Điểm tin Thứ Tư 07 – 9 – 2011

Lời đề nghị của Ban BT

Trang TTHN là một trang thông tin đa chiều, với chủ trương mang đến cho bạn đọc “Những thông tin xây dựng vì sự tiến bộ của Dân trí & Xã hội VN”. Nếu các bạn muốn trở thành một Nhà báo Công dân góp phần cho tiến bộ của Dân trí & Xã hội của đất nước Việt nam của chúng ta trong tương lai. Xin hãy chia sẻ cho bạn đọc khác & gửi cho chúng tôi những tin tức đáng quan tâm có trên mạng của bạn có được tại phần comment của mục Điểm tin hàng ngày dưới đây.

Trân trọng cảm ơn.

Bản tin Video

BREAKING NEWS

  • Bạn bè trên toàn thế giới sẽ kiên trì phá án cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (VRNs) – Những người Việt Nam yêu nước luôn vững tin rằng, Ts. Luật Cù Huy Hà Vũ chỉ làm bổn phận “Bảo vệ Tổ quốc” với những quyền hạn đã được minh thị trong Hiến Pháp của Nhà nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhất định Tổ quốc, nhân dân Việt Nam và bạn bè trên toàn thế giới sẽ kiên trì phá án cho ông.
  • Thấy xấu hổ không chỉ ở Thái lan (Mai Thanh Hải) – Tờ giấy cứng khổ to, đặt hoặc dán ở những địa điểm bán đồ ăn tự chọn ở Thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), có nhiều khách Việt Nam lui đến, khiến không chỉ mình và rất nhiều người Việt, khi nhìn thấy, cảm giác xấu hổ. Mình chắc rằng, những du khách…
  • Sợ – Nhưng sợ cái gì? (Huỳnh Ngọc Chênh) – Người dân biểu tình yêu nước phản đối hành động ngang ngược của một đại ca láng giềng lớn thì có phải sợ? Nếu sợ thì sợ gì và ai sợ việc người dân biểu tình yêu nước?
  • HTV 1 thích uống rượu phạt ? (Lê Dũng) – Sau khi TGĐ của HTV 1 trả lời các bác Nguyên Ngọc, bác Huệ Chi, bác Khải và các nhân sỹ thì mình đã đoán ra : HTV1 thích uống rượu phạt. Ở đời, chả ai thích rượu phạt nhưng đôi khi họ vẫn cố uống, uống để cho biết chất men đắng đến tận họng bởi thứ rượu phạt thì bao giờ cũng đắng.
  • Những kẻ máu lạnh (NVCL) – Báo chí mấy ngày nay nóng hôi hổi thông tin về “Sát thủ máu lạnh” Lê Văn Luyện, nghi can chính trong vụ giết người cướp của chấn động dư…
  • ASEAN và tranh chấp Biển Đông (NCBĐ) – Bài viết của GS. Baldas Ghoshal, Thành viên danh dự, Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột (Ấn Độ), nhìn vào cách tiếp cận của ASEAN đối với tranh chấp Biển Đông, kiểm định tính hiệu quả của ASEAN trong việc đối phó với các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, bên tranh chấp chính, và đánh giá triển vọng xoa dịu căng thẳng trong khu vực bằng những khuôn khổ pháp lý hiện hành.
  • Minh Văn – Gánh Quan trả cho Nhà Chức Trách (Dân luận) – Xã hội ngày nay chỉ trọng bằng cấp hình thức mà không xét đến chân tài thực học, vì thế mà đầy rẫy những vị Tiến sĩ giấy nghênh ngang bảnh chọe. Những người này nắm trong tay những học hàm, học vị cao mà không có chút gì gọi là tri thức để giúp dân giúp nước.
  • Tường thuật thêm về vụ công an Hà Nội gây khó dễ cho người yêu nước (Dân làm báo) – Mọi người đang ngồi nói chuyện uống bia mừng sinh nhật anh Đức Chính và cùng nâng ly chúc mừng hô zô nhưng do bị kìm hãm lâu ngày tình yêu nước có người đã không hô zô mà lại hô “Trường Sa Hoàng Sa!” (thế mới khổ! đất nước này đâu phải của… mấy em mà hô!). Vậy là các “ảnh” nóng máu lên.
  • Hồ Trung Tú: “Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ Biển Đông!” (NCTG) – “Đã 23 năm nhưng chúng ta không hiểu tại sao đến giờ họ mới được gặp mặt. Chuyện đâu phải đáng để giấu, kẻ thù vẫn hằng ngày nói về ngày đó như là chiến thắng vinh quang của họ, còn làm phim để giáo dục con cháu họ kia mà?”.
  • Trần Giang: Những Cáo Buộc Vượt Trí Tưởng Tượng (DĐCTM) – Tại Việt Nam, hiện tượng nhà nước dùng công cụ báo đài để cáo buộc bất cứ ai không cần chứng cớ là chuyện quá thường tình đến độ đa số người dân bỏ ngoài tai một cách rất hiển nhiên. Nhưng khi các cáo buộc này đi vào môi trường mạng thì nhà nước CSVN lại khá thành công.
  • Kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 (ANTĐ)Về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế của Chính phủ về những giải pháp cơ bản kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
  • Một chuyến xe bị nghi có chở Kahdafi từ Libya sang Niger (RFI) – Tối hôm qua 5/9/2011, một đoàn xe khoảng 10 chiếc chở vàng và tiền đã từ Libya vượt qua biên giới sang Niger. Thông tin trên đây do ông Fathi Badja, chủ tịch ủy ban chính trị và quốc tế của chính phủ chuyển tiếp thông báo với Reuters qua điện thoại, hôm nay, thứ Ba 6/9/2011.
  • Chuyên gia Úc : Tàu sân bay Trung Quốc chẳng có gì đáng sợ ! (RFI) – Sự kiện Trung Quốc hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên tháng 8 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan ngại tại Châu Á. Nhưng theo nhật báo Úc The Australian số ra hôm nay, 6/9/2011, các nước trong vùng không nên quá lo âu. Lý do là vì con tàu khổng lồ của Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu nên rất dễ triệt hạ.
  • Quỹ Tù Nhân Lương Tâm (RFA) – Quỹ Tù Nhân Lương Tâm là một trong các nỗ lực của người Việt tại Úc nhằm giúp đỡ những tù nhân chính trị trong nước để họ và gia đình vượt qua những khó khăn tạm thời trong đời sống.
  • TQ công bố bạch thư cho tương lai (BBC) – Chính phủ Trung Quốc công bố bạch thư cho chính sách tương lai giữa những quan ngại trong khu vực về tham vọng quân sự của nước này.
  • Các con trai Gaddafi đã rời Bani Walid (BBC) – Hai con trai Đại tá Gaddafi đã rời khỏi thị trấn Bani Walid trong khi tài liệu CIA cho thấy tình báo phương Tây có quan hệ với chế độ Gaddafi.

Lòng tự trọng và cái phong bì

Nguyễn Thị Từ Huy

Bài này tôi viết đã lâu, theo đề nghị của một tờ báo, nhưng rồi không được sử dụng. Trong bài tôi có đưa ra một giả định mang tính giả tưởng về sự an nguy của quốc gia. Không ngờ, thật đau buồn, giờ đây điều đó hình như không còn là giả tưởng nữa, mối đe dọa đang trở thành hiện thực. Tôi đã từng rất bi quan khi viết trong một bài thơ: «Những tiếng nói gieo nơi nơi để gặt sự im lặng đóng băng trên thân xác vô hình của nó». Giá như những tiếng nói được lắng nghe, được phân tích, được sử dụng để trở thành hữu ích, thì có lẽ đã tránh được nhiều thảm họa.

Dù những tiếng nói chỉ gặt được sự im lặng đóng băng thì cũng cần phải tiếp tục nói. Vì con người xác lập nên phẩm chất người của mình cùng với khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng nói và viết.

Nguyễn Thị Từ Huy

Lòng tự trọng là gì ? Nói một cách đơn giản, nó được hiểu như là sự tôn kính đối với tâm hồn mình. Lòng tự trọng có được nhờ ý thức về phẩm giá của bản thân, ý thức về sự trung thực, sự thanh khiết, ý thức về những phẩm chất căn bản, những phẩm chất làm nên bản thể trong tầng sâu nhất của nó. Lòng tự trọng xác lập trên sự trùng hợp giữa lời nói và hành động. Lòng tự trọng thúc đẩy các hành động cho phép thể hiện các giá trị riêng của mình, cho phép thể hiện niềm tin của bản thân. Đồng thời lòng tự trọng được xây dựng trên sức mạnh chứ không phải trên sự yếu đuối.

Như vậy, lòng tự trọng thuộc về cái mà ta gọi là tâm hồn. Tâm hồn có thức ăn riêng của nó. Và đương nhiên thức ăn đó không có gì chung với cái phong bì. Một khi tâm hồn cũng được nuôi bằng phong bì, thử hỏi cái gì chờ đợi nó, nếu không phải là cái chết của chính nó?

Từ «phong bì» hiện nay đã trở nên phổ biến đến mức không cần phải giải thích thì tất cả mọi người cũng đều hiểu đấy là loại phong bì nào. Đương nhiên đấy không phải là phong bì đựng thư. Nội dung chứa đựng trong cái phong bì ấy là thứ cho phép nó có thể mua được cái mà người đưa phong bì muốn. Nếu cần thiết phải có một sự phân biệt, thì có thể để sang một bên thứ phong bì dùng để chi trả công lao động. Hiện nay trong thời đại phát triển của công nghệ ngân hàng, nên chăng tất cả mọi khoản thù lao cho lao động được trả thẳng vào tài khoản cá nhân, để tránh sự nhập nhằng do cái hình thức phong bì gây nên. Tuy nhiên, trong thực tế, tất cả đều biết là không hề có sự nhập nhằng nào cả, tất cả đều biết rõ cái nghĩa thông dụng hiện nay của từ «phong bì».

Nếu cơ thể vật lý của con người được nuôi bằng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng (dù gián tiếp qua thịt động vật hay rau quả), thuốc bảo quản… thì cái gì sẽ chờ đợi nó? Chúng ta vẫn mong có những thống kê của ngành y tế để biết được hiện nay tỉ lệ những người mắc bệnh ung thư và chết vì bệnh ung thư hàng năm là bao nhiêu. Cũng chờ đợi những phân tích chính xác và hữu ích về các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Chúng ta chờ đợi những kiểm định khắt khe về những thực phẩm có khả năng gây bệnh, những gì có thể giúp người dân chúng ta phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả, chứ không phải để nó xảy ra rồi chống đỡ nó một cách tuyệt vọng. Mong muốn đó hoàn toàn chính đáng, nhưng một người dân bình thường không biết tìm đâu những số liệu đó, không biết làm cách nào để có thể tin chắc rằng mình đã lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày của mình những thực phẩm an toàn. Và rốt cuộc, bệnh ung thư ngày càng phát triển.

Nhưng điều mà ta không ngờ nhất, điều khó tin nhất, đó là: bệnh ung thư của cơ thể vật lý hiện nay đang trở nên trầm trọng trên diện rộng chính là hậu quả của căn bệnh ung thư tâm hồn. Hãy thử giải thích mối liên quan này để thấy rằng nếu trong mỗi con người, cơ thể và tâm hồn không thể tách rời, thì trong một xã hội sự phát triển và an sinh xã hội không thể tách rời khỏi nền tảng đạo đức của nó.

Nguyên do của bệnh ung thư về tâm hồn có nhiều, nhưng bài viết ngắn này chỉ tập trung vào một nguyên nhân mà thôi: cái phong bì.

Cái phong bì có thể biến những thực phẩm độc hại thành ra thực phẩm an toàn. Tại sao chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm lại có thể được cấp cho các doanh nghiệp sản xuất không tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật chế biến ? Đương nhiên đó là nhờ cái phong bì. Một cái phong bì bỏ ra để mua chứng chỉ ấy dù nặng thì vẫn còn đỡ phức tạp và đỡ tốn kém hơn là phải cố gắng để thực hiện những quy trình phức tạp của công nghệ thực phẩm. Khi quá trình chuyển giao chứng chỉ được thực hiện trên dây chuyền phong bì như thế này, lòng tự trọng của người đưa phong bì và của người nhận phong bì đương nhiên đều đã bị biến dạng thành một thứ tế bào độc hại. Thứ tế bào độc hại này nhanh chóng phát triển thành bệnh ung thư tâm hồn và thức ăn duy nhất của nó là tiền. Người đưa phong bì vì muốn có nhiều tiền hơn mà không phải vất vả. Người nhận phong bì vì muốn có tiền mà không phải làm gì cả. Đối với cả hai bên, sự trung thực, sự tôn trọng đối với tâm hồn của chính họ, niềm tin vào hành động của họ, giá trị sống của họ, phẩm chất của họ… tất cả đều bị gói vào trong chiếc phong bì. Nói cách khác, tất cả những thứ đó đều bị chết dưới áp lực của phong bì, của cái thứ được đựng trong phong bì.

clip_image002

Điều nguy hiểm là căn bệnh ung thư tâm hồn không chỉ gây tác hại đối với hai đối tượng cụ thể cho và nhận phong bì trong trường hợp này, mà nó còn khiến cho hàng bao nhiêu triệu người tiêu dùng có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực thể. Bởi vì một cái chứng chỉ dởm sẽ cho phép các chất độc hại trong thực phẩm đi vào cơ thể của hàng triệu người tiêu dùng tin tưởng vào nó.

Một khi ta để cho mầm bệnh ung thư phát triển trong chính tâm hồn mình, trong chính con người mình thì việc người khác bị bệnh ung thư hay không, không còn là vấn đề nữa. Nghịch lí này có thể đã trở thành chuyện thường ngày ở huyện : trong số các bác sĩ chữa bệnh ung thư cho bệnh nhân, có những bác sĩ bị bệnh ung thư tâm hồn trầm trọng, vì họ thẳng tay nhận phong bì của bệnh nhân mà đôi khi trong thực tế họ không giúp gì được cho bệnh nhân cả, vì có những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn cuối, và cứu chữa chỉ là đưa lại một ảo tưởng cho bệnh nhân để giúp họ vững vàng hơn về mặt tinh thần mà thôi, vậy mà có những bác sĩ đã thu phong bì cả trên những ảo tưởng này.

Cái phong bì có thể còn nguy hiểm hơn chúng ta có thể hình dung. Nó giống như một thứ virus có khả năng lây lan theo tốc độ internet, và đến khi mà mọi thứ đều giải quyết bằng phong bì thì lòng tự trọng sẽ chỉ còn là một hoài niệm của quá khứ. Một sinh viên năm thứ ba ở khoa Văn của một trường đại học đã viết trong một bài kiểm tra giữa kỳ như thế này: «Khi mà tất cả học sinh trong một lớp học đi phong bì cô giáo, còn một học sinh không đi, thì cái gì là phi lí và cái gì là có lí ở đây?». Quan hệ thầy trò ở đây thành ra là một quan hệ mua bán. Trong mối quan hệ mua bán này, lòng tự trọng của cả thầy lẫn trò đều bị triệt tiêu. Lòng tự trọng như vậy đã chết ngay từ thưở thiếu thời, phần đời còn lại cả thế hệ học sinh ấy sẽ sống trong căn bệnh ung thư về tâm hồn.

Cái phong bì liệu có tiếp tục phát huy tác dụng đến mức người ta có thể mua bán được tất cả mọi thứ? Điểm giới hạn sẽ là ở đâu?

Để trả lời câu hỏi này, tôi đưa ra một hình dung mang tính giả tưởng, hy vọng chỉ là giả tưởng mà thôi:

Mỗi một cá nhân là một thành tố cấu thành nên cộng đồng, cấu thành nên dân tộc, quốc gia. Khi mỗi một cá nhân đánh mất các nền tảng riêng của mình, đánh mất sự tôn trọng đối với bản thân mình, đánh mất sức mạnh giúp họ tự xác lập như một bản thể cá biệt với các giá trị mà họ có thể hãnh diện tự hào, thì cái dân tộc mà họ tạo nên cũng sẽ đánh mất tất cả những thứ đó. Một khi các giá trị của bản thân bị quy thành tiền, thì các giá trị của quốc gia rất có thể cũng bị quy thành tiền. Trong trường hợp này, có thể giả định (hãy nhớ rằng đây chỉ là giả định) một tương lai không mấy vui vẻ: nếu ta có thể để mất mọi thứ thuộc về tâm hồn mà không cần phải băn khoăn, miễn là có tiền, thì ta cũng có thể để mất những thứ khác, kể cả cái gọi là đất nước. Vì đất nước là một giá trị chỉ khi nó được cảm nhận và đánh giá bằng tâm hồn ; còn khi nó nằm trong hệ quy chiếu của phong bì, khi giá trị của đất nước được đồng nhất với túi tiền cá nhân, khi không còn tâm hồn để cảm nhận về đất nước nữa, thì có nó hay mất nó, có thể cũng không quan trọng nữa.

Khi nào ta có thể tự cho phép mình làm những chuyện đồi bại, bất chấp dư luận, bất chấp đạo lý, bất chấp truyền thống, bất chấp luật pháp? Khi nào thì những quyết định có ảnh hưởng trầm trọng đến tương lai của dân tộc được đưa ra một cách dễ dàng và được chấp nhận một cách dễ dàng? Khi nào ta có thể nhìn từng mảnh của giang sơn bị lấy đi mà không tiến hành các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ? Tất cả những điều đó có thể xảy ra khi cảm giác xấu hổ, cảm giác nhục nhã không còn nữa; khi những cái phong bì làm tê liệt các dây thần kinh xấu hổ, giết chết ý thức về sự nhục nhã, tức là tiêu diệt lòng tự trọng.

Marquez, trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của mình, đã cho ta thấy sự cô đơn và loạn luân có khả năng xoá bỏ cả một cộng đồng như thế nào. Cái phong bì còn vận hành với sức mạnh hiện tại liệu nó có thể đi tới chỗ xoá bỏ cả một đất nước không ? Chưa biết trong bao nhiêu năm, nhưng cũng có thể lắm chứ, nếu như không còn lòng tự trọng cá nhân và không còn lòng tự trọng quốc gia.

Cái phong bì thực chất là vấn đề miếng ăn. Chẳng lẽ lại để cho quốc gia tiêu vong chỉ vì miếng ăn? Xin hiểu cho, đây là câu hỏi được cất lên từ lòng tự trọng.

Liệu những chiếc phong bì có thể hủy hoại cả một quốc gia?

Hà Nội, 18/11/2009

N.T.T.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Một Đảng và Hiến Pháp

Huy Đức

– …nếu những người tự ứng cử không được Đảng ủng hộ bị loại ra khỏi cuộc chơi bằng tổ dân phố và mặt trận tổ quốc thì không nên tổ chức bầu cử làm gì cho tốn kém.

– Quân đội chỉ được xây dựng theo nguyên tắc chính quy, tinh nhuệ, chỉ được dùng để bảo vệ nhân dân và từng tấc đất của ông cha. Cho dù ai nắm quyền thì quân đội cũng chỉ trung thành với tổ quốc. Quân đội mà lo bảo vệ Đảng hơn bảo vệ biên cương, thì khi chính trị trong nước không ổn định, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm đảo.

Huy Đức

Không hiểu vì sao Hiến pháp lại được đưa ra sửa khi những ý tưởng cải cách trong Đảng thì thiếu vắng và tình hình theo nhiều người là vẫn “chưa đủ xấu”. Nếu không xuất phát từ nhu cầu cải cách, việc sửa đổi Hiến pháp chỉ là vá víu. Rất tiếc là Đảng Cộng sản Việt Nam thường chỉ chấp nhận cải cách khi bị dồn tới chân tường, Đại hội VI năm 1986 là ví dụ.

Chỉ chưa đầy 5 thập niên (1946-1992), Việt Nam có 4 lần thay Hiến pháp. Năm 1959, khi môi trường chính trị để vận hành một nhà nước dân chủ và đoàn kết toàn dân theo Hiến pháp 1946 không còn, Đảng Cộng sản hình thành ở miền Bắc một nhà nước do “giai cấp công nhân lãnh đạo”. Tháng 6-1976, sau khi chiến thắng người anh em ở miền Nam, trong tâm thế “ta đang tới đỉnh cao nhân loại”, Quốc hội Thống nhất quyết định thay thế Hiến pháp 1959, thiết lập trên cả nước một nhà nước chuyên chính vô sản hơn. Nhưng, đường lối Đại hội Đảng lần thứ IV và mô hình nhà nước theo Hiến pháp 1980 đã nhanh chóng đưa Việt Nam tới chỗ bế tắc. Đảng phải tìm lối thoát bằng cách chia tay với mô hình copy từ Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Hiến pháp 1992 đã từ bỏ bớt quyền lực tập trung. Từ chỗ không thể đưa ký gạo từ quê lên, đến thập niên 1990, người dân đã có thể lập công ty, được đi lại, được ra cả nước ngoài mua bán. Trong kinh tế cũng như trong chính trị, một quốc gia chỉ trở nên thịnh vượng khi người dân thực sự có quyền. Bản chất của “đổi mới” mà Đảng thường nói đến như một công lao chỉ đơn giản là trả lại cho người dân một phần quyền, trong đó có quyền được tự lo lấy cơm ăn, áo mặc.

Khi Quốc hội công bố sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều người đề nghị: Thay vì quan niệm Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, nên thiết kế Hiến pháp như một bản khế ước xã hội, theo đó, “con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức trao một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền để có được sự chở che của xã hội”. Tuy nhiên, chỉ trong một chế độ thực sự dân chủ, hiến pháp cũng như các đạo luật khác mới trở thành một khế ước. Đảng biết trước câu trả lời khi các vấn đề sau đây phải trưng cầu dân ý: Điều 4; quyền tư hữu về ruộng đất cho người dân; mô hình chính trị…

Quyền sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa thuộc về nhân dân mà đang ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì kiến tạo một nhà nước pháp quyền (rule of law), bản Hiến pháp mới chỉ có thể là bộ luật cơ bản để tiện bề “quản lý” (rule by law). Ngay cả trong điều kiện đó thì Đảng cũng phải biết mình muốn tổ chức một nhà nước theo mô hình nào: Tản quyền hay tập quyền? Cộng hòa tổng thống hay cộng hòa nghị viện? Mô hình ít xáo trộn nhất với điều kiện hiện nay là cộng hòa bán tổng thống: Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu chính phủ nhưng chỉ nắm các quyền ngoại giao và an ninh, quốc phòng; Thủ tướng tập trung lãnh đạo các vấn đề kinh tế. Chủ tịch nước có thể được bầu bởi 2/3 đại biểu quốc hội hoặc được bầu bởi số phiếu quá bán của quốc hội cùng toàn thể đại biểu các hội đồng nhân dân ở cấp thành và cấp tỉnh.

Nhưng trước hết, cải cách phải được tiến hành trong Đảng. Đội ngũ cán bộ Đảng nên được phân công theo hướng: Có những người làm công tác Đảng chuyên trách và có những người được Đảng đưa sang ứng cử các chức danh nhà nước. Những người chuyên trách ở cấp Trung ương được gọi là Ban Bí thư, gồm các chiến lược gia, chịu trách nhiệm tìm kiếm nhân sự cho Đảng và chuẩn bị các vấn đề lý luận. Các văn kiện của Ban Bí thư chỉ có giá trị lưu hành nội bộ.

Đại hội của Đảng nên diễn ra theo hai vòng: Vòng một, tổ chức tranh cử trong Đảng để bầu các ứng cử viên ra ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân (ở các đảng bộ địa phương) và ứng cử đại biểu Quốc hội (ở đảng bộ toàn quốc). Số lượng ứng cử viên mà Đảng bầu ra phải nhiều gấp đôi số đại biểu cần thiết. Những ứng cử viên của Đảng trúng cử đại biểu Quốc hội đương nhiên trở thành trung ương ủy viên. Sau bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân, Đảng tổ chức đại hội vòng hai để cho các Trung ương ủy viên ra tranh cử ứng cử viên chức Chủ tịch nước và các ủy viên Bộ Chính trị. Đại hội giới thiệu ít nhất hai ứng cử viên để bầu Chủ tịch nước. Ai đắc cử Chủ tịch nước người đó đương nhiên trở thành Tổng Bí thư. Chủ tịch nước sẽ lập nội các bao gồm các thành viên trong Bộ Chính trị.

Quốc hội chỉ nên có không quá 400 người, trong đó: những đại biểu được bầu từ “bảng A”, gồm các ứng cử viên của của Đảng và những đại biểu được bầu từ “bảng B”, gồm các ứng cử viên độc lập. Chưa thể hy vọng bầu cử tự do được thiết lập trong lần sửa Hiến pháp này, nhưng nếu Đảng dành cho các ứng cử viên độc lập khoảng 100 ghế trong Quốc hội thì Đảng vẫn nắm quyền quyết định nhưng nhân dân sẽ có tiếng nói; các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ được mổ xẻ, lương tri của các đại biểu là trung ương ủy viên sẽ được đánh thức; quy trình quyết định được giám sát chính trị một cách chặt chẽ hơn, tránh được các rủi ro do áp đặt và thiếu phản biện khi ban hành chính sách.

Tất cả ứng cử viên tất nhiên phải là công dân Việt Nam, nhưng hiện có hàng triệu người Việt đang sống ở nước ngoài và nhiều người trong số họ đang có hai quốc tịch. Nên quy định, chỉ những công dân Việt Nam không mang quốc tịch khác, hoặc đã từ bỏ quốc tịch khác, đã định cư trong nước ít nhất là 5 năm trước ngày bầu cử mới được quyền ứng cử. Chỉ có một đảng thì không thể đòi những cuộc bầu cử có hàm lượng dân chủ cao. Nhưng nếu những người tự ứng cử không được Đảng ủng hộ bị loại ra khỏi cuộc chơi bằng tổ dân phố và mặt trận tổ quốc thì không nên tổ chức bầu cử làm gì cho tốn kém.

Có thể áp dụng quy trình hiện hành đối với những người được Đảng đưa ra đề cử. Nhưng những ứng cử viên độc lập thì chỉ cần thu thập đủ một lượng chữ ký tùy theo đơn vị bầu cử: nếu ở các thành phố lớn thì có thể 10 nghìn; nếu ở miền núi thì có nơi chỉ cần 500 đến 1000 chữ ký. Tất cả các đại biểu Quốc hội, trừ những người tham gia nội các, là Trung ương ủy viên hay đại biểu độc lập, đều có quyền ngang nhau. Họ vừa có văn phòng làm việc ở Hà Nội và ở nơi ứng cử. Nội các và các đại biểu Quốc hội đều được bố trí nhà công vụ ở Thủ đô, hết nhiệm kỳ thì bàn giao lại cho những người kế tiếp.

Theo mô hình này, quyền lực được phân bớt cho các địa phương. Chính quyền trung ương chỉ nắm những quyền đủ để kiểm soát sự phát triển thống nhất của quốc gia. Các tỉnh trưởng không nhất thiết tham gia Ban chấp hành Trung ương, nhưng nhiều người trong số họ có thể là ứng cử viên hàng đầu của chức Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ kế tiếp.

Tòa án bao gồm: tòa địa phương, xử các tội hình sự liên quan đến giựt dọc, trộm cắp… thẩm phán tòa này do tỉnh trưởng bổ nhiệm, được phê chuẩn bởi hội đồng nhân dân; tòa quốc gia, xử các tội đại hình, các tội tham nhũng và các tội phạm về chức vụ… thẩm phán tòa này do Chủ tịch nước bổ nhiệm, Quốc hội phê chuẩn. Các ứng cử viên thẩm phán bao gồm các luật sư danh tiếng hoặc các thẩm phán liêm chính được chọn từ tòa dưới. Chính quyền Trung ương chỉ cần có bộ an ninh và cục điều tra quốc gia. Trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của các tòa địa phương, quyền điều tra nằm trong tay cục điều tra quốc gia. Lực lượng cảnh sát nên giao về cho địa phương, căn cứ tình hình, các địa phương sẽ quyết định lương thưởng, biên chế… Những thành phố đông dân như Sài Gòn sẽ tuyển đủ lực lượng cảnh sát cần dùng thay vì đưa thanh niên xung phong ra điều hành giao thông. Ở những địa phương mà người dân sống thân thiện với nhau họ có thể thay cảnh sát bằng vài “hiệp sỹ”.

Quân đội chỉ được xây dựng theo nguyên tắc chính quy, tinh nhuệ, chỉ được dùng để bảo vệ nhân dân và từng tấc đất của ông cha. Cho dù ai nắm quyền thì quân đội cũng chỉ trung thành với tổ quốc. Quân đội mà lo bảo vệ Đảng hơn bảo vệ biên cương, thì khi chính trị trong nước không ổn định, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm đảo.

Theo mô hình này, chỉ có một người thực sự là nguyên thủ quốc gia thay vì có tới 4 nhân vật được hưởng chế độ nguyên thủ như đang áp dụng. Trừ các vấn đề liên quan đến công tác Đảng do Ban Bí thư đảm trách, các quyết định của Bộ Chính trị đồng thời là quyết định của nội các. Không cần qua giai đoạn “thể chế hóa” mới có giá trị thi hành. Nó không chỉ chịu sự giám sát của Ban chấp hành Trung ương mà còn chịu sự giám sát của các đại biểu độc lập. Chức năng không bị trùng lắp, quy trình ban hành các quyết định được rút ngắn, địa chỉ để quy trách nhiệm cũng rõ. Vai trò lãnh đạo của Đảng cũng tương đối chính danh vì các nhà lãnh đạo chỉ có thể trở thành Tổng Bí thư, ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương sau khi được “nhân dân phúc quyết”.

Cho dù tiếp tục giữ quyền viết Hiến pháp thì Đảng cũng hãy vì sự thịnh vượng của quốc gia mà chia sẻ bớt quyền lực cho nhân dân. Đừng nghĩ là tình hình chưa đủ xấu. Đừng nhìn các mâu thuẫn xã hội dựa trên các báo cáo hay dựa trên mấy câu leo lẻo của những người vẫn tới tặng quà: “Anh lãnh đạo chúng em làm ăn được”. Nhân dân đang bị nhũng nhiễu. Cái ác đang hoành hành. Nhiều “chức năng” đang phải vận hành bằng tiền bạc trong khi đa số nhân dân thì thiếu tiền nhất là tiền để mưu cầu công lý. Nên nhớ là những cuộc nổi dậy thường bắt đầu từ những uất ức của người dân trước những bất công chứ không phải từ những trí thức đang lên tiếng nhằm thức tỉnh chính quyền. Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho toàn dân tộc.

H.Đ.

Nguồn: quechoa.info

Những lần chạy án – Phần cuối

CÔNG LÝ – CUỘC ĐUỔI BẮT GIỮA ĐỒNG TIỀN VÀ QUYỀN LỰC !

dongtien+copy.jpg

Trịnh Viên Phương (Bạn đọc Danlambao) – Vụ án xác chết không đầu ở HN, một nam sinh viên giết chết người tình, chặt nhiều khúc qua 2 lần xét xử đều tử hình. Nhưng dân chạy án nhìn sơ qua có thể nói là anh này có khả năng thoát án tử. Gia đình cô người yêu sau này, nơi mà án mạng xảy ra là một cán bộ công an ở Quảng Ninh, họ lại có mối quan hệ thân thiết với giới truyền thông và rất giàu có; chừng đó yếu tố đủ để giúp anh ta thoát án tử. Như trường hợp của đại gia Trần Đàm trong vụ án buôn lậu Tân Trường Sanh thuở trước đây rúng động cả nước.

Vụ án này làm dư luận án xôn xao nhất với bài bào chữa của nữ luật sư tên tuổi nhất VN hiện nay (LS TTH) đi vào lịch sử: "Buôn lậu cũng là yêu nước thương dân vì giúp người tiêu dùng mua hàng đúng chất lượng và giá rẻ hơn". Vừa qua tôi vào bệnh viện Vạn Hạnh (gần Hồ Kỳ Hòa- Quận 10, SG) thăm một người quen đang điều trị ở đây. BV tư nhân này chỉ dành cho dân nhà giàu lắm tiền nhiều của. Thế nhưng trong phòng 2 người có 1 giường trống và một cậu bé nhà quê khỏe mạnh đang nằm ngủ, giường bệnh không có gì là của một nạn nhân. Anh ta không phải đi chữa bệnh mà giữ chỗ cho một người: đại gia Trần Đàm, trong vụ án buôn lậu Tân Trường Sanh. Ông Trần Đàm bị 2 án tử hình nhưng vẫn chạy được chủ tịch nước ký lệnh ân xá xuống chung thân. Vào trại giam Xuân Lộc thì chạy bác sỹ ký giấy bệnh nan y cần ra ngoài điều trị. Thế là ông Trần Đàm về nhà, đăng ký ở BV Vạn Hạnh chỉ là hình thức thôi. Quý vị thấy đó, tiền có thể mua luôn được 2 án tử hình. Tử tù Nghĩa trong vụ án xác chết không đầu có thể đi theo lối này mà chạy án.

Giữa năm 2009, tôi ra Hà Nội lo cho một vụ án tranh chấp nhà cửa có yếu tố nước ngoài. Việt Kiều về nước mua nhà nhờ người thân đứng tên, mất nhà đi kiện đòi nhà lại. Chúng tôi nhờ ông Trần Văn Tú, Phó chánh án TATC can thiệp. Nhà ông Trần Văn Tú ở trong khu tập thể ngân hàng đường Hoàng Quốc Việt- HN. Dĩ nhiên là Việt Kiều thì tính bằng USD trong phong bì, trong giỏ quà nước hoa cao cấp tặng cho vợ ông Tú là một xấp phong bì 5000 USD. Ông Trần Văn Tú hứa sẽ xem xét quyết định của án phúc thẩm của TATPHCM. Vừa bước ra khỏi cửa ông Trần Văn Tú là chúng tôi gặp một đoàn dân oan đi kêu cứu. Một cảnh tượng còn hơn thời thực dân đập vào mắt tôi. Hàng chục con người quỳ xuống và đội đơn lên đầu nhờ ông Tú can thiệp. Sau khi tôi ra khỏi nhà thì ông Trần Văn Tú đóng cửa cái rầm mặc, kệ cho đoàn người vẫn quỳ và đội đơn trên đầu. Thấy mà tội cho đám dân oan, tiền ngoại tệ cả xấp mà chưa nhằm nhò gì thì xá gì những lời kêu van chỉ có nước bọt của họ.

Đừng tin vào những lời hứa suông chỉ có nước bọt ở cửa miệng của các quan chức của TATC hay VKSTC. Khi TATC chuyển phòng tiếp dân về 265 Đội Cấn, cách xa trung tâm để tránh các cảnh dân oan "khỏa thân kêu cứu". Thời điểm mới chuyển đến nơi mới thì bà H. dân oan ở Bình Dương lọt vào trụ sở 265 Đội Cấn. Bà H. cũng là dân khá giả và can đảm như Kiều Chinh ở Lào Cai. Bà H. vào trong khu vực tòa án, bà chạy vào ngay phòng ông Tưởng Duy Lượng, Phó Chánh án TATC quậy lên. Ông Tưởng Duy Lượng không còn đường tránh phải chấp nhận viết cho bà H. một cái giấy hứa xem xét giám đốc thẩm vụ án của bà H. Cầm cái giấy có con dấu đỏ tươi, bà H. như trúng số. Bà H. bỏ tiền ra thuê 1 chiếc xe 15 chỗ bao những người bạn dân oan của mình lên nhà của Kiều Chinh trên Sapa du lịch và thăm nhà Kiều Chinh một chuyến. Chuyến đi gần hết 20 triệu đồng để ăn mừng. Một tuần sau đúng hẹn bà H. đến lấy quyết định Giám Đốc Thẩm thì TATC cho một Quyết định mới cũng của ông Tưởng Duy Lượng ký: "đơn khiếu nại của bà H. không có cơ sở giám đốc thẩm ". Như sét đánh bà H. chết lặng một hồi. Lời hứa của các quan chức cao cấp của TATC mà không có tiền thì như "qua cầu gió bay".

danoan1.JPG
Dân oan bị cướp đất kéo về HN khiếu kiện

Mỗi lần ra HN cho một vụ án là mỗi lần chứng kiến nhiều cảnh đau lòng của bà con dân oan khốn khó. Tôi muốn nói với họ rằng không có tiền thì nên về nhà chứ ăn bờ ngủ bụi mà trông chờ TATC hay VKSTC cứu xét đơn của họ thì khó khăn hơn chuyện chạch đẻ ngọn đa. Bởi vì các án sơ thẩm hay phúc thẩm từ dưới địa phương của họ đã được thuận mua vừa bán rồi. Ông Năm Cam khi ra tòa để lại cho hậu thế câu nói bất hủ: "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng rất nhiều tiền". Vậy thôi !

Kinh nghiệm trong chạy án thì khi gặp các quan chức cao cấp, bạn phải hé mở cho họ biết là bạn là dân có tiền như là có cổ phần ngân hàng, có công ty đầu tư ra nước ngoài, có thân nhân giàu có ở hải ngoại. Bước thứ 2 vô cùng quan trọng là khi khá thân bạn phải cho họ biết bạn có mối quan hệ thân thiết với nhà báo này, cơ quan báo chí nọ thì đối tượng nhận có quyền có chức mới chịu làm hồ sơ cho bạn, còn không thì họ vòi tiền dài dài. Quan trọng nhất là khi ra HN phải kiếm cho được một sếp ở Bộ Công An hay Quốc phòng can thiệp nhắn gởi bạn cho họ. Một cú phone của sếp A, B, C từ Bộ công an hay quốc phòng thì có giá khoảng 2000-5000 USD cho cuộc hội thoại chừng 30 giây.

Trong SG thì văn phòng luật sư Chi Mai ở Quận 4 chạy án theo kiểu kết hợp quyền lực của an ninh và báo chí. Người thân của trưởng Văn Phòng luật sư này là an ninh của Bộ Công An và phóng viên Thu Hà của báo Tuổi Trẻ là em út của họ. Người này từng viết nhiều bài phóng sự điều tra ký tên Chi Mai trên báo Tuổi Trẻ cũng là hình thức tiếp thị cho VP luật sư này. Ông Tấn thẩm phán của TATC ở Quận 4 từng để vợ mở một VP luật sư trên đường Tôn Thất Thuyết nhằm chạy án là chính do có cạnh tranh giữa các phòng LS và các thẩm phán chạy án nên VP luật sư của vợ ông Tấn hiện rút vào "hoạt động du kích" rồi.

Khép lại những lời kể trong các lần chạy án của cá nhân chúng tôi nghiệm ra rằng: công lý ở Việt Nam hiện nay chỉ là một trò cút bắt giữa đồng tiền và quyền lực. Cái gì cũng có giá trả của nó. Khi trên đỉnh cao quyền lực thì ra sức vơ vét nhưng khi các cán bộ của TATC hay VKSTC về hưu thì làm ở các VP luật sư và họ tiếp tục trở thành kẻ chạy án và đi mua chữ ký, con dấu của đàn em ngày xưa của họ. Trong cái vòng lẩn quẩn này người dân mới là nạn nhân. Các đại gia vì danh tiếng họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền chạy án dù kết quả họ thua về phần vật chất, thắng kiện cũng chưa chắc đủ tiền bỏ ra chạy án. Những dân đen bị xử oan ức thì coi như mất trắng.

Gần đây tôi thấy trên báo đài có nhắc đến cụm từ "nhà nước pháp quyền" gì đó nhưng thực tế là pháp luật ở Việt Nam không có quyền gì cả. Nó chỉ là một hàng hóa, một loại hàng cao cấp mà kẻ buôn là kẻ có quyền và người mua là kẻ có tiền.

Bài trước :
Những lần chạy án (phần 1)
Những lần chạy án – Phần 2: Luật sư cũng tham gia cuộc chạy

Những lần chạy án – Phần 3: Cán bộ Viện KSTC cũng chạy án và… chạy làng

Traitimxanh-sig.png
Trịnh Viên Phương, thành phố Biên Hòa ngày 4.9.2011

http://danlambaovn.blogspot.com/

***

Đôi lời cám ơn !

Kính thưa BBT của trang Dân Làm Báo !
Đồng kính thưa quý đôc giả bạn bè xa gần !

Khi những lời kể của tôi được DLB đăng lên thì bạn bè xa gần ai cũng lo cho tôi, nhiều cú phone và email thăm hỏi lo âu. Cám ơn quý vị hiện giờ thì tôi chưa nhận được sự đe dọa nào nhưng không có nghĩa là KHÔNG CÓ.

Khi tôi mở miệng thuật ra những sự thật trên các hành trình chạy án là tôi biết chấp nhận đối đầu với cái ác. Trước sau gì cũng cần phải đối diện với nó. Tôi khinh bỉ những kẻ cầm tiền chạy án của tôi cho dù họ là chánh án TATC, Viện Trưởng VKSTC hay Viện phó, Phó chánh án, các thẩm phán, kiểm sát viên. Trong cái guồng máy này thì đi đâu cũng phải có tiền lót đường. Tôi không là Đức Phật hay Chúa Giê Xu nhưng tôi không thể nín lặng và đồng lõa với cái ác đang diễn ra mỗi ngày trên đất nước này. Khi kẻ cướp bị bắt vào đồn công an thì được thả và nhiều người vô tội thì mất nhà. Công lý ở đâu? Và chúng ta đang sống trong thời đại nào của nhân loại?

Ai tiếp tay cho kẻ ác? Cái gì làm cho xã hội băng hoại. Thời khó khăn ngay cả trong chiến đấu thì tình người, tình đồng chí nó cao đẹp quá. Nhưng lẽ nào trong thời bình, không giặc giã thì lại chua xót khốc liệt như vậy sao?

Tôi viết ra những kỷ niệm vui buồn trong các lần chạy án như là một lời tạ lỗi với tiền nhân, với quê hương và tổ quốc, với tổ tiên và cội nguồn. Tôi chấp nhận làm anh giáo quèn dạy kèm dăm trẻ con trong khu phố hơn là làm cái nghề chạy án tiếp tay cho cái ác. Tôi chưa hề nhận một đồng tiền nào của người chạy án. Căn nhà tôi đang ở là của gia truyền dòng họ để lại từ trước khi tôi dấn thân vào con đường chạy án. Bạn bè và những người từng nhờ tôi chạy án sẽ minh chứng cho tôi điều này.

Những kẻ quyền chức thường sợ việc xấu của họ bị phanh phui. Báo chí trong nước không làm và không dám nghĩ, dám làm mấy chuyện này buộc lòng tôi phải nhờ cơ quan truyền trong độc lập để giãi bày nỗi lòng của mình

Dù muộn màng nhưng cuối cùng tôi cũng đã nói lên tiếng nói của sự thật. Tôi muốn dạy các học trò nghèo của tôi sống thật. Tôi có nhiệm vụ làm gương trước cho các em.

Tôi không có ý định trả thù ai, trong tận đáy lòng của tôi không muốn ai bị tử hình. Cho dù là đại gia Trần Đàm hay Nguyễn Văn Nghĩa vụ xác chết không đầu. Ai cũng có lỗi lầm trong cuộc đời , hãy cho người ta một cơ hội chuộc lỗi và làm lại cuộc đời. Cũng như quý vị lắng nghe các mẩu chuyện của tôi thì chính quý vị cho tôi có cơ hội làm người lương tốt trở lại.

Xin cám ơn BBT Dân Làm Báo, cám ơn quý độc giả xa gần.

Tạm biệt và xin gặp lai với lời chúc bình an.

Trịnh Viên Phương, Biên Hòa, Đồng Nai

CXN – Moody’s tỏ ra bi quan về các ngân hàng Việt Nam

http://tintuchangngay4.files.wordpress.com/2011/09/bankngan-hang4.jpg?w=320&h=253&h=179

Châu Xuân Nguyễn


Không khó mà suy luận rằng NHNN hiện đang in tiền ào ạt để giử hệ thống ngân hàng không sụp đổ. Mặt khác người dân thi nhau rút tiền vnd ra khỏi nhà băng để đổi thành usd hay vàng để dự trử. Hệ thống ngân hàng suy yếu trầm trọng là dể hiểu (không cần bằng Tiến Sĩ kinh tế để nhìn thấy) vì không những tập đoàn và tổng công ty thua lỗ hàng trăm ngàn tỉ nên họ không có tiền trả nợ nhà băng (phải nhờ Bộ Tài Chính trả nợ dùm) định kỳ.

Ngành kinh tế tư nhân với những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sập tiệm, phá sản hàng loạt thì làm sao có tiền trả định kỳ cho hệ thống nhà băng. NHNN phải duy trì in tiền và bơm tiền để những Giám Đốc chi nhánh và Giám Đốc kinh doanh đừng bỏ trốn vì áp lực “không tiền” rất nặng với họ và họ cũng biết rằng tình trạng này và tệ hơn sẽ xảy ra suốt 5 hay 7 năm ròng, viễn ảnh rất đen tối, họ đi ra ngoài thâu tiền “hụi chết” hàng tháng thì họ rất rõ tình hình kinh tế tư nhân như thế nào, đó là khi họ có ý tưởng “trốn chạy”, nhất là khi cho vay, họ đã lở nhận “lại quả” thì bây giờ phải trả lại thôi…áp lực là rất lớn để “bỏ chạy”.

Ngoài ra, người dân bây giờ biết rằng khi hệ thống ngân hàng sụp đổ thì họ sẽ lấy lại từ bảo hiểm tối đa là 50 triệu cho mỗi tài khoản mà nếu 2 ngân hàng sụp thì họ sẽ không được đồng nào cả Bảo hiểm tiền gửi hiện không đáp ứng nếu 2 ngân hàng đổ vỡ

Tình hình này kéo đến bao lâu thì tôi cũng chịu, không dự đoán được nhưng nếu bị bắt buộc phải dự đoán thì 3 đến 6 tháng là có biến động kinh tế lớn.

Melbourne

04.09.2011

Châu Xuân Nguyễn

————————-

Moody’s tỏ ra bi quan về các ngân hàng Việt Nam

picture
Theo Moody’s, những mất cân đối của nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra rủi ro đối với chất lượng tài sản của các ngân hàng.

Moody’s dự báo, triển vọng tín nhiệm mà họ dành cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ còn ở mức tiêu cực trong 12-18 tháng tới

Hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa dự báo, triển vọng tín nhiệm mà họ dành cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ còn ở mức tiêu cực trong 12-18 tháng tới, vì những lo ngại về lợi nhuận suy giảm và chất lượng tài sản.

Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một báo cáo do Moody’s công bố hôm nay (1/9) cho hay, những mất cân đối của nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra rủi ro đối với chất lượng tài sản của các ngân hàng, khiến hoạt động vay vốn trở nên khó khăn hơn.

Báo cáo này nhận định, tài sản mà các nhà băng của Việt Nam đang nắm giữ “tệ hơn” so với những gì được thể hiện trên số liệu nợ xấu được công bố chính thức. Một số công ty đã bắt đầu giảm lượng tiền gửi vào các ngân hàng do những khó khăn về tái cấp vốn và lợi nhuận giảm sút.

Cũng theo Bloomberg, Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lạm phát cao, giữa lúc tăng trưởng suy giảm và tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài.

Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dễ gặp tổn thương trước những rủi ro hệ thống vốn một phần xuất phát từ tình trạng thiếu vốn của các nhà băng, nợ nần gia tăng và lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm.

“Sau một thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong vòng hai năm qua, chúng ta đang chứng kiến sự suy giảm tăng trưởng tín dụng và tình trạng xấu đi của chất lượng tài sản”, chuyên gia Karolyn Seet của Moody’s ở Singapore nhận xét.

“Sự kết hợp giữa chất lượng tài sản suy giảm và tốc độ tăng trưởng tín dụng đi xuống sẽ làm gia tăng chi phí, đồng thời mức độ cạnh tranh thu hút tiền gửi và các nguồn vốn khác cũng trở nên căng thẳng hơn, tất yếu kéo theo sự thu hẹp của tỷ suất lợi nhuận”, bà Karolyn Seet viết.

Hiện Moody’s đang dành cho nợ công của Việt Nam hạng mức tín nhiệm B1, với triển vọng là tiêu cực. Đây là hạng điểm cao thứ 4 trong các hạng điểm trái phiếu chính phủ mà Moody’s không khuyến nghị đầu tư (non-investment grade). Hồi tháng 12 năm ngoái, Moody’s hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3.

“Chúng tôi lo ngại về khả năng của các ngân hàng Việt Nam khi huy động vốn từ thị trường, khi mà ngày càng có nhiều ngân hàng thiếu vốn có thể bị nhìn nhận là đang đối mặt thách thức trong việc duy trì thị phần và những áp lực về thanh khoản”, chuyên gia Karolyn Seet nhận định.

Những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam 1

Nguyễn Hội

Việt Nam nổi bật trong những năm vừa qua với tăng trưởng hàng năm gần mười phần trăm tổng sản lượng nội địa (GDP). Một thị trường phát triển cao, lương thấp, dân chúng thích mua sắm, cởi mở, hiếu học với gần 50% dưới 30 tuổi … làm hấp dẫn giới đầu tư ngoại quốc: „Trung quốc thuộc về quá khứ, Việt Nam là quốc gia tương lai với lương thấp!”, đó là khẩu hiệu của nhiều nhà đầu tư ngoại quốc. Chúng ta cùng tìm hiểu với bài viết này, nền kinh tế Việt Nam có thực sự khả quan như vậy hay không?

1. Tăng trưởng là do tín dụng

Đầu tư tại Việt Nam tăng nhảy vọt trong những năm vừa qua, năm 1999 tổng số đầu tư toàn quốc chỉ với 120,8 ngàn tỉ đồng (28% GDP, tương đương 8,6 tỉ USD) nhưng đến năm 2010 con số đầu tư lên tới 830,3 ngàn tỉ đồng (42,6% GDP). Nghĩa là, chỉ trong vòng 11 năm mức đầu tư tăng trưởng gấp 7 lần:

Biểu đồ 1: Đầu tư hàng năm trên tỷ lệ GDP. Nguồn: ADB & Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Tài khoản đầu tư đổ vào xã hội làm tăng tổng sản lượng nội địa (GDP), do đó tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tư. Nguồn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc vào Việt Nam năm 2010 với 156 ngàn tỉ đồng, số còn lại 674 ngàn tỉ đồng là nguồn đầu tư xuất phát từ trong nội địa Việt Nam. Chi phí cho các dự án đầu tư này từ các tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng. Điều này cũng được giải thích qua sự phát triển mạnh mẽ tín dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây:

Biểu đồ 2: Phát triển tín dụng tại Việt Nam. Nguồn: ADB (Asia Development Bank)

Biểu đồ trên cho thấy, tổng tín dụng nội địa của Việt Nam vào năm 2000 chỉ với 155 ngàn tỉ đồng nhưng đến năm 2009 lên tới 2040 ngàn tỉ đồng (120 tỷ USD). Trong vòng 10 năm tín dụng đã tăng gấp 13 lần với 1885 ngàn tỉ đồng.

2. Hiệu quả đầu tư kém

Đầu tư không thể thiếu trong một quốc gia, đặc biệt là Việt Nam, một nước chậm phát triển cần thiết đầu tư để phát triển xã hội. Để đo lường hiệu quả đầu tư, các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR (The Incremental Capital-Output Ratio). Hệ số này được tính bằng nhiều cách, cách tính đơn giản mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư chia cho tăng trưởng GDP. Qua phép tính này, chúng ta biết được, để tăng 1 đồng GDP thì cần phải đầu tư bao nhiêu đồng? Qua đó hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

Biểu đồ 3: Hệ số ICOR Việt Nam. Nguồn: TCTK & Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Tỉ số ICOR của Việt Nam tăng trưởng đều từ 3,5 trong thời kỳ 1991-1995 lên đến 7,14 lần trong hai năm 2009, 2010. So với tỉ lệ 2,7 của Đài Loan trong thời kỳ 1961-1980, 3 là của Hàn Quốc trong thời kỳ 1961- 1980, của Indonesia trong thời kỳ 1981-1995 là 3,7 và của Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2006 là 4.

ICOR xác định mức độ sử dụng vốn trong nền kinh tế. Những quốc gia thiết bị máy móc cho nền công nghệ tân tiến sử dụng nhiều vốn thì ICOR trong giai đoạn đầu tư cao. Những nước sử dụng nhiều lao động không cần nhiều vốn như Việt Nam thì ICOR thấp. Câu hỏi đặt ra là tại saoViệt Nam không trang bị máy móc công nghệ tân tiến mà phải cần quá nhiều vốn đầu tư như vậy?

3. Doanh nghiệp nhà nước: Quả bom nổ chậm của nền kinh tế Việt Nam

Từ năm 1990 đến nay hơn 3000 doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hoá, những doanh nghiệp này chỉ thuộc loại nhỏ hoặc trung bình. Tuy được tiếng là tư nhân hoá, nhưng nhà nước chỉ bán trung bình 30% và vẫn giữ lại 70% và chỉ có những doanh nghiệp nhỏ mới được bán hoàn toàn 100% cho tư nhân. Khoảng 3000 doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp lớn hoặc thuộc các ngành nhạy cảm như báo chí, xuất bản, quốc phòng. Tuy luật doanh nghiệp được áp dụng năm 2006 qui định cho đến cuối năm 2010 phải hoàn tất việc tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhưng sự kiện này đã không được thực hiện, ngược lại việc đầu tư vào khu vực kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất:

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư toàn xã hội 2006-2010. Nguồn: TTTK & Bộ kế hoạch và đầu tư

Từ 2006-2010 trung bình hàng năm đầu tư công chiếm 43,3% vốn đầu tư toàn xã hội nhưng chỉ đóng góp được 35,81% GDP, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước tạo ra được 46,21% GDP nhưng đầu tư chỉ với tỉ lệ 37,1% mỗi năm. Hệ số ICOR của Việt Nam tuy đã cao nhưng hệ số này ở khu vực kinh tế nhà nước cao gấp rưỡi hệ số ICOR của cả nước. Nếu hệ số ICOR trong năm 2009 của Việt Nam là 8 thì hệ số của khu vực kinh tế nhà nước là 12 2.

Nhiều bài viết và bài báo phê bình chính sách chạy theo con số tăng trưởng của nhà nước đặc biệt là đã “ra lệnh ngầm” cho các ngân hàng quốc doanh cho các doanh nghiệp nhà nước vay nợ đầu tư hầu đạt chỉ tiêu tăng trưởng như đã đề ra. Các doanh nghiệp này đã lấy tiền mượn nợ đầu tư vào các ngành không chuyên môn như bất động sản, mua chứng khoán vv… Do thiếu khiến thức chuyên môn các đầu tư này thường bị lỗ nặng nề. Sự tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam (xin xem phần trên) cùng báo cáo kiểm toán năm 2009 về 21 bộ, cơ quan trung ương, 37 tỉnh, thành, 22 dự án đầu tư, cùng 31 tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã xác nhận nguồn tin trên (xin xem „Giảm khối lượng, tăng hiệu quả đầu tư“):

1. Mặc dù trong số các DNNN được kiểm toán, có tới 88% (161/183) doanh nghiệp kinh doanh có lãi, song vẫn còn một số tổng công ty hoạt động chưa hiệu quả và không bảo toàn được vốn. Trong năm 2008…

2. Do khả năng tài chánh còn yếu kém , nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực xây dựng lãi giả, lỗ thật…

3. chất lượng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng.

4. Có 10 tổng công ty nhà nước đầu tư ra ngoài ngành như tổng công ty lương thực miền Nam đầu tư vào bảo hiểm 26,8 tỷ đồng, vào Vietcombank và một số đơn vị khác 95 tỷ đồng. VP tổng công ty lâm nghiệp góp vốn 80 tỷ đồng vào công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Một doanh nghiệp thuộc tổng công ty hàng không miền Namđầu tư vào các tổ chức tín dụng 300 tỷ đồng. Tổng công ty Bến Thành, tổng công ty du lịch Sàigòn đầu tư qua đấu giá và giao dịch tren sàn chứng khoán bị thua lỗ lớn…

5. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp về ngân hàng nhà nước…

Tuy bản báo cáo không đề cập tiêu cực về Vinashin, nhưng chỉ 1 năm sau, vào tháng 7 năm 2010 chính phủ thông báo về mức nợ khổng lồ của Vinashin với 4,4 tỷ USD. Cuối năm 2010 Vinashin phải xin khất một phần tiền lãi định kỳ 600 triệu USD.

Kết quả báo cáo kiểm toán nêu trên kết hợp với trọng lượng đầu tư công và hiệu quả của nó trong 10 năm gần đây, thêm vào đó những tin tức tiêu cực gần đây về doanh nghiệp nhà nước cùng quyết định duy trì hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã khiến chuyên gia kinh tế và phóng viên báo chí đặt câu hỏi: Có phải doanh nghiệp nhà nước là nơi “chia chác” của giới chức Việt Nam hay không?

4. Lạm phát cao

Lạm phát tại Việt Nam trong những năm đầu của thiên niên kỷ rất lý tưởng cho một quốc gia nghèo đang trên đà phát triển. Những năm 2004-2007 lạm phát nhảy lên trong khoảng 7%-8% đã báo động có dấu hiệu của sự phát triển không cân bằng.

Đầu năm 2008 chuyên gia kinh tế đã cảnh báo mối đe dọa nghiêm trọng đến ổn định giá cả qua sự kiện cung ứng tiền tệ M2 của Việt Nam tăng hơn 46% trong năm 2007. Đặc biệt cung ứng tiền tệ M1 và tín dụng tăng gần 51% và lượng tiền mặt luân chuyển trong xã hội tăng 37% so với năm 2006. Đây là mức độ tăng trưởng đáng quan ngại của cung ứng tiền tệ, tín dụng và của tiền mặt. Sự kiện này sẽ là động lực làm tăng giá cả trên thị trường trong tương lai gần. Rất nhiều chuyên gia đã cho rằng, ngân hàng nhà nước đã in tiền để mua ngoại tệ Mỹ kim lưu trữ.

Biểu đồ sau đây cho thấy sự liên quan mật thiết giữa tăng trưởng lạm phát và sự tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong giai đoạn tháng Giêng 2008 đến tháng ba 2011:

Biểu đồ 5: tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng tín dụng

Đường xanh dương biểu thị cho lạm phát với chỉ số phần trăm bên cột trái, đường chấm đỏ là biểu thị của tăng trưởng tín dụng với chỉ số phần trăm trên cột số bên phải. Đường xanh dương trên biểu đồ tăng hay giảm lệ thuộc hoàn toàn vào đường đỏ trước đó 4 tháng. Nghĩa là lạm phát tại Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào tăng trưởng tín dụng.

Lạm phát cao dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế, cho xã hội, cho đời sống con người vv…. Đây là một đề tài rộng lớn, tác giả xin nêu lên hậu quả tiêu cực của một vài lãnh vực kinh tế then chốt.

Về phía doanh nghiệp, cần thiết sự vững chắc về giá cả trên thị trường để có thể hoạch định kế hoạch doanh nghiệp trong tương lai. Về mặt đầu tư, lạm phát thấp và kiểm soát được là điều kiện cho sự đầu tư lâu dài vì lãi xuất vay tín dụng thấp, lương nhân công và giá sản phẩm vững chắc. Ngược lại lạm phát cao đưa đến tương lai bất ổn doanh nhân không mạnh dạn đầu tư hoặc đầu tư rất ngắn hạn. Giá sản phẩm nội địa tăng cao không cạnh tranh kịp sản phẩm ngoại quốc do đó sản phẩm nội địa không bán nhiều như trước dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao.

Để kềm chế lạm phát các ngân hàng quốc gia thường tăng lãi xuất và giảm giá đồng tiền nội địa. Sự kiện này Ngân hàng nhà nước đã thực hiện từ hai năm qua. Tình trạng Việt Nam có khác nhiều quốc gia là nhập siêu của Việt Nam rất cao. Trong năm 2010 Việt Nam nhập cảng tổng cộng 84 tỷ USD ( 80% GDP) và xuất cảng 71,6 tỷ USD (68% GDP). Sự giảm giá đồng tiền nội địa làm tăng giá hàng nhập cảng , hàng hoá sẽ đắt hơn, giá cả trong nước nhảy vọt… Đó là vòng luẩn quẩn của nền kinh tế Việt Nam!

5. Đầu tư ngoại quốc trực tiếp (FDI) không hiệu quả

Trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi gia nhập khối WTO năm 2007 thị trường Việt Nam được nhiếu thương gia ngoại quốc chú ý. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Hội đồng Kinh doanh châu Á, trong giai đoạn 2007-2009 Việt Nam đứng hạng thứ ba, sau Trung Quốc và Ấn Độ, về hấp dẫn đầu tư ngoại quốc tại châu Á.

Biểu đồ 6: Vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp các năm 1988-2009 và năm 2009. Nguồn TTTK

Bảng so sánh đầu tư ngoại quốc trực tiếp (FDI) được nêu trên cho thấy cơ cấu đầu tư ngoại quốc hiện nay đã thay đổi so với tổng số đầu tư trong giai đoạn 1988 – 2009. Năm 2009 vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp cao nhất tại Việt Nam đổ vào ngành bất động sản và khách sạn, nhà hàng là 74% trong khi đó hai ngành này chỉ chiếm 33% vào giai đoạn 1988-2009. Ngành công nghiệp chế biến trong những năm 1988-2009 chiếm tỷ lệ đầu tư cao nhất với 46%, năm 2009 đầu tư vào ngành này chỉ còn 17%.

Trong tổng số vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp (FDI) được cấp giấy phép được nêu trên là 194,4 tỷ Mỹ kim có 44,3 tỷ Mỹ kim đến từ các nước Offshore là những nước nổi tiếng trốn, lậu thuế và rửa tiền. Nguồn vốn này vào Việt Nam chắc chắn không đầu tư lâu dài hoặc đem đến cho Việt Nam những kỹ thuật mới về công nghiệp hay kỹ thuật quản trị kinh doanh mà chỉ có tính cách ngắn hạn rồi rút nhanh ra khỏi Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho biết (xin xem „Cảnh báo hiệu quả của FDI“), chỉ số chuyển giao công nghệ TFP (Total-Factor Productivity) trong 6 năm 2004-2009 là âm với -17,6. Chỉ số hiệu quả đầu tư ICOR trong 10 năm 1999-2009 của khu vực FDI là 7,91, cao hơn cả khu vực kinh tế nhà nước là 7,76 và tư nhân là 3,54.

Tuy 46% tổng số vốn đầu tư FDI vào công nghiệp chế biến nhưng phần lớn họ chỉ đầu tư vào các những ngành không cần đến kỹ thuật, máy móc tối tân, không cần đến nhân công với trình độ cao. Cũng theo ông Buì Trinh „Đến nay khối FDI thu hút 1,7 triệu lao động, song có tới 1,1 triệu trong số đó là lao động nữ, không được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày”. Một chuyên gia dấu tên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho biết: “Lương lao động ở đây rất rẻ, bệnh nghề nghiệp nhiều. Có nhà máy mấy chục ngàn công nhân mà chỉ khoảng ba chục người được đi nước ngoài vài tuần gọi là “đào tạo””. Kết qủa khảo sát ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc cho thấy máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều đã cũ kỹ, sắp đến hạn sa thải.

Mặt khác, cục thuế Sài gòn cho biết, trong số 1254 doanh nghiệp có vốn ngoại quốc nộp hồ sơ thuế năm 2008 đã có đến 708 doanh nghiệp khai lỗ, trong đó có gần 90% hoạt động trong ngành may mặc.

6. Hệ thống tài chánh lạc hậu

Trước năm 1990 ngân hàng nhà nước là cơ sở độc nhất đảm nhận mọi công việc liên hệ đến tài chánh tại Việt Nam. Hiện nay, tuy thị trường tài chánh trông có vẻ đa dạng nhưng phần lớn các hoạt động tài chánh trong lãnh vực thương mại, kinh doanh vẫn còn do ngân hàng nhà nước chi phối. Các loại ngân hàng tại Việt Nam là: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân. Hiên nay có khoảng hơn 1000 quỹ tín dụng được thành lập tại các phường, xã và theo trang mạng của ngân hàng nhà nước chỉ có 1 ngân hàng chính sách duy nhất, đó là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Ngân hàng thương mại bao gồm năm ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long; 37 ngân hàng cổ phần trong nước; 37 chi nhánh ngân hàng ngoại quốc; năm ngân hàng liên doanh (Jointventurebanken). Ngoài ra còn hiện diện tại Việt Nam 45 văn phòng đại diện cơ sở và tổ chức tài chánh và tín dụng ngoại quốc, hơn 20 công ty cho thuê tài chính (leasing Companies)

Sau đây là một số tiêu biểu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay:

– phần lớn chịu chi phối bởi các cơ quan quản lý nhà nước
– Mâu thuẫn chức năng của ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước một mặt giữ chức năng giám sát ngân hàng, một mặt là chủ nhân của năm ngân hàng thương mại nhà nước là những ngân hàng chiếm lĩnh hơn 60% tổng dư nợ và các hoạt động của ngành tài chánh của toàn quốc.

– Tiền mặt là đơn vị thanh toán chính trong xã hội, chỉ có 17% dân số có trương mục ngân hàng
– Đô-la hoá: Ngoài tiền đồng Việt Nam, tiền đô la Mỹ cũng là đơn vị thanh toán tại Việt Nam
– Ngân hàng trang bị vốn thấp trong khoảng từ 4,69% đến 6,21% thay vì mức quy định là 8% của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2004, bộ phận chuyên môn của IMF đã đánh giá rằng nhu cầu vốn của khu vực ngân hàng sẽ vào khoảng từ 15% tới 25% GDP.

– Thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn ngân hàng và tín dụng,
– Ngân hàng chỉ thực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ,
– Sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn: trong thời kỳ kinh tế bình thường lãi xuất ngắn hạn thường nhỏ hơn lãi xuất dài hạn, trong trường hợp này ngân hàng có lãi cao cho việc vay liên tục vốn ngắn hạn và cho vay dài hạn. Khi lãi xuất tăng (như hiện nay ở Việt Nam), hay trong trường hợp thị trường tài chánh giao động, ngân hàng phải trả lãi ngắn hạn cao và có khả năng lỗ nếu lãi xuất ngắn hạn đương thời cao hơn lãi xuất dài hạn mà họ đã cam kết với khách hàng trước đây.

– Khả năng sinh lời thấp, chi phí quản lý cao,
– Tiêu chuẩn cho vay nợ không dựa vào điều kiện kinh tế của cơ sở, cá nhân vay nợ hoặc dựa vào chính sách phát triển kinh tế mà phần lớn dựa vào yếu tố chính trị,
– Tiến trình xét đơn cho vay tín dụng lạc hậu, không phù hợp với một nền kinh tế tiến bộ. Không áp dụng phương pháp quản lý tín dụng quốc tế Basel. Do đó rủi ro tín dụng không được đánh giá, đo lường chính xác và điều chỉnh kịp thời.

– Thành phần dư nợ không minh bạch, không rõ ràng. Phần lớn „con nợ“ là các doanh nghiệp quốc doanh. Thành phần cấu tạo các dự án của họ không minh bạch rõ ràng, phần lớn tiền vay nợ được đầu tư vào các ngành mang nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản. Theo tường trình của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IWF) 80 đến 90% bảo chứng cho tín dụng tại Việt Nam là bất động sản.

– Giá trị dư nợ của ngân hàng giảm do lạm phát cao,
– Dư nợ xấu (non-performing loans) tăng nhanh và không minh bạch. Ngân hàng nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,9% vào cuối năm 2008, từ 4%-5% cuối năm 2009 và hiện nay dưới 5% tổng dư nợ. Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế ước đoán khoảng 15%, các chuyên gia khác cho rằng nợ xấu tại Việt Nam chiếm 20% tổng dư nợ toàn quốc.

– Phương pháp kế toán của Việt Nam hiện nay không theo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế như ISRF (tên cũ là IAS) hay USGAPP

Hệ thống tài chánh của một quốc gia có ba nhiệm vụ chính là:

1. Chức năng tiền tệ: cung cấp cấp tiền mặt, tín dụng và thực hiện dịch vụ thanh toán tài chánh trong cũng ngoài nước,
2. Chức năng phân bổ: huy động nguồn vốn từ người tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu qủa nhất (đầu tư),
3. Chức năng bảo đảm: bảo đảm một nền tài chánh quốc gia vững chắc.

Với những điểm tiêu biểu được nêu trên, hệ thống tài chánh Việt Nam chỉ chủ yếu thực hiện chức năng tiền tệ.

Về chức năng phân bổ, Việt Nam không huy động được nguồn vốn từ người dân mà phần lớn tín dụng được cho vay bởi vốn huy động từ ngân hàng nhà nước. Thông tư 13/2010/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành ngày 20/5/2010 qui định, ngân hàng chỉ được sử dụng 80% nguồn vốn huy động từ ngân hàng nhà nước để cấp tín dụng đã gây tranh cãi lớn làm ngân hàng nhà nước vào tháng 9/2010 đã phải ban hành thông tư 19/2010/TT-NHNN để sửa đổi bổ sung. Và cuối cùng vào ngày 30/8/2011 ngân hàng nhà nước phải ra thông tư số 22 nhằm huỷ bỏ các thông tư 13 và 19 nêu trên. Tiến trình của thông tư 13/2010 cho thấy tiền cho vay tín dụng gần như hoàn toàn bởi vốn huy động từ ngân hàng nhà nước, mặt khác cho thấy ảnh hưởng của các ngân hàng rất lớn đến quyết định của ngân hàng nhà nước và những quyết định này không dựa trên nền tảng ích lợi chung là củng cố hệ thống tài chánh Việt Nam.

Về phương diện sử dụng nguồn vốn huy động, phần lớn tín dụng được cho các doanh nghiệp nhà nước vay không nhằm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ có tính chất phát triển đất nước mà đầu tư vào các ngành nhiều rủi ro, phi sản xuất như bất động sản. Các dự án được chi phí bởi những tín dụng được vay của ngân hàng không được rõ ràng, minh bạch và không có hiệu quả. Các doanh nghiệp nhỏ và trung không có khả năng vay nợ ngân hàng, những doanh nghiệp này chính là nguồn tạo công việc làm và xây dựng nền tảng kỹ nghệ của đất nước: „Một vấn đề nữa cũng xuất phát từ sở hữu nhà nước trong hệ thống có thể dẫn đến những rủi rỏ tín dụng đó là quan hệ người ủy quyền và người thừa hành, người ủy quyền ở đây là Nhà nước hay là toàn dân, còn người thừa hành là những lãnh đạo các NH, do người ủy quyền (toàn dân) có rất ít quyền lực và thông tin để kiểm soát người thừa hành nên dẫn đến những hoạt động cho vay vì lợi ích cá nhân. Một minh chứng rõ ràng cho chúng ta thấy là xu thế hiện nay các NHTMNN chuyển hướng cho vay một cách quá mức vào tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà thực lực tài chính rất yếu kém, nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, mức dư nợ nhóm khách hàng này lên tới 35 – 40% và đang báo động về chất lượng tín dụng. Một dấu hiệu cho thấy rủi ro rất lớn đến từ việc cho các tập đoàn vay là hệ số tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các tập đoán, xét toàn bộ nợ trên vốn chủ sở hữu vào khoảng 1.4 lần. Riêng một số công ty có tỷ lệ nợ khủng khiếp như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) là 42 lần, Cienco1 là 22,5 lần, Lilama 21.5 lần, Vinashin là 21.8 lần.”(xin xem „Ngân hàng thương mại nhà nước và rủi ro”).

Qua đó chức năng thứ hai của hệ thống tài chánh là phân bổ, Việt Nam không những không hoàn thành mà thực hiện ngược lại!

Mục đích của chức năng bảo đảm là đạt được một nền tài chánh quốc gia vững chắc, ít giao động. Chức năng này hệ thống tài chánh Việt Nam cũng thực hiện đảo ngược. Không chỉ riêng gì hệ thống ngân hàng không hiệu quả, lạc hậu, thiếu kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế, thiếu quản lý với dư nợ xấu cao (trên 20% GDP vào cuối năm 2009) mà Việt Nam hiện nay không quản lý được lạm phát, đồng tiền nội địa đã phải phá giá 4 lần từ năm 2009 đến nay.

(còn tiếp phần 2)

© Đàn Chim Việt

———————————-

Tài liệu tham khảo:
1. Asian Development Bank
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3. Tổng cục Thống kê
4. Hansjörg Herr, Rainer Stachuletz: Vietnam am Scheideweg, Dezember 2010
5. Martin Kaelble: Vietnam wächst nur auf Pump (Việt Nam phát triển do tín dụng), chuyển ngữ sang tiếng Việt
5. Ngân hàng thương mại nhà nước và rủi ro
6. Stefanie Schmitt: Vietnam reformiert sein Bankensystem
7. Từ Nguyên: Đa số tập đoàn, tổng công ty “quên” cổ phần hóa, ngày 30.8.2011
9. Cảnh báo hiệu quả của FDI
10. Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Giảm khối lượng, tăng hiệu quả đầu tư công, viện nghiên cứu quản lý trung ương,
11. Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Viêt Nam,

Điểm tin Thứ Hai 05 – 9 – 2011

Lời đề nghị của Ban BT

Trang TTHN là một trang thông tin đa chiều, với chủ trương mang đến cho bạn đọc “Những thông tin xây dựng vì sự tiến bộ của Dân trí & Xã hội VN”. Nếu các bạn muốn trở thành một Nhà báo Công dân góp phần cho tiến bộ của Dân trí & Xã hội của đất nước Việt nam của chúng ta trong tương lai. Xin hãy chia sẻ cho bạn đọc khác & gửi cho chúng tôi những tin tức đáng quan tâm có trên mạng của bạn có được tại phần comment của mục Điểm tin hàng ngày dưới đây.

Trân trọng cảm ơn.

Bản tin Video

BREAKING NEWS

  • Phấn đấu ký số 67:T/S –G/S là cái gì dzậy? (NS. Tô Hải) – Bởi thế cho nên: Cứ thấy có bài “xã lú luận” nào chưa ký tên đã có các chữ tắt “tờ sờ”, ”giờ sờ”….là tớ.. cho qua! Đếch thèm nghe “ma” dạy người!
  • Biểu tình …xuyên Việt ! (Lê Dũng) – Sau khi Hà nội diễn ra hơn chục lần biểu tình liên tục phản đối Tàu cộng gây hấn thì trên phương diện xã hội – nghề biểu tình chuyên nghiệp đã tự nhiên hình thành.
  • Tiếng trống khai giảng (Bút Lông) – Nhưng khi tiếng trống không còn thúc giục lòng người, thì mục tiêu giáo dục lại vỗ cánh bay khi học trò hiểu rằng có thể đổi ngày khai giảng khi cần “bác quen quen” đến đánh trống!.
  • Về bài viết “Đoàn kết thì thành công, chia rẽ thì thất bại” (Phạm Viết Đào) – Bài viết của Thanh Kim Tùng sao giống ý kiến đe dọa của Cựu Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường từng nói một câu gần như thế về quan hệ Việt-Trung: chia rẽ thì thất bại…Tại sao Thanh Kim Tùng lại viết bài “sặc mùi” Tôn Quốc Tường làm vậy ???
  • Hồ Trung Tú: GẠC MA: HÃY ĐỂ MÁU CHÚNG TA NHUỘM ĐỎ BIỂN ĐÔNG (Huỳnh Ngọc Chênh) – Trận Hải chiến Trường Sa – Gạc Ma xảy ra ngày 14/3/1988 có chín người sống sót sau cuộc thảm sát giữa một bên tay không giữ đảo và một bên là súng máy phòng không 37ly cùng pháo 105ly bắn thẳng vào vòng người tay không giữ đảo.
  • Kinh tế trưởng WB: “Phải vì lợi ích quốc gia” (Bee) – Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Deepak Mishra trao đổi với TBKTSG về những thách thức của Việt Nam khi thực hiện Nghị quyết 11 trong bối cảnh các nhóm lợi ích đang tìm cách gây ảnh hưởng.
  • Trần Lê – Hỏi và đáp về chuyện biểu tình ở Hungary (Dân luận) – Thế nên luật pháp Hungary đảm bảo quyền lên tiếng công khai của những nhóm thiểu số về chính trị, quan điểm, tôn giáo, tín ngưỡng… như cậu chẳng hạn. Chỉ cần cậu tôn trọng pháp luật và các bổn phận, thì nhà nước không thể cấm cậu thể hiện sự bất mãn, bất bình… và vận động người khác cũng làm như cậu…
  • Những lần chạy án – Phần cuối (Dân làm báo) – Vụ án xác chết không đầu ở HN, một nam sinh viên giết chết người tình, chặt nhiều khúc qua 2 lần xét xử đều tử hình. Nhưng dân chạy án nhìn sơ qua có thể nói là anh này có khả năng thoát án tử.
  • Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam làm gì? (Dân làm báo)Từ 5/9/11 đến 9/9/11, Đới Bỉnh Quốc, kiến trúc sư ngoại giao của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, kẻ đã tuyên bố “đường lưỡi bò” là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” trên Biển Đông, sẽ sang Việt Nam hội đàm với chóp bu Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Nguyễn Văn Lục: Giáo hội kiểu Việt Nam (ĐCV) – Trong một xã hội toàn trị tuyền những ma cả, không phải ma cà rồng, mà là người biến thành ma, có đủ tay chân. Người ta giống như những con lươn, con trạch, sống chui, sống lủi để tồn tại, sống “bên lề pháp luật”.
  • Campuchia truy tìm đường dây buôn nam giới (Tuổi trẻ) – Nói đến buôn người, người ta thường nghĩ phụ nữ mới là nạn nhân. Nhưng nam giới cũng là mục tiêu của những kẻ săn tìm lao động khổ sai. Câu chuyện của những người trong cuộc vừa thoát khỏi “địa ngục” này.
  • Từ Công Phụng – 50 Năm Tình Ca, Một Lần Nhìn Lại (RFA) – Nhạc sĩ Từ Công Phụng mới tổ chức chương trình kỷ niệm 50 năm, đánh dấu một chặng đường dài những sáng tác về chủ đề tình yêu của ông tại thành phố Portland, tiểu bang Orgeon, Hoa Kỳ.
  • Thị trường lao động Việt Nam: Nam thiếu, Bắc thừa (RFA) – Thị trường lao động tại Việt Nam trong năm 2011 còn tồn tại nhiều nghịch lý, như tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, chưa thoát khỏi sự mất cân đối về cung cầu, mang tính chất địa phương, cục bộ, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
  • Bauxite – Con Đường Đau Khổ (RFA) – Phản biện quyết liệt của giới nhân sĩ, trí thức, khoa học và uy tín cá nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không thể dừng lại chủ trương khai thác bauxite Tây nguyên.
  • Phe nổi dậy bao vây Bani Walid (BBC) – Các lực lượng của chính phủ lâm thời ở Libya siết chặt vòng vây một trong những trọng điểm cuối cùng của Đại tá Muammar Gaddafi.
  • Nhìn lại Biểu tình Hè 2011 (BBC) – Tìm hiểu đặc điểm và ý nghĩa phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc Hè 2011 tại Việt Nam.
  • Ấn tượng đầu tiên của ông “không ấn tượng” (Trương Duy Nhất) – Nguyễn Phú Trọng là nhân vật nhạt nhòa. Tuy nhiên, ông vừa làm được một điều không thể không khen: Lần đầu tiên, khi về làm việc với các bộ ngành và địa phương, Tổng Bí thư đã không để cho họ căng khẩu hiệu “nhiệt liệt chào mừng” mình. Từ khi ngồi ghế Tổng Bí thư đến nay, đó là ấn tượng đầu tiên của ông “không ấn tượng”.

Điểm tin Thứ Sáu 02 – 9 – 2011

Sen

Lời đề nghị của Ban BT TTHN

Trang TTHN là một trang thông tin đa chiều, với chủ trương mang đến cho bạn đọc “Những thông tin xây dựng vì sự tiến bộ của Dân trí & Xã hội VN”. Nếu các bạn muốn trở thành một Nhà báo Công dân góp phần cho tiến bộ của Dân trí & Xã hội của đất nước Việt nam của chúng ta trong tương lai. Xin hãy chia sẻ cho bạn đọc khác & gửi cho chúng tôi những tin tức đáng quan tâm có trên mạng của bạn có được tại phần comment của mục Điểm tin hàng ngày dưới đây.

Trân trọng cảm ơn.

Bản tin Video

BREAKING NEWS

  • Lại chuyện kỷ cương (Bút lông) – Vì thế nhiều người cho rằng, chế tài thu hồi mà Bộ KH&ĐT đưa ra là quá nhẹ, bởi hàng ngàn tỉ đó không chỉ là yếu tố tiếp tục gây ra bất ổn vĩ mô, tăng lạm phát, mà còn là vấn đề kỷ cương phép nước! Cơ quan nhà nước không gương mẫu mà không xử lý nghiêm minh thì còn ai chấp hành các Nghị quyết của Chính phủ?
  • Phạm Xuân Nguyên: Quốc khánh đọc lại Hồ Chí Minh (Quê Choa) – Quốc khánh lần thứ 66 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (tiền thân là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) tôi tìm đọc lại những bản văn của Hồ Chí Minh viết trong hai năm 1945-46 ở cương vị Chủ tịch chính phủ cách mạng lâm thời và Chủ tịch chính phủ Việt Nam chính thức.
  • Kẽ hở của các tập đoàn (Thanh niên) – Kiểm toán nhà nước vừa công bố báo cáo kiểm toán niên độ 2010, trong đó chỉ ra một số tổng công ty (TCT), tập đoàn (TĐ) nhà nước kinh doanh thua lỗ, đặc biệt có đơn vị lỗ hơn 1.000 tỉ đồng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này.
  • Làng Vũ Đại (X-cafe) – Cuối cùng ngày đó cũng đến, họ thông báo cưỡng chế, báo trước ngày họ đến để san ủi mặt bằng. Đúng ngày, xe tải xe ủi rầm rộ lao tới, tiếng máy, tiếng loa phóng thanh inh tai nhức óc, cùng với đoàn người công an, trật tự, công nhân và chính quyền tiến vào, nhìn như quân xâm lược.
  • Hà Hiển – Phóng sự của Đài THHN – sự mâu thuẫn giữa hình ảnh và những lời bình luận (Dân luận) – Tôi đã xem chương trình phóng sự này và nhận thấy rằng cái cảnh mấy ông bà tổ dân phố diễn màn đấu tố, xúc phạm những người tham gia biểu tình, rồi lời bình luận của phát thanh viên vào hùa với những ý kiến này hoàn toàn trái ngược với những hình ảnh mà Đài THHN đồng thời cũng phát về cuộc biểu tình rất hoành tráng với những gương mặt của các nhà trí thức đáng kính trọng
  • Ðỗ Trung Quân – Đỉnh điểm & Tận đáy (Dân luận) – Bức công văn trả lời yêu cầu đính chính và xin lỗi của các nhân sĩ, trí thức của ông Tổng giám đốc Đài truyền hình Hà Nội [xem bản chụp[*] ở cuối bài viết này], với nội dung của nó, đã lập ngay 2 kỷ lục: Đỉnh điểm và Tận đáy.
  • Nên xin lỗi! (Boxit) – Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng Đài PTTH Hà Nội có nội dung vu khống và xúc phạm, khi coi các cuộc biểu tình và những người biểu tình ấy là phản động.
  • Tống văn Công: Biên tập lại bài phát biểu của Tướng Vịnh (Boxit) – Bài phát biểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh ở Trung Quốc, tuy đã được các báo trong nước biên tập bỏ bớt nhiều câu phản cảm, nhưng vẫn gây phản ứng xấu trong dư luận nhân dân Việt Nam vốn rất nhạy cảm đối với chủ quyền quốc gia.
  • Chưa đủ 18 tuổi, chỉ phạt 18 năm tù? (Yahoo.vn) – Theo hồ sơ lưu trữ tại UBND xã Thanh Lâm và từ học bạ tiểu học thì Lê Văn Luyện – nghi can vụ thảm sát cướp tiệm vàng tại Bắc Giang – sinh ngày 18-10-1993. Vụ thảm sát xảy ra ngày 24-8-2011, như vậy nếu gây án vào ngày này, Luyện chưa đủ 18 tuổi
  • Chị Bùi Thị Minh Hằng tường thuật việc bị CA giả dạng côn đồ theo dõi & tấn công (Danlambao) – “Đau nhiều vì dân tộc đang bị lũ giả dạng Đảng, giả dạng CA, giả dạng hai tiếng ND mà đang công khai trở thành kẻ thù hại dân, đúng như những gì mình chứng kiến trong những ngày qua Hỡi các vị lãnh đạo Đảng nhà nước, hỡi những ‘công bộc’ của dân ? Hỡi các cấp chính quyền đoàn thể và trên hết, hỡi nhân dân Việt Nam? Chúng ta đang sống ở đâu đây? Chúng ta đang ở thời nào đây?”
  • Đại Vệ Chí Dị – họ Cơ (Người Buôn Gió) – “Chỉ cần gom bá tính lại, đổi thành vài họ, như họ Khiếp, họ Nhược, họ Cơ là xã tắc yên lành. Những kẻ làm quan thì lấy họ Cơ. Những kẻ trí sĩ, nhân tài có hiểu biết cho mang họ Nhược, còn dân đen lấy họ Khiếp. Những kẻ nào không mang họ ấy, tất là bọn chứa mầm mống phản loạn. Phân định được như thế, xác định rõ đối tượng, kẻ thù mới dễ trị.”
  • Nhà văn Nguyên Ngọc tức giận ? (Cựu TSQVN) – “Việc làm của HTV1 hoàn toàn trái ngươc với tuyên bố của giám đốc công an Hà Nội – trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – trong cuộc họp báo ngày 2/8/2011 công nhận đó là biểu tình yêu nước chống Trung Quốc gây hấn.”
  • LS Nguyễn Văn Đài: Giá trị đích thực của nền độc lập (BBC) – “Nền độc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan trọng hơn cả là nhân dân phải được hưởng những thành quả đích thực mà nền độc lập đó mang lại. Giá trị đích thực của nền độc lập là nhân dân có quyền làm chủ đất nước của mình bằng cách lựa chọn hay thay đổi quốc hội, chính phủ thông qua cuộc bầu tự do và công bằng“.
  • Thêm 2 nhà sư Tây Tạng bị Trung Quốc kết án tù (RFI) – Hôm nay 31/8/2011, Tân Hoa Xã loan tin cho biết có thêm hai nhà sư Tây Tạng, liên quan đến vụ nhà sư tự thiêu ở Tứ Xuyên, cũng bị kết án từ 10 đến 13 năm tù trong phiên xử ngày hôm qua. Vụ tự thiêu đã xảy ra từ hồi tháng 3 năm 2011, và từ đó đến nay, nhiều tu sĩ Phật giáo đã bị công an Tứ Xuyên bắt giữ.
  • Cảnh báo việc nông dân ồ ạt trồng tiêu (RFA) – Giá tiêu ở Việt Nam tăng nhanh hơn giá vàng lập siêu kỷ lục về lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu. Tình trạng này khiến nông dân ồ ạt trồng tiêu bất chấp hậu quả khó lường.
  • Ông Gaddafi lên tiếng khi quốc tế họp (BBC) – Các lãnh đạo quốc tế tới dự hội nghị Paris bàn về tại thiết Libya trong lúc có lời kêu gọi của ông Gaddafi nói ‘người Libya không khuất phục’.
  • Tội ác bộc phát: không thể coi là hiện tượng đơn lẻ! (Bút Lông) – Trong đó mối liên hệ giữa các nguyên nhân khách quan, chủ quan với môi trường xã hội ra sao cần được làm rõ để có khuyến nghị, đề xuất kịp thời, bởi mỗi khi kinh tế chao đảo có hàng trăm người giàu lên nhưng lại có hàng chục vạn người nghèo đi…
  • Đỗ Huỳnh Cung: Viết cho ngày độc lập (Quê Choa) – Khi nói về nền “ Độc lập của một dân tộc “ người ta ngầm hiểu cùng khái niệm ấy, gắn tương xứng với khái niệm ấy là “ sự tự do của đồng bào “.
  • Truyền hình Hà Nội không xin lỗi (BBC) – Đài PT-TH Hà Nội phản hồi khiếu nại của nhóm người biểu tình chống Trung Quốc, nói đã ‘rút kinh nghiệm’ nhưng không xin lỗi.
  • Thư gửi bác Nguyên Ngọc (Hiệu Minh) – Vị Bí thư thành ủy HN chọn cách ứng xử văn minh: thấy sai thì “xin lỗi”, như nhà báo Huy Đức bình luận trên SGTT mấy năm trước.
  • Tự dưng phản động (Văn Công Hùng) – Chưa bao giờ mà mình thấy trở thành phản động ở nước ta dễ như bây giờ. Là hôm nọ thấy 1 cái đài truyền hình chiếu oang oang bảo mấy ông Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Quang A… toàn những trí thức gạo cội quốc gia là… phản động.
  • Im lặng đáng sợ (Nguyễn Văn Tuấn) – Một trong những nét văn hóa trong các cơ quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại đến quốc gia ….

t

Điểm tin Thứ Năm 01 – 9 – 2011

Điểm tin Thứ Tư 31 – 8 – 2011

Lời đề nghị của Ban BT TTHN

Trang TTHN là một trang thông tin đa chiều, với chủ trương mang đến cho bạn đọc “Những thông tin xây dựng vì sự tiến bộ của Dân trí & Xã hội VN”. Nếu các bạn muốn trở thành một Nhà báo Công dân góp phần cho tiến bộ của Dân trí & Xã hội của đất nước Việt nam của chúng ta trong tương lai. Xin hãy chia sẻ cho bạn đọc khác & gửi cho chúng tôi những tin tức đáng quan tâm có trên mạng của bạn có được tại phần comment của mục Điểm tin hàng ngày dưới đây.

Trân trọng cảm ơn.

Bản tin Video

BREAKING NEWS

  • Cam kết Tàu (Quê Choa) – Mình chỉ đủ gan cãi nhau với vợ chứ chẳng đủ gan cãi nhau với mấy cái ngụy to. Một là mình không đủ trình độ, hai là mình sợ bị lùa vào lực lượng thù địch. Mình chỉ xin thưa mấy món ngụy biện, mà cũng chỉ dám cãi với ngụy biện của ông Tàu chứ các vàng cũng không dám cãi với ngụy biện của ông Ta..
  • Nhân sĩ trí thức tới gặp Giám đôc Đài Truyền hình Hà Nội (NVCL) – Chiều nay, 30/8/2011, vào lúc 15h30, một số nhân sĩ trí thức đã ký thư yêu cầu Đài Truyền hình Hà Nội xin lỗi và công khai cải chính vì đã phát nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm tới công dân, đã tới trụ sở Đài số 5 Huỳnh Thúc Kháng, để gặp lãnh đạo Đài.
  • “Học giả” Trung Quốc và Biển Đông (Boxit) – “Chúng ta không cho Việt Nam và Phi Luật Tân cái cảm tưởng là họ sẽ có lợi mỗi khi gây ồn ào. Phải nắm chắc lấy nguyên tắc của chúng ta chứ không thể mơ hồ. Nếu giữ vững lập trường, chúng ta có thể bị chỉ trích và bị một số thiệt hại trong ngắn hạn nhưng trong trường kỳ thì vẫn có lợi. Không nên nhượng bộ để giảm bớt sự tranh chấp”.
  • Huỳnh Ngọc Chênh: Một ngụy quyền nữa ra đi (Huỳnh Ngọc Chênh) – Mấy hôm nay con gái út khóa bàn phím, không cho ba viết nữa. Chiều qua điện cho nó than thở, ba ở nhà một mình buồn quá cho ba viết lại đi chứ không ba lại đi nhậu hư hỏng. Nó động lòng bảo, đừng viết cái gì đụng đến chuyện yêu nước nhé. Tôi hứa, ba chỉ viết chuyện thế giới thôi mà.
  • “Đánh thức” 500 tấn vàng (Tuổi Trẻ) – Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa công bố ý tưởng chủ đạo của nghị định mới để quản lý thị trường vàng và đặt vấn đề khai thác vốn vàng trong dân. Nội dung này nên khai thác như thế nào?
  • Vụ cướp ở Bắc Giang: Bắt 1 người liên quan (Yahoovn) – Tối 29-8, trung tướng Trần Đại Quang – bộ trưởng Bộ Công an – xác nhận đã xác định được nghi phạm gây án và bắt khẩn cấp một nghi phạm liên quan đến vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở tiệm vàng Ngọc Bích tại 45 phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang hôm 24-8.
  • Gia đình Gaddafi chạy sang Algeria (BBC) – Vợ và ba người con của Gaddafi đã chạy sang Algeria trong khi bản thân ông đại tá vẫn còn chưa rõ tung tích.
  • Bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ kêu oan (Tuổi trẻ) – Sáng 30-8, phiên tòa phúc thẩm vụ nhận hối lộ của bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên phó giám đốc Sở Giao thông vận tải, kiêm giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM) đã diễn ra tại Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM.
  • Nhiều “đại gia” Việt Nam mua máy bay (Tuổi trẻ) – Giám đốc thương mại Công ty Vinacopter Việt Nam Jussi Hoikka cho biết công ty đang có một số lượng khách hàng Việt Nam tìm hiểu kiểu máy bay phù hợp để đặt mua. Theo ông Hoikka, trong năm 2010 công ty đã bán được bốn máy bay trực thăng cho các “đại gia” người Việt, từ đầu năm 2011 đến nay đã bán được 2 chiếc.