảng trung chuyển vùng). Người ta chờ đợi Singapore sắp tới sẽ trở thành trung tâm quản lý tài chánh lớn nhất thế giới vượt cả Thụy Sĩ. Với số dân khiêm tốn 3,2 triệu dân, Singapore có đến gần 12 triệu khách du lịch, gấp 4 lần số khách du lịch đến VN (Việt Nam dân số trên 85 triệu, có số khách du lịch chỉ khoảng 3 triệu). Người ta bảo rằng 4 (hay 5) người khách du lịch đủ nuôi sống 1 người Singapore.

clip_image003

Lý Quang Diệu, người sáng lập và nhà lãnh đạo Singapore

Ngay từ đầu lập quốc, Ông Lý Quang Diệu đã quyết tâm làm cho Singapore khác biệt các nước thế giới thứ ba một cách triệt để và nhanh chóng, và có tham vọng phải tiến lên thế giới thứ nhất.

“Một nhánh của chiến lược tôi là biến Singapore thành một oasis [ốc đảo] của Đông Nam Á, bởi vì nếu chúng ta có các tiêu chuẩn của thế giới thứ nhất [First
World standards]
, thì doanh nhân và khách du lịch sẽ sử dụng đất nước chúng ta thành một bàn đạp cho hoạt động kinh doanh và các tour du lịch trong khu vực”. Tiếp đến là phải thay đổi hẳn thói quen cổ truyền cản trở của hai triệu dân, thông qua giáo dục họ, giáo dục con cái họ trong nhà trường để có tác dụng lên cha mẹ, và thông qua luật pháp.

Để đạt được First World standards trong một vùng của thế giới thứ ba, LQD quyết định biến đất nước thành một thành phố-vườn-nhiệt đới, và phải làm cho nó “sạch và xanh” theo đúng nghĩa. Với xanh và sạch, Singapore đã nhanh chóng gây được ấn tượng tốt mạnh mẽ cho thế giới.

Không những giữ cho cảnh quang xanh, sạch, mà ông còn giữ cho chính quyền Singapore trong sạch. Trong cái bể của tham nhũng nặng nề của Châu Á thì Singapore nổi lên như một hòn đảo ít tham nhũng nhất, sạch nhất.

Singapore lại thể hiện một lần nữa tinh thần “thoát Á nhập Âu” mà Nhật Bản thời Minh Trị đã đi tiên phong. Việc chuyển đổi một đất nước từ thế giới thứ ba sang đất nước có tiêu chuẩn thế giới thứ nhất là không dễ. Những ý tưởng của LQD lúc đầu bị xem là không tưởng. Các phóng viên nước ngoài cười chế nhạo những chiến dịch “làm tốt” của Singapore. Nhưng LQD tin rằng “chúng ta sẽ là những người cười sau cùng. Chúng ta sẽ phải cam chịu trở thành một xã hội thô tục hơn, khiếm nhã hơn, thô bạo hơn nếu chúng ta không làm những nỗ lực này để thay đổi cách sống. Chúng ta chưa đạt tới mức một xã hội có giáo dục và văn minh, và chúng ta không xấu hổ ra sức trở thành một dân tộc như thế trong một thời gian ngắn nhất có thể”.

clip_image005

Thủ tướng Lý Quang Diệu tiếp đón nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình

Bây giờ đến câu hỏi: Vì sao Trung Quốc làm được những kỳ tích mà VN thì không?

Thực tế, cuộc thăm viếng lần đầu tiên năm 1978 của Đặng Tiểu Bình tại Singapore là cái mốc lịch sử hết sức quan trọng cho cuộc chuyển đổi TQ. Đặng Tiểu Bình đã tận mắt nhìn những thành quả ấn tượng của mấy triệu dân Singapore cần cù, thông minh này và đã hết lời khen ngợi ông LQD. Cuối chuyến đi, ĐTB nói: “Phải chi tôi chỉ có Thượng Hải thôi (dân số gấp ba hay bốn lần dân số Singapore), thì tôi sẽ có thể biến đổi nó nhanh chóng (như ông đã biến đổi Singapore). Nhưng tôi có cả một đất nước Trung Hoa!”.

Trong chuyến đi này ĐTB đã nghe LQD “giảng bài” về lợi hại của chủ nghĩa: “Chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công nếu ông tin rằng tất cả mọi người hy sinh mình cho đồng loại chứ không cho gia đình hay chính bản thân mình. Còn tôi, tôi hoạt động trên cơ sở rằng con người, trai cũng như gái, trước nhất lao động cho chính bản thân và gia đình họ, và chỉ trên cơ sở đó họ mới chia sẻ một phần thành quả lao động của họ cho những người đồng loại ít may mắn hơn. Đấy là nền tảng hoạt động của tôi”. Ông Lý cho rằng các nhà lãnh đạo kỳ cựu của cuộc Trường chinh của TQ không hiểu gì cả về kinh tế thị trường cả, tuy cũng có thể đã đọc Adam Smith.

Lý Quang Diệu nói: “Nếu Đặng Tiểu Bình không đến đây (trong những năm 70) và thấy các tập đoàn đa quốc gia phương Tây tại Singapore tạo ra sự phồn vinh cho chúng tôi, đào tạo người của chúng tôi để rồi chúng tôi có khả năng xây dựng một xã hội phồn vinh, thì ông ấy sẽ không bao giờ (dám) mở cửa… mở cửa các Đặc khu kinh tế miền ven biển, điều cuối cùng dẫn đến việc cả nước Trung Hoa mở cửa và đi vào WTO”. Sự thành công của Singapore là thí dụ “bảo chứng” cho quyết định mở cửa của ĐTB.

Ảnh hưởng của Singapore và của cá nhân ông Lý Quang Diệu lên các nhà lãnh đạo làm chính sách của TQ là rất to lớn, chưa thể đánh giá hết được. Thực tế, các thành phố mới của TQ là hình ảnh “cảm ứng” của mô hình Singapore của LQD, dĩ nhiên theo cách làm riêng của TQ.

Hạt giống Singapore đã được đem về trồng trên đất TQ. Singapore giúp đào tạo cán bộ, chuyên viên cao cho TQ trong cuộc chuyển đổi này. Hằng năm TQ gửi 110 – 120 thị trưởng, hay các viên chức cùng cấp, từ các thành phố của họ đến học tập một khóa từ tám đến chín tháng về quản lý công và quản lý thành thị. Họ được dạy bằng ngay tiếng Hoa. Còn gì hay bằng! Sau đó họ đi thực địa và nghiên cứu tại chỗ, và khi về nước, họ viết lại những kinh nghiệm học tập tại Singapore. Singapore cũng có những liên doanh xây dựng một số thành phố kiểu mẫu, trong đó có thành phố sinh thái Thiên Tân. Hai bên có một ủy ban hỗn hợp họp thường niên, cấp phó thủ tướng.

Kể ra những chi tiết trên là để minh họa phần nào sự dấn thân của Singapore và ông LQD vào TQ thế nào để giúp lãnh đạo TQ thực hiện quá trình chuyển đổi kinh tế và xây dựng đất nước. Lý Quang Diệu được xem là Tutor cho giới lãnh đạo TQ, và có quan hệ rất mật thiết, hiểu biết TQ rất sâu sắc. Nhiều Tổng thống Mỹ đã gặp LQD trước, để nghe ý kiến của ông về TQ, rồi mới đến thăm TQ sau.

Đối với TQ, sự hợp tác với Singapore là mưu đem lại lòng tin đối với thế giới cho công cuộc đổi mới của TQ.

Còn đối với Singapore, ông LQD giúp TQ là nhắm có được một chân trên chuyến xe tốc hành TQ vào thế kỷ 21 mà ông bảo sẽ là thế kỷ TQ. Và ông đã thú nhận đã đạt được điều đó. Thế còn chân thứ hai của Singapore ông để ở đâu? Ở Hoa Kỳ. “Số phận của chúng tôi không chỉ tùy thuộc vào điều gì xảy ra ở Johor hay Indonesia hay ở ASEAN. Nó tùy thuộc vào điều gì xảy ra ở Mỹ trong trật tự mới ngày hôm nay này”. Đi một mình với TQ ông sợ có ngày bị cọp ăn thịt mất.

Còn về cách tuyển chọn nhân sự ở TQ, ông LQD nhận xét rằng, sau cuộc cách mạng văn hóa, Đảng CS TQ trở lại mô hình tuyển dụng của vua chúa thưở xưa: chọn lựa qua tài năng, qua học lực, sát hạch. Mỗi thí sinh đều có hồ sơ học lực từ đầu. Và sự xét duyệt để bổ nhiệm dựa trên hồ sơ đó. Cho nên thế hệ lãnh đạo sau đều được học cao hơn thế hệ trước. Bây giờ có cả những thị trưởng có bằng Ph.D, và một số trong họ có bằng MBA của các trường đại học Mỹ.

TQ làm được những kỳ tích là vì lực lượng của Đặng Tiểu Bình là lực lượng đổi mới, sau khi Mao qua đời và “bọn bốn người” bị xử, lực lượng mao-ít đã cáo chung. Các nhà lãnh đạo mới của TQ muốn đoạn tuyệt với quá khứ của cách mạng văn hóa đã gây quá nhiều đau khổ. Đặng là người đã dám đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản, theo lời LQD; và đó chính là một bước đại nhảy vọt của lãnh đạo TQ về mặt tư tưởng. Họ có kỳ vọng đưa đất nước tiến lên khỏi sự lạc hậu để thiết lập lại đẳng cấp của dân tộc đã bị mất đi hàng thế kỷ. Đằng sau họ là đống tro tàn không có gì để luyến tiếc. Trong kế hoạch đổi mới, TQ có Singapore làm mô hình để học hỏi cụ thể, và có Lý Quang Diệu làm người hướng đạo bên cạnh cho cuộc hành trình.

clip_image007

Nguyên Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng

Còn Việt Nam, đặc thù tình hình đã khiến không có một lực lượng đổi mới rõ ràng nào cả. Những người cũ hôm qua tiến hành cuộc đổi mới hôm nay. Không có một sự đoạn tuyệt về tư tưởng và một sự ‘thay ca’ về nhân sự như ở TQ; quá khứ cứ mãi là ‘thiêng liêng’ và trở thành ‘điệp khúc chính trị’ thay cho nhận thức mới trong thời kỳ cần thiết có những thay đổi sâu sắc và triệt để; thiếu vắng ý chí vươn lên thật mạnh mẽ để mở đường. Cho nên đổi mới là không triệt để, nếu không muốn nói là nửa vời.

Đổi mới ở Việt Nam không vì đổi mới nhằm ‘lột xác’ thực sự để đóng lại chương cũ của quá khứ và mở ra một chương mới trước tình hình mới của thế giới. Mà Đổi mới của Việt Nam nhằm bảo vệ cái cũ nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo VN có thể học ở Singapore, có thể được Lý Quang Diệu giúp đỡ nhiều hơn, nhưng họ không có động cơ mạnh mẽ, vẫn còn nhìn lại phía sau để luyến tiếc. Họ không học mô hình Singapore ở ngay trước mắt và kho tàng tri thức của Lý Quang Diệu như lãnh đạo TQ đã làm.

LQD cho rằng, những người lãnh đạo Việt Nam có thói quen cố hữu của ‘chiến tranh du kích’, không ai nghe ai, không tập trung, không chính quy, thiếu một lãnh đạo mạnh, và họ rất nghi ngờ người nước ngoài.

TT Phạm Văn Đồng, do thời cuộc bấy giờ, chưa phải là người cầu thị, ông đến Singapore sau 1975 với tư thế của người chiến thắng và người cộng sản tự hào, ông chưa thấy cái to lớn của Singapore và nhu cầu học hỏi, cái lạc hậu của khối xã hội chủ nghĩa, ông vẫn còn ảo tưởng về Chủ nghĩa xã hội trước khi đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sắp đến. Cuộc gặp gỡ đó không để lại những ấn tượng đẹp ở Lý Quang Diệu, như cuộc gặp gỡ với Đặng Tiểu Bình đã làm, chưa nói làm mích lòng chủ nhà là khác. Phải đợi mười năm sau, khi VN bị cô lập, khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, TT Võ Văn Kiệt mới là người đến với LQD với tư thế thật sự cầu thị. Và cũng chỉ lúc đó ông LQD mới có cảm tình với lãnh đạo VN.

TBT Đỗ Mười, tuy không phải là người hăm hở đổi mới, nhưng cũng đã có ý muốn áp dụng một số ý tưởng của mô hình Singapore nhưng rồi người ta bàn bạc cho nó tan biến đi; chính ông đã cho dịch các bài phát biểu của LQD và phổ biến đầu tiên tại VN.

Người Singapore và nước ngoài vào làm ăn gặp phải những khó khăn không đáng có. Việt Nam không muốn học hỏi cái mới thật sự, mà chỉ muốn tự biên tự diễn và tự hào về mình là chính, loại bỏ tất cả những gì mình không ưa, bị giới hạn trong tầm nhìn, khác với tinh thần đổi mới, cầu thị và sự nhìn xa của TQ. Thái độ đó tự hại mình, tự che mắt mình, giống như thái độ tự cao tự đại của vua quan VN xưa khi nhìn người nước ngoài đến muốn làm ăn với VN. Cái đuôi sam kia vẫn chưa bị xén, và vẫn cứ mọc dài ra vào thế kỷ 21 này.

Chính sách tuyển chọn nhân sự của VN cũng không dựa trên tài năng, học lực, mà chỉ dựa trên quan hệ, vây cánh, ‘tính truyền thống’, óc vâng lệnh phục tùng để chìu lòng cấp trên, và cấp trên chỉ muốn nghe những gì mình thích từ cấp dưới, hay dựa trên sự ‘mua quan bán chức’. Trong khi phần lớn các thị trưởng, tỉnh trưởng ở TQ đều là những người trẻ tuổi, học hết cấp ba, thì ở VN giới này là những người cầm quân trước đây trong quân đội.

clip_image009

Thủ tướng Lý Quang Diệu và Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ông LQD đề nghị với TT Kiệt và bộ sậu của ông là nên bổ nhiệm các chiến sĩ lão thành vào các chức vụ tư vấn và đưa những người trẻ, nhất là những người trẻ có khuynh hướng mở cửa kinh tế sang phương Tây lên đảm trách công việc hàng ngày. Ông LQD cho rằng, VN cần cởi bỏ ‘chiếc áo chật cộng sản’, thì họ mới tiến nhanh và linh động đến thắng lợi. LQD nhìn thấy tiềm năng của người VN qua cuộc chiến tranh gian khổ, và sự thành đạt của Việt Kiều ở Mỹ và Pháp, đó phải là những điều nhắc nhở rằng dân tộc này là dân tộc có những phẩm chất tuyệt vời.

Không có quyết tâm đổi mới để đưa đất nước nhanh chóng hóa rồng thì cũng sẽ không có chính sách nhân sự đúng đắn, trong sáng và phù hợp với nhu cầu. Nhân tài bị bốc hơi, bị loại khỏi sân chơi và không được lắng nghe. Ngựa giỏi đã hết trong chuồng.

Người TQ đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?

Sau cùng tôi xin nói thêm đôi lời về Lý Quang Diệu. Ông là một con người không phải không có tranh cãi. Nhiều người dân chủ không chia sẻ một số quan điểm của ông. Ông xem cuộc xây dựng Singapore là một “cuộc cách mạng xã hội bằng những biện pháp hòa bình”, và không bao giờ đi chệch khỏi mục tiêu đó. Ông tự nhận mình là người theo Khổng giáo: “Tôi không bị ràng buộc bởi lý thuyết, nhưng sự giáo dục của tôi trong một gia đình kéo dài ba thế hệ làm cho tôi trở thành một người theo Khổng giáo không ý thức. Niềm tin Khổng giáo thâm nhập vào tôi, rằng xã hội chỉ hoạt động tốt khi mọi người đều nhắm trở thành người quân tử”. Ông tin vào đạo ‘ngũ thường’ của Khổng Tử. Từ thế giới quan này, ông đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, đặt nặng vai trò của một nhà nước mạnh và ưu việt để gìn giữ trật tự. Nhưng thành quả mới là sự biện minh cho nhà nước đó.

Người ta có thể biện minh sự kiểm soát tối đa của nhà nước và sự loại bỏ đa nguyên chính trị cần thiết, vì ổn định và phát triển. Nhưng rồi người ta phải chứng minh bằng thành quả của hành động. Không có thành quả tương ứng, anh chỉ là kẻ tham quyền vô độ. Nếu quyền lực chỉ vì quyền lực, đất nước dễ rơi vào chủ nghĩa ích kỷ, bè phái, tham nhũng và lũng đoạn.

LQD không xem mình là ’soft authoritarian’ [nhà độc tài mềm] như một số người ở phương Tây xem ông, bởi vì ông có kết quả để biện minh, và kết quả là rất thuyết phục; và các chính sách của ông cứ bốn đến năm năm đều được cử tri chấp thuận lại với một đa số không dưới 60 phần trăm. Với quan niệm Khổng giáo, ông đặt nặng trách nhiệm của những người lãnh đạo: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta, những tinh hoa được giáo dục theo hệ thống giáo dục Anh, chỉ xứng đáng với vị trí chúng ta bao lâu chúng ta có năng lực phục vụ xã hội”. Trước khi rời Đại học Frizwilliam, Cambridge, Anh, nơi ông đã học 4 năm ngành Luật và đã tốt nghiệp với hạng Double Starred First Class Honoursđể trở lại Singapore hoạt động, LQD trong một bài diễn văn đã khẳng định quyết tâm sắt đá của mình: “Chúng ta phải đạp đổ niềm tin rằng chúng ta là thấp kém và sẽ luôn mãi thấp kém so với người châu Âu”.

Ông đã học được sự sống chung hòa bình của các chủng tộc khác nhau từ không quốc gia nào khác hơn là Thụy Sĩ để làm mô hình sống chung cho các sắc tộc của Singapore sau này.

Ông tự ý thức việc làm phục vụ cho sự nghiệp của nhân dân Singapore mặc cho những lời chỉ trích: “Điều mà giới độc giả thế giới phương tây không hiểu là cuối cùng tôi không quan tâm họ đánh giá tôi thế nào. Tôi chỉ quan tâm nhân dân mà tôi lãnh đạo đánh giá tôi thế nào”.

Triều đại LQD có thể cũng sẽ không vĩnh viễn. Ông nói: “Mỗi hệ thống cần được xét lại theo thời gian. Không hệ thống nào tồn tại vĩnh viễn. Các điều kiện thay đổi, những thiếu sót trong hệ thống phát triển quá mức, lúc đó người ta cần phải xem xét lại. Anh không thể nói đó là một nguyên lý phổ quát có giá trị vĩnh cửu”. “Đó là nhiệm vụ của thế hệ hiện tại và tương lai của giai tầng lãnh đạo có nhiệm vụ thay đổi và tu chỉnh hệ thống khi xã hội và công nghệ thay đổi”. Dù sao LQD cũng sẽ đi vào lịch sử như một “người cha lập quốc” bất tử của Singapore.

Ông không tin vào Thượng đế, mà tin vào thuyết tiến hóa của Darwin. Singapore có lẽ là sự minh họa hùng hồn cho thuyết tiến hóa này: thích nghi để tồn tại, một cách thông minh. Ông không làm nô lệ cho một ý tưởng giáo điều nào. Ý tưởng nào không phù hợp, ông vứt nó đi và tìm ý tưởng khác. Ông là một người thực dụng. “Tôi đuổi bắt các ý tưởng, miễn là chúng đem lại kết quả. Nếu không, tôi nói, xem này, ý tưởng này có thể nghe hay đấy, nhưng thôi chúng ta hãy đi tìm cái gì khác hoạt động có hiệu quả đi”. Đầu ông là một ‘vườn ươm ý tưởng’. Có người lý tưởng hóa ông khi nói rằng, tại miếng đất Khổng tử của ông, Plato và Machiavelli gặp gỡ nhau, và LQD chính là một ‘Machiavelli Châu Á’.

Về sự thành công của LQD: ông có lẽ thành công là vì Singapore là mảnh đất nhỏ, dân số lúc độc lập chỉ 2 triệu người; nhưng ông chắc sẽ gặp khó khăn hơn với một đất nước dân số đông vài chục triệu người. Lực lượng đối lập và bảo thủ sẽ đông đảo và sẽ có thể loại ông ra khỏi cuộc chơi. Cũng may mắn cho ông. Trong chừng mực này, thời cơ đã tạo anh hùng. Dĩ nhiên điều ngược lại cũng đúng.

Thưa các Anh Chị, bức tranh trên nói về Singapore, LQD, ĐTB, TQ, VN nhìn từ góc độ Singapore chắc chắn cần có sự điều chỉnh, tôi mong những anh chị am hiểu tình hình Singapore hơn tôi, những anh chị đã từng sống ở đó, anh Võ Tá Hân và các bạn của anh chẳng hạn có thêm ý kiến, hay các anh Việt, Long, Dũng từ góc độ Mỹ, và nhiều anh chị khác có nghiên cứu những vấn đề này.

Cuối thư, xin mách thêm: các Anh Chị nào muốn thấy được “ngọc xá lợi Phật” có thể đến thăm “Chùa răng Phật”, vì họ có lưu trữ một chiếc răng Phật và nhiều xá lợi Phật khác. Ngôi chùa 5 tầng này cũng rất hiện đại như chính Singapore vậy. Chùa đã góp nhặt nhiều di tích Phật giáo châu Á quý báu. Còn ai muốn ăn chay thì xin đến khu Mustafa, ở đó có rất nhiều nhà hàng chay Ấn Độ và Đài Loan. Còn ai muốn thưởng lãm đồ ăn Thụy Sĩ, xin hãy đến nhà hàng “Marché” tại Sommerset 313, Orchard Road, rất ấm cúng và thanh lịch, trang trí bằng toàn gỗ từ và theo kiểu Thụy Sĩ. Singapore có nhiều nhà sách lớn tuyệt vời để thỏa mãn những người yêu sách: Borders (Mỹ), Kinokuniya (Nhật, nằm ngay trong đại siêu thị Takashimaya, Orchard Road), hay một nhà sách lớn khác (PAGEONE) ở khu mua sắm Vivo gần khu vui chơi Sentosa. Người mua vô ra nườm nượp, phản ảnh trình độ văn hóa cao của người dân Singapore. Sách vở bày bán có thể còn nhiều hơn ở Mỹ, đủ tất cả các chủng loại tri thức trên đời.

Thư đã khá dài. Xin tạm ngừng bút. Cám ơn các Anh Chị.

Thân ái,

N.X.X.

Tài liệu tham khảo:

[1] Alex Josey, Lee Kwan Yew, The Crucial Years. Times Books International. Singapore, Luala Lumpur, 1986; reprint 1994.

[2] Lee Kwan Yew, Memoirs. From Third World to First. The Singapore Story: 1965-2000.Marshall Cavendish Editions 2000; reprint 2011.

[3] Tome Plate, Conversations with Lee Kwan Yew. How To Build A Nation. Marshall Cavendish Editions 2010.

Nguồn: ndanghung.com

Media Files
clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800
cg.gif cg.gif cg.gif
Bộ GTVT quyết định nâng cấp đường vận chuyển bauxite: Đồng Nai vẫn "khiếp"
July 22, 2011 at 8:45 AM
Ngô Sơn

SONY DSC
Tuyến tỉnh lộ 725 không chỉ không đảm bảo tiêu chuẩn về giao thông, mà hiện đã xuống cấp trầm trọng. Ảnh: K.D

Theo quyết định mà Bộ GTVT vừa ký cho phép Tổng cục Đường bộ VN được lập dự án nâng cấp các tuyến đường phục vụ dự án bauxite, thì trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà, sẽ chỉ nâng cấp tỉnh lộ 725 đoạn từ Nhà máy Tân Rai đến ngã ba Bảo Lộc – quốc lộ 20 và tỉnh lộ 769 đoạn từ Dầu Giây đến Long Thành.
Như vậy nỗi lo mất an toàn giao thông vẫn hiện hữu ở QL 20. UBND tỉnh Đồng Nai vừa thông qua đoàn Đại biểu QH kiến nghị Chính phủ xem xét lại dự án vận chuyển bauxite qua địa bàn tỉnh.

Theo quyết định nêu trên thì giai đoạn khi chưa có cảng Kê Gà, cơ quan chức năng sẽ cải tạo, nâng cấp 2 tuyến đường gồm tỉnh lộ 725 đoạn từ Nhà máy alumin Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) đến QL 20 (tại TP Bảo Lộc) và đường 769 đoạn từ Dầu Giây đến Long Thành (Đồng Nai). Kế hoạch vận chuyển alumin của dự án tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng khi chưa có cảng Kê Gà vẫn theo lộ trình từ Nhà máy Tân Rai theo tỉnh lộ 725 ra TP Bảo Lộc, theo QL 20 xuống ngã ba Dầu Giây, rồi theo tỉnh lộ 769 vào QL 51 về cảng Gò Dầu (Đồng Nai), dài 210 km.

Như vậy, cơ quan chức năng chỉ nâng cấp tỉnh lộ, không nâng cấp QL 20 trong khi xe vận chuyển vẫn lăn bánh trên quốc lộ này mới tới được tỉnh lộ 769 (Đồng Nai).

Tại cuộc họp báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng với đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai mới đây, UBND tỉnh này đã thông qua các Đại biểu để kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành cần xem xét lại dự án vận chuyển bauxite qua địa bàn Đồng Nai.

Theo một cán bộ Sở GTVT Đồng Nai, trong kỹ thuật thì việc nâng cấp đường cũng sẽ kèm nâng cấp, làm cầu. Trong lộ trình vận chuyển bauxite trên tỉnh lộ 769, xe tải 40 tấn xe đi qua 7 cây cầu chỉ có tải trọng 25 tấn và nhiều cầu đang xuống cấp. Sửa, vá đường có thể nhanh, nhưng nâng tải trọng tới 7 cây cầu không thể hoàn thành trong vài tháng. Trong khi giờ này, dự án mới bắt đầu lập, nếu “thuận chèo mát mái” với nhiều ưu đãi thì cũng phải mất nhiều tháng mới đến giai đoạn bắt tay thực hiện.

Dự kiến tháng 9 này, nhà máy sẽ chính thức sản xuất, tức xe vận chuyển dự án bauxite sẽ lăn bánh. Cộng 2 thời gian (làm cầu và thực hiện dự án) lại, thì khó lòng mà kịp trước khi xe chở bauxite khởi hành. Đồng nghĩa, nỗi lo mất ATGT trên tỉnh lộ vẫn xảy ra.

Còn với QL 20, vì không được đầu tư nâng cấp, nên nỗi lo tan nát cầu đường của Đồng Nai sẽ thành hiện thực. Đáng lưu ý, trên QL 20 có cây cầu La Ngà tải trọng chỉ 25 tấn, không thể “gánh” xe 40 tấn, nếu sập, thì sẽ tê liệt toàn tuyến Đồng Nai – Lâm Đồng. Theo một nghiên cứu trong ngành GTVT thì các xe chở quá tải 10%; 20%; 30% và 95% sẽ gây tổn hại đến tuổi thọ của cây cầu tăng lên 1,5; 2,0; 2,7 và 12,42 lần.

N.S.

Nguồn: laodong.com.vn

Media Files
clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800
cg.gif cg.gif cg.gif
Tại sao quan chức Trung Quốc thô lỗ, xấc láo?
July 22, 2011 at 8:42 AM
Nguyễn Văn Tuấn

clip_image002

Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lý do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lý giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.

Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong Hội nghị về An ninh Biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mỹ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa “tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.

Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp Tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Phi Luật Tân cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề Biển Đông. Lý do chính phủ Phi đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông Tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để… nói xấu Mỹ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm Đại tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!

Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Lý do đầu tiên là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều hay lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có “cha mẹ” là chính quyền và Đảng cộng sản TQ. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được đảng và nhà nước TQ dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản TQ cũng mất dạy.

Lý do thứ hai là do cô lập. Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lý do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mỹ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.

Lý do thứ ba là họ đau khổ. Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác vì bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.

Lý do thứ tư là muốn gây ấn tượng "người hùng". Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lý lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lý do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lý lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lý luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.

Lý do thứ năm là "cái tôi" quá lớn. Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần – Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.

Lý do thứ sáu là do bệnh lý. Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lý này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẻo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.

Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỷ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống… mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.

Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông” khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra “rắn” cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?

N.V.T.

Nguồn: nguyenvantuan.net

Media Files
clip_image002_thumb%25255B1%25255D.jpg?imgmax=800
cg.gif <img src="http://www.feedmyinbox.com/images/email/v2/cg.gif"

7/22 TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online

grayCorner-TL.gif cg.gif grayCorner-TR.gif
TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online
cg.gif cg.gif cg.gif
Tướng Nhanh lý giải việc CA liên tục “bị đánh”
July 22, 2011 at 12:14 PM

Theo: VnMedia

“Nguyên nhân cơ bản dẫn đến gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Hà Nội trao đổi với VnMedia.

– Thưa Trung tướng, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội và cả nước liên tiếp xảy ra các vụ chống đối lại người thi hành công vụ, chủ yếu xảy ra với lực lượng công an. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Theo thống kê của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2011 cả nước đã xảy ra khá nhiều vụ các đối tượng chống lại người thi hành công vụ, chủ yếu là lực lượng công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an phường…) gây nhức nhối dư luận và thương tích cho cán bộ công an.

Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình phạm pháp hình sự hiện nay, nhất là trong bộ phận thanh thiếu niên và một bộ phận đối tượng hình sự có biểu hiện coi thường pháp luật. Đó là cái căn bản nhất dẫn đến việc gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ như thời gian vừa qua.

Thêm vào đó, hiện nay, việc xử lý hình sự của nước ta trong một số điều luật còn quá nhẹ, nhất là hành vi chống lại người thi hành công vụ. Khi tòa án xét xử một số vụ chống lại công an, tôi có nghe một số anh em báo cáo lại, một số vụ chống lại cảnh sát giao thông và cơ động thường là xử án treo hoặc xử phạt rất nhẹ nên không có đủ sức giáo dục và răn đe tội phạm.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc gia tăng các vụ chống lại người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua là do giáo dục của xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình còn kém. Có những học sinh, sinh viên ra đường đáng lẽ phải đội mũ bảo hiểm nhưng không đội, vi phạm pháp luật, khi các lực lượng chức năng thổi còi thì phải dừng lại chấp hành pháp luật, thậm chí phải nộp phạt nhưng đã không nộp phạt mà rằng xé, chửi bới lực lượng công an.

Điển hình nhất như báo chí nêu vụ ở TPHCM, một xe máy đèo 3 người trong đó có một cô gái nhuộm tóc, túm và tát vào mặt CSGT. Tôi cho hành vi đó phải bắt giam và xử phạt thật nặng, phải xử cho đến mức người ta cảm thấy sợ pháp luật thì thôi nhưng tôi rất ngại việc tòa án các cấp xử rất nhẹ đối với hành vi chống lại người thi hành công vụ.

Bản thân những người chống đối lại lực lượng thi hành công vụ đa phần là thanh niên, sinh viên các trường đại học. Ở đây tất nhiên là tôi chỉ nói một bộ phận hư hỏng thôi nhưng ra đường họ sẵn sàng trêu tròng công an, sẵn sàng xé áo, giật mũ của cảnh sát… Đây là những hành vi hết sức coi thường.

Ảnh minh họa

Trao đổi với VnMedia, Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, ông rất bức
xúc về tình trạng chống người thi hành công vụ.

Tôi cho rằng, hình ảnh CSGT phải nhảy lên nóc capo là những hình ảnh hết sức phản cảm. Khi CSGT ra hiệu lệnh, đây là hiệu lệnh của pháp luật, đáng lẽ phải chấp hành, thế nhưng anh cố tình dùng taxi đâm vào người ta nên bắt buộc CSGT phải nhảy lên nóc capo, bấu vào gạt nước.

Tôi cho rằng những hành vi này, ngoài việc trừng trị theo pháp luật thì ý thức giáo dục của gia đình cộng đồng và lên án của xã hội còn ở mức độ. Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ trong thời gian qua.

– Tuy nhiên, thưa Trung tướng, nhiều ý kiến cho rằng, chính cách cư xử không đẹp, thiếu tôn trọng của lực lượng cảnh sát, công an khi làm nhiệm vụ lâu ngày đã gây ức chế nên dẫn những việc không mong muốn như thời gian vừa qua. Ông nó sao về điều này?

Tất nhiên trong những vụ việc có thái độ cư xử của các cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động… Những việc anh em sai sót trong tác phong, trong ứng xử, gây nên vấn đề bức xúc cũng có. Nhưng khi chúng tôi phát hiện những sự việc như vậy, chúng tôi đã kiểm điểm và xử lý kỷ luật về ngành đối với những trường hợp mà tư thế, tác phong không đúng gây nên vấn đề bức xúc dẫn đến hành vi chống người thi hành công vụ.

Việc này chúng tôi có phân biệt chứ không phải tất cả vơ đũa cả nắm, đều là chống người thi hành công vụ. Có những vụ nếu lỗi do người thi hành công vụ gây nên thì việc đó không bị xử lý hình sự đối với người vi phạm mà ngược lại với cán bộ chiến sỹ trong ngành sẽ xử lý kỷ luật rất nghiêm.

Còn trong tất cả các vụ việc, với giáo dục chiến sỹ công an, chúng tôi cũng giáo dục chiến sỹ công an phải chấp hành hiệu lệnh, phải có tác phong thật tốt khi xử lý công việc và phải có các hành động, thái độ, lời nói không gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Xử phạt là xử phạt, tư thế tác phong phải đúng mức, đúng hiệu lệnh, không gây những phản cảm, bức xúc để không có cớ cho người ta chống lại. Chúng tôi cũng rút kinh nghiệm và thường xuyên giáo dục như thế.

– Thưa Trung tướng, nhiều người khi bàn về các vụ CSGT bị hất lên nóc capo thường cho rằng, có nhiều vụ là do CSGT đứng sai vị trí. Ông nói sao về điều này?

Tôi cho rằng quy định của ngành công an, nhất là thông tư của Bộ đã có quy định rõ ràng về công tác kiểm tra, kiểm soát giao thông hết sức chặt chẽ. Trong quá trình làm nhiệm vụ đại bộ phận anh em chấp hành rất nghiêm túc. Cá biệt có một số vị trí đứng, tư thế, tác phong cũng cá biệt có trường hợp đứng chưa đúng vị trí. Thế nhưng không phải tất cả các vụ nhảy lên nóc capo là do vị trí sai mà là do hành vi cố tình của lái xe.

Tôi đã xem tất cả các vụ đó. Khi người ta nhảy lên nóc capo rồi nhưng lái xe không dừng mà còn điều khiển xe chạy, thậm chí 5 km, chạy vòng vèo hết đường phố này đường phố kia nhằm mục đích hất cảnh sát giao thông khỏi nắp xe, gây tai nạn cho người ta. Những hành vi đó là vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trong chứ không phải vì việc người ta đứng sai vị trí hoặc việc này việc kia mà anh cố tình coi thường tính mạng của người thi hành công vụ.

Đương nhiên như tôi nói ở trên, những việc cán bộ, chiến sỹ đứng sai quy định, sai tư thế, tác phong đều bị xử lý kỷ luật, theo kỷ luật của ngành.

– Nhiều vụ chống đối lại lực lượng công an khi đang làm nhiệm vụ đã diễn ra nhưng chưa một vụ nào được đưa ra xét xử đúng mức để răn đe. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng chống người thi hành công vụ. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Tất cả các vụ chống lại người thi hành công vụ, theo chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố đều phải khởi tố và xử lý hình sự. Còn đương nhiên có phân biệt tình tiết giảm nhẹ. Những lỗi thuộc về người thi hành công vụ, những vụ như vậy người vi phạm sẽ chỉ bị xử lý hành chính. Còn nếu việc chống người thi hành công vụ do tội phạm gây ra thì phải xử lý hình sự, tức là phải khởi tố đưa ra tòa.

Tuy nhiên, hiện nay ngành tòa án và Viện kiểm sát xử lý chưa triệt để với hành vi này. Xử lý còn quá nhẹ so với hành vi chống người thi hành công vụ.

– Thưa Trung tướng, trước tình trạng gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ, thời gian tới, Công an Hà Nội có biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên?

Tôi đang chỉ đạo bằng mấy biện pháp, trong nội bộ phải giáo dục, chấn chỉnh cán bộ chiến sỹ về thái độ, tác phong, tư thế, điều lệnh. Khi tiếp xúc với nhân dân, người sai phạm thì phải có tính chuyên nghiệp trong vấn đề xử lý, vừa bảo vệ được tính mạng của mình, vừa thi hành được công vụ, vừa làm cho kỷ cương luật pháp được nghiêm.

Phần nội bộ chúng tôi đang chỉ đạo như vậy, nhất là yêu cầu cán bộ, chiến sỹ thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của Bộ Công an về chấp hành nghiêm hiệu lệnh và làm đúng quy trình quy định về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.

Việc thứ 2 chúng tôi sẽ kiến nghị với các ngành pháp luật, trong đó có Viện kiểm sát, tòa án phải xử lý một cách hết sức nghiêm minh về pháp luật với hành vi chống lại người thi hành công vụ, gây thương tích, thậm chết người cho người thi hành công vụ.

Nhân đây tôi cũng đề nghị các ngành, các cấp và báo chí công luận lên tiếng, bảo vệ những người thi hành công vụ. Lên tiếng để tạo thành dư luận xã hội, lên án những người chống đối lực lượng thi hành công vụ.

Tôi hết sức bức xúc về những hành vi coi thường pháp luật chống người thi hành công vụ, ví dụ như vụ cô gái tát vào mặt CSGT ở TPHCM hay vụ ở Bình Dương người ta là hiệp sỹ tham gia với lực lượng công an luôn bị đe dọa, tấn công… những việc đó phải lên án và xử lý nghiêm minh.

cg.gif cg.gif cg.gif
Điểm tin nổi bật hôm nay 22 – 07 – 2011
July 22, 2011 at 7:55 AM
  • BLOG DỰ PHÒNG
  • (Từ nay chỉ cần nhớ địa chỉ này khi Search trên Google là được.)

BREAKING NEWS

  • Sắp xử phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ (BBC) – Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa phúc thẩm tại Hà Nội vào ngày 02/08 tới nhưng hai luật sư của ông chưa nhận được giấy phép bào chữa.
  • Quyền lực nhân dân (PLTP) – Đã thành thông lệ, mỗi khi khai mạc kỳ họp QH, MTTQ Việt Nam lại thực hiện một công việc quan trọng là báo cáo những vấn đề bức xúc mà cử tri kiến nghị để cơ quan quyền lực cao nhất
  • Lý thì gian mà tình cũng chẳng ngay! (TVN) – Người Việt chúng ta khi suy xét vấn đề gì, cũng nghĩ đến cả lý và tình.Làm việc gì cũng phải thấu tình đạt lý, thì mới là người tử tế.
  • THƯ GỬI NHÂN SĨ HÀ TÂY (NXD blog) – Thưa các Cụ, các Bác, các Chú, các Anh, các Chị là người Hà tây, Tôi là một người con của Hà Tây quê lụa, Ứng hòa là quê hương bản quán, có mồ mả Tổ Tiên từ 600 năm để lại. Theo sử chép thì Ứng hòa còn có trước khi Vua Lý rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bây giờ. Địa linh…
  • Nguyễn Thái Học Foundation: Chiến dịch “SUNDAY NO CHINA” (Dân là báo) – Chính quyền Trung Hoa đang dùng nền kinh tế được nuôi dưỡng bởi nhân dân trên toàn thế giới để cùng lúc phát triển bộ máy chiến tranh và lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu đang gặp cơn suy thoái nhằm thực hiện chính sách bành trướng của đảng Cộng sản Trung Hoa. Hành động của họ đang gây nên những bất ổn trong vùng Châu Á Thái Bình Dương và
  • Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc: một chiến dịch không cần thủ lĩnh (Dân làm báo)Ý tưởng đầu tiên của đa phần chúng ta là tẩy chay sản phẩm TQ là điều nói dễ nhưng khó làm. Điều này có cơ sở với một lý do đơn giản: hàng hóa TQ tràn ngập thị trường VN, giá cực rẻ, mẫu mã bắt mắt. Vậy làm sao vận động được đồng bào tẩy chay.
  • Cách mạng bông lau tại Việt Nam (TTXVA) – Sử sách Việt Nam có ghi rằng: Vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn Thập Nhị Sứ Quân, liền tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập, mang quốc hiệu Đại Cồ Việt và tự xưng là Hoàng Đế, đóng đô ở…
  • Hãy lắng nghe quá khứ (Tiền vệ) – Khi tầng lớp lãnh đạo dân tộc, trong tâm thức tự ý chấp nhận thân phận nô lệ, khi cả dân tộc đã bị những kẻ ấy truất quyền tìm đến những tín hiệu tập hợp, thì tổ quốc sẽ vô cùng khó khăn trong hành trình khôi phục sự tự chủ. Vì vậy, tổ quốc đang đứng bên bờ vực của sự tiêu vong…
  • Lê Phú Khải – Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc (Dân luận) – Cả tháng rồi, hàng trăm người biểu tình với cờ quạt rợp trời, căng lều, căng bạt, trải ny lông nằm la liệt tại một ngã ba sầm uất ở trung tâm thành phố… Vậy mà, cả trăm tờ báo, của một thành phố được xem là cái nôi của báo chí Việt Nam, thậm chí tờ báo Tuổi trẻ ở ngay liền đó… vẫn im khe!
  • Việt Nam : sản xuất nhôm Tây Nguyên vào tháng 9 (RFI) – Nhà máy sản xuất nhôm đầu tiên của Việt Nam thuộc tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng sẽ vận hành kể từ tháng 9 tới, sau nhiều tháng trời chậm trễ vì thời tiết xấu, thiếu điện, thiếu lao động và thiết bị nhập khẩu trễ. Trên đây là thông tin của Thông tấn xã Việt Nam, được hãng Reuters đưa lại hôm nay
  • Trung Quốc ký bản thực thi DOC để ngăn cản Mỹ can thiệp vào Biển Đông ? (RFI) – Vào đúng ngày Trung Quốc và ASEAN đạt được đồng thuận về dự thảo hướng dẫn thực thi bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, DOC, sau gần 10 năm trời đàm phán, Bắc Kinh lên tiếng nhắc lại lập trường của mình là không chấp nhận để cho Mỹ can thiệp vào hồ sơ này.
  • Vì sao giá vàng tăng đột biến? (RFA) – Trong vài ngày hôm nay, giá vàng trong nước liên tiếp tăng với biên độ lớn và lập mức cao kỷ lục. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và giá vàng tăng sẽ tác động ra sao đến sự ổn định của kinh tế trong nước.
  • Ảnh hưởng Bản kiến nghị của các nhân sĩ với Quốc hội khóa 13 (RFA) – Vào ngày 21 tháng 7, Quốc hội Khóa 13 khai mạc kỳ họp đầu tiên. Chừng 10 hôm trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam ký một bản kiến nghị gửi Quốc hội, và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về ‘bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’.
  • Vòng kim cô: vật giá-lạm phát-lãi suất (RFA) – Kiềm chế lạm phát dẫn tới thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất lên cao cản trở sản xuất. Khi sản xuất, trong đó có ngành chăn nuôi, bị trì trệ, nhiều loại thực phẩm tăng giá mạnh lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao hơn.
  • DB Ed Royce kêu gọi hòa bình cho Biển Đông (RFA) – Hôm 15 tháng 7 vừa qua, dân biểu Ed Royce đã ký tên đồng bảo trợ cho nghị quyết số 351 của Hạ viện Mỹ kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển Đông. Việt Hà phỏng vấn dân biểu Ed Royce về dự luật này.
cg.gif cg.gif cg.gif
Kêu gọi cứu giúp người Hmong ở Thái Lan
July 22, 2011 at 7:53 AM

Trần Đông Đức
Theo: rfavietnam

Cách đây không lâu, sự kiện người Hmong tụ tập ở Mường Nhé đã gây xôn xao dư luận quốc tế. Cho dù, sự việc này có nguội đi do phong trào biểu tình chống Trung Quốc đã trở nên nguồn thông tin áp đảo. Tuy nhiên, mọi người chúng ta đều không thể phủ nhận rằng câu chuyện người Hmong bị ngược đãi vẫn còn những hệ luỵ không dứt.
Ở vị trí của một người viết báo tự do, tôi đã tìm hiểu sự việc này một cách sâu sát vì xưa nay có sự hiếu kỳ đặc biệt về dân tộc Hmong ở Lào và Việt Nam. Tôi có dịp đến bang Wisconsin để tìm hiểu văn hóa người Hmong đến từ Lào và cảm thấy tràn ngập tình cảm với dân tộc này. Thế rồi, từ thái độ bàng quan như một người đưa tin lạ về cuộc sống của những cộng đồng sắc tộc dần dần trở thành người hoạt động cộng đồng cho người Hmong.
Dân tộc Hmong có một lịch sử cổ đại bắt đầu cùng thời với buổi bình minh của nền văn minh Hoa Hạ bên Trung Quốc. Tuy cùng có sự khởi đầu nhưng không dung hợp vào văn hóa Hán mà trở thành một sắc dân thiểu số trải qua mấy ngàn năm. Tuy không có quốc gia chủ thể để lưu giữ di chỉ văn hóa của mình nhưng người Hmong vẫn tồn tại với sắc màu đặc biệt nhất. Có thể nói riêng rằng dân tộc Hmong là một trong những dân tộc có y phục lộng lẫy nhất trong toàn cõi Đông Á và Đông Nam Á.
Thế rồi những câu chuyện liên quan đến người Hmong từ Việt Nam đang trốn chạy sang Lào và Thái Lan với thân phận không giấy tờ trước tương lai vô định tiếp tục lôi cuốn và thôi thúc thôi tôi phải làm một điều gì khi nghe những tiếng kêu cứu.
Qua ký giả cũng đã đưa tin rất tha thiết có ý như muốn tạo dựng nên một dư luận lớn về mặt lương tâm khi vào tận những nơi chật chội của người Hmong Việt Nam đang trốn ở Thái Lan. Thế rồi, câu chuyện trôi qua theo nhịp đập của các luồng thông tin khác. làm nhiều ký giả của các hãng tin chính thống đã lỡ thấy rồi thì không thể quay lưng.
Tôi cũng đã liên lạc với những người Hmong này bằng cách gọi điện đến Thái Lan nói chuyện được với anh Thào Seo Hòa để biết thêm hoàn cảnh khó khăn này. Sự tồn tại của những người trốn chạy này thật sự là vấn đề tị nạn như bao số phận thuyền nhân vượt biên trước đây. Tuy thế giới đã không còn mở rộng vòng tay như mấy mươi năm về trước nhưng những số phận gian truân còn đó.
Tôi đã tìm gặp các hội đoàn và kêu gọi sự giúp đỡ cho họ. Hy vọng sẽ có sự phản hồi tích cực. Con trai tướng Vàng Pao là ông Neng Chu Vang cũng sẵn lòng tham gia cuộc vận động này. Theo sự phân tích của một số chuyên viên về tị nạn thì nếu tách người Hmong trốn ra khỏi Việt Nam thành một nhóm khác thì có thể có cơ sở được chiếu cố hồ về sơ tị nạn. Nhưng nếu như không được chấp nhận hồ sơ tị nạn thì cũng cần có một cơ quan quốc tế đứng ra thương lượng cho họ trở về lại nơi xuất xứ trong an toàn. Tuy nhiên trong lúc chờ đợi này, cuộc sống của những người này rất vất vả. Sống ở Thái Lan không có giấy tờ thì không khác gì kiếp sống lề đường.

Tôi mạo muội làm trang web www.hmongspirit.com để đư lên các thông tin mà tôi thu thập được về cộng đồng người Hmong đang trốn ở Thái Lan.
Trong lúc chờ đợi, nếu các bạn có thiện chí những đồng bào thiểu số kém may mắn thì có thể gởi các trợ giúp đến thẳng mục sư Lưu Huy – tuy là một người dân tộc Chăm nhưng cũng cùng chung số phận.
Mục sư Lưu Huy
5 Inthamara 35
SuThiSan, DinDaeng Bangkok
Điện Thoại: +66809227829

Email: luuhuylai

Tại Hoa Kỳ tôi cũng nhờ cô Mao Khang, một người Hmong đến từ Lào phát động lời kêu gọi. Cô Mao Khang cũng đồng ý rằng mục đích tối hậu là xin được cho những người Hmong được theo quy chế tị nạn vào Hoa Kỳ, nơi có cộng đồng người Hmong rất đông đảo và phát triển. Vào được Hoa Kỳ coi như là miền đất hứa, họ sẽ không bị cô đơn và sự hội nhập cũng dễ dàng.
Chúng tôi sẽ dùng website hmongspirit.com để làm nơi vận động.
Xin mượn blog RFA, facebook và www.hmongspirit.com để mở đầu cho cuộc vận động nhân đạo cho đồng bào dân tộc Việt Nam kém may mắn.

cg.gif cg.gif cg.gif
Hải Cụt
July 22, 2011 at 7:47 AM

Phạm Hồng Sơn

Theo: Dân làm báo

“…Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.”

Thật bàng hoàng khi đọc lá đơn Khiếu nại của bà Dương Thị Tân gửi Cơ quan an ninh điều tra (thành phố Hồ Chí Minh) và Bộ Công an ngày 17/07/2011 được đưa lên mạng vào ngày 21/07/2011, trong đó có thông tin Trung tá Đặng Hồng Điệp cho biết “Anh Hải bị mất tay”. Nếu như thông tin đó là đúng thì đó có thể là nguyên nhân chính lý giải cho việc tại sao cơ quan công quyền lại phải giam giữ lén lút, che giấu mọi thông tin về anh Nguyễn Văn Hải suốt gần 09 tháng qua như thế. Nhưng thông tin anh Nguyễn Văn Hải “bị mất tay” vẫn chưa đủ, vẫn là kiểu mập mờ, rất thiếu minh bạch, khuất tất như trong đơn bà Tân yêu cầu phải cho biết rõ việc anh Nguyễn Văn Hải bị “mất tay ở đâu và trong trường hợp nào”. Và còn mức độ mất ra sao, mất đến cẳng tay hay đến cánh tay, một tay hay cả hai tay?
Như vậy sau hàng tháng trời đi lại, truy vấn ráo riết, không mệt mỏi, bà Dương Thị Tân, các con và những người yêu mến Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày cũng đã được biết chút ít về tình trạng của anh, nhưng lại là tình trạng thân thể anh không còn nguyên vẹn.
Lại thêm một đau xót nhỏ cho một đau xót lớn. Chắc đến khi những thỏa thuận giữa “đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam” Hồ Xuân Sơn với lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 25/06/2011 vừa qua được bạch hóa hay phải tiết lộ một phần nào đó sẽ còn làm cho con dân nước Việt bàng hoàng, đau xót hơn nhiều. Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.
Phạm Hồng Sơn
22/07/2011

cg.gif cg.gif cg.gif
Hải Cụt
July 22, 2011 at 7:47 AM

Phạm Hồng Sơn

Theo: Dân làm báo

“…Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.”

Thật bàng hoàng khi đọc lá đơn Khiếu nại của bà Dương Thị Tân gửi Cơ quan an ninh điều tra (thành phố Hồ Chí Minh) và Bộ Công an ngày 17/07/2011 được đưa lên mạng vào ngày 21/07/2011, trong đó có thông tin Trung tá Đặng Hồng Điệp cho biết “Anh Hải bị mất tay”. Nếu như thông tin đó là đúng thì đó có thể là nguyên nhân chính lý giải cho việc tại sao cơ quan công quyền lại phải giam giữ lén lút, che giấu mọi thông tin về anh Nguyễn Văn Hải suốt gần 09 tháng qua như thế. Nhưng thông tin anh Nguyễn Văn Hải “bị mất tay” vẫn chưa đủ, vẫn là kiểu mập mờ, rất thiếu minh bạch, khuất tất như trong đơn bà Tân yêu cầu phải cho biết rõ việc anh Nguyễn Văn Hải bị “mất tay ở đâu và trong trường hợp nào”. Và còn mức độ mất ra sao, mất đến cẳng tay hay đến cánh tay, một tay hay cả hai tay?
Như vậy sau hàng tháng trời đi lại, truy vấn ráo riết, không mệt mỏi, bà Dương Thị Tân, các con và những người yêu mến Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày cũng đã được biết chút ít về tình trạng của anh, nhưng lại là tình trạng thân thể anh không còn nguyên vẹn.
Lại thêm một đau xót nhỏ cho một đau xót lớn. Chắc đến khi những thỏa thuận giữa “đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam” Hồ Xuân Sơn với lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 25/06/2011 vừa qua được bạch hóa hay phải tiết lộ một phần nào đó sẽ còn làm cho con dân nước Việt bàng hoàng, đau xót hơn nhiều. Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.
Phạm Hồng Sơn
22/07/2011

cg.gif cg.gif cg.gif
Câu Hà, Quảng Nam : CA đập phá nhà dân, đánh người tàn bạo
July 22, 2011 at 7:40 AM
Theo: Danlambao

Video và hình ảnh các bạn đang xem đã được thực hiện bằng máu và nước mắt của những người dân Câu Hà (xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) trong nỗ lực bảo vệ đất đai, nhà cửa của mình vào hôm 19/07.
8h sáng ngày 18/07, chính quyền Quảng Nam cùng đủ các loại các bộ kéo đến yêu cầu cưỡng chế, đập phá nhà dân. Hàng trăm hộ dân Câu Hà tràn cả ra đường ngăn chặn, quyết liều chết bảo vệ tài sản của mình. Trước số đông nhân dân, phía chính quyền buộc phải ngừng tay.

5h sáng ngày 19/07, hàng trăm cảnh sát cơ động, mang theo xe ủi, xe vòi rồng, cùng các ban ngành cưỡng chế âm thầm tập trung lực lượng, rồi bất ngờ tràn vào thôn Câu Hà. Nhân dân trở tay không kịp. Một cuộc đập phá, được mô tả ” giống như là một cuộc tàn sát” đã diễn ra. Tiếng kêu la, than khóc thống thiết, tiếng đập phá, tiếng chửi bới thô tục vang lên : “Đập chết m. thằng này”…
Gần hai mươi nóc nhà phút chốc trở thành một đống gạch vụn trong nỗi tuyệt vọng của nhân dân. Hàng chục người dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Anh Nguyễn Văn Dung, gia đình có mẹ là liệt sỹ, bố là cựu chiến binh cả hai cuộc chiến, nay gia đình anh là một trong số những nạn nhân bị đập nhà. Trước cảnh ngôi nhà đang bị đập phá, anh cùng thân phụ đến nói chuyện với một viên CA, mong chờ một sự nương tay. Viên công an thô bạo chỉ vào bằng liệt sỹ gia đình anh rồi quát lớn “Thứ này chỉ là đồ bỏ, đánh chết thằng nầy”. Ngay lập tức, anh Dung bị đánh đập tàn nhẫn rồi bị áp giải về xã.

Hiện nay, hàng trăm hộ dân Câu Hà lâm vào cảnh mất trắng nhà cửa, sắp tới ước tính 390 căn nhà sẽ tiếp tục bị đập phá, đẩy người dân lâm vào hoàn cảnh khốn cùng.
Cán bộ hưởng lợi, dân mất trắng.
Theo tìm hiểu, đất khu vực thôn Câu Hà đã được quy hoạch treo từ năm 1997, thế nhưng sơ đồ quy hoạch thì không bao giờ được công bố. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều cán bộ địa phương cấu kết với những cò mồi lừa gạt bán đất để cho họ hưởng lợi.
Cụ thể, dưới bàn tay phù phép của cò đất, cùng sự hỗ trợ đắc lực của cán bộ địa phương, nhiều giấy tờ liên quan như biên lai thu thuế đất được ký vô tội vạ, cả hộ khẩu KT3 cũng được làm ra, trở thành cái bẫy để người dân mắc lừa. Sau đó, điện nước cũng bắt đầu được kéo đến.

Lúc người dân xây dựng nhà cửa thì không thấy cán bộ đến nói năng, đến khi hàng ngàn nóc nhà đã được xây dựng xong thì lại quay sang đòi đập phá. Điều đáng nói, trong số những ngôi nhà tại Câu Hà, có nhiều nhà của cán bộ địa phương cũng đã xây lên nhưng không bị cưỡng chế.
Người dân Câu Hà cho biết, họ chỉ mong có nơi ăn, chốn ở đàng hoàng. Hiện này, nhiều người phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, phải căng lều bạt sống đắp đổi qua ngày.
Sắp tới, sẽ có thêm nhiều đợt cưỡng chế khác, mà có cảnh báo cho biết, sẽ còn nhiều điều thương tâm khác xảy ra nếu như phía chính quyền vẫn cương quyết ra tay, không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân.

http://danlambaovn.blogspot.com/

cg.gif cg.gif cg.gif
Cái tát & cú đạp
July 22, 2011 at 7:34 AM
https://i0.wp.com/lh5.ggpht.com/-_WZG7Ssw11w/TihNVc4zzQI/AAAAAAAAAFU/B4Mg6lhmfFg/cai%252520tat%252520v%2525C3%2525A0%252520cu%252520dap%25255B5%25255D.jpg

Trương Duy Nhất

Theo: Blog Trương Duy Nhất

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Cái tát của cô gái dù chỉ là tát vào… mũ bảo hiểm cũng bị khởi tố, bị xem là hành vi phạm tội “chống người thi hành công vụ”, thì việc bắt khiêng như súc vật một thanh niên vô tội (thậm chí họ đang thể hiện lòng yêu nước), cùng cú đạp dã man kia có đáng bị lên án và khởi tố?

Một cô gái vung tay tát viên cảnh sát trong vụ giằng co vì lỗi giao thông. Cú tát vào… mũ bảo hiểm cảnh sát nên có đau thì đau chính tay người tát. Nhưng hành vi đó lập tức bị lên án (cũng đúng thôi), báo chí và cộng đồng mạng phê phán nghe cũng tợn. Thông tin trên báo nói cô gái sẽ bị công an khởi tố về “tội”: chống người thi hành công vụ!

Một thanh niên bị 4 người, trong đó 1 mặc thường phục và 3 trong sắc phục công an bắt khiêng lôi trên đường như súc vật. Trước khi bị ném lên xe bus, 4 chiến sĩ “thi hành công vụ” này vẫn giữ chặt tay chân chàng thanh niên như bắt lợn, để một người khác ngang nhiên co chân đạp dã man vào giữa mặt.

Người bị bắt giữ, khiêng lôi như súc vật và bị đạp dã man vào giữa mặt là một thanh niên đi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc gây hấn và xâm phạm biển đảo Việt Nam. Còn tác giả của cú đạp dã man kia theo thông tin tố cáo trên nhiều trang mạng là viên Đại úy đội phó an ninh Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Dư luận phẫn uất. Không chỉ trên các trang mạng trong nước mà nhiều hãng truyền thông thế giới cũng lên án hành động trấn áp dã man này.

Trong khi báo chí trong nước, không có bất cứ một dòng nào đưa tin hay tỏ thái độ. Công an Hà Nội và cả Bộ Công an cũng không nghe ai lên tiếng, khẳng định có đúng đó là một sĩ quan Công an và quan điểm, thái độ cũng như cách xử lý của lãnh đạo ngành Công an trước hành vi man rợ này ra sao?

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Cái tát của cô gái dù chỉ là tát vào… mũ bảo hiểm cũng bị khởi tố, bị xem là hành vi phạm tội “chống người thi hành công vụ”, thì việc bắt khiêng như súc vật một thanh niên vô tội (thậm chí họ đang thể hiện lòng yêu nước), cùng cú đạp dã man kia có đáng bị lên án và khởi tố?

Tôi biết, sự bình đẳng này nằm mơ cũng không thấy. Có thể (nếu không muốn nói là chắc chắn) hành vi bắt khiêng người vô tội như súc vật và cú đạp dã man vào mặt dân như thế sẽ chẳng bao giờ bị xem là “tội”.

Không kết tội được, nhưng hình ảnh người Công an nhân dân trong mắt dân (và cả dư luận thế giới nữa) sẽ thế nào sau những hành động trấn áp quá súc vật và dã man này?

Nhìn ở nghĩa đó, cú đạp súc vật kia như đang đạp vào chính uy danh của ngành Công an. Có thể chàng thanh niên dễ tính, biết nhẫn nhục và đầy lòng vị tha kia không đau. Nhưng chẳng lẽ ngành Công an không thấy đau trước cú đạp bất nhân này? Chẳng biết có ai đau không, nhưng thấy tất cả từ lãnh đạo Công an quận Hoàn Kiếm, Công an Hà Nội đến lãnh đạo Bộ Công an đều im lặng.

Chẳng biết có phải vì quá bức xúc nên cực đoan hay không, nhưng trong bài “Cú đạp dã man vào lòng yêu nước” tôi đã viết: Cú đạp dã man ấy đã đạp đứt tan chữ “nhân dân” trong cái tên của nó.
_______________
Bạn đọc bấm xem 2 đoạn video để dễ bề so sánh đối chiếu “tội” tát Công an và cú đạp dã man vào lòng yêu nước:

cg.gif cg.gif cg.gif
Một kỷ niệm buồn
July 22, 2011 at 7:25 AM

Tưởng Năng Tiến

Biết nhục không phải là điều đáng sợ, trái lại, khi nói về dân tộc mình, không hiểu sao tôi cứ rùng mình ghê sợ trước một thái độ hơn hớn tự đắc” – Hà Sĩ Phu
Ngày 05 tháng 4 năm 2011, trên blog Một Cửa Sổ Nhìn Ra Thế Giới, có bài viết “Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961” (“Soviet Union lied about 1961 Yuri Gagarin space mission”) của Andrew Osborn – Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ – toàn văn như sau:
“Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã nói dối về thành công của chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin (1934-1968) vào vũ trụ vào năm 1961 và che dấu sự kiện là ông đã nhảy dù xuống địa điểm cách nơi dự kiến hơn 200 dặm, một cuốn sách vừa được xuất bản tiết lộ như thế.”
“Liên Xô đã trình làng sứ mệnh lần đầu tiên đưa được người lên vũ trụ như là một đòn tuyên truyền quan trọng nhất trong thời kì chiến tranh lạnh, đã mô tả nó như là một thành tựu không một vết gợn của hệ tư tưởng cộng sản.”

“Nhưng một cuốn sách mới vừa được xuất bản trước lễ kỉ niệm lần thứ 50 chuyến bay nổi tiếng của Gagarin đã tiết lộ rằng các nhà khoa học đã hai lần tính sai địa điểm nơi ông nhảy dù, vì vậy mà không có ai đón tiếp ông khi ông chạm đất tại một nơi nằm cách Moskva 500 dặm về phía Nam.”

“Trong suốt nhiều năm ròng sách báo Liên Xô đều tuyên bố rằng Yuri Gagarin và bộ phận tiếp đất của tàu Vostok đã hạ cánh đúng địa điểm dự kiến”, tác phẩm 108 phút làm thay đổi thế giới viết như thế.”

“(Nhưng) thông tin này khác xa sự thật”, tác giả nói thêm, vì các nhà lập kế hoạch vũ trụ của Liên Xô dự định rằng ông sẽ hạ cánh cách đó 250 dặm nữa về phía Nam. Thế là không có ai đợi và tìm Yuri Gagarin ở đó. Vì vậy mà việc đầu tiên ông phải làm sau khi tiếp đất là tìm người và phương tiện thông tin để nói với cấp trên là ông đang ở đâu”.
“Liên Xô còn nói dối về cách tiếp đất, họ tuyên bố rằng ông ngồi trong khoang tiếp đất, nhưng thực ra là ông đã nhảy dù ra ngoài. Lí do để họ nói dối – cuốn sách viết – là để tránh qui định nghiêm ngặt, không cho họ chính thức đăng kí chuyến bay vào kỉ lục thế giới.”
“Cuốn sách, do nhà báo Nga tên là Anton Pervushin chấp bút, còn công bố một bức thư rất cảm động gửi cho gia đình của Gagarin ngay trước khi ông lên đường thực hiện nhiệm vụ, trong đó ông có nói đến sự hữu sinh hữu tử của chính mình và bảo vợ ‘chớ có chết vì buồn’ nếu ông không trở về.
Ông nói rằng ông hi vọng là họ sẽ không bao giờ phải đọc bức thư này.”
“Nhưng đôi khi người ta có thể trượt chân ngay trên đất bằng và gãy cổ”, ông viết. “Một cái gì đó cũng có thể xảy ra ở đấy. Nếu điều đó xảy ra thì anh xin em, Valyusha (tên thân mật của vợ ông), hãy đừng chết vì buồn. Dù thế nào thì cuộc sống cũng là cuộc sống và chẳng người nào có thể bảo đảm rằng ngày mai một chiếc ô tô không kết liễu cuộc đời của anh ta”. Có thể hiểu được vì sao ông lại viết bức thư từ biệt này. Năm 1957 các nhà khoa học Liên Xô đã đưa lên vũ trụ một con chó hoang tên là Laika, và chỉ sau vài giờ là nó đã chết vì nóng quá. Cuối cùng, vào năm 1968 bà vợ của Gagarin đã đọc bức thư đầy xúc động của chồng mình, đấy là sau khi ông chết trong một tai nạn hàng không đầy bí hiểm khi mới ở tuổi 34.”

Trời, tưởng gì chớ chết vì những tai nạn (“đầy bí hiểm”) là chuyện vẫn xẩy ra hàng ngày ở huyện, trong những xã hội cộng sản. Còn chuyện Yuri Gagarin vẫn ngồi trong khoang phi thuyền khi đụng đất, hay đã nhẩy dù – cách nơi dự tính 200, hay 2,000 dặm – đều là chuyện nhỏ.

Nó nhỏ lắm, nhỏ còn hơn con thỏ đối với những người cộng sản. Nói láo là nghề của họ. Họ đã từng dối trá cả hàng trăm ngàn chuyện tầy trời khác nữa, chớ sự sai lệch về khoảng cách chỗ phi hành gia nhẩy dù – so với nơi dự kiến – thì đâu có nhằm nhò gì (ba cái chuyện lẻ tẻ) để phải làm rầm rĩ, mấy cha.

Sự kiện chính là Yuri Gagarin – thực sự – đã bay vô vụ trụ, rồi an toàn trở về, mới là điều đáng kể, dù theo Gerard De Groot đây chỉ là một chuyến bay vô ích. Nó chỉ mang lại chút sĩ diện hảo cho Liên Xô (hồi đó) chớ không có tí gía trị thực dụng nào hết trơn hết trọi. Tác giả Dark Side of the Moon còn ví von một cách giễu cợt rằng:
“Chiến công của Gagarin chỉ là một màn trình diễn đẹp mắt, bắt chước những trò mạo hiểm theo kiểu ‘Sơn Đông mãi võ’ mà thôi” (Gerard De Groot. “Yuri Gagarin: Waste of space?” The Telegraph, March 28, 2011. Trans. Phạm Minh Ngọc).

Chi tiết duy nhất đáng nói, trong cuốn sách mà Anton Pervushin chấp bút (theo thiển ý) có lẽ là bức thư gửi lại cho gia đình của Gagarin, trước chuyến bay, với lời dặn dò vợ rằng “chớ chết vì buồn” nếu ông đi (luôn) vào vũ trụ không cùng!

Thiệt là cảm động, dù nghe có vẻ hơi bị tạch tạch sè và không được đúng đường lối chính sách gì cho lắm. So với đồng nghiệp thì phi hành gia Phạm Tuân của Việt Nam chấp hành nhiệm vụ nghiêm túc và bài bản hơn nhiều.

Trong chuyến du hành không gian vào ngày 23 tháng 7 năm 1980, ông không để lại nhật ký, hay thư từ (vớ vẩn) gì ráo cho bất cứ ai. Ông cũng không mang theo hình ảnh cha mẹ, vợ con hay anh chị em gì hết trơn hết trọi.

Hành trang lên đường của Phạm Tuân, do chính ông cho biết: “Tôi mang theo quốc kỳ, quốc huy, chân dung của bác Hồ, bản tuyên ngôn độc lập do bác viết, di chúc bác để lại, cùng với một túi đất của quảng truờng Ba Ðình (nơi xây lăng của Hồ Chí Minh) và nhiều phù hiệu nữa…” (Vietnam Marks Anniversary Of Giant Leap – BBC News).

Chớ vội kết luận rằng Phạm Tuân có (hơi) nhiều máu cải lương, hay thuộc loại người lẩm cẩm. Đi “quá giang” lên vũ trụ là chuyện (xưa nay) hiếm. Do đó, hành lý của đương sự lỉnh kỉnh hơn mức cần thiết là chuyện (phải) được thông cảm.

Phóng viên của Tuần Báo Tuổi Trẻ, Nguyễn Dũng Sĩ, còn cho biết thêm rằng ngoài chân dung bác Hồ – bữa đó – Phạm Tuân còn mang theo “một tấm ảnh của Tổng Bí Thư Lê Duẩn” nữa cơ.

Thiệt là quá đã, và… quá tải!

Tưởng tượng với chừng đó thứ của nợ (hoàn toàn vớ vẩn, và rất nặng phần trình diễn: đất cát, huy hiệu, huy chương, di chúc, tuyên ngôn độc lập, hình ảnh của qúi vị lãnh tụ kính yêu) mà ngày trở về Phạm Tuân cũng gặp “sự cố kỹ thuật” như Gararin – nhẩy dù cách nơi dự tính đến hơn 200 dặm – thì thiệt là lôi thôi lớn, lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm, đúng không?

May là Phạm Tuân đã trở về suôn sẻ, và được đón tiếp tưng bừng – theo như tường thuật của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 4 tháng 2 năm 2011:
“Giây phút trở về với mặt đất cũng là những giây phút hạnh phúc thiêng liêng. Ông và Gorbatco trở về trong vòng tay chào đón trìu mến của nhân dân Liên Xô. Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép đã gắn lên ngực ông Ngôi Sao Đỏ và danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lênin.
Ngày ông trở về Việt Nam, người dân đứng suốt dọc con đường từ sân bay Gia Lâm về Hà Nội với những bức ảnh chân dung Phạm Tuân, cờ hoa, biểu ngữ chào đón. Lúc đó ông thấy một cảm xúc xúc động đến nghẹt thở cứ dâng tràn trong lòng.”

Phạm Tuân và Gorbatco. Nguồn: CAND Online

Dù không có mặt ở Hà Nội – vào ngày lịch sử này – và dù đang sống dấm dúi ở một đầu đường hay xó chợ (nào đó) tận miền Nam xa xôi, nhà thơ Bùi Giáng cũng xúc cảm đến độ bật lên hai câu thơ bất hủ:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Ba mươi năm sau, sau ngày “anh bỗng nhẩy tưng lên trời,” TTXVN đi tin:
“Chiều 19/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức kỷ niệm lần thứ 30 ngày thực hiện thành công chuyến bay vũ trụ Việt-Xô (23/7/1980-23/7/2010). Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Bùi Đình Dĩnh nêu rõ chuyến bay chung thành công vào vũ trụ từ ngày 23 đến 31/7/1980 trên tàu Liên hợp-37 của Việt Nam và Liên Xô với sự tham gia trực tiếp của hai nhà du hành Phạm Tuân và Victor Gorbatko, đã trở thành sự kiện lịch sử đối với nhân dân Việt Nam.”

Tôi e rằng đối với phần lớn dân Việt Nam thì cái mà ông Đại sứ Bùi Đình Dĩnh mệnh danh là “sự kiện lịch sử” này, xem ra, chả là cái đinh gì cả – trong mọi lãnh vực. Vài chuyện tiếu lâm sau đây sẽ minh chứng điều đó.

Truớc hết là lãnh vực khoa học:
Từ phi thuyền buớc ra, với hai mu bàn tay sưng vù, Phạm Tuân vội vàng xin đi khám bệnh. Bác sĩ hỏi:
– Sao tay đồng chí có nhiều vết đỏ và vết bầm như vậy ?

– Em bị mấy thằng phi hành đoàn liên Xô chúng đánh vào tay liên tục…

– Sao lại thế ?

– Một phần cũng lỗi tại em. Tại em thấy cái gì cũng lạ, cũng muốn rờ thử cho biết nên chúng bực mình.”

Trong lãnh vực kinh tế, chuyến đi của Phạm Tuân cũng để lại nhiều giai thoại thú vị. Xin đơn cử một:

“Chuyến bay vào không gian lần thứ hai của Phạm Tuân được tổ chức không kém phần đình đám. Ðại diện tất cả các nuớc xã hội chủ nghĩa anh em đều đuợc mời đến chứng kiến. Chả may, có trục trặc kỹ thuật nên nên đã quá muời phút theo thời biểu mà phi thuyền vẫn cứ nằm im trên giàn phóng. Hốt hoảng, tất cả chuyên viên kỹ thuật cừ khôi nhất của khối cộng liền đuợc điều đến xem xét, tìm cách sửa chữa nhưng vô hiệu. Ngồi trên khán đài Lê Duẩn sốt ruột vẫy tay gọi Phạm Tuân lại gần, ghé tai nói nhỏ vài câu. Phạm Tuân chui trở vào vào phi thuyền. Không bao lâu, ông ta trở ra và buồn bã tuyên bố:
– Xong rồi!
Quả nhiên là xong thật. Phi thuyền bỗng phun khói lửa tùm lum rồi vọt lên không trung trong nháy mắt, trước sự ngạc nhiên và thán phục của đám đông. Với rất nhiều nghi ngại, Gorbachev quay sang Lê Duẩn:

– Tụi bay hay quá há ?

– Dạ, có hay ho mẹ gì đâu anh. Chả qua vì chúng em đói quá, thế thôi.

– Mày nói sao chớ? Rõ ràng là mày ‘bỏ nhỏ’ có vài câu là thằng Phạm Tuân nó sửa được cái phi thuyền, vụ này thì có mắc mớ gì đến chuyện đói với no?

– Chật…thì em chỉ nói với nó là cái cục ‘chip’ hay cục sắt gì đó mà nó gỡ ở đầu máy phi thuyền trong chuyến bay lần rồi tụi em đã mang đi dọ giá ở chợ trời Sài Gòn rồi. Không có ma nào nó thèm mua cả, nên thôi mang ráp lại cho nguời ta đi!”

Cuối cùng, về phương diện chính trị, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không có thêm được bao nhiêu “uy tín”– sau chuyến bay lịch sử của Phạm Tuân:

“Lần thứ ba, Phạm Tuân bay chung với một con khỉ. Chuyến bay đuợc trực tiếp truyền thanh và truyền hình cho mọi nguời xem về những hoạt động của phi hành đoàn. Khán thính giả được cho biết rằng khi nào cái nút đỏ nhấp nháy và những tín hiệu hoặc âm thanh từ cái máy đỏ phát ra là lúc con khỉ đang làm việc. Còn cái nút xanh và máy màu xanh thuộc về Phạm Tuân.
Từ sáng đến trưa nút đỏ nhấp nháy lia lịa, con khỉ làm việc túi bụi. Quá trưa, nút xanh mới bắt đầu chớp chớp nhẹ nhàng mấy cái. Có nguời chờ mãi nên sốt ruột lên tiếng:
– Bây giờ mới đến lượt đồng chí ấy đấy.
Ngay sau đó, có tiếng Phạm Tuân rè rè trên máy:
– Ðã đến giờ ăn trưa của khỉ. Chúng tôi xin tạm ngưng hoạt động trong giây lát.
Rồi đèn đỏ lại tiếp tục chớp nháy không ngừng. Mãi đến chiều, đèn xanh mới bật lên. Khán thính giả lại ngong ngóng chờ xem. Ðèn xanh chớp đúng ba cái thì có tiếng của Phạm Tuân:
– Ðã đến giờ ăn tối của khỉ. Xin cho thêm một ly nước và hai quả chuối nữa. Chúng tôi lại xin tạm ngưng hoạt động trong mười lăm phút.
Quá thất vọng, có nguời đã phải thốt lên:
– Thì ra nó đi làm bồi cho khỉ. Bố khỉ!”
Những mẩu chuyện cười (buồn) vừa được ghi lại không phải để cười chơi, cũng không phải để chọc ghẹo ai đâu mà chỉ để minh chứng một điều giản dị: “thái độ hơn hớn tự đắc” không phải là thuộc tính của dân tộc Việt, như bác Hà Sĩ Phu lo ngại, đó chỉ là “đặc tính” của một số ít người Việt (không được bình thường) mà thôi.

cg.gif cg.gif cg.gif
Việt Nam – lạm phát thứ 2, tăng trưởng thứ 16 thế giới
July 22, 2011 at 7:19 AM
Theo: Blog Trần Vinh Dự (VOA)

Theo thống kê của Trading Economics, Việt Nam hiện có tốc độ lạm phát cao thứ 2 thế giới sau Venezuela và có tốc độ tăng trưởng cao thứ 16 trên thế giới, sau một lọat các cỗ máy kinh tế quen thuộc như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia…

Với số liệu được cập nhật tới cuối tháng 06 năm nay, Trading Economics cung cấp thông tin chi tiết về quy mô GDP, lạm phát, lãi suất, thất nghiệp, tăng trưởng GDP, tỷ lệ nợ công trên GDP, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP… cho khoảng 80 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong danh sách này.

Xét về quy mô GDP, Trading Economics tính toán Việt Nam có khoảng US$90 tỷ GDP, xếp hàng thứ 59. Điều này có vẻ thấp hơn con số mà nhiều người vẫn nghĩ là US$104 tỷ GDP và xếp thứ 58. Có lẽ đây là tính toán của Trading Economics sau khi Việt Nam phá giá đồng VNĐ vào đầu năm nay.

Về tốc độ tăng của lạm phát, CPI cuối tháng 06 của năm nay so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 20,82%. Đây là con số cao thứ nhì trên thế giới sau mức 23,60% của Venezuela và cách rất xa mức thứ 3 của thế giới là 14,63% của Angola. Vì tăng trưởng CPI của Venezuela đang trên đà chậm lại đáng kể, nếu Việt Nam không tiếp tục kềm chế được đà tăng CPI từ nay tới cuối năm thì Việt Nam có thể vượt Venezuela để trở thành đứng đầu thế giới về lạm phát.

Nguồn: Trading Economics

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam chỉ đứng thứ 16 với mức tăng trưởng 5,67% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP ngoạn mục nhất do Singapore nắm giữ với con số 22,50%. Mặc dù tăng trưởng với hai con số như vậy, lạm phát ở Singapore chỉ có 4,5%. Trung Quốc giữ vị trí thứ 2 về tăng trưởng GDP với con số 9,5% trong khi lạm phát ở nước này đang ở mức 6,4%.

Trong nhiều năm qua, mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được coi là mục tiêu số một của Việt Nam. Trong số nhiều lý do dẫn tới điều này, có một lý do quan trọng là nó được coi là một chỉ số hàng đầu để đo năng lực của nhà nước. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, đặc biệt là từ sau quý 1, mục tiêu đó tạm thời bị đẩy xuống nhường chỗ cho ưu tiên ổn định vĩ mô. Nhà nước đã thực hiện thắt chặt tiền tệ và tài khóa nhằm ổn định lại giá trị của đồng tiền. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vì thế đã bị thấp hơn so với kế hoạch đề ra hồi cuối năm 2010.

Mặc dù cho tới nay Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định như lạm phát đã hạ bớt nhiệt, sức ép tỷ giá cũng giảm (mặc dù việc giảm này cũng có phần vì các biện pháp hành chính), lãi suất cũng đang trên đà hạ giảm. Tuy nhiên, chiếc nồi hơi kinh tế vĩ mô vẫn đang trong tình trạng chịu áp lực rất cao và nguy cơ bùng nổ vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

cg.gif cg.gif cg.gif
Xã hội học chiến tranh
July 22, 2011 at 7:15 AM

Ghi chép từ một công trình nghiên cứu xã hội học Nga
Theo blog Vương Trí Nhàn

Lời dẫn của Vương Trí Nhàn: Nếu đọc bài viết Bối cảnh lịch sử Việt nam giai đoạn 1558-1802 tập san Nghiên cứu Huế tập VII, NXB Thuận Hóa 2010, ở tr 93-95, người ta sẽ thấy nhà sử học Nguyễn Hữu Châu Phan cho biết:

“Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo biến hết dân làm binh”.

“Một tu viện trưởng là Choisy, đến Đàng Trong vào năm 1656 nhận xét: “Người Đàng Trong chỉ sống với chiến tranh.”

“Thích Đại Sán, một nhà sư Trung quốc cũng có mặt thời ấy thì ghi nhận là trong nước[ Đàng Trong], hay bàn việc võ bị, chẳng chuộng văn đức”.

“Ông này còn kể “hỏi chuyện biết rằng trong nước trăm thứ thợ đều do quân nhơn làm. Mỗi năm vào khoảng tháng ba tháng tư quân nhơn đi các làng, bắt dân từ 16 trở lên, những người thân thể cường tráng, đóng gông lại bằng một cái gông tre, hình như cái thang, nhưng hẹp hơn, để giải về phủ sung quân; vào quân đội rồi mỗi người bắt chuyên học một nghề… có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu… Những dân còn lại ở nhà toàn gầy yếu tàn tật chẳng có mấy người mạnh mẽ“.

Cả Đàng Ngoài thời ấy cũng được tổ chức để sẵn sàng chinh chiến. Nhiều tài liệu của các giáo sĩ phương Tây gọi các chúa Trịnh là các tướng quân, các đại nguyên súy…

Nhưng đó không phải là đặc điểm riêng của thế kỷ XVII – XVIII. Mà trên nét lớn, phải nhận là tình hình chung của dân mình xứ sở mình quốc gia mình kéo dài suốt cả trường kỳ lịch sử. Có cảm tưởng như trong quá khứ, trong phần lớn thời gian tồn tại, cộng đồng chúng ta sống như một đạo quân hơn là một xã hội bình thường. Hoặc đó là một xã hội quân sự hóa hơn là xã hội dân sự.

<p

7/22 DÂN LÀM BÁO

grayCorner-TL.gif cg.gif grayCorner-TR.gif
DÂN LÀM BÁO
cg.gif cg.gif cg.gif
Thư gửi ông Nguyễn Đức Nhanh, GĐ Công an Tp Hà Nội
July 19, 2011 at 11:11 PM
nguyenducnhanh-dapnguoi.jpg
"Bức ảnh bốn Công an “khiêng” một công dân trong cuộc biểu tình trên đã được nhiều hãng thông tấn Quốc tế truyền tin khắp thế giới. Công dân này bị “khiêng” đến một chiếc xe buýt và một nhân viên an ninh mặc thường phục trên xe buýt đã dùng chân đạp vào mặt, miệng công dân đó nhiều lần. Video Clip về cảnh này cũng được truyền khắp trên Internet. Việc đàn áp thô bạo này có phải là theo lệnh của lãnh đạo CATPHN không?. Nếu là hành vi tự ý của nhân viên an ninh, lãnh đạo CATPHN có xử lý gì đối với nhân viên này?…"

*

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ANDREW J. NATHAN – Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh

ANDREW J. NATHAN – Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh

Là một người sành điệu trong nghệ thuật ngoại giao tế nhị, Henry Kissinger tỏ ra rất khâm phục Trung Quốc (TQ) về nghệ thuật này. Tác phẩm mới của ông, được viết dưới dạng một cuốn lịch sử ngoại giao TQ, vẽ ra những khúc mắc chiến lược của TQ kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, trích dẫn khá nhiều các cuộc hội đàm của ông với một số lãnh đạo TQ. Nhưng thật ra, cuốn Bàn về Trung Quốc (On China) của Kissinger chẳng phải là một cuốn lịch sử mà cũng chẳng phải là một hồi ký.

Nước Mỹ mấy tuần qua – Số 12-2011

Nước Mỹ mấy tuần qua – Số 12-2011

Hiệu Minh Blog

Nước Mỹ mấy tuần qua bắt đầu bằng một tin về cậu bé 7 tuổi bang Utah dùng xe hơi của bố mẹ lái một đoạn đường khá dài. Hai “lãnh đạo” mải làm gì đó, “nhân dân” thấy xe nổ máy liền lái ra phố chơi. ‘ Tay lái khá vững, dù cậu phạm […]

KT – Nhiều doanh nghiệp thép sẽ phá sản

Phạm Tuyên

Theo: Tiền Phong

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái.

Từ hồi bài VN sẽ đi vào suy thoái quý 4, 2011 , Biên Tập Viên ở VN chỉ cần làm phóng sự là thấy nhan nhản khắp nơi những điều tôi nói trong bài viết đó ngày 05.07.2011 như bài viết này “Nhiều doanh nghiệp thép sẽ phá sản”.

Như tôi viết ở mấy bài trước, đầu tiên là vì lạm phát cao (do bất tài, tham nhũng của tập đoàn, ăn hại đái nát ) mà phải tăng lãi suất (đầu tháng 02.2011) để kỉm lạm phát. Hậu quả của 5 tháng lãi suất là sức mua của người dân yếu đi trong khi lạm phát vẫn còn trớn hướng tới (với Nguyễn tấn Dũng bơm 70 ngàn tỉ để cứu vây cánh, tay chân bên BĐS và TTCK càng làm lạm phát quay trở lại nhanh vì thông tin này tôi và các báo lề trái, lề phải đều lan tỏa trong dân gian rất nhanh, vì vậy tăng giá là điều không tránh khỏi vì tội tình gì thương lái thịt heo, nhà chăn nuôi (mày dành giựt tiền bơm ra thì tao cũng đang đói đây) phải hy sinh cho tay chân Nguyễn Tấn Dũng ở BĐS và TTCK).

Vì nếu ngày mai, Nguyễn tấn Dũng chỉ thị xuống lãi suất còn 8% thì 12 tháng sau, lạm phát sẽ là 50 hay 100%, kiềm chế lạm phát này sẽ là 10 năm và thịt heo sẽ là 400 ngàn/kg thay vì 160 ngàn/kg như bây giờ (chuyện thịt heo thì tôi quá rành)…Người nghèo lương 2 triệu/tháng thì sao ??? In thêm tiền àh ?? thì như Zimbabwe và sụp rất nhanh, sẽ đi về hướng bao cấp, ăn bo bo và tem phiếu như 1975 và sau đó…..Người dân VN có sẵn sàng ăn bo bo hay sẵn sàng lật đảng cộng sản ??? Một sự chọn lựa rất dễ mà rất khó.

Tôi để quyền chọn lựa này cho dân tộc tôi vì khi CS không còn, sẽ có rất nhiều chuyên gia người Việt hải ngoại với tâm và tầm sẽ về VN và nếu chánh phủ hậu công sản như tôi nghĩ là hoàn toàn không tham nhũng thì Tây phương sẽ viện trợ ngay 40 tỉ usd như họ đang viện trợ Ai cập sau khi lật đổ chế độ tham nhũng và độc tài Mulbarak (lần đầu tiên trong báo cáo nhân quyền tháng 04.2011 Mỹ kêu đích dang đảng cộng sản là độc tài và tham nhũng, chính vì vậy nên từ ngày 14.02.2011 đến bây giờ Mỹ không thèm cử Đại sứ qua VN nữa). Ai cập có 80 triệu dân, ngang ngữa với VN 86 triệu dân.

Dĩ nhiên lạm phát quay trở lại ngay khi có dòng tiền chảy vào. Như tôi đã nói vào đầu tháng 7, lạm phát sẽ trở lại và trở lại cao hơn và lâu hơn. Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ phải cao và kéo dài hơn, khoảng ít nhất 18 tháng, TTCK và BĐS dĩ nhiên là không chờ lâu như thế, những người ôm cổ phiếu theo tài chính đòn bẩy là phải xả hàng thôi vì không có ma nào dại mà thọc tay vào (vì tôi đã khuyên mọi người như thế).

Còn BĐS thì Nguyen Tan Dũng dự định cứu bồ nhóm tay chân lợi ích này lại bị “gậy ông đập lưng ông” rằng mặc dầu thanh khoản có, tiền nhà băng dồi dào nhưng viễn ảnh hạ lãi suất là 18 đến 24 tháng nên không ai dám mua BĐS (có lẻ vì đọc bài và nghe theo lời khuyên của tôi về ứng phó với suy thoái tại trang này, đánh CXN sẽ tìm thấy).

Và dĩ nhiên suy thoái sẽ tiến đến vào đầu quý 4 (tôi đã thấy rất nhiều dấu hiệu tương tự như 5 lần suy thoái mà tôi thấy ở Úc rồi, tôi sẽ đưa bằng chứng lần lượt, hãy đón đọc những bài của tôi, bạn sẽ học được rất nhiều để nhìn ra suy thoái). Suy thoái sẽ kéo dài 18 tháng tới 24 tháng và hy vọng là Đảng cộng sản sẽ sụp vì chính phủ mới sẽ dùng tài năng, tâm và tầm dự báo hữu hiệu mà hướng nền kinh tế này thoát ra khỏi suy thoái nhanh chóng, xin đừng hỏi tôi bằng cách nào, hỏi tôi khi tôi sắp về VN nhận chức mới, lúc đó tôi sẽ trả lời. Một thầy thuốc biết chẩn bệnh và có đủ tiền mua thuốc thì bệnh nhân sẽ khỏi, hãy đọc những dự báo của tôi 3 năm về trước tại đây.

Lỗi của ai vậy ??? Lỗi ban đầu có lạm phát là do bất tài, tham nhũng và ăn hại đái nát. Khi biết lạm phát cao, nghị quyết 11 kìm hãm lạm phát nghe xôm lắm, mới được từ tháng 2 đến tháng 5 là nhóm lợi ích, phe cánh đại gia bất động sản và chứng khoán than ầm lên, NHNN bơm 70 ngàn tỉ qua tái cấp vốn, lạm phát trở lại ngay sau khi giảm mức tăng tháng 6.

Hậu quả là một lần nữa, NTD nới lõng chính sách tiền tệ vì lợi ích nhóm thay vì vững tay chèo siết chặt để lạm phát giảm nhanh cho 86 triệu dân tộc của tôi. Suy thoái năm 1981 của Úc, giảm lạm phát từ 12% còn 3% cần 18 đến 24 tháng. vậy thì suy thoái đầu quý 4 (đã có rất nhiều tín hiệu cho thấy suy thoái đã bắt đầu) sẽ ít nhất 18 tháng, sau 18 tháng nếu lạm phát xuống còn 10% là chúng ta nên mừng, còn nếu muốn xuống 2 hay 3% như những quốc gia hội nhập của chúng ta thì 4 hay 5 năm là chuyện thường. Hãy tưởng tượng sống trong cảnh bảo giá này 4 hay 5 năm.

Dân nghèo VN không có bè phái, tay chân của ĐCS nên phải chịu tất cả thiệt thòi chống lại lạm phát bằng chính nỗ lực của họ, còn đại gia địa ốc thì sẽ được cứu vớt bởi Nguyễn tấn Dũng và đồng bọn.

TIME FOR A CHANGE

Châu Xuân Nguyễn

———————

14:00 | 19/07/2011

Đầu tư theo phong trào:

Nhiều doanh nghiệp thép sẽ phá sản

TP – Hiện một số doanh nghiệp ngành thép đang phải trả giá do phớt lờ những lời cảnh báo từ trước đó.

Nhiều doanh nghiệp thép đang phải trả giá Ảnh: Hồng Vĩnh
Nhiều doanh nghiệp thép đang phải trả giá. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Tồn kho 500.000 tấn

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường cho biết, sau khi có Nghị quyết 11, lượng thép tiêu thụ giảm rõ rệt nhất là vào tháng 4, 5 và 6. Hàng loạt doanh nghiệp ngành thép đang điêu đứng vì hàng tồn kho cao và kinh doanh khó khăn. Hầu hết các nhà máy thép hiện nay chỉ chạy khoảng 60% công suất thiết kế. Đến nay, lượng thép tồn kho của các doanh nghiệp vào khoảng gần 500.000 tấn.

Với mỗi tấn thép tồn kho, mỗi tháng, doanh nghiệp phải trả lãi ngân hàng từ 300.000 – 400.000 nghìn đồng. Như vậy, chỉ riêng với số thép tồn kho này, các doanh nghiệp thép sẽ phải trả lãi cho ngân hàng khoảng gần 150 tỷ đồng/tháng.

Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thép Pomina (POM), lợi nhuận đạt được chủ yếu đến từ việc kinh doanh trong các tháng đầu năm. Trong 2 tháng trở lại đây, do nhu cầu thép sụt giảm mạnh nên công ty phải cắt giảm sản lượng còn 50% công suất nhà máy.

Tình hình kinh doanh khó khăn cũng được Công ty cổ phần tập đoàn thép Tiến Lên (mã chứng khoán TLC) giải trình khá rõ trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, chỉ trong quý I-2011, chi phí tài chính của TLC lên tới trên 68,3 tỷ đồng, tăng hơn 40 tỷ so với cùng kỳ năm trước.

Nợ / tổng tài sản khá lớn

Cũng theo ông Cường và một số chuyên gia ngành thép, đây là thời điểm các doanh nghiệp nhỏ phải trả giá cho việc đầu tư không bài bản, đầu tư theo phong trào, phớt lờ các cảnh báo của cơ quan chức năng cách đây một vài năm.

Thống kê cho thấy, có tới gần 30% doanh nghiệp ngành thép đang sử dụng công nghệ lạc hậu, khoảng hơn 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ở mức trung bình, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến. Điều đáng nói, các doanh nghiệp sản xuất thép đầu tư vào các loại công nghệ cũ này tập trung khá nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng. Cá biệt ở Thanh Hóa có doanh nghiệp đầu tư lò sản xuất thép chỉ ở mức 50 m3.

Đại diện Hiệp hội Thép dự báo từ năm 2012 có doanh nghiệp ngành thép sẽ phải trả giá, thậm chí là phá sản. “Trong thời gian tới mức thuế suất chung của khu vực sẽ về bằng 0. Khi đó những doanh nghiệp ngốn nhiều năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, chất lượng sản phẩm không tốt thì sẽ phải đóng cửa.

Tôi biết hiện có một doanh nghiệp sản xuất thép tại Hải Phòng do vay vốn ngân hàng quá nhiều, hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên bị ngân hàng kiểm soát hết vốn. Toàn bộ hoạt động mua, bán phôi, thép của doanh nghiệp này đang bị ngân hàng kiểm soát rất chặt” – Ông Cường cho biết.

Một chuyên gia ngành thép khác cũng cho biết, do đặc thù của ngành là nhu cầu vốn lưu động lớn nên hiện các doanh nghiệp trong ngành thường duy trì tỷ lệ nợ/tổng tài sản ở mức khá lớn (từ 51% đến 79%). Với thị trường cung vượt cầu, chỉ tính riêng phải xử lý việc tiết giảm chi phí đội do sử dụng công nghệ lạc hậu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc) cũng đủ khiến các doanh nghiệp phải đau đầu.

Phạm Tuyên

Cuộc họp về Biển Đông của các nước ASEAN có thực sự đạt kết quả?

RFA

INDONESIA-ASEAN-ARF-DIPLOMACY
Ông Phạm Quang Vinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Lưu Chấn Dân. AFP

Vòng thảo luận cấp cao về tình hình Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi tên là Biển Đông, diễn ra tại Bali, Indonesia sáng nay với sự hiện diện của viên chức đại biểu ASEAN và Trung Quốc.

Theo bản tin của AFP, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và Trung Quốc đều tỏ ý tin tưởng cuộc họp đạt nhiều tiến bộ đáng kể thì giới ngoại giao tỏ ra dè dặt khi bình luận về điều này.

Sự hợp tác hiếm thấy của Trung Quốc

Đại diện Việt Nam tại cuộc họp, ông Phạm Quang Vinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, điều hợp viên cuộc họp cùng đại diện nước chủ nhà Indonesia. Đại diện phía Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân.

Theo lời ông Phạm Quang Vinh, cuộc họp mang lại kết quả tốt trong tinh thần xây dựng và đối thoại hữu nghị.

Điểm đáng nói tại cuộc họp ở Bali là sau gần một thập niên với những cuộc thảo luận kéo dài, lần này ASEAN và Trung Quốc loan báo đồng ý về một văn bản hướng dẫn thực hiện những hoạt động và dự án hỗn hợp trên vùng biển và những vùng đảo mà các bên tranh chấp chủ quyền lâu nay.

Mặc dù đạt thoả thuận sơ bộ về văn bản hướng mà Trung Quốc gọi là sự hợp tác hiếm thấy, ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa nhất trí đạt tới một sự đồng thuận rõ ràng về việc quốc gia nào nắm chủ quyền trên khu vực biển được gọi là lãnh hải của mình.

Một mặt văn bản đồng thuận được công bố trong tinh thần lạc quan, mặt khác thì các nhà ngoại giao, với sự thận trọng cố hữu, cho rằng vẫn còn nhiều điểm dị biệt liên quan đến Biển Đông chưa được giải quyết rốt ráo, điển hình như quan điểm của Trung Quốc nhất mực cho rằng Bắc Kinh có toàn quyền trên vùng biển này.

clip_image002

Các vùng biển theo luật biển quốc tế. RFA file

Mặc dù đạt thoả thuận sơ bộ về văn bản hướng dẫn mà Trung Quốc gọi là sự hợp tác hiếm thấy, ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa nhất trí đạt tới một sự đồng thuận rõ ràng về việc quốc gia nào nắm chủ quyền trên khu vực biển được gọi là lãnh hải của mình.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, tuyên bố Philippines sẽ nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp để phân định cụ thể và dứt khoát chủ quyền từng quốc gia trên vùng Biển Đông.
Ông nhấn mạnh Philippines bắt buộc phải chọn lựa cách phân xử dựa căn bản trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS vì điều này không cần phải có sự chấp thuận của phía tranh chấp.

Được biết vào ngày mai dự thảo văn bản hướng dẫn qui tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ được trình và phê duyệt lần chót giữa các quan chức ngoại giao các quốc gia ASEAN cũng như Trung Quốc.

Philippines bắt buộc phải chọn lựa cách phân xử dựa căn bản trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS vì điều này không cần phải có sự chấp thuận của phía tranh chấp.

Ông Albert Del Rosario

Các nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan đều khẳng định vùng chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong lúc Trung Quốc vẫn lên tiếng giành phần chủ quyền rộng lớn nhất trên khu vực biển với các thềm lục địa chồng lấn lên nhau.

Lên tiếng bên lề hội nghị cấp cao ở Bali, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc, nói rằng văn bản hướng dẫn qui tắc ứng xử trên Biển Đông, gọi tắt là DOC, đạt được tại cuộc họp là một tài liệu quan trọng chứng tỏ tinh thần hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN.

Tình hình phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây, phát xuất từ những hành động lấn lướt ngang nhiên của Trung Quốc, vẫn là trung tâm điểm mối quan ngại của ASEAN và thế giới. Đây cũng là trung tâm điểm của cuộc họp Biển Đông ở Bali.

Nguồn: rfa.org

–––––––––––––––––––––––––––

ASEAN đoàn kết đối diện Bắc Kinh

Việt-Long- RFA

Sự kiện quốc tế được công luận thế giới, nhất là người Việt Nam, chú ý nhất trong tuần này phải là diễn tiến và kết quả vừa đạt được nhân Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao khối ASEAN nhóm họp từ hôm thứ ba.

clip_image003

Các viên chức dự Hội nghị ASEAN+3 tại Bali. AFP photo

Một thành tựu biểu kiến

Trước hết là diễn tiến của Hội nghị của ASEAN khai mạc tại Bali, Indonesia, ngày hôm qua, nghị trình bao hàm vụ tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và tình hình an ninh nơi đó. Nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay là Indonesia chủ tọa hội nghị. Tổng thống Susilo Bambang Yudhodyono trong diễn văn khai mạc đã phê bình ASEAN quá chậm chạp trong việc hình thành một văn bản hướng dẫn thi hành bản tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông, liên quan đến khối ASEAN và Trung Quốc. Tình trạng trì trệ này đã được nói đến từ khá lâu, vì bản Tuyên bố về ứng xử đã được khối ASEAN cùng Trung Quốc ký kết từ năm 2002, tức là gần 10 năm trước, mà đến nay vẫn chưa có được bản hướng dẫn thi hành. Sang ngày hôm nay thì các viên chức ngoại giao của khối ASEAN và Trung Quốc, đã công bố đạt được kết quả khả quan hướng tới việc giải quyết mối tranh chấp, một kết quả mà nhiều người không thấy có gì đáng gọi là khả quan.

Tổng thư ký khối ASEAN Surin Pitsuwản gọi đó là một bước đột phá, trong khi Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Quang Vinh cũng nói hai phía đã thảo luận và đối thoại với tính cách xây dựng và có hiệu quả mới đạt được thành tựu đó. Trung Quốc cao giọng hoan nghênh và ca ngợi ASEAN.

Nhưng coi đó là thành tựu thì cũng khó gọi là có ý nghĩa. Khối ASEAN nóng lòng nhắm tới một bản Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông, là một bước tiến cụ thể so với bản tuyên bố về ứng xử đã được các bên ký kết.

Bản quy tắc gọi là Code of Conduct, tức COC, có tính cách ràng buộc về pháp lý, trong khi bản tuyên bố, hay Declaration of Conduct, tức là DOC, chỉ là lời kêu gọi hành động ôn hòa thôi, không có sự ràng buộc nào hết. Và hôm nay ASEAN và Trung Quốc chỉ đồng thuận về một văn bản gọi là Dự thảo các biện pháp hướng dẫn hành động hợp tác trên biển Đông, tức là Văn bản hướng dẫn thi hành bản Tuyên bố về ứng xử. Như vậy là chưa vượt qua khỏi bản Tuyên bố đó, nói gì tới Bản Quy tắc về ứng xử.

Quả thật thế. Trong chỗ riêng tư, theo như các hãng thông tấn quốc tế tường trình, thì các quan chức ngoại giao của một số nước ASEAN, không muốn nêu tên, cho biết họ đã phải sửa chữa cả cái bản hướng dẫn này cho nhẹ bớt đối với Trung Quốc, để có thể đạt đồng thuận như vậy. Cho nên Trung Quốc tất nhiên phải hoan nghênh sự trì trệ tiếp tục đó, vì có lợi cho Trung Quốc. Trưởng đoàn của Trung Quốc, là phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân, nói kết quả này là một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

clip_image004

Bản đồ quần đảo Trường Sa – Wikipedia photo

Một sự kiện nữa có thể nói lên sự vô nghĩa của cái gọi là thành tựu đó, là việc Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario tuyên bố thẳng thừng rằng “Văn bản hướng dẫn thực hiện bản tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông” cũng chỉ là “vật không có răng”, chẳng được việc gì. Ông nói: ASEAN muốn tiến tới bản Quy tắc về ứng xử có sự ràng buộc pháp lý, nhưng Trung Quốc thì chỉ đòi sở hữu toàn bộ Biển Đông mà thôi. Và cùng ngày, các nhà lập pháp Philippines vẫn bay đi thăm đảo Pagasa, là tên Philippines đặt cho nơi mà Việt Nam vẫn gọi là bãi Thị Tứ từ xưa đến nay. Philippines tỏ ra thách thức lời phản đối của Trung Quốc, khi Bắc Kinh coi đó là sự xâm phạm chủ quyền của họ ở Trường Sa.

Bốn dân biểu Philippines được các thủy thủ tàu ngầm, tàu chiến của Philippines và lực lượng đồn trú vài chục người trên đảo tiếp đón trong cuộc thăm viếng một ngày. Thị Tứ hay Thitu Aba là nơi quân đội Philippines phòng thủ kiên cố nhất, có đường bay kéo dài ra bãi biển.

Vị Ngoại trưởng Philippines cho biết thêm là sau khi Bắc Kinh từ chối cùng Philippines ra Tòa quốc tế về Luật biển, Manila phải nhờ Liên Hiệp Quốc phân xử giữa hai nước vấn đề nước nào có chủ quyền ở phần nào trên Biển Đông.

Nhưng vẫn là xoay chiều

Có dư luận trên trường quốc tế cho đó là một bước lùi trong lập trường giải quyết đa phương của Philippines. Tuy nhiên xét kỹ thì Philippines không lùi bước. Vì không thể đạt được kết quả trong đề nghị cùng ra Tòa quốc tế nên Manila liền đưa ra biện pháp thay thế như vậy. Đó là biện pháp thứ nhì nằm trong quy định của Luật biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS. Giới quan sát có thể nói Philippines đã chuyển từ giải pháp đa phương sang giải pháp song phương theo ý Trung Quốc, nhưng thật ra biện pháp thay thế này cũng có sự liên can của Liên Hiệp Quốc, hẳn nhiên là Tòa Luật biển phải can dự, thì cũng gần như việc cùng nhau ra tòa UNCLOS mà thôi. Xét như vậy, người ta thấy Philippines có lập trường cứng rắn và rõ ràng hơn, lại năng động hơn Việt Nam là nước bị áp lực và lấn áp nhiều hơn.

Thêm nữa, nói tới song phương với đa phương, có lẽ người ta phải nhìn thấy là Hội nghị Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN, gọi tắt là ARF, sắp tới tại Indonesia, sẽ là một sự xác định rằng khối ASEAN quay lưng với giải pháp song phương giữa từng nước với Trung Quốc như Bắc Kinh đòi hỏi và áp lực, và rõ ràng ASEAN đã trở thành một khối đối ứng với Trung Quốc ở bên kia cán cân.

Trên chiều hướng đó, diễn đàn ARF kỳ thứ 18 này sẽ mang chủ đề Biển Đông, không phải như kỳ thứ 17 tại Việt Nam là lúc chỉ có một mình Philippines nói ra. Việt Nam là nước chủ nhà và Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm ngoái đã không nói thẳng tới vấn đề Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ thì lại mạnh mẽ xác định quyền lợi của họ trong việc tự do hàng hải ở Biển Đông. Năm nay thì ngay từ những phiên họp của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN ta cũng thấy khối này đã hành xử như một khối, một pháp nhân, đối trọng với Trung Quốc.

Và nếu nhìn trên khía cạnh kết hợp cho vững chắc để đối phó với Bắc Kinh hay chia rẽ để Trung Quốc bẻ đũa từng chiếc, thì việc đạt đến thỏa thuận mới đây về dự thảo “văn bản hướng dẫn thi hành bản tuyên bố ứng xử trên Biển Đông” đã là một thành tựu về sự đoàn kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, dù rằng về mặt đối sách với Trung Quốc thì thành tựu đó chưa có bao nhiêu ý nghĩa. Tuy nhiên có đạt được bước đầu khiêm tốn thì mới có hy vọng về sau.

V. – L.

Nguồn: rfa.org

Ảnh hưởng bản Kiến nghị của các nhân sĩ với Quốc hội khóa 13

Gia Minh, Biên tập viên RFA

Vào ngày 21 tháng 7, Quốc hội Khóa 13 khai mạc kỳ họp đầu tiên. Chừng 10 hôm trước, các nhân sĩ trí thức Việt Nam ký một bản Kiến nghị gửi Quốc hội, và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về ‘bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’.

clip_image001

Các bậc nhân sĩ trí thức biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông. Source ABS

Vậy phản hồi đối với bản kiến nghị đó ra sao từ phía Đại biểu quốc hội cũng như dư luận, và kỳ vọng đối với kỳ họp sắp tới là gì?

Biển Đông sẽ được đưa ra trong kỳ họp đầu tiên?

Bản kiến nghị mới nhất của giới nhân sĩ trí thức ký ngày 10 tháng 7 vừa qua, ngoài địa chỉ là Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, còn được công khai trên nhiều trang mạng để kêu gọi mọi người cùng tham gia ký tên vào.

Qua các phương tiện như Internet, Facebook, Twitter…, bản Kiến nghị được khá nhiều người biết đến. Nhận định của những người từng đọc được bản Kiến nghị đó đều cho rằng những vấn đề nêu ra nói lên được quan tâm của nhiều người.

Một cựu Đại biểu quốc hội là ông Nguyễn Ngọc Trân cũng thừa nhận có đọc được kiến nghị đó:

Tôi cũng đọc được thông tin đó. Anh cũng biết là Quốc hội sẽ có một phiên để nghe trình bày về vấn đề Biển Đông.

Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho ‘cái chung’ mà thôi.

Đại biểu Dương Trung Quốc

Ông Dương Trung Quốc, một Đại biểu quốc hội khóa cũ và nay tiếp tục tham gia khóa 13, nói lên nhận xét của ông đối với bản kiến nghị vừa rồi:

Tôi có biết Kiến nghị đó trên mạng; có nhiều mạng đăng tải rồi. Tôi nghĩ kiến nghị của người dân cần được coi trọng vì nó liên quan đến những vấn đề trọng đại. Có thể có cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề giữa chính quyền và người dân; nhưng càng minh bạch làm cho người dân thông suốt, chỉ có lợi cho ‘cái chung’ mà thôi. Chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội này theo tôi được biết ngoài những vấn đề của một kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ, cũng có thông báo đặt vấn đề về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, qua đó có thể thông báo những thông tin mà người dân cần được biết.

clip_image002

Chữ ký các nhân sĩ trên bản Kiến nghị gởi Quốc hội. RFA screen capture

Bản Kiến nghị ‘về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay’ nêu rõ thực trạng đất nước hiện nay trước hiểm họa xâm lược của phía Trung Quốc, đồng thời chỉ rõ những khó khăn và mối nguy lớn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội; thậm chí còn chỉ ra những bất cập của chế độ chính trị gây cản trở cho sự phát triển đất nước…

tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia sẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà nước thấy cần có sự chia sẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…

Đại biểu Dương Trung Quốc

Trước tình trạng đáng ngại đó, những vị nhân sĩ trí thức đưa ra năm biện pháp cần thực hiện đó là phải minh bạch cho toàn dân biết thực trạng quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, trình bày rõ tình trạng của đất nước hiện nay, thực hiện đầy đủ những quyền tự do, dân chủ của người dân được qui định trong hiến pháp, kêu gọi hòa giải, hòa hợp đoàn kết dân tộc, và Đảng Cộng sản cầm quyền phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc, và dân chủ để đẩy mạnh cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của đất nước…

Về việc thực thi những biện pháp mà giới nhân sĩ trí thức kiến nghị với Quốc hội, thì Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết:

Những vấn đề nêu ra theo tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước có thể có những thông tin đầy đủ để chia sẻ; có những vấn đề có thể đáp ứng được ngay; có những vấn đề Nhà nước thấy cần có sự chia sẻ với người dân. Còn vấn đề cụ thể phải xem kết quả thế nào đã…

Văn bản pháp luật không minh bạch, thiếu cụ thể

Ngoài ra ông Dương Trung Quốc cũng nói đến việc chống tham nhũng và thực hiện công tác làm luật của Quốc hội khóa mới mà ông tham gia:

Tôi nghĩ vấn đề đó là ‘thường xuyên, thường trực’, và đó cũng là vấn đề không phải chỉ riêng của Việt Nam. Đó là một quá trình đấu tranh lâu dài; và để có cơ chế, khả năng giám sát chống lại tình trạng tham nhũng hiện tồn tại. Cũng như những lần trước, các ý kiến sẽ nêu lên, đề cập đến những vấn đề liên quan luật pháp, bộ máy hành pháp, và đặc biệt khả năng giám sát của các cơ quan dân cử.

Làm luật có hai vấn đề: nội dung các văn bản pháp luật rõ ràng vì hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện, và chất lượng soạn thảo chưa cao nên ‘đời sống của các luật’ không lâu. Ví dụ một vấn đề khá bức xúc trong các kỳ họp liên quan đến Luật biển, quá trình chuẩn bị kéo quá dài.

Trong phiên họp thường vụ lần rồi theo tôi biết cũng sẽ có đưa Luật biển để thông qua. Còn phương thức làm luật có vấn đề liên quan chất lượng. Đây là quá trình lâu dài. Trong quá trình tham gia Quốc hội tôi thấy có thay đổi, dù chưa đáp ứng nhu cầu chung. Cần quá trình. Quốc hội nào cũng đều mong muốn luật được làm tốt hơn, năng lực tốt hơn liên quan đến chất lượng, kỹ năng của các Đại biểu, qui trình thực hiện. Ngoài giữa việc làm luật và thi hành luật còn có khoảng cách.

clip_image003

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi trong quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ. Source blog CHHV

các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khoản còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành,… gây ra nhiều lúng túng khi xử lý

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân, trong bài viết đăng trên Tuần Việt Nam hôm ngày 15 tháng 7 viết, xin trích nguyên văn:

“Các cuộc giám sát của Quốc hội các khóa trước cho thấy điểm yếu nổi bật và chung nhất là các văn bản pháp luật của chúng ta thiếu ổn định, các luật còn chưa đủ cụ thể, nhiều điều khoản còn nhiều cách diễn giải khác nhau, nhiều nội dung chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Sự thiếu cụ thể của luật và có nhiều cách diễn giải đã tạo ra trên thực tế sự thiếu thống nhất giữa các ngành, các địa phương, là khe hở đồng thời gây ra nhiều lúng túng khi xử lý”.

Trong khi đó một người dân tỏ ra không mấy tin tưởng vào kỳ họp Quốc hội sắp tới với những lý do sau:

Dân bây giờ nhận thức được rằng bầu cử là một trò hề. Thú thật chúng tôi muốn tin vào Nhà nước, lãnh đạo, những người còn có tâm huyết với đất nước. Nhưng sự thật trong cuộc sống hằng ngày đặt chúng tôi vào trạng thái nghi ngờ.

Tôi có theo dõi những buổi họp Quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật ‘dám nói’ sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân… khi họ muốn ứng cử vào Quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…

Người dân

Tôi có theo dõi những buổi họp Quốc hội trước đây; nhưng những nhân vật ‘dám nói’ sau đó họ đi đâu mất. Hãy nhìn trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân… khi họ muốn ứng cử vào Quốc hội để có tiếng nói đại diện cho dân, thì Nhà nước này tìm mọi cách để không cho họ nói…

Tác giả Đào Tuấn, trên trang blog Dân Luận có bài viết với tựa ‘Lá gan nghị sĩ’, trong đó ông nêu ra một số câu hỏi lớn hiện nay tại Việt Nam là tình hình lạm phát và Biển Đông, mà ông cho rằng tùy thuộc vào ‘lá gan’ của các vị Đại biểu Quốc hội có dám thẳng thắn nêu ra để mổ xẻ hay không.

Quốc hội khóa 12 đã có nhiều tiếng nói được cho là khẳng khái tại diễn đàn như Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Nguyễn Đình Xuân…; trong khóa này họ không còn tham gia nữa; liệu không biết Quốc hội khóa 13 sẽ lại vang lên nhiều tiếng nói đúng lòng dân như vừa qua hay không, đang là thắc mắc của nhiều người trước ngày khai mạc quốc hội khóa 13 này.

G.M.

Nguồn: rfa.org

Một cảm nhận về Việt Nam và Trung Quốc nhìn từ Singapore

clip_image001
Khách sạn Marina Bay Sands, mới xây tại Singapore, ảnh của tác giả

Lá thư hè Singapore

Nguyễn Xuân Xanh

Tháng 7, 2011

Thưa các Anh Chị,

Đầu tháng 7 vừa qua tôi (và gia đình) vừa đi chơi ở Singapore một tuần, nhân con chúng tôi nghỉ hè. Đây là lần đến thăm Singapore sau hơn 10 năm. Chúng tôi được gặp các anh Vũ Minh Khương và Giáp Văn Dương tại nhà riêng trong một buổi cơm tối và trò chuyện thân mật. Những ngày còn lại cả gia đình đi “ta bà” để tham quan, đi đến rã cả chân. Singapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao TQ như thế mà VN không như thế, câu hỏi quan trọng mà các Anh Chị trên diễn đàn Humboldt đang thảo luận.

Chắc nhiều Anh Chị ít nhiều đã đến Singapore. Một người bạn tôi từ Canada bảo những năm đầu 80 anh ấy đến Singapore vì công việc, mỗi lần đến đó thì tâm hồn “tan nát” khi nghĩ đến hoàn cảnh Việt Nam. Singapore chỉ cách Sài gòn 1,45 giờ bay, giống như Hà Nội. Thế mà sao sự khác biệt lại kinh khủng thế?

Ai xây thành phố nhà nước này? Singapore có nhiều chủng tộc, chủ yếu Hoa, Malay và Ấn. Nhưng cả thành phố không hề có vẻ Châu Á chút nào, mà nó “Tây” một trăm phần trăm, trừ những khu Tàu, khu Ấn nhỏ truyền thống vẫn còn tiếp tục hoạt động.

Cái cảm giá đầu tiên là đường phố rất rộng, mật độ đường phố rất lớn, trong khi diện tích của đảo quốc rất nhỏ, chỉ 694 km2, xe cộ chạy liên tục không kẹt lúc nào (có lẽ cũng kẹt đôi chút vào những giờ cao điểm), rất thông thoáng, không hề nghe tiếng còi xe inh tai như ở VN.

Trong khi đó TP HCM có diện tích 2.095 km2, gấp hơn 3 lần Singapore, đường xá lại rất chật hẹp, mật độ đường lại quá nhỏ.

Ô tô ở Singapore chạy vù vù như mắc cửi, giống như trong roller coaster, rất nhanh, đến 80 dặm/ giờ trong trung tâm, 100 dặm [1 dặm = 1,6 km] ngoài trung tâm. Ai chưa quen tốc độ sẽ sợ hãi; nhưng một hồi rồi thấy mọi người đều lái rất đúng luật, chính xác và an toàn. Hệ thống đường giao thông của Singapore là 3D, trong khi hệ thống đường giao thông ở VN chỉ là 2D, hay bị tắc nghẽn nặng nề vào những giờ cao điểm.

Tôi cho ai thiết kế hệ thống đường giao thông của Singapore là rất thông minh, và không phải dễ thiết kế được hệ thống đường xá như thế. Hệ thống đường giao thông giống như hệ thống các mạch máu chằng chịt lan tỏa khắp nơi để đưa máu nhanh chóng đến tất các bộ phận cơ thể. Chưa nói đến hệ thống tàu điện ngầm MRT, hệ thống xe buýt của Singapore rất hữu dụng. Không có một hệ thống giao thông thông minh như thế, thì không thể có được thành phố hiện đại, trung tâm tài chính, thương mại. So với cơ sở hạ tầng của Singapore, thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam quả là còn primitive [sơ khai].

Cảm giác thứ hai là toàn bộ thành phố đều được phủ xanh một cách rất thông minh và khoa học. Không có một tấc đất nào của Singapore mà không có sự chăm sóc của bàn tay con người; không có khái niệm “đất hoang” ở đây. Họ có rất nhiều chủng loại cây thích hợp cho thành phố, và họ trồng cây xanh nhiều tầng như rừng nhiệt đới, tạo nên mảng thiên nhiên dày đặc khắp nơi. Cây đẹp, tàn to tạo bóng mát, nhưng không quá cao gây nguy hiểm như các loại cây sao Pháp đã trồng lâu đời ở VN. Người ta có ngay cảm tưởng dễ chịu khi ra khỏi phi trường, rằng mình đang sống trong thành phố công viên tươi mát có bàn tay thiết kế và chăm bón tuyệt diệu của con người.

Phần lớn các nước châu Á không để ý đến cây xanh. Lý Quang Diệu ngay từ đầu đã có kế hoạch làm xanh cả đất nước như một chương trình lớn. Ông mời chuyên gia cây cỏ nước ngoài đến nghiên cứu thổ nhưỡng và biện pháp, gửi người đi tìm khắp những nơi có khí hậu gần giống Singapore để mang về những giống cây làm giàu cho thảm thực vật họ. 8000 giống lạ được mang về Singapore và 2000 trong đó đã sống được.

Singapore cũng giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí rất tốt. Công viên chim, Bird Park, rất ấn tượng, được đặt ngay bên cạnh trung tâm công nghiệp lớn Jurong, nếu không xử lý khí thải thì mấy con chim kia chắc sẽ không sống được lâu.

Cuộc xanh hóa của Singapore đã được lãnh đạo các nước lân bang “bắt chước”: Mahathir xanh hóa Kuala Lumpur, Suharto Jakarta, Marcos Manila, Thanin Bangkok, tất cả vào những năm cuối 70.

Các công trình văn hóa ấn tượng của Singapore không chỉ là dành cho du khách để kiếm tiền, mà còn để giáo dục con người Singapore. Chẳng hạn như những công trình Công viên chim, Sở thú, Safari đêm, Vườn Bách thảo, Trung tâm khoa học (Science Center), Lịch sử Singapore (Images of Singapore, một công trình rất ấn tượng tại khu vui chơi Sentosa) đều có tính giáo dục rất cao… Học sinh và thầy cô VN muốn học hỏi về khoa học, cây cỏ, sinh vật, lịch sử chỉ có nước qua Singapore, chứ không nơi nào ở VN có những công trình giáo dục cụ thể và qui mô như thế. Đó là những công trình ấn tượng mà du khách có thể tham quan cả ngày, cả tuần. Thật thấy thương học sinh VN.

Vì sao với một đảo quốc nhỏ, khi tách khỏi Malaysia vào năm 1965 chỉ có 2 triệu dân (và hiện nay khoảng 3,2 triệu dân, cộng với người nước ngoài đến làm việc là 5,1 triệu), mà Ông Lý Quang Diệu đã làm nên lịch sử?

Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế?

Tại sao trong khoảng 2 thập kỷ thôi, Ông LQD đã thay đổi hẳn những tật xấu cổ truyền của các dân tộc sống trên đó như khạc nhổ, xả rác, gây tiếng ồn, tính thô bạo trong cư xử, làm ăn gian dối… để biến họ thành những người văn minh, đối xử ân cần và lịch sự với nhau? Ông đã từng bước dẹp nạn taxi dù và tệ bán hàng rong trên hè phố, đặc biệt trước các cổng trường, tệ dắt bò đi ăn vào thành phố gây tai nạn chết người, tệ đốt pháo vào ngày tết cổ truyền TQ gây thiệt hại về con người và tài sản. Xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố mới dễ hơn nhiều thay đổi thói quen cố hữu của người dân. Nhưng ông đã khôn ngoan làm được.

LQD kể lại tệ khạc nhổ của người TQ. Đó là trong chuyến thăm TQ đầu tiên của ông tại Đại sảnh đường nhân dân (Great Hall of the People) năm 1976 tại Bắc Kinh, ông nhận thấy có các ống nhổ được đặt tại các phòng họp nơi tiếp ông. Một số vị lãnh đạo đã sử dụng các ống nhổ này. Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore năm 1978, phía Singapore đặt một ống nhổ màu trắng xanh thời nhà Minh cạnh ghế ông trong phòng họp cho ông sử dụng. Nhưng ông không sử dụng, có lẽ ông đã nhận ra rằng người Hoa ở Singapore đã không còn khạc nhổ nữa. Đến lần thăm tiếp của ông tại Bắc Kinh năm 1980, tức bốn năm sau, ông không còn thấy các ống nhổ đặt tại các phòng họp nữa. Vài năm sau ông tiếp một chính khách khác của TQ đặc trách kinh tế tại Singapore, LQD nhắc lại việc các lãnh đạo TQ không còn sử dụng ống nhổ nữa như một điều tốt. Nhưng vị khách này tiết lộ với ông, đó chỉ là hình thức thôi, chứ các vị lãnh đạo vẫn còn tiếp tục sử dụng ống nhổ trong phòng làm việc của họ!

Singapore vừa là trung tâm tài chánh, vừa là một điểm du lịch hấp dẫn (chưa nói đến các chức năng khác như giáo dục, công nghệ, cảng trung chuyển vùng). Người ta chờ đợi Singapore sắp tới sẽ trở thành trung tâm quản lý tài chánh lớn nhất thế giới vượt cả Thụy Sĩ. Với số dân khiêm tốn 3,2 triệu dân, Singapore có đến gần 12 triệu khách du lịch, gấp 4 lần số khách du lịch đến VN (Việt Nam dân số trên 85 triệu, có số khách du lịch chỉ khoảng 3 triệu). Người ta bảo rằng 4 (hay 5) người khách du lịch đủ nuôi sống 1 người Singapore.

clip_image003

Lý Quang Diệu, người sáng lập và nhà lãnh đạo Singapore

Ngay từ đầu lập quốc, Ông Lý Quang Diệu đã quyết tâm làm cho Singapore khác biệt các nước thế giới thứ ba một cách triệt để và nhanh chóng, và có tham vọng phải tiến lên thế giới thứ nhất.

“Một nhánh của chiến lược tôi là biến Singapore thành một oasis [ốc đảo] của Đông Nam Á, bởi vì nếu chúng ta có các tiêu chuẩn của thế giới thứ nhất [First World standards], thì doanh nhân và khách du lịch sẽ sử dụng đất nước chúng ta thành một bàn đạp cho hoạt động kinh doanh và các tour du lịch trong khu vực”. Tiếp đến là phải thay đổi hẳn thói quen cổ truyền cản trở của hai triệu dân, thông qua giáo dục họ, giáo dục con cái họ trong nhà trường để có tác dụng lên cha mẹ, và thông qua luật pháp.

Để đạt được First World standards trong một vùng của thế giới thứ ba, LQD quyết định biến đất nước thành một thành phố-vườn-nhiệt đới, và phải làm cho nó “sạch và xanh” theo đúng nghĩa. Với xanh và sạch, Singapore đã nhanh chóng gây được ấn tượng tốt mạnh mẽ cho thế giới.

Không những giữ cho cảnh quang xanh, sạch, mà ông còn giữ cho chính quyền Singapore trong sạch. Trong cái bể của tham nhũng nặng nề của Châu Á thì Singapore nổi lên như một hòn đảo ít tham nhũng nhất, sạch nhất.

Singapore lại thể hiện một lần nữa tinh thần “thoát Á nhập Âu” mà Nhật Bản thời Minh Trị đã đi tiên phong. Việc chuyển đổi một đất nước từ thế giới thứ ba sang đất nước có tiêu chuẩn thế giới thứ nhất là không dễ. Những ý tưởng của LQD lúc đầu bị xem là không tưởng. Các phóng viên nước ngoài cười chế nhạo những chiến dịch “làm tốt” của Singapore. Nhưng LQD tin rằng “chúng ta sẽ là những người cười sau cùng. Chúng ta sẽ phải cam chịu trở thành một xã hội thô tục hơn, khiếm nhã hơn, thô bạo hơn nếu chúng ta không làm những nỗ lực này để thay đổi cách sống. Chúng ta chưa đạt tới mức một xã hội có giáo dục và văn minh, và chúng ta không xấu hổ ra sức trở thành một dân tộc như thế trong một thời gian ngắn nhất có thể”.

clip_image005

Thủ tướng Lý Quang Diệu tiếp đón nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình

Bây giờ đến câu hỏi: Vì sao Trung Quốc làm được những kỳ tích mà VN thì không?

Thực tế, cuộc thăm viếng lần đầu tiên năm 1978 của Đặng Tiểu Bình tại Singapore là cái mốc lịch sử hết sức quan trọng cho cuộc chuyển đổi TQ. Đặng Tiểu Bình đã tận mắt nhìn những thành quả ấn tượng của mấy triệu dân Singapore cần cù, thông minh này và đã hết lời khen ngợi ông LQD. Cuối chuyến đi, ĐTB nói: “Phải chi tôi chỉ có Thượng Hải thôi (dân số gấp ba hay bốn lần dân số Singapore), thì tôi sẽ có thể biến đổi nó nhanh chóng (như ông đã biến đổi Singapore). Nhưng tôi có cả một đất nước Trung Hoa!”.

Trong chuyến đi này ĐTB đã nghe LQD “giảng bài” về lợi hại của chủ nghĩa: “Chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công nếu ông tin rằng tất cả mọi người hy sinh mình cho đồng loại chứ không cho gia đình hay chính bản thân mình. Còn tôi, tôi hoạt động trên cơ sở rằng con người, trai cũng như gái, trước nhất lao động cho chính bản thân và gia đình họ, và chỉ trên cơ sở đó họ mới chia sẻ một phần thành quả lao động của họ cho những người đồng loại ít may mắn hơn. Đấy là nền tảng hoạt động của tôi”. Ông Lý cho rằng các nhà lãnh đạo kỳ cựu của cuộc Trường chinh của TQ không hiểu gì cả về kinh tế thị trường cả, tuy cũng có thể đã đọc Adam Smith.

Lý Quang Diệu nói: “Nếu Đặng Tiểu Bình không đến đây (trong những năm 70) và thấy các tập đoàn đa quốc gia phương Tây tại Singapore tạo ra sự phồn vinh cho chúng tôi, đào tạo người của chúng tôi để rồi chúng tôi có khả năng xây dựng một xã hội phồn vinh, thì ông ấy sẽ không bao giờ (dám) mở cửa… mở cửa các Đặc khu kinh tế miền ven biển, điều cuối cùng dẫn đến việc cả nước Trung Hoa mở cửa và đi vào WTO”. Sự thành công của Singapore là thí dụ “bảo chứng” cho quyết định mở cửa của ĐTB.

Ảnh hưởng của Singapore và của cá nhân ông Lý Quang Diệu lên các nhà lãnh đạo làm chính sách của TQ là rất to lớn, chưa thể đánh giá hết được. Thực tế, các thành phố mới của TQ là hình ảnh “cảm ứng” của mô hình Singapore của LQD, dĩ nhiên theo cách làm riêng của TQ.

Hạt giống Singapore đã được đem về trồng trên đất TQ. Singapore giúp đào tạo cán bộ, chuyên viên cao cho TQ trong cuộc chuyển đổi này. Hằng năm TQ gửi 110 – 120 thị trưởng, hay các viên chức cùng cấp, từ các thành phố của họ đến học tập một khóa từ tám đến chín tháng về quản lý công và quản lý thành thị. Họ được dạy bằng ngay tiếng Hoa. Còn gì hay bằng! Sau đó họ đi thực địa và nghiên cứu tại chỗ, và khi về nước, họ viết lại những kinh nghiệm học tập tại Singapore. Singapore cũng có những liên doanh xây dựng một số thành phố kiểu mẫu, trong đó có thành phố sinh thái Thiên Tân. Hai bên có một ủy ban hỗn hợp họp thường niên, cấp phó thủ tướng.

Kể ra những chi tiết trên là để minh họa phần nào sự dấn thân của Singapore và ông LQD vào TQ thế nào để giúp lãnh đạo TQ thực hiện quá trình chuyển đổi kinh tế và xây dựng đất nước. Lý Quang Diệu được xem là Tutor cho giới lãnh đạo TQ, và có quan hệ rất mật thiết, hiểu biết TQ rất sâu sắc. Nhiều Tổng thống Mỹ đã gặp LQD trước, để nghe ý kiến của ông về TQ, rồi mới đến thăm TQ sau.

Đối với TQ, sự hợp tác với Singapore là mưu đem lại lòng tin đối với thế giới cho công cuộc đổi mới của TQ.

Còn đối với Singapore, ông LQD giúp TQ là nhắm có được một chân trên chuyến xe tốc hành TQ vào thế kỷ 21 mà ông bảo sẽ là thế kỷ TQ. Và ông đã thú nhận đã đạt được điều đó. Thế còn chân thứ hai của Singapore ông để ở đâu? Ở Hoa Kỳ. “Số phận của chúng tôi không chỉ tùy thuộc vào điều gì xảy ra ở Johor hay Indonesia hay ở ASEAN. Nó tùy thuộc vào điều gì xảy ra ở Mỹ trong trật tự mới ngày hôm nay này”. Đi một mình với TQ ông sợ có ngày bị cọp ăn thịt mất.

Còn về cách tuyển chọn nhân sự ở TQ, ông LQD nhận xét rằng, sau cuộc cách mạng văn hóa, Đảng CS TQ trở lại mô hình tuyển dụng của vua chúa thưở xưa: chọn lựa qua tài năng, qua học lực, sát hạch. Mỗi thí sinh đều có hồ sơ học lực từ đầu. Và sự xét duyệt để bổ nhiệm dựa trên hồ sơ đó. Cho nên thế hệ lãnh đạo sau đều được học cao hơn thế hệ trước. Bây giờ có cả những thị trưởng có bằng Ph.D, và một số trong họ có bằng MBA của các trường đại học Mỹ.

TQ làm được những kỳ tích là vì lực lượng của Đặng Tiểu Bình là lực lượng đổi mới, sau khi Mao qua đời và “bọn bốn người” bị xử, lực lượng mao-ít đã cáo chung. Các nhà lãnh đạo mới của TQ muốn đoạn tuyệt với quá khứ của cách mạng văn hóa đã gây quá nhiều đau khổ. Đặng là người đã dám đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản, theo lời LQD; và đó chính là một bước đại nhảy vọt của lãnh đạo TQ về mặt tư tưởng. Họ có kỳ vọng đưa đất nước tiến lên khỏi sự lạc hậu để thiết lập lại đẳng cấp của dân tộc đã bị mất đi hàng thế kỷ. Đằng sau họ là đống tro tàn không có gì để luyến tiếc. Trong kế hoạch đổi mới, TQ có Singapore làm mô hình để học hỏi cụ thể, và có Lý Quang Diệu làm người hướng đạo bên cạnh cho cuộc hành trình.

clip_image007

Nguyên Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng

Còn Việt Nam, đặc thù tình hình đã khiến không có một lực lượng đổi mới rõ ràng nào cả. Những người cũ hôm qua tiến hành cuộc đổi mới hôm nay. Không có một sự đoạn tuyệt về tư tưởng và một sự ‘thay ca’ về nhân sự như ở TQ; quá khứ cứ mãi là ‘thiêng liêng’ và trở thành ‘điệp khúc chính trị’ thay cho nhận thức mới trong thời kỳ cần thiết có những thay đổi sâu sắc và triệt để; thiếu vắng ý chí vươn lên thật mạnh mẽ để mở đường. Cho nên đổi mới là không triệt để, nếu không muốn nói là nửa vời.

Đổi mới ở Việt Nam không vì đổi mới nhằm ‘lột xác’ thực sự để đóng lại chương cũ của quá khứ và mở ra một chương mới trước tình hình mới của thế giới. Mà Đổi mới của Việt Nam nhằm bảo vệ cái cũ nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo VN có thể học ở Singapore, có thể được Lý Quang Diệu giúp đỡ nhiều hơn, nhưng họ không có động cơ mạnh mẽ, vẫn còn nhìn lại phía sau để luyến tiếc. Họ không học mô hình Singapore ở ngay trước mắt và kho tàng tri thức của Lý Quang Diệu như lãnh đạo TQ đã làm.

LQD cho rằng, những người lãnh đạo Việt Nam có thói quen cố hữu của ‘chiến tranh du kích’, không ai nghe ai, không tập trung, không chính quy, thiếu một lãnh đạo mạnh, và họ rất nghi ngờ người nước ngoài.

TT Phạm Văn Đồng, do thời cuộc bấy giờ, chưa phải là người cầu thị, ông đến Singapore sau 1975 với tư thế của người chiến thắng và người cộng sản tự hào, ông chưa thấy cái to lớn của Singapore và nhu cầu học hỏi, cái lạc hậu của khối xã hội chủ nghĩa, ông vẫn còn ảo tưởng về Chủ nghĩa xã hội trước khi đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sắp đến. Cuộc gặp gỡ đó không để lại những ấn tượng đẹp ở Lý Quang Diệu, như cuộc gặp gỡ với Đặng Tiểu Bình đã làm, chưa nói làm mích lòng chủ nhà là khác. Phải đợi mười năm sau, khi VN bị cô lập, khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, TT Võ Văn Kiệt mới là người đến với LQD với tư thế thật sự cầu thị. Và cũng chỉ lúc đó ông LQD mới có cảm tình với lãnh đạo VN.

TBT Đỗ Mười, tuy không phải là người hăm hở đổi mới, nhưng cũng đã có ý muốn áp dụng một số ý tưởng của mô hình Singapore nhưng rồi người ta bàn bạc cho nó tan biến đi; chính ông đã cho dịch các bài phát biểu của LQD và phổ biến đầu tiên tại VN.

Người Singapore và nước ngoài vào làm ăn gặp phải những khó khăn không đáng có. Việt Nam không muốn học hỏi cái mới thật sự, mà chỉ muốn tự biên tự diễn và tự hào về mình là chính, loại bỏ tất cả những gì mình không ưa, bị giới hạn trong tầm nhìn, khác với tinh thần đổi mới, cầu thị và sự nhìn xa của TQ. Thái độ đó tự hại mình, tự che mắt mình, giống như thái độ tự cao tự đại của vua quan VN xưa khi nhìn người nước ngoài đến muốn làm ăn với VN. Cái đuôi sam kia vẫn chưa bị xén, và vẫn cứ mọc dài ra vào thế kỷ 21 này.

Chính sách tuyển chọn nhân sự của VN cũng không dựa trên tài năng, học lực, mà chỉ dựa trên quan hệ, vây cánh, ‘tính truyền thống’, óc vâng lệnh phục tùng để chìu lòng cấp trên, và cấp trên chỉ muốn nghe những gì mình thích từ cấp dưới, hay dựa trên sự ‘mua quan bán chức’. Trong khi phần lớn các thị trưởng, tỉnh trưởng ở TQ đều là những người trẻ tuổi, học hết cấp ba, thì ở VN giới này là những người cầm quân trước đây trong quân đội.

clip_image009

Thủ tướng Lý Quang Diệu và Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Ông LQD đề nghị với TT Kiệt và bộ sậu của ông là nên bổ nhiệm các chiến sĩ lão thành vào các chức vụ tư vấn và đưa những người trẻ, nhất là những người trẻ có khuynh hướng mở cửa kinh tế sang phương Tây lên đảm trách công việc hàng ngày. Ông LQD cho rằng, VN cần cởi bỏ ‘chiếc áo chật cộng sản’, thì họ mới tiến nhanh và linh động đến thắng lợi. LQD nhìn thấy tiềm năng của người VN qua cuộc chiến tranh gian khổ, và sự thành đạt của Việt Kiều ở Mỹ và Pháp, đó phải là những điều nhắc nhở rằng dân tộc này là dân tộc có những phẩm chất tuyệt vời.

Không có quyết tâm đổi mới để đưa đất nước nhanh chóng hóa rồng thì cũng sẽ không có chính sách nhân sự đúng đắn, trong sáng và phù hợp với nhu cầu. Nhân tài bị bốc hơi, bị loại khỏi sân chơi và không được lắng nghe. Ngựa giỏi đã hết trong chuồng.

Người TQ đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?

Sau cùng tôi xin nói thêm đôi lời về Lý Quang Diệu. Ông là một con người không phải không có tranh cãi. Nhiều người dân chủ không chia sẻ một số quan điểm của ông. Ông xem cuộc xây dựng Singapore là một “cuộc cách mạng xã hội bằng những biện pháp hòa bình”, và không bao giờ đi chệch khỏi mục tiêu đó. Ông tự nhận mình là người theo Khổng giáo: “Tôi không bị ràng buộc bởi lý thuyết, nhưng sự giáo dục của tôi trong một gia đình kéo dài ba thế hệ làm cho tôi trở thành một người theo Khổng giáo không ý thức. Niềm tin Khổng giáo thâm nhập vào tôi, rằng xã hội chỉ hoạt động tốt khi mọi người đều nhắm trở thành người quân tử”. Ông tin vào đạo ‘ngũ thường’ của Khổng Tử. Từ thế giới quan này, ông đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, đặt nặng vai trò của một nhà nước mạnh và ưu việt để gìn giữ trật tự. Nhưng thành quả mới là sự biện minh cho nhà nước đó.

Người ta có thể biện minh sự kiểm soát tối đa của nhà nước và sự loại bỏ đa nguyên chính trị cần thiết, vì ổn định và phát triển. Nhưng rồi người ta phải chứng minh bằng thành quả của hành động. Không có thành quả tương ứng, anh chỉ là kẻ tham quyền vô độ. Nếu quyền lực chỉ vì quyền lực, đất nước dễ rơi vào chủ nghĩa ích kỷ, bè phái, tham nhũng và lũng đoạn.

LQD không xem mình là ’soft authoritarian’ [nhà độc tài mềm] như một số người ở phương Tây xem ông, bởi vì ông có kết quả để biện minh, và kết quả là rất thuyết phục; và các chính sách của ông cứ bốn đến năm năm đều được cử tri chấp thuận lại với một đa số không dưới 60 phần trăm. Với quan niệm Khổng giáo, ông đặt nặng trách nhiệm của những người lãnh đạo: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta, những tinh hoa được giáo dục theo hệ thống giáo dục Anh, chỉ xứng đáng với vị trí chúng ta bao lâu chúng ta có năng lực phục vụ xã hội”. Trước khi rời Đại học Frizwilliam, Cambridge, Anh, nơi ông đã học 4 năm ngành Luật và đã tốt nghiệp với hạng Double Starred First Class Honoursđể trở lại Singapore hoạt động, LQD trong một bài diễn văn đã khẳng định quyết tâm sắt đá của mình: “Chúng ta phải đạp đổ niềm tin rằng chúng ta là thấp kém và sẽ luôn mãi thấp kém so với người châu Âu”.

Ông đã học được sự sống chung hòa bình của các chủng tộc khác nhau từ không quốc gia nào khác hơn là Thụy Sĩ để làm mô hình sống chung cho các sắc tộc của Singapore sau này.

Ông tự ý thức việc làm phục vụ cho sự nghiệp của nhân dân Singapore mặc cho những lời chỉ trích: “Điều mà giới độc giả thế giới phương tây không hiểu là cuối cùng tôi không quan tâm họ đánh giá tôi thế nào. Tôi chỉ quan tâm nhân dân mà tôi lãnh đạo đánh giá tôi thế nào”.

Triều đại LQD có thể cũng sẽ không vĩnh viễn. Ông nói: “Mỗi hệ thống cần được xét lại theo thời gian. Không hệ thống nào tồn tại vĩnh viễn. Các điều kiện thay đổi, những thiếu sót trong hệ thống phát triển quá mức, lúc đó người ta cần phải xem xét lại. Anh không thể nói đó là một nguyên lý phổ quát có giá trị vĩnh cửu”. “Đó là nhiệm vụ của thế hệ hiện tại và tương lai của giai tầng lãnh đạo có nhiệm vụ thay đổi và tu chỉnh hệ thống khi xã hội và công nghệ thay đổi”. Dù sao LQD cũng sẽ đi vào lịch sử như một “người cha lập quốc” bất tử của Singapore.

Ông không tin vào Thượng đế, mà tin vào thuyết tiến hóa của Darwin. Singapore có lẽ là sự minh họa hùng hồn cho thuyết tiến hóa này: thích nghi để tồn tại, một cách thông minh. Ông không làm nô lệ cho một ý tưởng giáo điều nào. Ý tưởng nào không phù hợp, ông vứt nó đi và tìm ý tưởng khác. Ông là một người thực dụng. “Tôi đuổi bắt các ý tưởng, miễn là chúng đem lại kết quả. Nếu không, tôi nói, xem này, ý tưởng này có thể nghe hay đấy, nhưng thôi chúng ta hãy đi tìm cái gì khác hoạt động có hiệu quả đi”. Đầu ông là một ‘vườn ươm ý tưởng’. Có người lý tưởng hóa ông khi nói rằng, tại miếng đất Khổng tử của ông, Plato và Machiavelli gặp gỡ nhau, và LQD chính là một ‘Machiavelli Châu Á’.

Về sự thành công của LQD: ông có lẽ thành công là vì Singapore là mảnh đất nhỏ, dân số lúc độc lập chỉ 2 triệu người; nhưng ông chắc sẽ gặp khó khăn hơn với một đất nước dân số đông vài chục triệu người. Lực lượng đối lập và bảo thủ sẽ đông đảo và sẽ có thể loại ông ra khỏi cuộc chơi. Cũng may mắn cho ông. Trong chừng mực này, thời cơ đã tạo anh hùng. Dĩ nhiên điều ngược lại cũng đúng.

Thưa các Anh Chị, bức tranh trên nói về Singapore, LQD, ĐTB, TQ, VN nhìn từ góc độ Singapore chắc chắn cần có sự điều chỉnh, tôi mong những anh chị am hiểu tình hình Singapore hơn tôi, những anh chị đã từng sống ở đó, anh Võ Tá Hân và các bạn của anh chẳng hạn có thêm ý kiến, hay các anh Việt, Long, Dũng từ góc độ Mỹ, và nhiều anh chị khác có nghiên cứu những vấn đề này.

Cuối thư, xin mách thêm: các Anh Chị nào muốn thấy được “ngọc xá lợi Phật” có thể đến thăm “Chùa răng Phật”, vì họ có lưu trữ một chiếc răng Phật và nhiều xá lợi Phật khác. Ngôi chùa 5 tầng này cũng rất hiện đại như chính Singapore vậy. Chùa đã góp nhặt nhiều di tích Phật giáo châu Á quý báu. Còn ai muốn ăn chay thì xin đến khu Mustafa, ở đó có rất nhiều nhà hàng chay Ấn Độ và Đài Loan. Còn ai muốn thưởng lãm đồ ăn Thụy Sĩ, xin hãy đến nhà hàng “Marché” tại Sommerset 313, Orchard Road, rất ấm cúng và thanh lịch, trang trí bằng toàn gỗ từ và theo kiểu Thụy Sĩ. Singapore có nhiều nhà sách lớn tuyệt vời để thỏa mãn những người yêu sách: Borders (Mỹ), Kinokuniya (Nhật, nằm ngay trong đại siêu thị Takashimaya, Orchard Road), hay một nhà sách lớn khác (PAGEONE) ở khu mua sắm Vivo gần khu vui chơi Sentosa. Người mua vô ra nườm nượp, phản ảnh trình độ văn hóa cao của người dân Singapore. Sách vở bày bán có thể còn nhiều hơn ở Mỹ, đủ tất cả các chủng loại tri thức trên đời.

Thư đã khá dài. Xin tạm ngừng bút. Cám ơn các Anh Chị.

Thân ái,

N.X.X.

Tài liệu tham khảo:

[1] Alex Josey, Lee Kwan Yew, The Crucial Years. Times Books International. Singapore, Luala Lumpur, 1986; reprint 1994.

[2] Lee Kwan Yew, Memoirs. From Third World to First. The Singapore Story: 1965-2000.Marshall Cavendish Editions 2000; reprint 2011.

[3] Tome Plate, Conversations with Lee Kwan Yew. How To Build A Nation. Marshall Cavendish Editions 2010.

Nguồn: ndanghung.com

Tin thứ Sáu, 22-07-2011

Tin thứ Sáu, 22-07-2011

Thông báo: Quý khách có thể theo dõi tin tức từ TTX Vỉa hè trên Facebook (ở VN có mạng như FPT dựng tường lửa, không vô được FB), hoặc có thể bấm vào ô tìm kiếm trên Facebook chữ “Basam News” thì tất cả các bản tin sẽ hiện ra. Độc giả bên Twitter […]