Việt Nam có nguy cơ bị Hán hóa?

VRNs (06.12.2010) – Sài Gòn – Từ Huế, ngày 01/12/2010, tác giả Nguyễn Phúc Bảo Ân đã phổ biến bài viết: Bao giờ Việt Nam là thiểu số trên quê hương Việt Nam.

Mở đầu bài viết, tác giả đã kể chuyện xứ Hán như sau: “Thật khó ai có thể hình dung được rằng vào tháng 10/1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền – Cộng Hòa Đông Thổ – East Turkestan – của người Duy Ngô Nhĩ – để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4% vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một nữa dân số của xứ tự trị này.

Từ một dân tộc độc lập, sống trên một lãnh thổ với toàn vẹn chủ quyền của mình kể từ khi giành được độc lập vào năm 1933, thế rồi sau khi nước Trung Cộng ra đời vào năm 1949, thì chỉ sau một đêm ngủ, người Duy Ngô Nhĩ thức dậy và đã trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình. Nhiều người Duy Ngô Nhĩ thấy được nỗi nhục mất nước và nguy cơ diệt vong của giống nòi do chính sách Hán hóa với nhiều biện pháp kìm hãm của chính quyền cộng sản Bắc kinh, đã phải đào thoát đi tỵ nạn chính trị ở các nước tự do ở phương tây và cũng không ít những cuộc nổi dậy của người dân trong nước đấu tranh giành độc lập và chủ quyền lãnh thổ cho dân tộc họ. Mà với nền chuyên chính vô sản, với bạo lực cách mạng như những nước cộng sản khác, chính quyền Bắc kinh đã đàn áp đẫm máu và dễ dàng dập tắt ngay những ngọn lửa đấu tranh này của người Duy Ngô Nhĩ ngay khi nó vừa khởi phát. Vụ gần đây nhất là vào ngày song thất 07/07/2009 vừa qua, tại thủ phủ Urumqi của xứ tự trị này với hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ xuống đường biểu tình chống lại các chính sách Hán hóa và đòi lại độc lập cho dân tộc, và cũng như những cuộc nổi dậy trước đó, những người Duy Ngô Nhĩ yêu nước đã bị quân đội cộng sản Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hơn 160 người bị giết chết tại chổ, hơn 1.000 bị trọng thương, hơn 1.400 người bị bắt giữ bị kết án lên đến 10 năm tù giam và vào hôm 10-11-2010 vừa qua đã có 9 người “nổi loạn” này đã bị hành quyết ngay sau khi bị tòa án tuyên án tử hình, nhưng vẫn chưa hết, nhằm dằn mặt những người Duy Ngô Nhĩ dám yêu nước thương nòi, ngày 3-12-2010 vừa qua lại thêm 5 người yêu nước Duy Ngô Nhĩ nữa vừa bị hành quyết.”

Từ kinh nghiệm thực tế của người Duy Ngô Nhĩ, tác giả Nguyễn Phúc Bảo Ân d0ưa người đọc trở về với những kinh nghiệm cụ thể của dân Việt với “1.000 năm đô hộ giặc Tàu”.

“Với một ngàn năm Bắc thuộc cũng với chính sách cai trị vô cùng hà khắc, người Hán đã áp đặt chính sách Hán hóa lên tộc người Nam Việt chúng ta, và hàng ngàn người dân Nam cũng đã từng bị rợ Hán bắc phương hành quyết vì họ đã dám yêu nước, thương nòi, dám đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, và ông cha chúng ta đã giữ vững được cõi bờ không bị sát nhập vào đế quốc Đại Hán, tổ tiên chúng ta đã giữ vẹn toàn quốc túy quốc hồn nhờ tướng sỹ luôn một lòng chống ngoại xâm để giữ nước. Nhờ hào khí Diên Hồng mà vó ngựa của quân Nguyên Mông dẫu đã chinh phạt muôn phương từ Á sang Âu đành phải chùn bước trước tinh thần quyết chiến của vua tôi Nam Việt và 50 vạn quân Mông cổ đã bị quân dân Nam Việt đánh cho tan tác cho hồn tiêu phách lạc mỗi khi nghe đến hào khí của dân Nam.

Những trang sử vàng dân tộc còn lưu danh một Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, một Ngô Quyền, một Hưng Đạo Đại Vương đã hai lần nhuộm đỏ dòng Bạch Đằng Giang bằng máu xương của hàng vạn quân cướp nước Nam Hán và Nguyên Mông. Lịch sử Việt tộc vẫn còn những trang lẫy lừng với chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 với 20 vạn quân Thanh không còn một manh giáp, với một Tôn Sỹ Nghị phải quăng cả ấn tín để chạy tháo thân về cố quốc, với một Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn ở gò Đống Đa… Trong hầu hết các cuộc chiến chống ngoại xâm quân dân Nam chúng ta đã luôn luôn chiến thắng dẫu ta phải thường lấy yếu để đánh mạnh, lấy ít để địch nhiều… bởi ông cha ta đã biết vì nợ nước, quên thù nhà và luôn đặt lợi quyền của quê hương, của dân tộc lên trên lợi quyền của chế độ, của giai cấp.”

Trở lại với nguy cơ Hán hóa, tác giả Nguyễn Phúc Bảo Ân cho người đọc thấy rõ những gì người Hán, do chủ trương của đảng cộng sản Trung quốc thực hiện, đang được diễn ra tại Việt Nam hôm nay:

“Do áp lực dân số đã vượt hơn 1,3 tỷ người, trong suốt 4 thập niên qua nhà nước Trung Cộng đã nghiêm khắc áp đặt một chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình là “mỗi gia đình chỉ có một con” lên phạm vi cả nước. Bởi chính sách này cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu của người Hán mà ở Trung Cộng hiện có hơn 20 triệu thanh niên không thể nào lấy được vợ do nạn gái thiếu trai thừa. Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên ế vợ này tại cố quốc có điều kiện “làm chồng”, có điều kiện cấy hạt giống đỏ lên các thiếu nữ Nam phương, Trung Nam Hải đã có chính sách bảo hộ cho các công ty xây dựng công trình nhà máy của Trung Cộng bằng mọi giá với mục đích là họ liên tục thắng từ gói thầu này đến gói thầu khác để rồi những làng công nhân quốc phòng Tàu nối đuôi nhau mọc lên khắp miền xuôi lẫn miền ngược mà theo đó những hàng quán ăn uống giải khát, những quán bia ôm, những dịch vụ mát-xa tươi mát cũng liên tục phát triển khiến cho đến nay đã có hàng ngàn thiếu nữ Tây nguyên và hàng ngàn chị em ở miền xuôi khác, sau một thời gian phục vụ nhu cầu “vui chơi” của các công nhân “Hán Chệt” đó, thì “bụng đã tấn công, mông đã phòng thủ” và đã nhiều, quá nhiều những chú “Chệt con” lần lượt ra đời để giúp gia tăng tỷ lệ cháu con của “Bác Hồ Cẩm Đào” trên mãnh đất hình cong chữ S vốn đã nghèo nàn, chật hẹp và đông người này. Khắp các phố thị từ miền ngược đến miền xuôi, từ Đồng Xuân của Hà Nội đến An Đông của Sài gòn nơi nào cũng đầy đặc những gian hàng của tiểu thương Hán Chết kinh doanh đủ loại ngành hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm độc hại để hủy diệt nhanh chóng những người “đồng chí tốt”, “láng giềng tốt” Nam man. Ngay cả ở khu làng sinh viên HACINCO tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, là khu liên hợp cao cấp chủ yếu làm nơi ký túc cho sinh viên các trường đại học, thì hiện nay cũng đã có trên 500 “công nhân quốc phòng” của Hán Chệt đến thuê ở, cát cứ và chiếm giữ luôn các thang máy để bài bạc, để đùa nghịch suốt ngày không cho bất cứ ai sử dụng và cũng đã không ít nữ sinh viên Việt Nam trong làng sinh viên này đã từng bị các công nhân quốc phòng là cháu con của “Mao Xếnh Xáng” cưỡng hiếp để gieo hạt giống đỏ ngay trong những chiếc thang máy này.

Sau một ngày làm việc căng thẳng tại công sở, với chút thời giờ nhàn rỗi sau lúc tan tầm, nếu quyết định đi thư giãn vào các trung tâm thương mại, các quán sá, hay ngay cả vào các khu giải trí của làng sinh viên HACINCO này, người ta sẽ hốt hoảng khi tưởng rằng đang đi lạc vào một đô thị nào đó ở Thượng Hải, ở Bắc Kinh bởi đâu đâu cũng nghe tiếng khạc nhổ, tiếng chào mời, cười nói bô bô theo đúng phong cách của Hán Chệt “Nị Hảo Ma ? Shen Ma ? Nị Shuo Shen Ma ?”

Tác giả Nguyễn Phúc Bảo Ân thật sự bi quan vì theo tác giả nguy cơ Hán hóa là chắc chắn, là không thể khác, nếu mọi chuyện vẫn cứ “nhất quán, trước sau như một” của những chính sách do đảng cộng sản VN đang trực tiếp thực hiện.

“Trong thời gian vừa qua có nhiều ngư phủ Việt Nam bị hải quân Tàu cộng trấn cướp hết ngư cụ, bị bắt giam đòi tiền chuộc, hoặc bị bắn chết khi họ đang khai thác hải sản trên vùng biển của Tổ quốc mình, rồi có nhiều người Việt Nam yêu nước thương nòi mà lên tiếng khẳng định chủ quyền về các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, đã bị cơ quan an ninh của nước nhà tịch thu tài sản, bị tra tấn, bị giam cầm… tất cả chỉ mới là khúc dạo đầu của chính sách Hán hóa mà Bắc Kinh đã áp dụng hết sức thành công trên hai xứ tự trị Tây Tạng và Tân Cương… Rồi ngày đó cũng sẽ đến với dân tộc Việt Nam như những gì đã đến với người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ… Rồi dân Việt cũng sẽ trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình… và những người yêu nước thương nòi cũng sẽ không chỉ bị các “đồng chí” công an Việt Nam đánh đập giam cầm hay bị các tòa án của Việt Nam xét xử như hiện nay… mà rồi đây họ sẽ bị xét xử và hành quyết bởi chính quyền trung ương Bắc Kinh như những người Duy Ngô Nhĩ vừa bị hành quyết trong tháng 11 và tháng 12 vừa qua.”

PV. VRNs

BÀN VỀ PHƯƠNG THỨC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG

Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng

13611
719
/2010-12-05-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-ban-ve-phuong-thuc-cam-quyen-cua-dang

Nguyễn Văn An

"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, dân làm chủ là cơ chế gồm ba chủ thể có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, không ai làm thay ai, không ai quyết thay ai. Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta sẽ có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN".

LTS: Theo ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội và Trưởng ban tổ chức Trung ương: "Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong Dân, trong Xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận, ý Đảng lòng Dân sẽ là một. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai đó chính là cội nguồn sức mạnh cho dân tộc, là sự sống còn của Đảng và chế độ". Đây cũng là nội dung chính trong bài viết ông vừa gửi tới Tuần Việt Nam với tựa đề: Bàn về tính Dân tộc và Dân chủ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Những nội dung chính trong bài viết này đã được ông Nguyễn Văn An chia sẻ tại lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hồi trung tuần tháng 11.

Ông bộc bạch: góc nhìn của ông trong bài viết này, đôi chỗ có thể "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng vì trách nhiệm đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra như một sự xới xáo trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà đảng luôn kêu gọi. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết này để quí vị độc giả cùng suy ngẫm và tranh luận cùng ông.

>> Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp
>> "Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới"

Tính dân chủ của MT DTTN Việt Nam còn rất yếu so với tính dân tộc

Dân chủ là mục tiêu nền tảng, là quốc hiệu của Việt Nam: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", song tính dân chủ còn yếu hơn rất nhiều so với tính dân tộc.

Năm 1945, khi còn nhỏ, tôi đã hát khản cổ câu hát "Tiến lên nền dân chủ cộng hoà" trong bài hát "Diệt phát xít" của ông Nguyễn Đình Thi. Cũng như nhiều người, hồi đó tôi chưa hiểu về khái niệm thế nào là nền dân chủ cộng hoà, mặc dù đó là quốc hiệu của chúng ta.

Nhiều ý kiến cho rằng Mặt trận Dân tộc Thống nhất nước ta có hai tính chất cơ bản là tính dân tộc và tính dân chủ. Trong đó, tính dân tộc xuyên suốt, nổi trội và trở thành một đặc trưng cơ bản của Mặt trận, nó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam ta đã được rèn luyện trong đấu tranh chống địch họa và thiên tai. Thế còn tính dân chủ thì sao? Nó còn quá mới mẻ với Việt Nam? Có lẽ đây là ý kiến cần được xem xét, nghiên cứu nghiêm túc, vì nó mang ý nghĩa sâu sắc, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

Để làm rõ vấn đề này, hãy trả lời câu hỏi: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng gì? Ai cũng có thể trả lời dễ dàng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nên Mặt trận phải có cả hai tính chất vừa là dân tộc, vừa là dân chủ. Đương nhiên Đảng ta cũng có cả hai tính chất đó và Nhà nước ta cũng không thể thiếu hai tính chất này.

Nếu xem xét tính dân tộc và tính dân chủ ở cả hai giai đoạn Cách mạng dân tộc dân chủ và Cách mạng XHCN thì chúng ta dễ nhận thấy rằng, tính dân tộc ở cả hai giai đoạn đó đều nổi trội hơn tính dân chủ. Tính dân chủ ở Việt Nam còn mới mẻ vì dân tộc ta bị sống trong đêm dài phong kiến, nô lệ quá lâu so với nhiều nước ở phương Tây.

"Dân quyết" là thực chất của tính Dân chủ.

Khi chuyển lên hình thái Cách mạng XHCN, cũng có ý kiến băn khoăn cho rằng chúng ta có hơi vội quá chăng? Vì Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, mới làm được cách mạng dân tộc, còn cách mạng dân chủ thì vừa bắt đầu. Điều đó có nghĩa, trong giai đoạn cách mạng XHCN tới đây, cần làm sao cho tính dân chủ cũng trở thành nổi trội, xuyên suốt, dần trở thành chủ đạo và truyền thống như tính dân tộc. Làm được như vậy thì thành quả của cách mạng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội sẽ được giữ vững.

Phải chăng, Cách mạng XHCN chính là cách mạng dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ thực sự cho dân, có thêm tính từ XHCN cũng nhằm làm rõ cuộc cách mạng của chúng ta dân chủ thực sự chứ không phải dân chủ giả hiệu. Tính dân chủ càng sâu rộng thì tính dân tộc càng được nâng cao. Hai tính chất này trong mỗi giai đoạn có khác nhau, nhưng ở giai đoạn phát triển XHCN chúng ta phải nâng cả tính dân tộc và cả tính dân chủ lên rất nhiều. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực, song dân chủ phải là mục tiêu nền tảng. Mệnh đề công bằng – văn minh phải trên nền tảng dân chủ cộng hoà; tự do, hạnh phúc cũng phải trên nền tảng dân chủ cộng hoà. Không có dân chủ thì không có công bằng, văn minh, không có tự do, hạnh phúc đích thực đối với mỗi người dân.

"Dân quyết" là thực chất của tính Dân chủ

Cách đây bốn năm, trong bài viết "Dân làm chủ", "Đảng lãnh đạo" tôi đã đề cập đến vấn đề "dân quyết". Dân làm chủ thì dân phải quyết, quyết trực tiếp và quyết gián tiếp thông qua cơ quan đại diện. Song về bản chất là dân quyết chứ không phải vua quyết, cũng không phải đảng quyết. Đảng lãnh đạo, dân quyết. Hồi đó, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN cũng đồng ý với quan điểm của tôi. Đồng chí đã phát biểu công khai trong một phiên họp toàn thể của Quốc hội. Đại ý: Dân là chủ thì dân phải quyết, tất nhiên không phải là cái gì dân cũng quyết mà phải quyết theo pháp luật. Dân làm chủ trực tiếp thường là những vấn đề lớn của quốc gia, còn lại dân làm chủ gián tiếp thông qua cơ quan đại diện và thông qua cơ quan Nhà nước do cơ quan đại diện bầu cử ra.

Đảng quyết theo chức năng của cơ quan lãnh đạo, dân quyết theo chức năng của người làm chủ, còn nhà nước quyết theo chức năng của người quản lý. Ba chủ thể đó đều có quyền quyết, nhưng quyết theo chức năng của mình, không ai quyết thay ai. Vì nếu "hăng hái" quyết thay người khác thì người bị quyết thay sẽ trở thành bù nhìn, hữu danh vô thực. Trong một gia đình cũng vậy, người chủ của gia đình mà không có quyền quyết định công việc của gia đình mình mà lại do người khác quyết, thì người chủ gia đình đó chỉ là bù nhìn, không phải chủ đích thực.

Đời sống chính trị ở nhiều nước phân vai rất mạch lạc. Như ở Anh, trước khi quyết định chọn sử dụng đồng Euro, Thủ tướng phải đưa ra trưng cầu dân ý để dân phúc quyết. Dân Anh không chịu dùng Euro và Thủ tướng buộc phải theo. Pháp cũng vậy, khi Tổng thống Pháp trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp liên minh châu Âu, dân Pháp trả lời không tán thành, và đương nhiên Tổng thống phải chấp hành theo ý dân.

Quyền lực Nhà nước thống nhất ở nơi Dân là bản chất của nhà nước dân chủ

Khi nhận trọng trách Chủ tịch QH, tôi từng hỏi ý kiến của nhiều vị gần gũi và có trọng trách rằng: Quyền lực nhà nước "thống nhất" ở đâu? Ý kiến trả lời là rất khác nhau. Người thì bảo thống nhất ở Đảng, người thì bảo thống nhất ở QH, người khác lại nói thống nhất ở nơi dân.

Theo tôi, quyền lực Nhà nước là của dân, là thống nhất ở nơi dân chứ không phải thống nhất ở QH, cũng không phải thống nhất ở Đảng (nhưng mà thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở Hiến pháp và pháp luật).

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, dân làm chủ là cơ chế gồm ba chủ thể có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, không ai làm thay ai, không ai quyết thay ai. Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN. Nếu vậy thì còn gì là dân chủ nữa mà là Đảng chủ, là Đảng bao biện, làm thay. Và như vậy là mất dân chủ. Dân chủ thì quyền lực nhà nước phải thống nhất ở nơi dân.

Phải có Luật về Đảng để khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay và buông lỏng lãnh đạo để đảm bảo tính dân chủ được thực hiện trong thực tiễn

Trong dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội lần thứ XI của Đảng cũng có đề cập đến vấn đề bao biện làm thay, buông lỏng lãnh đạo. Khi chúng ta nói bao biện làm thay thì thấy nó nhẹ nhàng, nó đã trở thành thói quen và thậm chí có người nói rằng nó là chai lì, nó trở thành đương nhiên, nó đã trở thành bình thường rồi. Nhưng khi hỏi rằng bao biện và làm thay là đúng hay sai so với Hiến pháp, so với Pháp luật, so với Cương lĩnh, so với Điều lệ thì nó lại là vấn đề lớn. Mà muốn khắc phục, không cách gì khác cần phải có Luật về Đảng. Đảng sẽ hoạt động theo luật về đảng, sẽ khắc phục được cả tình trạng bao biện làm thay, cả tình trạng buông lỏng lãnh đạo, đảng sẽ không vi phạm pháp luật và Điều lệ đảng nữa.

Đảng đã chính thức cầm quyền 65 năm, song cho đến giờ vẫn chưa có Luật về Đảng. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể,… đều có luật do Quốc hội ban hành để điều chỉnh hành vi hoạt động, để nhân dân giám sát, để Nhà nước quản lý theo pháp luật.

Giai đoạn Đảng cầm quyền phải khác với giai đoạn Đảng còn đang đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp để giành chính quyền về tay nhân dân, vì khi đó chính quyền thực dân, phong kiến không cho phép đảng ta hoạt động hợp pháp, đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Ngày nay, Đảng cầm quyền hợp hiến (trong Hiến pháp điều 4 đã ghi), càng cần phải có Luật để tránh bao biện, làm thay, buông lỏng lãnh đạo; và cũng để dân có cơ sở giám sát, xây dựng Đảng; để nhà nước có cơ sở kiểm soát các tổ chức và đảng viên, cán bộ của Đảng làm theo Hiến pháp và Pháp luật.

Xem lại phương thức cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng để tránh bao biện làm thay và buông lỏng lãnh đạo

Trong Dự thảo văn kiện đảng trình Đại hội XI cũng có đề cập đến hiện tượng bao biện làm thay và buông lỏng lãnh đạo. Tôi cũng như các đồng chí khác đều cho rằng, để khắc chế hiện tượng này, không có cách gì khác ngoài việc phải có luật về đảng, đồng thời chúng ta phải xem xét lại phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng. Nếu người đứng đầu của Đảng ứng cử chức danh đứng đầu nhà nước ở các cấp sẽ khắc phục được hiện tượng bao biện làm thay và buông lỏng lãnh đạo.

Khác với hồi mới lập quốc, ngày nay các đồng chí Tổng bí thư và Bí thư cấp ủy không phải đảm nhiệm chức vụ gì của cơ quan hành pháp cùng cấp, nhưng mà quyền lực của các đồng chí đó thì lại rất lớn. Mô hình tổ chức tách biệt giữa người đứng đầu Đảng với người đứng đầu Nhà nước như vậy nên không ít trường hợp nảy sinh mâu thuẫn giữa đồng chí Bí thư với đồng chí Chủ tịch. Bởi vậy, mới có tình trạng nơi nào đồng chí Bí thư yếu thì hình như là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng quan niệm như vậy là chưa chính xác, vì đồng chí Chủ tịch cũng là Phó bí thư, cũng là người trong cấp ủy. Tại sao nói chỉ đồng chí Bí thư mới là người của Đảng, còn đồng chí Chủ tịch không phải là người của Đảng. Đây là quan hệ giữa hai cá nhân với nhau chứ không phải quan hệ giữa Đảng và Nhà nước.

Cần phân biệt rất mạch lạc rằng: đây là mâu thuẫn giữa hai cá nhân mà do cơ chế của chúng ta tạo ra, do phương thức cầm quyền và phương thức lãnh đạo tạo ra, chứ không thể nói là mâu thuẫn giữa Đảng với Nhà nước, hoặc nói Nhà nước coi thường sự lãnh đạo của Đảng.

Thực tiễn cho thấy, bao biện làm thay cũng như buông lỏng lãnh đạo là do phương thức cầm quyền, phương thức thức lãnh đạo tạo ra. Trên thế giới hình như cũng không có nước nào tách riêng người đứng đầu Đảng cầm quyền với người đứng đầu Nhà nước. Lúc mới lập quốc, Bác Hồ đã chọn mô hình thống nhất giữa người đứng đầu Đảng với người đứng đầu nhà nước. Lúc đó Bác là người đứng đầu Đảng (Đại hội II đã bầu Bác làm Chủ tịch Đảng) kiêm Chủ tịch nước. Đây cũng là mô hình phổ quát trong nhiều chính thể cộng hòa trên thế giới từ trước tới nay.

Vi Hiến mà coi là bình thường thì rất đáng phải báo động

Trong bài trò chuyện gần đây với Tuần Việt Nam, bàn về việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới, tôi cũng đã đề cập vấn đề này. Người đứng đầu Đảng, Tổng bí thư hay Chủ tịch Đảng sẽ được dân lựa chọn làm người đứng đầu Nhà nước, là Chủ tịch nước, ở các nước thì họ gọi là Tổng thống hoặc Thủ tướng. Như vậy sẽ không còn bao biện làm thay cũng như buông lỏng lãnh đạo nữa. Xin nói thêm, Tổng bí thư của chúng ta còn là Bí thư Quân ủy trung ương, tức là người thống lĩnh lực lượng vũ trang. Trong khi đó, Hiến pháp lại ghi Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang. Như vậy là phân công trong Đảng và trong Nhà nước có sự chưa ăn khớp. Trong Hiến pháp của chúng ta vẫn ghi Chủ tịch Nước thống lĩnh lực lượng vũ trang, song không thực quyền trong thực tế, nếu nói theo pháp luật là chúng ta vi phạm Hiến pháp. Chỉ khi nào Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nước thì chúng ta sẽ khắc phục được hiện tượng chưa ăn khớp đó, sự vi hiến đó. Vi hiến mà chúng ta coi là thói quen, coi là bình thường thì rất đáng phải báo động.

Mặt trận phải có tiếng nói tới nơi, tới chốn để đảm bảo tính dân chủ của mình

Đây cũng là vấn đề về quyền dân chủ của nhân dân. Và Mặt trận phải có tiếng nói tới nơi, tới chốn để Tổng bí thư, Bí thư cấp ủy các cấp, người có quyền lực chính trị lớn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, muốn vậy thì các đồng chí đó phải đồng thời đứng đầu cơ quan hành pháp. Quyền lực mà không gắn liền với trách nhiệm là điều tối kỵ vì nó không được kiểm soát, chẳng khác gì nhà vua, nhà vua thì không ai kiểm soát được.

Bàn về Mặt trận mà lại nói nhiều về Đảng vì tôi cho rằng, nói đến Mặt trận là nói đến dân vận, là nói đến đại đoàn kết, mà dân vận, đại đoàn kết là phải từ mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc, là độc lập, tự do, hạnh phúc trên nền tảng dân chủ cộng hòa, nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tức là chỉ có trên nền tảng dân chủ, chỉ có trên nền tảng đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và năng lực lãnh đạo ngang tầm của Đảng thì Mặt trận mới làm tốt được chức năng dân vận, mới làm tốt được chức năng đại đoàn kết dân tộc.

"Để bảo đảm cho MT và các đoàn thể, cho Nhà nước và cho Nhân dân phát huy dân chủ, Đảng có nên tự coi mình là lực lượng lãnh đạo đương nhiên không?"

Nếu đường lối của Đảng không đáp ứng, năng lực lãnh đạo của Đảng không đáp ứng thì Mặt trận không tài nào làm tốt được chức năng dân vận, không tài nào làm tốt được chức năng đại đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, tôi nói nhiều về Đảng, vì không thể tách rời Đảng ra khỏi Mặt trận, không thể tách Đảng ra khỏi Nhà nước trong điều kiện Đảng cầm quyền. Không trên nền tảng dân chủ thì Mặt trận sẽ không làm được những chức năng đó. Mà nền tảng dân chủ phải từ đường lối, chính sách của Đảng. Cho nên, nói về tính dân chủ của Mặt trận, không thể tách rời tính dân chủ của Đảng và Nhà nước được.

Để bảo đảm cho Mặt trận và các đoàn thể, cho Nhà nước và cho Nhân dân phát huy dân chủ, Đảng có nên tự coi mình là lực lượng lãnh đạo đương nhiên không?

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng là Đảng phải tự xác định vị trí của mình trong Mặt trận như thế nào? Đảng vừa là thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng chính trị lãnh đạo Mặt trận. Vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng có phải là đương nhiên và mãi mãi không?

Tôi xin trích lời của Bác Hồ: "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, NXB Sự Thật 1983, Trang 115). Đây là Đảng giành địa vị lãnh đạo chứ không phải là Đảng bắt người ta thừa nhận vị trí lãnh đạo. Bác Hồ nói về địa vị lãnh đạo của đảng đối với Mặt trận cũng tức là nói với các đoàn thể khác, cả với nhà nước và xã hội.

Tư tưởng của Bác Hồ là tư tưởng lấy dân là gốc, dân là chủ. Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận, đòi hỏi dân phải thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải qua hoạt động thực tiễn, phải được Mặt trận và nhân dân suy tôn, lựa chọn. Lựa chọn đây là lựa chọn Cương lĩnh và người đứng đầu đất nước thông qua tổng tuyển cử.

Dân suy tôn và lựa chọn bằng cách nào. Dân suy tôn và lựa chọn Cương lĩnh phát triển của Đảng, lựa chọn người đứng đầu Đảng trở thành người đứng đầu đất nước thông qua tổng tuyển cử. Bây giờ Cương lĩnh của Đảng chưa được dân lựa chọn, chưa được dân bỏ phiếu, người đứng đầu Đảng chưa sang ứng cử chức danh người đứng đầu đất nước. Dân chưa được lựa chọn như vậy cho nên dân chưa được làm chủ thật sự.

Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo thì chẳng khác gì nhà vua cha truyền con nối. Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ.

Tính dân chủ phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và nổi trội trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta, cả Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và cả xã hội ta còn yếu, chưa quen, chưa có truyền thống nên chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chúng ta phê phán, phân tích để vừa làm, vừa rút kinh nghiệm chứ không được phủ định sạch trơn. Tính dân chủ hiện nay còn yếu hơn tính dân tộc, song nó sẽ lớn dần, nổi trội và trở thành truyền thống như tính dân tộc. Mặt trận và các đoàn thể chúng ta cũng sẽ lớn lên cùng với cả hai tính chất đó. Phải chăng Đảng, Nhà nước và cả Xã hội chúng ta cũng sẽ lớn lên với cả hai tính chất đó, cả tính dân tộc và tính dân chủ chứ không phải chỉ riêng Mặt trận.

Nói đến Mặt trận là nói đến dân tộc, dân chủ, nói đến đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết vẫn có đấu tranh nhưng đấu tranh để đại đoàn kết. Đấu tranh là quy luật của sự phát triển, song đại đoàn kết lại là lực lượng vô địch cho sự phát triển. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công" là để cân bằng lại với đấu tranh giai cấp cực đoan, với chuyên chính vô sản cực đoan, để tạo sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại nhằm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng xã hội nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Đấu tranh và tình thương, trong đó tình thương phải vượt lên trên đấu tranh, tình thương phải vượt lên trên hận thù, vì lấy oán báo oán thì oán không bao giờ vơi, Đức Thích ca dạy chúng ta từ bi, Đức Giê su dạy chúng ta bác ái, Đức Khổng Tử dạy chúng ta nhân nghĩa. Bác Hồ của chúng ta đã tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản phương tây, của chủ nghĩa Marx – Lenin, của các nhà minh triết phương Đông, của các vị cách mạng tiền bối Việt Nam, cho nên Tư tưởng – Minh triết Hồ Chí Minh cũng chính là Lý luận – Hành động Hồ Chí Minh, ngọn đuốc soi đường làm nên phong trào cách mạng Việt Nam. Bác nói: "Dân chủ là dân làm chủ". Dân chủ là chìa khóa đi tới tự do hạnh phúc. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của tính dân chủ của Mặt trận và các đoàn thể, của cả Đảng, Nhà nước và Xã hội ta trong công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta phấn đấu sao cho tính dân chủ ngày càng nổi trội và cũng trở thành truyền thống như tính dân tộc.

  • Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt

Nguồn: Tuần Việt Nam.

Những nút thắt trong phát triển năng lực cạnh tranh

Khánh An & Vũ Hoàng, phóng viên RFA

2010-12-02

VIETNAM-GOLD-COMMODITIES
Một tiệm kinh doanh vàng ở Hà Nội. AFP photo

Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á nghiên cứu, thực hiện lần đầu tiên, được công bố vào ngày 30/11.

Lần đầu tiên, những điểm yếu kém của nền kinh tế Việt Nam được mổ xẻ một cách thẳng thắn bằng những nghiên cứu khoa học nghiêm túc và được giáo sư Michael Porter trình bày trước chính phủ và các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Cuộc phỏng vấn của Khánh An và Vũ Hoàng thực hiện với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, cử tọa tham dự của buổi công bố báo cáo trên sẽ mở đầu cho loạt bài về “Nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Trước tiên, TS. Lê Đăng Doanh cho biết về những lỗ hổng chính trong năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam:

Giáo sư Michael Porter đã đánh giá cao về thành tựu tăng trưởng của Việt Nam và giáo sư nói rằng những thành tựu tăng trưởng ấy của Việt Nam thì đến nay đã đến giới hạn của nó, bởi vì Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu các khoáng sản thô, các sản phẩm có hàm lượng lao động cao nhưng chi phí nhân công thấp.

Giáo sư Michael Porter đã tỏ ra rất thẳng thắn chỉ ra rằng tình hình đó không thể kéo dài được mãi và đã nêu lên những mặt yếu chính của Việt Nam về năng lực cạnh tranh. Một là môi trường kinh tế vĩ mô đã trở nên kém ổn định. Vì vậy, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cũng như khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân nội địa cũng bị hạn chế. Thứ hai là những nút thắt cổ chai của các đầu vào cho sản xuất. Cụ thể là những hạn chế về kết cấu hạ tầng, điện, nguồn nhân lực. Đấy là những điểm đặc biệt mà giáo sư nêu lên.

Giáo sư cũng nêu lên là cần phải có những nỗ lực nghiêm túc từ phía chính phủ cũng như doanh nghiệp để xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thời gian tới. Giáo sư cũng có kiến nghị về việc thành lập một Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam, có các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Giáo sư cũng đề xuất cũng như các nền kinh tế thị trường khác, Việt Nam cần phải lấy khu vực kinh tế tư nhân làm động lực chính để thúc đẩy phát triển và từ đó tạo nền tảng cho năng suất lao động cao hơn.

Kinh tế tư nhân

Khánh An: Tiến sĩ vừa nói là phải tập trung để phát triển doanh nghiệp tư nhân, Khánh An muốn hỏi là các doanh nghiệp tư nhân, theo như một số chuyên gia đánh giá, là dường như họ chưa thực sự am hiểu về khái niệm cạnh tranh, hay nói khác hơn là họ chưa áp dụng khái niệm này vào trong thực tế một cách hiệu quả. Không biết nhận xét này có đúng không, thưa tiến sĩ?

GERMANY-US-SCIENCE-BUSINESS-PORTER

Giáo sư Michael Porter. AFP photo

TS. Lê Đăng Doanh: Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, hiện nay đã đạt được mức 6,2 doanh nghiệp/1000 dân là mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Trong số những doanh nghiệp đó, có một số doanh nghiệp đã hết sức chú ý đến việc hoàn thiện năng lực cạnh tranh của mình, đó là những doanh nghiệp xuất khẩu và phải cạnh tranh rất mạnh mẽ đối với các sản phẩm từ các nước ASEAN và từ Trung Quốc tràn vào. Còn một số các doanh nghiệp khác thì nhỏ hoặc quá nhỏ và chỉ chiếm lĩnh thị trường địa phương.

Vì vậy, họ thiếu năng lực cũng như thiếu hiểu biết có tính chất chuyên môn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tôi nghĩ rằng nếu thực thi những kiến nghị của giáo sư Michael Porter, Việt Nam có thể lập Hội đồng Năng lực cạnh tranh ở cấp cao và sẽ có những cải tiến nhất định để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lớn lên một cách mau chóng và sẽ đảm đương được nhiệm vụ của mình

Vũ Hoàng: Có một điều mà giáo sư Porter nói, là Việt Nam phải đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu và tăng trưởng sẽ là mục tiêu thứ hai. Như vậy theo đánh giá của Tiến sĩ, hiện nay các doanh nghiệp của Việt Nam có nhận thức rõ điều này không?

TS. Lê Đăng Doanh: Các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam thì đương nhiên hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng do điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay có rất nhiều khó khăn cho nên một số doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có một tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Còn các doanh nghiệp nhà nước thì một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như ngân hàng hay điện thoại di động thì họ phải cạnh tranh và họ có sự cải thiện tương đối khá. Nhưng các doanh nghiệp độc quyền thì đang có những biểu hiện trì trệ, dựa vào vị thế độc quyền của mình cho nên ít có cải tiến chất lượng hoạt động của mình.

Còn nhiều hạn chế

clip_image003

Tiền đồng VN. AFP photo

Khánh An: Thưa Tiến sĩ, ông đánh giá như thế nào về vấn đề cũng thường được nêu ra là vấn đề thiếu thông tin vì nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp? Không biết điều này trên thực tế thì thế nào và theo đánh giá của ông, hiện nay các doanh nghiệp có gặp khó khăn do trở ngại này không?

TS. Lê Đăng Doanh: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã có tiếp cận internet và đã có các thông tin từ các cơ quan bộ, ngành của nhà nước. Song rất nhiều thông tin chưa cụ thể và thiếu giá trị thực tế đối với doanh nghiệp, tức là thông tin rất chung chung, công bố nghị định, văn bản, nhưng những điều mà doanh nghiệp tư nhân thực sự quan tâm thì họ lại ít có được. Vì vậy, họ mất rất nhiều thời giờ để tiếp xúc cá nhân, xây dựng các mối quan hệ. Đó là một đặc điểm của môi trường kinh doanh Việt Nam hiện nay.

Vũ Hoàng: Tiến sĩ cũng nhắc đến những “nút thắt cổ chai” đã làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam, thực ra thì vấn đề này đã được bàn thảo khá nhiều trong thời gian qua nhưng chưa có hiệu quả trong việc đưa ra giải pháp. Như vậy theo ông, đâu là nguyên nhân và làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ “tháo nút” này?

TS. Lê Đăng Doanh: Một là hiện nay kết cấu hạ tầng của Việt Nam không theo kịp sự phát triển của kinh tế thì điều đó đã thấy rất rõ, đường sá thì kẹt xe, bến cảng thì thời gian bốc xếp rất lâu và đặc biệt là tình hình thiếu điện rất nghiêm trọng.

Vì vậy để thực hiện việc cải thiện thì cần rất nhiều vốn và vốn đó thì nhà nước không thể tự mình bỏ ra được mà phải huy động của tư nhân và vốn của nước ngoài. Vì vậy cho nên chính phủ hiện nay đang thực hiện dự án do Ngân hàng Thế giới đề xuất, tức là thực hiện PPP (Hợp tác công – tư) trong việc này và đã có ban hành một số văn bản ban đầu để thực hiện công việc đó.

Thêm vào đó, trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế trong việc thiết kế và thi công một cách có chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng chất lượng cao. Vì vậy có xảy ra hiện tượng vừa mới khánh thành một đường cao tốc hoặc một đại lộ thì sau đó lại thấy bị hư hỏng. Tình hình đó cũng làm giảm hiệu quả của việc đầu tư của nhà nước.

Những việc này sắp tới đây không những cần vốn mà cần phải có những cải tiến rất rõ rệt trong chế độ trách nhiệm giải trình, chế độ trách nhiệm cá nhân cho chất lượng của các công trình và nâng cao hiệu lực của hệ thống giám sát các công trình đầu tư ở Việt Nam.

Khánh An: Xin cám ơn TS. Lê Đăng Doanh rất nhiều.

Nguồn: RFA

Things you can do from here:

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã gần đến giới hạn

CANG SAI GON - BOC GIO - XUONG HANG TAU BIEN

Theo GS Michael Porter, tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang dựa trên một mô hình kinh tế mà dư địa còn lại không nhiều. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Lê Quang Nhật

SGTT.VN – “Ông rất dũng cảm khi cho phép công bố báo cáo như thế vì chúng ta không biết báo cáo này sẽ nói gì”, đại diện trường Chính sách công Lý Quang Diệu hướng về phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói khi kết thúc nhận định của mình tại hội thảo công bố Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.

Về phần mình, ông Hải cam kết Chính phủ sẽ làm nhiều hơn là chỉ nghe bản báo cáo do các học giả nước ngoài soạn giúp Chính phủ. Ông nói: “Báo cáo này được công bố đúng lúc chúng tôi đang gửi văn kiện Đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội lấy ý kiến toàn dân, và lúc Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng cần tìm ra các giải pháp mới để phát triển hiệu quả bền vững hơn”.

Phó Thủ tướng nói tiếp: “Chúng tôi sẽ suy nghĩ về những đề xuất của nhóm nghiên cứu và sẽ giao các bộ ngành đưa tinh thần của báo cáo vào những chương trình hành động, các kế hoạch trong giai đoạn tới”.

Phó Thủ tướng đã kết luận ngắn gọn như vậy trước thính giả là các học giả, doanh nhân và quan chức chính phủ trong cuộc hội thảo tổ chức hôm qua tại Hà Nội, thay vì đọc một bản báo cáo dài mười trang chuẩn bị sẵn.

Mô hình tăng trưởng tới hạn

Bản báo cáo do đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt hàng giáo sư Michael Porter hai năm trước, nhận định rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã gần đến giới hạn sau khi đã giúp đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc trong 25 năm qua.

Giáo sư Porter nói: “Khi xem xét kỹ mô hình phát triển được áp dụng từ trước tới nay để xem có tiếp tục phù hợp với Việt Nam nữa không, câu trả lời của tôi là không”.

Ông nhận xét, trọng tâm của chính sách chủ yếu tập trung vào gia tăng đầu tư, nhất là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước và cơ sở hạ tầng, để tạo ra tăng trưởng hơn là dựa trên năng suất và hiệu quả.

Theo giáo sư, cho dù Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng trong những thập kỷ qua, song mức thịnh vượng chung và năng suất của nền kinh tế là “quá thấp”.

Vì lẽ đó, tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang dựa trên một mô hình kinh tế mà dư địa còn lại không nhiều. Ông nói: “Nếu Việt Nam không vượt qua được cách thức tăng trưởng hiện nay, quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có thu nhập thấp hơn đang trỗi dậy”.

Ông nhận xét, tăng trưởng của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào việc khai thác các lợi thế có sẵn như tài nguyên và nhân công giá rẻ.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ lại hướng chính sách vào việc duy trì tăng trưởng trong ngắn hạn, thay vì nâng cao năng suất trong dài hạn.

“Nhiều chính sách vĩ mô có thể kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng lại không có tác dụng, hoặc thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng năng suất dài hạn của Việt Nam”.

Trong khi đó, chính sách vĩ mô là một điểm yếu lớn trong những năm gần đây. Chính sách tài khoá bị cản trở rất nhiều bởi các thâm hụt cơ cấu lớn của khu vực nhà nước.

Bên cạnh đó, áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao, cũng như sự phát triển nóng của thị trường tài chính trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo giáo sư, là những dấu hiệu về chính sách tiền tệ “còn nhiều vấn đề”.

Các mất cân đối vĩ mô lớn như cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể gây ra những hậu quả “không thể xem thường”.

Ông cảnh báo: “Ít nhất, chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư rằng, rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam là rất cao. Các mất cân đối vĩ mô này có thể làm phát sinh khủng hoảng, khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Việt Nam”.

Giáo sư nhận xét, khi đó quốc gia sẽ phải trải qua quá trình điều chỉnh rất khó khăn và phải thay đổi hoàn toàn các chính sách về tỷ giá, cắt giảm chi tiêu công, và đánh mất đi thành quả tăng trưởng của rất nhiều năm trước đó.

Ông nói: “Phản ứng chính sách gần đây của Việt Nam được quốc tế ghi nhận, nhưng vẫn còn thiếu một chiến lược tổng thể để giải quyết các thách thức một cách toàn diện, có hệ thống”.

Vai trò của Chính phủ

“Nếu Việt Nam không vượt qua được cách thức tăng trưởng hiện nay, quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có thu nhập thấp hơn đang trỗi dậy”.

GIÁO SƯ MICHAEL PORTER

Nhìn nhận vai trò của Chính phủ hiện nay, giáo sư nhận xét, những thảo luận chính sách hiện nay tại Việt Nam thường tập trung quá nhiều vào quy mô và quyền lực trực tiếp của Chính phủ, hơn là vào khả năng thực hiện những chức năng cần thiết của Chính phủ.

Vì lẽ đó, giáo sư khuyến khích rằng, Chính phủ Việt Nam cần xác định một vai trò mới cho mình, phù hợp với một nền kinh tế thị trường đang hội nhập để nó vận hành theo “nguyên tắc của nó”.

Chính phủ nên cung cấp môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, cũng như các dịch vụ công như cơ sở hạ tầng, giáo dục.

Chính phủ nên minh bạch trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tách bạch vai trò chủ sở hữu với vai trò người điều tiết để khu vực kinh tế này tuân thủ các quy luật và kỷ luật thị trường như các thành phần kinh tế khác.

Các doanh nghiệp này phải công bố thông tin, đặc biệt là thông tin về tài chính, hiệu quả hoạt động và các mối liên hệ tài chính của Chính phủ.

Giáo sư cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho Chính phủ như phải minh bạch về tài khoá, củng cố quản lý tài chính công, duy trì chính sách tiền tệ nhất quán và có thể dự đoán được, và phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô.

Tổng kết lại, ông cho rằng, Việt Nam có thể duy trì mô hình này vài năm nữa nhưng nên bắt tay viết một chương mới để tạo những nền tảng, thể chế mới cho quá trình phát triển tốt hơn.

Giáo sư nói: “Tôi sẽ rất buồn nếu báo cáo này chỉ được để trên giá sách. Tôi hy vọng phó Thủ tướng sẽ giao các cơ quan nhà nước sử dụng báo cáo này trong quá trình hoạch định chính sách”.

Tư Giang (lược thuật)

Nguồn: SGTT

Minh bạch nguồn thu khai khoáng

clip_image002

Rõ ràng, chúng ta chưa có một công cụ để giám sát quá trình khai thác khoáng sản. Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL SGTT

SGTT.VN – “Ai giữ được tài nguyên thiên nhiên, người đó sẽ thắng ở cuộc đua tiếp. Việt Nam chưa có một công cụ để giám sát quá trình khai khoáng. Giải pháp đơn giản hiện nay là minh bạch nguồn thu trong khai khoáng” – GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị.

Những trăn trở của ông Võ được đưa ra trong bối cảnh luật Khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, thay thế cho luật cũ bị cho có nhiều bất cập. Ông nói:

Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi, các nước đã nghiệm ra rằng, đẩy GDP quá và đưa năng lực tài chính làm trung tâm có thể dẫn đến thảm hoạ kinh tế. Chỉ có hai yếu tố quyết định sự phát triển là tri thức và tài nguyên. Trong hai yếu tố đó, tri thức tạo nên sự khôn khéo trong quá trình phát triển. Tài nguyên thiên nhiên là năng lực để phát triển. Điều này thúc giục chúng ta phải thận trọng trong việc khai thác tài nguyên, nếu không sẽ thất bại trong cuộc đua về sau.

Hiện thế giới, trên cơ sở đánh giá vai trò của tài nguyên thiên nhiên, đã đưa ra những tiêu chí về tiết kiệm tài nguyên, quy hoạch hợp lý, cách thức khai thác, xử lý những tác động của khai thác tài nguyên vào môi trường…

Một số nước như Mỹ hay Trung Quốc, đường lối sử dụng tài nguyên đặt ra khá rõ: đóng cửa khai thác tài nguyên trong nước, mua tài nguyên nước ngoài…

Thưa ông, trong xu thế này, đề xuất minh bạch hoá nguồn thu trong khai thác khai khoáng của ông có ý nghĩa gì?

Ba đến bốn năm gần đây, vấn đề khai thác khoáng sản trở nên nóng. Thậm chí, tại nhiều địa phương, có thể nóng hơn vấn đề đất đai. Cơ chế quản lý vẫn còn kiểu từ hồi bao cấp, nhiều điểm chưa rõ ràng. Chẳng hạn, thế nào là khai thác tận thu hay không tận thu? Chúng ta thiếu một bộ tiêu chí chính xác. Thêm vào đó, hệ thống quản lý lại chưa đủ mạnh. Còn nhiều chính quyền cấp xã ở những vùng hẻo lánh cho phép một doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản…. Rõ ràng, chúng ta chưa có một công cụ để giám sát quá trình khai thác khoáng sản.

Tham gia tổ chức minh bạch nguồn thu trong khai khoáng quốc tế, chúng ta sẽ có điều kiện giải quyết được những tồn tại này.

Ông có thể nói rõ hơn?

Việc công khai minh bạch nguồn thu tưởng chừng đơn giản nhưng nó làm được một điều rất lớn cho từng nước. Cụ thể, nó cho biết tài nguyên hiện đang mất bao nhiêu? Làm lợi cho những ai? Được và mất đã tương xứng chưa? Tham gia tổ chức này còn có điều kiện để học kinh nghiệm, hoàn thiện hệ thống quản lý, sớm giải quyết tốt vấn đề giá trị. Những vấn đề tiếp theo cũng sẽ được xử lý, ví dụ như doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức vào việc bảo vệ môi trường thì phải đầu tư thêm. Thuế môi trường chưa thoả đáng với quyền lợi nhà nước, nhân dân được hưởng thì sẽ phải tăng thuế… Từ đó, sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định tiếp tục giữ lại hay khai thác, bao nhiêu? Nên khai thác, quản lý khai khoáng như thế nào? Và sẽ đưa ra được cách tính tổng thể để giải quyết tận gốc bài toán lợi ích – chi phí của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay.

Minh bạch là bước đi quan trọng nhất để tạo được nền hành chính vì dân, đồng thời ngăn ngừa tham nhũng. Mà xin nói rằng, khai khoáng cũng dễ nảy sinh tham nhũng.

“Tổ chức quốc tế về minh bạch hóa nguồn thu trong khai thác tài nguyên thiên nhiên” ra đời gần đây được xem như là sáng kiến tốt. Hiện đã trên mười quốc gia tham gia. Trong đó, ở Đông Nam Á có Indonesia – nước đang làm rất tốt việc khai khoáng. Tham gia một cộng đồng lấy minh bạch làm trọng tâm sẽ tác động đến tư duy quản lý nhiều hơn. Chúng ta có điều kiện để đổi mới tư duy. Vào đấy, chúng ta được trao đổi kinh nghiệm, được hỗ trợ, hợp tác… Như vậy, chỉ một giải pháp là minh bạch hoá nguồn thu khai khoáng có thể giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại thì tại sao không làm?

Ông đánh giá việc minh bạch về khai khoáng hiện nay ở Việt Nam?

Việt Nam hiện có nhiều việc vẫn chưa được minh bạch hoá. Chẳng hạn, pháp luật chúng ta yêu cầu minh bạch hoàn toàn, công khai hoàn toàn về quy hoạch sử dụng đất. Nhưng vừa rồi ngân hàng Thế giới đã có một cuộc truy cập vào các trang web về quy hoạch sử dụng đất thì thấy nhiều nơi còn để trống. Nhiều nơi chỉ công bố một phần nhỏ và nhiều nơi đưa những thông tin không phải quy hoạch sử dụng đất vào đó.

Minh bạch là bước đi quan trọng nhất để tạo được nền hành chính vì dân, đồng thời ngăn ngừa tham nhũng. Mà xin nói rằng, khai khoáng cũng dễ nảy sinh tham nhũng. Vì vậy, chúng ta cần một quyết tâm để minh bạch toàn bộ quá trình này.

Vừa rồi khi thảo luận Luật khoáng sản, nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau giữa đấu giá, không đấu giá, chỉ đấu giá việc khai thác hay đấu giá cả việc thăm dò, hình thức đấu giá thế nào hợp lý… Đấu giá cũng là hướng đến minh bạch.

Thế nhưng, cuối cùng Quốc hội vẫn chưa liệt “quyền thăm dò khoáng sản” vào diện phải đấu giá, ông có lấy làm tiếc vì điều này?

Cả hai luồng ý kiến về đấu giá hay không đấu giá quyền thăm dò đều có lý lẽ riêng. Thăm dò cũng như đang đi đánh cá, có hôm bắt được con to, hôm bắt được con bé, nhiều ít khác nhau. Nếu đấu giá quyền đánh cá khi chưa biết kết quả thế nào, e rằng làm thui chột động lực doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm tài nguyên cho đất nước. Nghe cũng có lý. Thế nhưng, khi thị trường thật mạnh, thật hoàn chỉnh, thì ngay cả khi chưa biết chắc ở dưới có cá hay không người ta vẫn tham gia đấu giá, ai tự tin thì chấp nhận đầu tư rủi ro (khi đó, họ sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn). Quan điểm riêng của tôi là nên quy định đấu giá từ khâu thăm dò vì một khi giải quyết bằng biện pháp hành chính thì sẽ mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Hà Minh (thực hiện)

Nguồn: SGTT

Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng

Nhật Minh

clip_image001
Cảm nhận chung của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Việt Nam chỉ dừng ở mức "tạm được". Ảnh: N.M

Tiền đồng mất giá, lạm phát cao, cơ sở hạng tầng "cứng" và "mềm" chậm được cải thiện… là những quan ngại được các nhà đầu tư nêu lên tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, diễn ra sáng nay (2/12) tại Hà Nội.

Là sự kiện khởi động cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) sẽ diễn ra vào đầu tuần tới tại Hà Nội, Diễn đàn lần này được đánh giá là kênh đối thoại quan trọng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, tác động lớn đến quan điểm của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.

Diễn đàn sáng nay được mở đầu bằng việc công bố Báo cáo Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2010 tại Việt Nam. Theo ban tổ chức, bao gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), kết quả của báo cáo năm nay tương đối khả quan.

75% trong số 227 doanh nghiệp được hỏi cho biết đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Điểm số được các doanh nghiệp "chấm" cho môi trường kinh doanh cũng được nâng từ mức 2,28 của năm 2009 lên 2,52 điểm (trên thang điểm 5).

Tuy nhiên, cảm nhận chung của doanh nghiệp về các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức "tạm được", trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng kém lạc quan hơn so với các doanh nghiệp nội. Trong số 14 lĩnh vực cụ thể của môi trường kinh doanh (tiếp cận thông tin, kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật…), Việt Nam cũng không nhận được điểm số trên trung bình ở bất cứ một lĩnh vực nào.

Tiếp nối việc công bố báo cáo nói trên, lần lượt cộng đồng các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ, Australia và các doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã có cơ hội đưa ra quan điểm cũng như kiến nghị đối với Chính phủ về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, các đại diện doanh nghiệp bày tỏ sự quan ngại sâu sắc nhất tới tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay.

Theo Chủ tịch Phóng thương mại Mỹ (AmCham) Hank Tomlinson, thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua phần lớn được dựa vào kỳ vọng về một nền kinh tế – chính trị ổn định. Tuy nhiên, cách tiếp cận của cơ quan chức năng đối với một số chính sách kinh tế, tiền tệ đã gây ra các vấn đề về tín nhiệm và lòng tin.

AmCham cho rằng kỳ vọng của nhà đầu tư về giá trị tiền đồng hiện không ổn định, do đồng tiền này liên tục bị mất giá. Điều này, theo ông Tomlinson, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn gây hệ lụy đối với hầu hết các doanh nghiệp.

Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu (EuroCham) Alain Cany cho rằng việc tiền đồng giảm giá sẽ có tác động tiêu cực tới thu nhập của các nhà sản xuất, từ đó gây tổn hại tới sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tình trạng lạm phát ngày một tăng cũng được xem là một tác nhân chính, gây áp lực lên tỷ giá.

clip_image002
Chủ tịch EuroCham Alain Cany. Ảnh: N.M

Đề giải quyết tình trạng này, đại diện của các doanh nghiệp cho rằng Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, củng cố niềm tin của người dân vào tiền đồng. Đặc biệt, cơ quan chức năng nên đưa ra các thông điệp chính sách rõ ràng, ổn định hơn, giúp tăng cường lòng tin vào việc quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Một quan ngại khác cũng được các doanh nghiệp nêu ra tại diễn đàn sáng nay là "câu chuyện muôn thuở" về cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Vấn đề lần này được đề cập đến ở cả phần "cứng" (hạ tầng vật chất) và "mềm" (lao động, cơ sở pháp lý).

Theo AmCham, vấn đề hạ tầng vật chất của Việt Nam đã được các hiệp hội doanh nghiệp đề cập đến tại Diễn đàn trong ít nhất là 5 năm qua. Tuy nhiên, Phòng thương mại Mỹ cho rằng vẫn còn nhiều "thiếu hụt và trễ nải" trong quá trình cải thiện.

Phía Eurocham thì khẳng định Việt Nam cần ít nhất 70-80 tỷ USD để đầu tư cho đường bộ, đường sắt và cảng biển trong vòng 5-10 năm tới. Tổ chức này cho rằng lượng vốn và khối lượng công việc này cần được Chính phủ chia sẻ nhiều hơn nữa cho khu vực tư nhân, thông qua mô hình hợp tác công tư (PPP).

Đối với hạ tầng "mềm", Giám đốc khu vực của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) Simon Andrews cho biết 50% trong số doanh nghiệp không muốn mở rộng kinh doanh tiết lộ nguyên nhân là do trình độ nhân lực. Các tổ chức quốc tế khẳng định rằng Việt Nam không thể chiến thắng trong cuộc chơi toàn cầu hóa nếu chỉ dựa trên yếu tố nhân công giá rẻ.

Trong khi đó, Phòng thương mại Australia (AusCham) cho biết các doanh nghiệp nước này sẵn sàng tham gia tích cực hơn nữa vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định cho phép tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế.

Cũng liên quan đến vấn đề hành lang pháp lý, hầu hết các doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách hệ thống thủ tục hành chính. Tuy vậy, những tiến bộ đạt được vẫn còn chưa đạt được như kỳ vọng.

Một vấn đề quan trọng khác cũng được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam quan tâm là việc quản lý các khối doanh nghiệp Nhà nước.

Đại diện Hội Doanh nhân trẻ TP HCM cho rằng yêu cầu đổi mới khối doanh nghiệp quốc doanh, song song với việc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia sâu vào quá trình phát triển kinh tế đã trở nên vô cùng bức thiết. Hiệp hội này cũng đề nghị cơ quan chức năng thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, để tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như giảm gánh nặng quản lý của Chính phủ.

Chăm chú lắng nghe ý kiến giãi bày của các doanh nghiệp trong suốt 4 giờ thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Võ Hồng Phúc tỏ ra tâm đắc với hầu hết các vấn đề được nêu lên. Với tư cách là đồng Chủ tịch, đồng thời là đại diện của Chính phủ tại Diễn đàn, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ các kiến nghị được doanh nghiệp phản ánh.

Những kiến nghị này, theo Bộ trưởng, sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Bản tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp cũng sẽ được gửi tới Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra trong 2 ngày 7-8/12 tới để tiếp tục trao đổi, thảo luận.

N. M.

Nguồn: Vnexpress

Vinashin khất nợ, doanh nghiệp nhà nước Việt Nam khó đi vay

Trọng Nghĩa

clip_image001
Vinashin Vietnam. DR

Vào ngày 20/12/2010 tới đây, tập đoàn Vinashin trên nguyên tắc phải trả một phần nợ đã đáo hạn. Thế nhưng, theo nhật báo Mỹ Wall Street Journal, hôm 29/11 vừa qua, Tổng Giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến đã chính thức viết thư cho các chủ nợ xin được hoãn thanh toán 60 triệu đầu tiên trong số 600 triệu đô la đã mượn.

Theo các nhà phân tích, dù cho Vinashin có khất được nợ, nhưng sự kiện này sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam khi đi vay trên thị trường tài chánh quốc tế.

Do làm ăn thua lỗ và bê bối, hiện nay Vinashin đang phải gánh vác một món nợ lên đến 4,4 tỷ đô la. Con số 600 triệu đô la mà một phần nhỏ sắp đáo hạn đến từ một nhóm chủ nợ quốc tế do ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse tập hợp. Theo nội dung lá thư mà nhật báo Mỹ đọc được, Vinashin đã xin tạm hoãn việc thanh toán trong trường hợp không huy động được tiền đúng hạn để trả khoản nợ 60 triệu đô la. Đương kim Tổng giám đốc Vinashin đã nhấn mạnh rằng yêu cầu của ông chỉ là xin lùi ngày trả nợ, chứ còn tập đoàn Việt Nam vẫn quyết tâm thanh toán toàn bộ khoản tín dụng đã đi vay.

Ngân hàng Credit Suisse cho đến hôm nay vẫn rất kín đáo trên vấn đề này, và từ chối xác nhận nguồn tin trên. Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam, ngày 19/11 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng các Thành viên Vinashin đã xác nhận việc tập đoàn này đã đề nghị lùi ngày trả nợ thêm một năm, và Credit Suisse đã đồng ý, chỉ yêu cầu phía con nợ có công văn chính thức.

Theo giới quan sát, dù Vinashin có khả năng tạm thời thoát hiểm trong vụ này, nhưng tác hại của việc này rất lớn, đặc biệt là đối với các tập đoàn nhà nước Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi cần phải đi vay trên thị trường tài chánh quốc tế.

Hệ quả đầu tiên là lãi suất cho vay sẽ gia tăng. Phát biểu với hãng tin Bloomberg, ông Jonathan Pincus, một kinh tế gia tại Trường Harvard Kennedy ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định như sau về hậu quả của việc Vinashin phải khất nợ : "Điều đó chắc chắn không tốt cho Việt Nam và sẽ có nghĩa là chi phí vay mượn sẽ rất cao". Trả lời phỏng vấn qua điện thoai, chuyên gia này lo ngại : "Hiện nay, có rất nhiều vốn đầu tư muốn đổ vào châu Á và Việt Nam có nguy cơ bị lỡ cơ may đó."

Ông François Levasseau, trưởng nhóm nghiên cứu về thu nhập cố định tại Công ty cổ phần Sacombank Securities ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng cùng quan điểm khi cho rằng doanh nhân ngoại quốc có thể "suy đi nghĩ lại trước khi đầu tư vàoViệt Nam. Theo chuyên gia này, vụ Vinashin "chắc chắn đã tác động đến tâm lý dè dặt này".

Đối với tập đoàn thẩm định tài chính quốc tế Moody’s, vụ một tập đoàn nhà nước như Vinashin lại phải khất nợ sẽ buộc giới đầu tư quốc tế phải hoài nghi về hậu thuẫn của nhà nước Việt Nam cho các tập đoàn quốc doanh trong cơn khó khăn. Trong tình hình đó, điểm đánh giá các doanh nghiệp này có nguy cơ bị hạ thấp với hệ quả rõ rệt là nếu muốn vay mượn, các định chế này sẽ phải trả tiền lời cao vì rủi ro cao.

Theo hãng tin Bloomberg, nạn nhân cụ thể đầu tiên của vụ Vinashin có thể là tập đoàn than khoáng sản Việt Nam Vinacomin. Ngày 01/12 vừa qua, Moody’s Investors Service, bộ phận chuyên trách đầu tư của Moody’s cho biết là điểm tín nhiệm của Vinacomin có thể bị hạ thấp. Tập đoàn này mới đây đã phải dời việc bán ra 500 triệu đô la trái phiếu thời hạn 10 năm vì điều kiện thị trường không phù hợp.

Vấn đề là các khó khăn của Vinacomin sẽ không phải là cá biệt, mà đây có thể là trường hợp của hàng loạt tập đoàn nhà nước khác của Việt Nam. Tại Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam mở ra tại Hà Nội vào hôm qua, một bản báo cáo của Hội Doanh Nghiệp Trẻ Hà Nội cho rằng sự sụp đổ của bất kỳ một đại tập đoàn nào của Việt Nam đều có nguy cơ làm toàn bộ nền kinh tế bị chấn động.

T. N.

Nguồn: RFI

Hoài nghi về tính hiệu quả của đường sắt cao tốc

Nguyên Hải – Thanh Vân (TH)

(VEF) – Vừa qua nhiều trang mạng Trung Quốc đăng bức ảnh "Đường sắt cao tốc Thượng Hải – Hàng Châu: một toa xe chở một hành khách". Câu chuyện này đã khiến nhiều người suy nghĩ về hiệu quả kinh tế của những dự án hao tốn biết bao tiền của này. Mời bạn đọc nêu ý kiến.

LTS: Tờ TBKTSG tuần này có bài trăn trở, Bộ Công Thương đang phải vật lộn tìm lời giải cho bài toán huy động 6 tỷ USD/năm, để giải quyết vấn đề thiếu điện đang ngày một trầm trọng. Trong khi đó, Bộ GTVT lại đang nghiên cứu đề xuất lại dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đoạn Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang, với tổng kinh phí có thể đến 22 tỷ USD.

Trước đó, hôm 21/5, khi trả lời phỏng vấn báo VnEconomy về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đường sắt cao tốc, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng từng nói: "Với công nghệ hiện đại này thì sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, góp phần cơ bản giải quyết ùn tắc giao thông. Bây giờ chúng ta đi với 30 giờ thì với đường sắt cao tốc chúng ta chỉ cần hơn 5 giờ.
Đường sắt cao tốc cũng kết nối được với vận tải đường sắt nội đô cũng như hàng không và đường biể,n tạo nên bức tranh về vận tải đa phương thức phục vụ phát triển kinh tế đất nước, văn hóa giữa các vùng miền và đảm bảo an ninh quốc phòng".

Thực sự hiệu quả của dự án đường sắt cao tốc đến đâu và có đẻ ra nền giao thông hiện đại như mong muốn hay không, điều này không ai có thể nói trước, nhưng từ thế giới thì đã có không ít kinh nghiệm thực tế, VEF mời bạn đọc tham khảo một số sự kiện và ý kiến trao đổi gần đây.

Mời bạn đọc tranh luận thêm về vấn đề này. Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về địa chỉ: vef hoặc tham gia tranh luận trực tiếp ở cuối bài.

Một toa một khách

Thời báo Chứng khoán (Trung Quốc) số ra ngày 5/11 cho biết, vừa qua nhiều trang mạng nước này đăng bức ảnh "Đường sắt cao tốc Thượng Hải – Hàng Châu: một toa xe chở một hành khách". Cục Quản lý đường sắt Thượng Hải đã lên tiếng về bức ảnh này, thừa nhận đúng là có tình trạng "1 toa xe, 1 hành khách" nói trên, nhưng thanh minh bức ảnh đó không thể hiện tỷ lệ khách đi tầu cao tốc Thượng Hải – Hàng Châu.

clip_image001

Tuy nhiên, đã có nhiều tin tức nói tỷ lệ khách đi tàu cao tốc rất thấp. Một bài báo cho biết, có chuyến tàu cả ngày chỉ bán được hơn 100 vé, nghĩa là tỷ lệ khách đi tàu chưa đến 10%.

Mặc dù Cục Quản lý đường sắt Thượng Hải nói bức ảnh kể trên không đại diện cho tình hình chung toàn tuyến đường sắt cao tốc Thượng Hải – Hàng Châu, nhưng họ không thể phủ nhận việc giá vé tàu cao tốc hiện nay quá cao, không hợp túi tiền người dân.

Chiều dài tuyến đường sắt cao tốc Thượng Hải – Hàng Châu là 160 km, vé tàu cao tốc là 131 RMB (Nhân dân tệ, hiện nay 1 RMB tương đương 0,147 USD). Tuyến đường sắt cũ dài 201 km, vé tàu nhanh trên tuyến này giá 54 RMB, nhưng thời gian hành trình lâu hơn.

Đi tàu cao tốc mất có 38 phút, so với tàu thường tuy tiết kiệm được thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ nhưng giá vé cao hơn gấp đôi, cho nên rất ít người đi tàu cao tốc.

Thành phố Thượng Hải hiện có hơn 19 triệu dân; GDP bình quân đầu người năm 2007 bằng 66.367 RMB, tương đương 9.716 USD. Thành phố Hàng Châu có 8,1 triệu dân, GDP bình quân đầu người năm 2009 bằng 63.471 RMB, tương đương 9.292 USD. Mức thu nhập cao như vậy mà người dân vẫn không chịu đi tàu cao tốc.

Một cây làm chẳng nên non

Trong bài góp ý cho đại hội Đảng đăng trên báo SGTT số ra ngày 24/9, TS Nguyễn Sĩ Phương từ CHLB Đức cho rằng, giao thông hiện đại được đánh giá bằng tốc độ chung của cả mạng lưới giao thông, phụ thuộc vào tỷ trọng và tốc độ thực tế tính cho cả thời gian ùn tắc của mọi loại phương tiện tham gia, chứ không phải bởi tốc độ lý thuyết riêng một loại phương tiện nào.

Vì vậy đường sắt cao tốc chỉ thực sự là phương tiện lý tưởng, khi cả mạng giao thông sẵn có tự bảo đảm được thông suốt không phụ thuộc vào nó. Nói cách khác, nền giao thông hiện đại là tiền đề cho đường sắt cao tốc, chỉ mỗi bản thân đường sắt cao tốc không thể đẻ ra nền giao thông hiện đại.

TS. Phương dẫn giải một số vụ việc gần đây cho thấy nếu chỉ có đường sắt cao tốc không thôi thì chưa đủ. Vào thời điểm nắng nóng vừa qua ở Đức, một đoàn tàu cao tốc từ Berlin đi Köln đã buộc phải dừng lại tại ga trung chuyển Bielefeld.

Lý do đơn giản nhưng có thể chết người hàng loạt: tàu mất điều hoà nhiệt độ, đang chạy không thể mở cửa lên xuống, nhiệt độ trong tàu vọt tới 50oC.

Cùng thời gian trên, có hai chuyến khác cũng gặp sự số tương tự, phải dừng tại ga chính Hannover, với cả ngàn hành khách ùn lại. Để giải quyết hậu quả ùn tắc tại hai ga trên, chưa nói hệ thống cứu hộ phải bảo đảm được an toàn tính mạng hành khách, nếu không người đứng đầu tập đoàn sẽ bị luật pháp chế tài, tập đoàn kinh doanh đường sắt DB đã phải điều khẩn cấp các chuyến tàu thường bổ sung, huy động lực lượng ôtô buýt tăng cường chở khách miễn phí tới địa điểm khách cần đến, kịp thời.

Có thể hình dung quy mô giải phóng ùn tắc, bình quân mỗi ôtô buýt có 40 chỗ ngồi, nếu chỉ dùng mỗi nó để giải toả số lượng ít nhất 1.000 hành khách trên, sẽ thấy DB phải cần tới 25 chiếc cùng lúc. Nếu không, trước hết chính họ phải chịu tổn thất trực tiếp mất tới 50% giá vé hoàn lại cho khách nếu trễ trên 1 tiếng theo luật định, chưa nói xa hơn, mất thương hiệu.

Không sẵn có một mạng lưới giao thông hiện đại chằng chịt các phương tiện đường sắt, ôtô buýt như vậy, hậu quả về tai nạn mà xác suất luôn xảy ra, không thể ở mức giới hạn trên.

Đến giữa tháng 8, một tai nạn khác bất ngờ xảy ra với đoàn tàu cao tốc ICE tại đoạn đường Pfảlerwalt. Một chiếc ôtô tải chở rác container tới đoạn đường này, né về phía đường sắt để tránh một chiếc xe ôtô chạy ngược chiều, đúng lúc đoàn tàu ICE chở 320 hành khách cũng tới nơi. Khi né tránh, chiếc xe chở rác sa bánh xuống lề đường bị lún, lật ngửa ké lên đường tàu (không phải đường sắt cao tốc, đoạn nào cũng có rào chắn kỹ thuật vốn cực kỳ tốn kém).

Lái xe tải bị trọng thương phải gọi máy bay chở đi cấp cứu, 14 người trên tàu bị thương nhẹ, trong đó có hai nhân viên tàu. 320 hành khách thoát chết, nhờ một cơ may trời định, tại nơi xảy ra tai nạn là đường cua, tàu phải giảm tốc độ xuống 90km/h thay vì 320km/h như nơi đường thẳng, nếu không hậu quả thảm khốc chẳng kém gì tai nạn hàng không.

Thoát hậu quả thảm khốc, nhưng toàn tuyến đường bị ngừng giao thông cả ngày trời. Để đưa được đầu máy và toa tàu trật bánh trở lại, người ta phải sử dụng tới hai cần cẩu chuyên dụng, hì hục nửa ngày trời mới xong.

clip_image002

Gánh nặng nợ nần

Theo TBKTSG, việc đề xuất các chương trình, dự án phát triển lớn là chức trách của các bộ. Nhưng khi đưa ra xem xét ở cấp Chính phủ, nó phải được cân nhắc một cách toàn diện. Mọi quyết định đều phải dựa trên mục tiêu giải quyết những nhu cầu cấp bách và cơ bản của toàn bộ nền kinh tế. Bằng không, sẽ là lãng phí và để lại hậu quả khôn lường.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập nghiêm trọng. Đó là tình trạng thiếu điện triền miên; cơ sở hạ tầng giao thông quá yếu kém, ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất kinh doanh; hạ tầng đô thị quá tải, làm cho tình trạng ách tắc giao thông, ngập lụt ngày một trầm trọng; môi trường sống bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả vô cùng lớn về kinh tế và xã hội.

Đáng ngại nhất là những bất ổn vĩ mô, thể hiện qua lạm phát cao, nhập siêu lớn đang đe dọa trực tiếp tới sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế và đời sống của mọi người dân.

Chính vì vậy, mọi chương trình đầu tư phát triển, đặc biệt là những dự án lớn như đường sắt cao tốc, đồ án quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội, khai thác và chế biến bauxite… chỉ có thể quyết định thực hiện khi và chỉ khi nó giúp ích cho việc giải quyết những vấn đề cấp bách kể trên của nền kinh tế. Tất cả chương trình đầu tư chưa thực sự cần thiết, hiệu quả kém hoặc thậm chí là có nguy cơ làm gia tăng lạm phát, nhập siêu, đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế, thì dứt khoát phải loại bỏ.

Ngân sách của Chính phủ hiện đang trong tình cảnh giật gấu vá vai, thiếu trước hụt sau. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta phải biết sử dụng nguồn vốn eo hẹp một cách khôn ngoan, đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Nếu cứ bay bổng với ý muốn xây dựng những công trình "để đời" cho thế hệ mai sau, muốn có những dự án với công nghệ hiện đại nhất của thế giới, mà không tính đến hiệu quả, thì hậu quả sẽ khôn lường.

Tới lúc ấy, cái mà thế hệ mai sau được thừa hưởng không chỉ có những công trình vĩ đại, mà còn cả gánh nặng nợ nần. Quan trọng hơn, nền kinh tế có thể rơi vào bất ổn vì những công trình "để đời" nhưng kém hiệu quả, với những món nợ khổng lồ do nó tạo ra.

N. H. – T. V.

Nguồn: VEF

Việt Nam có nguy cơ tụt hậu so với các láng giềng

Trọng Nghĩa

clip_image001
Ảnh: Reuters

Từng được đánh giá là một "con hổ châu Á" tiềm tàng hai thập kỷ trước đây, Việt Nam bắt đầu bị tụt lại sau nhiều nước trong vùng. Vài ngày trước lúc các nhà tài trợ cho Việt Nam họp hội nghị thường niên tại Hà Nội (ngày 07-08/12/2010), nhiều tiếng chuông báo động đã liên tiếp vang lên, kêu gọi Việt Nam cải tổ mạnh hơn nữa nếu không muốn bị bỏ rơi.

Theo các nhà đầu tư ngoại quốc, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay, từ cơ sở hạ tầng quá tải, lực lượng lao động thiếu trình độ, cho đến tệ nạn quan liêu và tham nhũng nặng nề… Theo ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), được hãng tin Pháp AFP trích dẫn: "Hầu hết các nhà đầu tư đều đã công nhận rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Thế nhưng, nước này đang phải vật lộn với một loạt các rào cản đầu tư cố hữu để hiện thực hóa tiềm năng này".

Với tăng trưởng kinh tế bình quân vượt mức 7,1% từ năm 1990 đến năm 2009 (theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á), trong gần hai chục năm, Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu Á phát triển nhanh nhất. Ngoài ra, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 đô la hiện nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có "thu nhập trung bình", theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới.

Thế nhưng, theo các nhà quan sát, giấc mơ biến thành các con rồng, con hổ châu Á như Đài Loan, Singapore hay Hàn Quốc của Việt Nam vẫn còn xa vời. Thậm chí, theo ông Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam – Eurocham- thì Việt Nam còn có "nguy cơ bị rơi vào ‘bẫy thu nhập trung bình’, tức là tình trạng bất lực, không thoát ra khỏi mô hình kinh tế dựa trên lao động rẻ và phương pháp sản xuất công nghệ thấp ".

Theo AFP, trong bối cảnh đảng Cộng sản Việt Nam sắp mở Đại Hội vào giữa tháng giêng 2011, hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới, cộng đồng quốc tế đã tăng cường kêu gọi Việt Nam đẩy nhanh tốc độ cải cách.

Thứ năm vừa qua, nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội, giới doanh nhân nước ngoài làm ăn ở Việt Nam đã kêu gọi chính quyền phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng của người lao động, tinh giản bộ máy quan liêu và tiến hành những cải cách khác.

Chủ tịch AmCham chẳng hạn đã cho rằng Việt Nam vi phạm luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới với một luật lệ kiểm soát giá cả mới ban hành, chủ yếu nhắm vào các công ty nước ngoài. (Thông tư 122 của chính phủ Việt Nam).

Một số viên chức thân cận với chính quyền cũng thừa nhận sự cần thiết phải cải tổ. Ông Trần Tiến Cường, thuộc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), gần đây đã cho rằng : "Trong thời gian qua, người ta đã chú ý quá nhiều đến sự gia tăng của đầu tư hơn là các vấn đề như chất lượng, hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh".

Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam Eurocham đã trích dẫn ước tính, theo đó, Việt Nam cần từ khoảng 70 đến 80 tỷ đô la đầu tư vào hệ thống đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng cảng biển trong vòng từ 5 đến 10 năm tới đây. Nếu tính thêm cơ sở hạ tầng năng lượng, thì con số này lên đến 120 tỷ đô la.

Các cản lực khác khiến cho Việt Nam bị tụt hậu bao gồm tham nhũng và sự bất ổn định của đồng tiền quốc gia. Việt Nam đã phải giảm giá ba lần kể từ cuối năm ngoái đến nay. Một quan ngại nghiêm trọng khác cũng xuất hiện trong những tháng gần đây về tình trạng tài chính của các tập đoàn nhà nước lớn.

Nếu Vietnam Airlines vẫn được xem là một tập đoàn có tầm cỡ trong khu vực, thì giới đầu tư đang tự hỏi là còn có công ty nhà nước nào khác đang ở trong tình trạng tệ hại như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam-Vinashin. Quan điểm của các doanh nhân ngoại quốc rất rõ : Việt Nam phải giảm hẳn vai trò các tập đoàn quốc doanh.

Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam Sitkoff đã lấy làm tiếc rằng khu vực nhà nước tiếp tục đóng một vai trò chi phối trong nền kinh tế.

T. N.

Nguồn: RFI

Thảm họa môi sinh ở Biển Hồ

Thảm họa môi sinh ở Biển Hồ

via Trang chủ by nvtuan.net@gmail.com (Administrator) on 12/5/10

1.1198467900.mekong-river-map_.jpgXin trân trọng giới thiệu bài viết của anh Ngô Thế Vinh cảnh báo về nguy cơ của một thảm họa môi sinh từ Biển Hồ do những con đập của Trung Quốc. Tháng trước, Thủ tưởng Hun Sen, trong một trả lời phỏng vấn của báo chí, cho rằng những trận lũ lụt gần đây ở Campuchea là do thay đổi khí hậu chứ chẳng dính dáng gì đến những con đập do Trung Quốc xây. Trong bài này, tác giả Ngô Thế Vinh, một người từng bỏ ra gần như nửa đời còn lại để nghiên cứu về Sông Mekong, chứng minh rằng phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen không phù hợp với dữ liệu thực tế. Thực tế cho thấy chính những con đập của Trung Quốc đang và sẽ là tai họa chẳng những cho vùng Biển Hồ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa của Việt Nam. NVT